Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một cách nhìn khác về tam giáo đồng nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.91 KB, 8 trang )

Một cách nhìn khác về tam giáo đồng nguyên
Hà văn Thuỳ
Trong truyền thống, phương Đông cho rằng, Tam giáo Nho,
Phật, Lão đồng nguyên về mặt triết học: Đạo của Lão là Thái
cực của Nho, là Chân như của Phật và cùng là bản thể vũ
trụ. Nhận ra cả ba tôn giáo cùng xuất phát từ bản thể vũ trụ là
cái nhìn căn để. Chính cái nhìn này giúp cho ba tôn giáo lớn có
sự hòa đồng, làm nền tảng vững chắc cho văn hóa và tâm linh
phương Đông.
Tuy nhiên, một câu hỏi nảy sinh, là ngoài cái nguyêntriết học ra,
còn cái nguồn, cái gốc nào khác tạo nên tam giáo?
Thực tế cho thấy, tam giáo có chung một nguồn cội về chủng tộc
và văn hóa. Và chính cái nguồn cội này quy định bản thể triết
học của chúng!

I. Cội nguồn của Nho giáo

Người khai sáng Nho giáo là Khổng tử, sinh khoảng 500 năm
TCN, tại huyện Khúc Phụ, nước Lỗ thời Chu, trong địa phận
tỉnh Sơn Đông ngày nay. Khổng tử người Hoa Hạ. Tới Khổng
tử, người Hoa Hạ đã trải 2000 năm trên đất Trung Nguyên. Là
con lai của người Bách Việt với người Mông Cổ du mục, người
Hoa Hạ học nghề trồng lúa cùng văn hóa nông nghiệp của tổ
tiên Bách Việt, làm nên văn minh Trung Hoa rực rỡ vào đời nhà


Thương, khoảng 1500 năm TCN. Khi Khổng tử ra đời là lúc nhà
Chu suy vong. Ngài đã dựa trên những sách cổ được giữ trong
thư viện của nhà Chu để san định các kinh, thư, lập ra Nho giáo
với mục đích cứu đời. Khổng tử trung thực nhận rằng, ông
“thuật nhi bất tác”, nghĩa là chỉ thuật lại những ghi chép của cổ


nhân từ Tam phần, Ngũ điển mà không sáng tác. Những sách
này được người xưa ghi lại, phản ánh văn hóa của người Bách
Việt mà triết gia Kim Định khái quát thành những đặc điểm:
-

Quan niệm về vụ trụ tham thiên lưỡng địa

-

Quan niệm nhân sinh: nhân chủ, thái hòa, tâm linh.

-

Quan niệm về đạo Việt An vi

-

Quan niệm về cơ chế bình sản.

Những quan niệm của Khổng tử được gọi là Nho giáo nguyên
thủy. Nho giáo nguyên thủy nhìn chung vẫn giữ được bản chất
của văn hóa nông nghiệp Việt tộc nhưng trong đó cũng xen vào
những yếu tố của văn minh du mục như tinh thần gia trưởng,
thượng tôn quân chủ, coi nhẹ vai trò phụ nữ và các tộc thiểu số.

II. Cội nguồn của Đạo giáo

Lão tử sinh ra trong những năm cuối thời Xuân Thu 苦苦 ) nước
Sở 苦 ), hiện nay là Lộc Ấp ( 苦苦 ) thuộc tỉnh Hà Nam 苦苦 ). Ở thời
hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm các

tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, và
nhiều vùng thuộc Giang Tô, Quý Châu ngày này. Đây là một


trong những trung tâm lớn của người Việt cổ. Không chịu sự
thống trị của người Hoa Hạ, năm 1030 TCN người Sở lập quốc
gia độc lập với nhà Chu. Khi Lão tử ra đời, khoảng năm 570
TCN, nước Sở là chư hầu của nhà Chu, ông cũng làm quan nhà
Chu. Ông là người Sở Việt, sống trong cộng đồng Việt. Lão tử
để lại Đạo đức kinh với 5000 chữ. Sau này, các đệ tử của ông
đựa vào đó lập ra Lão giáo. Dựa trên đặc tính nhân bản và triết
lý sâu sắc của Đạo đức kinh, ta nhận ra cội nguồn văn hóa Việt
trong Lão giáo.. Sở vốn là đất Kinh của tộc Việt nên còn được
gọi là Kinh Sở ( ( ở huyện Khổ (
III. Cội nguồn đạo Phật
Cho đến nay ta chỉ biết về cội nguồn Phật Thích Ca với những
dòng vắn tắt sau: “Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một
trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc
miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa.
kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là
Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương
quốc Thích-ca. Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có
một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc
này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong
thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc
vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết”
(Wikipedia). Sử sách không cho ta biết cội nguồn xa hơn về
chủng tộc của Ngài vì vậy không thể biết chiều sâu của nền văn
hóa đã sinh ra Ngài.



Dựa vào một số tài liệu di truyền học được công bố tới 2008, tôi
xin trình bày một số khảo cứu về vấn đề này.
Khoảng 50.000 năm trước, người Việt cổ thuộc nhóm loại hình
Australoid từ Đông Dương đi qua Miến Điện tới miền Đông Ấn
Độ. (S. Oppenheimer. Địa đàng ở phương Đông) Tại đây, họ gặp
những tộc người bản địa di cư từ châu Phi sang trước đó.
Khoảng 40.000 năm trước, những dòng người Việt cổ, sau khi đi
lên khai phá Trung Hoa, cũng từ Tây nam Trung Quốc di cư vào
Ấn Độ*. Hai dòng di cư này mà chủng Indonesian là thành phần
chủ đạo, tạo thành dân cư bản địa, sau này được gọi là
Dravidian, chiếm lĩnh đại bộ phận lãnh thổ tiểu lục địa Ấn Độ.
Những mốc thời gian trên chỉ là sự bắt đầu. Sau này, khoảng 10
- đến 15.000 năm trước, theo chân người Việt, công cụ Đá Mới
cùng lúa nước được đưa tới, phát triển nghề nông cùng văn hóa
nông nghiệp ở Ấn Độ, mà đỉnh cao là văn hóa sông Indus từ
khoảng 3000 - 1800 năm TCN. Thế giới biết tới những giá trị
vật thể của văn hóa Indus qua hiện vật khảo cổ nhưng biết chưa
nhiều giá trị phi vật thể của văn hóa này.
Là chi phái Việt cổ từ Việt Nam sang hay từ Trung Quốc xuống,
người Dravidian mang theo bản sắc của văn hóa Việt, với những
hạt nhân “tham thiên lưỡng địa”, “nhân chủ thái hòa, tâm
linh”… Chính những hạt giống đã làm nảy sinh quan niệm về
“sự quân bình giữa các yếu tố của tự nhiên và sự tôn trọng phụ
nữ” giống như hiện tượng từng thấy nơi người Indian ở Caduevo
phía Bắc Canada theo phát hiện của Levi Strauss trong cuốn
Nhiệt đới buồn. Trong Văn học Phật giáo, tiến sĩ Lê Mạnh Thát
cho rằng, truyền thuyết “một bọc trăm trứng” của người Việt là
do từ kinh Phật đưa tới. Nhưng tôi nghĩ, có cơ sở để cho rằng,



truyền thuyết “một bọc trăm trứng” đã từ đất Việt truyền vào văn
hóa Dravidian để sau đó nằm trong kinh Phật.
Khoảng 1500 năm TCN, người Aryan từ Ba Tư xâm lăng Ấn
Độ. Họ là những bộ lạc du mục hùng mạnh và tàn bạo. Tới Ấn
Độ, người Aryan cướp đoạt của cải, tàn sát và bắt người
Dravidian bản xứ làm nô lệ. Họ cũng mang tới Ấn Độ tiếng
Phạn, xã hội đẳng cấp và tôn giáo thờ đa thần. Thời gian này
xuất hiện kinh Veda cùng đạo Balamôn, tôn giáo chứng minh
cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng giai cấp trong xã hội.
Khoảng 500 năm TCN, Đức Phật ra đời. Hoàn cảnh của Đức
Phật có những điều đặc biệt. Là hậu duệ của chủng Dravidian
bản địa, nhưng là dòng dõi hoàng tộc có thế lực, họ Thích-ca
vẫn giữ được lãnh địa cùng ngôi vị của mình và có liên hệ hôn
nhân với một hoàng tộc người Aryan.
Ở thời điểm khi Đức Phật ra đời, kinh Veda mất đi tính thiêng
liêng để trở thành những nghi lễ cứng nhắc. Một cải cách tôn
giáo đã đưa ra tôn giáo mới Upanishad nhân bản hơn, cởi mở
hơn trong phân biệt giai cấp. Là người có tư chất đặc biệt, được
giáo dục tốt, thái tử Tâtdatđa thấm đẫm trong mình văn hóa của
dòng giống Dravidian đồng thời hấp thụ tinh túy của Veda và
Upanishad, đã tìm cách cứu vớt chúng sinh.
Đức Phật là một nhà cách mạng thực thụ và cuộc thập tự chinh
chống lại Balamôn của ông giành được sự ủng hộ hăng hái của
các đẳng cấp bị áp bức. Thách thức thiên tính của kinh Veda,
nền tảng của Balamôn, Ngài cho rằng tất cả mọi người đều bình
đẳng và hệ thống đẳng cấp mà kinh Veda và những kinh sách
Balamôn khác đã cho xử phạt tôn giáo, là hoàn toàn sai. Trong



kinh Nikaya, Đức Phật được cho là đã hô hào các nô lệ rằng: "
… Như những con sông lớn, khi đã hòa mình vào đại dương, thì
tên gọi khác nhau không còn và được gọi là đại dương. Chỉ cần
như vậy, các anh em varnas-Kshatriya, Balamôn, Vaishya và
Sudra - khi bắt đầu thực hiện theo các giáo lý và kỷ luật của Như
Lai, từ bỏ tên của các đẳng cấp khác nhau, xếp hàng và trở thành
thành viên của một và cùng một xã hội. "
Nhờ được hậu thuẫn của hoàng tộc và sự ủng hộ của tầng lớp
nghèo khổ chiếm số đông trong xã hội, đạo Phật được phổ biến
rộng khắp lục địa Ấn Độ và lan sang các quốc gia Đông Á.
Từ cội nguồn của Phật Thích Ca cũng như tính nhân bản của đạo
Phật cho thấy, đạo Phật là sản phẩm của một dòng Việt mang
văn hóa Việt di cư vào Ấn Độ trong quá khứ.
Như vậy có thể kết luận, tam giáo Nho, Đạo, Phật cùng là sản
phẩm của tộc Việt và văn hóa Việt. Tại quê nhà Đông Á là Nho
và Lão. Khi sang Ấn Độ, trong điều kiện môi trường địa
phương, văn hóa Việt sinh ra Phật giáo. Chính sự đồng nguyên
về chủng tộc và văn hóa đã quy định sự đồng nguyên về triết
học của tam giáo.
Điều này còn được chứng minh bằng sự suy thoái của đạo Phật
trên chính quê hương của nó từ thế kỷ XIII. Một sự kiện lớn của
lịch sử mà cho tới nay chưa được làm sáng tỏ: vì lý do gì, sau 18
thế kỷ thống trị, đạo Phật biến mất khỏi Ấn Độ? Có ý kiến cho
rằng, một phần do nhiều nhà sư hư hỏng, xuống cấp về đạo đức
nhưng chủ yếu do cuộc xăm lăng của người Hồi giáo từ
Afganistan xảy ra vào thế kỷ XI đã triệt phá đền đài và tiêu diệt
các nhà sư. Tuy nhiên, những lý do nêu trên không phải nguyên
nhân chủ yếu. Theo tác giả Naresh Kumar*, lý do đưa tới sự diệt



vong của đạo Phật ở Ấn Độ chính là cuộc phục thù của Balamôn
giáo. Là sản phẩm của văn minh du mục, Balamôn là tôn giáo
chủ trương phân chia giai cấp và bảo vệ lợi ích của tầng lớp trên
trong xã hội. Khi bị đạo Phật loại khỏi vũ đài, tầng lớp tăng lữ
kiên trì tìm cách khôi phục địa vị vốn có của mình. Họ làm
những cải cách tôn giáo, đưa một số giáo lý của đạo Phật vào
Balamôn và biến Thích Ca thành một trong các vị thần Balamôn
để tranh thủ tín đồ và vô hiệu hóa đạo Phật. Cũng trong quá
trình này, xã hội Ấn có những biến đổi đưa những đặc trưng du
mục trở thành chủ đạo. Tầng lớp thống trị vì bảo vệ lợi ích của
mình đã câu kết với giới tăng lữ Balamôn đàn áp Phật giáo một
cách khốc liệt và cuối cùng vào đầu thế kỷ XIII trục xuất Phật
giáo khỏi Ấn Độ. Một tấn bi kịch của lịch sử: bị xâm lăng, người
Dravidian không chỉ mất đất đai, lịch sử, văn hóa mà còn mất cả
tôn giáo của mình!
Một câu hỏi nảy sinh: vì sao tại Đông Á, đạo Phật lại phát triển
rực rỡ vậy? Người ta đưa ra nhiều lý do nhưng theo tôi, nguyên
nhân quan trọng nhất trong các nguyên nhân là đạo Phật trở về
nguồn cội của mình, trong môi trường văn hóa nông nghiệp
nhân bản của Việt tộc.
Bài viết được khởi thảo từ giữa năm 2009, nhưng nay, tra cứu
thêm, tôi gặp tài liệu Ancestors of Chinese came from India (Tổ
tiên người Trung Hoa tới từ Ấn Độ) của Mitali Mukerji, nhà
khoa học thuộc Institute of Genomics and Integrative Biology
(Viện Sinh học hệ gen và Tích hợp) công bố tháng 12 năm 2009
tại BANGALORE***: “Các nghiên cứu cho thấy rằng con
người đầu tiên di cư đến tiểu lục địa Ấn Độ từ Châu Phi khoảng
100.000 năm trước đây và sau đó lan ra các phần khác của châu
Á…” Công bố này phủ định những nghiên cứu trước đó về sự



hình thành dân cư Đông Á. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu riêng
lẻ, chưa được kiểm chứng. Và cũng như mọi nghiên cứu di
truyền khác về sự thiên di của con người, cần được củng cố
bằng những phát hiện khảo cổ học. Nhưng như ta biết, những tư
liệu khảo cổ hiện có không ủng hộ ý kiến này. Phải chăng đây
cũng nằm trong xu hướng thịnh hành ở Ấn Độ: chứng minh
Dravidian và Aryan cùng một gốc, không có cuộc xâm lăng của
người Aryan?



×