Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây nghệ vàng ở phía bắc việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.63 KB, 27 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ CÔNG HÙNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG CÂY NGHỆ VÀNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 2018


2
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Khả Tường
2. TS. Nguyễn Tuấn Điệp

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày

tháng

năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư Viện:
1. Thư Viện Quốc gia
2.

Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


3
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Công Hùng, Lê Khả Tường, Nguyễn Tuấn Điệp (2017),
Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến sinh trưởng và năng suất giống nghệ
vàng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, Tạp chí Khoa học công nghệ
nông nghiệp Việt Nam, Số 11 năm 2017, tr 104-107.
2. Lê Công Hùng, Lê Khả Tường, Nguyễn Tuấn Điệp (2017),
Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến năng suất, chất lượng
củ nghệ vàng N8 tại một số tỉnh phía Bắc, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Số 24 năm 2017, tr 67-71.
3. Lê Công Hùng, Lê Khả Tường, Nguyễn Tuấn Điệp (2018),
“Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất, hàm lượng
curcumin của giống nghệ vàng N8 trồng tại Thanh hóa và Bắc Giang”,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 7, tr 77-81.


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ là cây gia vị, dược liệu truyền thống ở Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới. Hoạt chất sinh học Curcumin là thành phần
quan trọng nhất trong củ nghệ vàng có khả năng phòng và hỗ trị điều
trị các bệnh phổ biến hiên nay, góp phần tích cực nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người bệnh (Cronin, J.R., 2003). Trong những
năm gần đây bằng công nghệ hiện đại, curcumin đã được tách chiết
thành công dưới nhiều dạng khác nhau như curcumin, nano
curcumin, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo
người tiêu dùng (Liva R.,2010). Tuy nhiên các phương thức canh tác
truyền thống ở nước ta gắn liền với việc sử dụng những giống địa
phương, kỹ thuật canh tác lạc hậu đã và đang làm hạn chế năng suất
và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nghệ tại các địa phương. Đề tài
“Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây
nghệ vàng ở phía Bắc Việt Nam” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả canh
tác, phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng curcumin hiện nay và trong tương lai ở
Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được giống nghệ vàng triển vọng đạt năng suất >25
tấn/ha, tăng trên 20% so với giống địa phương, chất lượng tốt, thích
hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại các địa bàn đại diện cho
các tỉnh phía Bắc.
- Xây dựng được quy trình canh tác tổng hợp giống nghệ vàng
triển vọng đạt năng suất, chất lượng cao tại các địa bàn đại diện.



2
- Xây dựng được mô hình canh tác tổng hợp giống nghệ vàng
triển vọng đạt hiệu quả kinh tế tăng > 20% so với canh tác truyền
thống, góp phần tích cực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng
tại một số tỉnh phía Bắc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa Khoa học
- Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu, các yếu
tố cấu thành năng suất của bộ giống triển vọng là cơ sở xác định
giống nghệ triển vọng đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đồng
thời là tài liệu tập huấn, đào tạo, khuyến nông, phát triển sản xuất cây
nghệ ở Thanh Hóa, Bắc Giang và Hưng Yên.
- Quy trình canh tác giống nghệ triển vọng tại Thanh Hóa, Bắc
Giang và Hưng Yên là cơ sở xây dựng mô hình canh tác mới phục vụ
công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu,
nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển nông nghiệp bền
vững.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giống nghệ mới và kỹ thuật canh tác mới cho năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao đã làm thay đổi nhận thức của người
dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó việc chuyển
đổi những cây lương thực và cây thực phẩm kém hiệu quả, không có
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu sang trồng nghệ có ý nghĩa
quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân,
góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội.


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bộ giống nghệ ưu tú sử dụng trong nghiên cứu khảo nghiệm
tại các vùng sinh thái được giới thiệu từ ngân hàng gen cây trồng
quốc gia. Biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp giống nghệ vàng triển
vọng, bao gồm: kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô,
nghiên cứu xác định độ sâu trồng, xác định thời vụ, mật độ, phân
bón, kỹ thuật che phủ mặt luống, kỹ thuật sử dụng chất điều tiết sinh
trưởng, xác định thời vụ thu hoạch. Hiệu quả mô hình áp dụng giống
và kỹ thuật canh tác mới cây nghệ vàng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động điều tra hiện trạng sản xuất tiến hành tại 3 tỉnh
Thanh Hóa, Bắc Giang và Hưng Yên. Quá trình khảo nghiệm giống,
xác định giống triển vọng tiến hành tại các vùng sinh thái phía Bắc.
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật và xây dựng mô hình canh tác giống
mới tiến hành tại các địa bàn đại diện. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm
điều tra đặc điểm thổ nhưỡng, nông hóa, khí hậu, yếu tố thuận lợi,
khó khăn, hạn chế, giải pháp phát triển, đặc điểm thực vật, nông học,
sinh lý, sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, chống chịu nóng, hạn, rầy
xanh, bệnh thối củ, phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, độ sâu trồng,
vật liệu che phủ, thời điểm thu hoạch và hiệu quả kinh tế trong mô
hình canh tác tổng hợp sản xuất nghệ.
5. Những đóng góp mới của luận án
a) Giống nghệ mới N8 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận sản xuất thử cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Bắc


4
Trung bộ từ năm 2017 là điều kiện căn bản để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nghệ tại các địa phương,

b) Quy trình nhân giống, canh tác và bảo quản giống nghệ N8
đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã được công nhận cấp cơ sở do
Trung tâm Tài nguyên thực vật ban hành theo Quyết định số
245/QĐ-TTTN-KH, ngày 9/5/2016. Theo đó giống nghệ N8 được
nhân giống bằng một trong hai phương thức bao gồm: (i) nhân giống
in vitro áp dụng cho các vùng có điều kiện sản xuất cây giống nuôi
cấy mô và (ii) nhân giống bằng hom củ. Quy trình trồng thuần giống
nghệ N8 được bố trí trong khung thời vụ từ 1-10/3, mật độ 5 vạn
khóm/ha, phân bón cho 1 ha gồm 200 kg N + 120 kg P2O5 + 200 K2O
và 2000 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh kết hợp với việc che phủ
mặt luống bằng rơm, rạ hoặc nilon, sử dụng chế phẩm daminozide
nồng độ 3,13 mM phun trên lá định kỳ 10 ngày/lần, tiến hành trong 4
lần bắt đầu từ sau mọc 150 ngày, thu hoạch sau trồng 18 tháng cho
năng suất cao nhất, tăng trên 50% so với thu hoạch 12 tháng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 138 trang không kể tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, 58 bảng kết quả nghiên cứu, 18 hình ảnh, 106 tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước. Nội dung luận án gồm các phần: Mở đầu
05 trang, Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu gồm 34 trang,
Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17 trang,
Chương 3: Kết quả và thảo luận 79 trang, Kết luân, đề nghị 02 trang,
Tài liệu tham khảo 11 trang và phần phụ lục 75 trang.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Giá trị sử dụng của cây nghệ vàng
Trong lịch sử khai thác và phát triển, cây nghệ đã được sử
dụng như một cây gia vị, chất bảo quản thực phẩm, chất tạo màu tự
nhiên và cũng được coi là mỹ phẩm quan trọng dưới thời Ayurveda,

Sidha, Unani và Tây Tạng. Đặc biệt các chuyên gia thảo dược đã
xem nghệ như là một trong những quà tặng vĩ đại nhất của tự nhiên
trong việc phòng và điều trị nhiều bệnh phổ biến cho nhân loại như
làm thuốc chữa bệnh về da, phổi, tiêu hóa, đau nhức các vết thương,
bong gân và các rối loạn ở gan (Hatcher et al, 2008). Đặc biệt hoạt
chất curcumin trong nghệ tham gia hàng loạt các hiệu ứng sinh học
bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng
khuẩn, kháng virus đã cho thấy tiềm năng y học to lớn của nó trong
tương lai (Goud et al, 1993).
1.2. Tuyển chọn và phát triển giống nghệ thương mại
Những giống nghệ có giá trị thương mại lớn được trồng ở Ấn
Độ là Alleppey Finger tại vùng Kerala, giống Erode và Salem tại
vùng Tamil Nadu, giống Rajapore và Sangli tại vùng Maharashtra,
giống Nizamabad Bulb tại vùng Andhra Pradesh. Trong khi đó những
giống chủ lực ở Tamil Nadu được phát triển là Erode, BSR-1 và 2,
PTS-10, Roma, Suguna, Sudarsana và Salem (Chezhiyan và
Shanmugasundaram, 2000). Kết quả thống kê cũng cho thấy có tới
70-75% diện tích các vùng trồng nghệ tại Ấn Độ là những giống có
nguồn gốc địa phương hoặc là những giống được khai thác phát triển
từ giống địa phương (Choudhuri và Hore, 2014). Ở nước ta, do chưa
có nhiều công trình nghiên cứu nên giống nghệ địa phương vẫn được


6
xem là nguồn giống chủ lực của các vùng miền, vì vậy nước ta chưa
có giống nghệ thương mại với đầy đủ các tiêu chuẩn của nó.
1.3. Canh tác tổng hợp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
Nghiên cứu phát triển một mô hình sử dụng nhiều tham số ảnh
hưởng đến năng suất củ nghệ đã xác định các yếu tố thời gian gieo
trồng, mật độ cây, phân đạm và kali đóng một vai trò quan trọng

trong việc tăng năng suất củ tươi (Li et al., 1999). Thời gian gieo
trồng cũng được xem là có tương quan với mật độ và liều lượng phân
bón. Đặc biệt các kết quả nghiên cứu phân bón đã chỉ ra rằng yếu tố
N và K đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây
nghệ. Hiệu lực tương đối của các biện pháp nông học trong việc tăng
năng suất nghệ là: mật độ cây > thời gian gieo trồng > liều lượng
phân bón > các chất điều tiết sinh trưởng > các kỹ thuật canh tác khác
(Kundu và Chatterjee, 2013).
1.4. Nhu cầu thị trường nghệ vàng ở Việt Nam
Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, trong những năm
gần đây các công ty xuất nhập khẩu nông sản, dược liệu đã xuất khẩu
trên 50.000 tấn/năm dưới dạng nghệ thô, tinh bột nghệ và tinh chất
nghệ. Các nước nhập khẩu nghệ của Việt Nam đứng đầu là Trung
Quốc, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ và EU. Theo báo
cáo của công ty Nghệ Viêt, nhu cầu xuất khẩu nghệ của Công ty có
thể đạt trên 10.000 tấn/năm sang thị trường Nhật và EU. Tuy nhiên
sản lượng nghệ trong nước mới đáp ứng cho thị trường này khoảng
30%, ngoài ra các sản phẩm nghệ của nước ta còn rất hạn chế về chất
lượng. Điều này đã và đang mở ra những cơ hội mới cho việc phát
triển sản xuất và thị trường nghệ vàng ở nước ta trong tương lai.


7

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu khảo nghiệm cơ bản gồm 10 giống ưu tú được kế thừa
từ kết quả nghiên cứu tập đoàn và quần thể phân ly của Trung tâm tài
nguyên thực vật, Viên khoa học nông nghiệp Việt Nam, trong đó có 1

giống đối chứng địa phương. Bộ giống khảo nghiệm sản xuất tại các
vùng sinh thái sử dụng giống triển vọng N8, N9 và 1 giống địa
phương làm đối chứng. Trong đó giống nghệ vàng Thạch Quảng
(VTQ) làm đối chứng tại Thanh Hóa, nghệ vàng Bắc Giang (VBG)
đối chứng tại Bắc Giang và nghệ vàng Khoái Châu (VKC) đối chứng
tại Hưng Yên. Vật liệu khác bao gồm phân bón đa vi lượng gồm
NPK; phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh; chế phẩm sinh học vườn sinh
thái; chất điều tiết sinh trưởng: GA3, Ethephon và daminozide; vật
liệu che phủ: nilon đen, trắng, xác hữu cơ và thuốc BVTV.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình hình sản xuất nghệ tại các địa bàn đại diện cho
các vùng sinh thái phía Bắc; Khảo nghiệm giống triển vọng tại các
vùng sinh thái. Nghiên cứu nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và
xác định khối lượng hom giống thích hợp. Xác định độ sâu trồng,
thời vụ, phân bón và mật độ trồng thuần. Nghiên cứu phân bón và
mật độ trồng xen, nghiên cứu chất điều tiết sinh trưởng. Nghiên cứu
xác định vật liệu che phủ, thời điểm thu hoạch thích hợp. Nghiên cứu
ứng dụng kỹ thuật tổng hợp xây dựng mô hình canh tác mới.


8
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu nông hóa, thổ nhưỡng, diện tích, năng
suất, sản lượng từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm
khí tượng thuỷ văn, số liệu thống kê tỉnh, huyện, phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, các hợp tác xã, sách báo, tạp chí. Sử dụng phiếu
điều tra nông hộ để ghi nhận các thông tin về thực trạng sản xuất và
tiêu thụ nghệ tại 3 tỉnh, mỗi tỉnh chọn 1 huyện, mỗi huyện 1 xã, mỗi
xã chọn 100 hộ, tổng cộng 300 hộ. Sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory

Rural Appraisal), nhóm cung cấp thông tin chủ lực (Key Person
Interviews- KPI) để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan.
- Thí nghiệm khảo nghiệm bộ giống triển vọng tại các vùng
sinh thái, trong đó sử dụng giống nghệ vàng địa phương VBG làm
đối chứng tại Bắc Giang, nghệ vàng địa phương VKC làm đối chứng
tại Hưng Yên và nghệ vàng địa phương VTQ làm đối chứng tại
Thanh Hóa. Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy
đủ (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích ô = 20 m2.
- Thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất giống triển vọng được bố
trí ngẫu nhiên với quy mô 1000 m2/ô, không nhắc lại với sự tham gia
của các giống đối chứng địa phương VKC tại điểm Hưng Yên, VBG
tại điểm Bắc Giang và VTQ tại Thanh Hóa, VCM tại Bắc Kạn.
- Thí nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy
mô: Khử trùng bề mặt, nuôi cấy, xác định môi trường thích hợp nhân
nhanh, xác định môi trường tạo cây con hoàn chỉnh, xác định giá thể
cho cây con in vitro.


9
-Thí nghiệm nghiên cứu khối lượng hom giống thích hợp cho
giống nghệ triển vọng được tiến hành tại Bắc Giang và Thanh Hóa
gồm 5 công thức, trong đó công thức 2 làm đối chứng. Thí nghiệm bố
trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lần lặp lại,
diện tích ô là 20 m2.
-Thí nghiệm nghiên cứu xác định độ sâu trồng, thời vụ, mật độ,
phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, vật liệu che phủ, thời điểm thu
hoạch thích hợp cho giống nghệ triển vọng được tiến hành tại Thanh
Hóa và Bắc Giang bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên, 3 lần lặp
lại, diện tích ô là 20 m2. Các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện theo
phương pháp của PRC bao gồm: Khối lượng củ (g): Cân khối lượng

10 củ đại diện/công thức bằng cân phân tích x 3 lần nhắc, tính TB;
Tổng khối lượng củ/khóm (g): Cân tổng khối lượng củ của 10 khóm
đại diện/công thức x 3 lần nhắc, tính GTTB; Số củ/khóm (củ): Đếm
số củ/khóm của 10 khóm đại diện/công thúc x 3 lần nhắc, tính
GTTB; NSLT (tấn/ha): Khối lương trung bình củ (g) x số củ/khóm x
số khóm/m2 x 10.000m2 x10-5 ; NSTT (tấn/ha): Khối lượng củ thực
thu trung bình giữa các lần nhắc (g/m2) x 10000m2 x10-5;
- Xác định hàm lượng curcumin: áp dụng phương pháp
Soxhlet; xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô đến khối lượng
không đổi; xác định hàm lượng tinh dầu bay hơi theo TCVN 7039:
2002; xác định tổng giá trị thu nhập theo công thức: GR = Y x P,
Trong đó GR là tổng giá trị thu nhập, Y là năng suất, P là giá bán,
xác định chi phí lưu động theo công thức: TVC = MC+ LC + EC +
CI. Trong đó TVC là tổng chi phí lưu động, MC là chi phí vật tư, LC
là chi phí lao động, EC là chi phí năng lượng, CI là lãi suất vốn đầu
tư; xác định lợi nhuận theo công thức: P = GR – TVC.


10
Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel 2010 và chương trình
thống kê sinh học IRRISTAT 5.0.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu xác định giống nghệ triển vọng
3.1.1. Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản bộ giống ưu tú
Bảng 3.19. Năng suất, yếu tố cấu thành năng suất các
giống nghệ tại Bắc Giang, Thanh Hóa và Bắc Giang, năm 2014
Giống

Sơn Động-BG
KLC/khóm

(g)

Thạch Thành -TH

NSTT KLC/khóm
(tấn/ha)

(g)

Khoái Châu-HY

NSTT KLC/

NSTT

(tấn/ha) Khóm (g)

(tấn/ha)

ĐC

780,00

32,00

783,20

32,10

654,70


26,19

N2

890,90

36,50

933,90

38,30

860,50

34,42

N3

752,00

30,80

680,20

27,90

637,50

25,50


N4

684,00

28,00

685,90

28,10

646,00

25,84

N5

654,10

26,80

649,10

26,50

592,70

23,71

N6


632,90

25,90

665,30

27,30

646,50

25,86

N7

666,43

27,50

638,50

26,10

571,60

22,86

N8

997,00


40,80

946,80

38,80

877,00

35,08

N9

1060,00

43,50

1046,80

42,90

1005,90

40,24

N10

920,90

37,70


913,30

37,50

871,80

34,87

CV%

8,40

9,20

8,90

7,90

9,40

6,70

LSD0,05

32,41

1,80

53,73


1,87

38,32

1,68

Trên cơ sở khảo nghiệm cơ bản tại các vùng sinh thái phía
Bắc, đề tài đã tuyển chọn giống nghệ N9 có năng suất thực thu cao
nhất, tiếp theo là giống nghệ N8, tương ứng với 43,5 và 40,8 tấn/ha


11
tại Bắc Giang; 42,9 và 38,8 tấn/ha tại Thanh Hóa; 40,24 tấn/ha và
35,08 tấn/ha tại Hưng Yên. Do đó tiềm năng năng suất của 2 giống
triển vọng N8 và N9 được đánh giá là cao nhất tại Bắc Giang, tiếp
theo là Thanh Hóa và Hưng Yên (Bảng 3.19).
Thành phần sinh hóa đã được nghiên cứu với 3 chỉ tiêu chính
là hàm lượng curcumin, tinh dầu và độ ẩm. Kết quả nghiên cứu này
cho thấy giống N8 có hàm lượng curcumin vượt trội so với đối chứng
và các giống còn lại, trong đó cao nhất tại Thanh Hóa, tiếp đến là Bắc
Giang và Hưng Yên (Bảng 3.20).
Bảng 3.20. Kết quả phân tích một số thành phần sinh hóa
Giống
ĐC
N2
N3
N4
N5
N6

N7
N8
N9
N10

các giống nghệ triển vọng, 2014
Sơn Động Thạch Thành Khoái Châu Bắc Giang
Thanh Hóa
Hưng Yên
5,7
5,6
5,3
5,1
5,1
4,8
5,5
5,8
5,5
6,2
6,5
5,8
5,5
5,8
5,4
6,3
6,5
5,8
6,2
6,4
5,7

6,4
6,5
6,0
6,0
6,0
5,9
5,9
6,1
5,7

3.3. Nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất giống triển vọng
Các kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy KLC giữa các
giống tại các vùng sinh thái biến động từ 788,9-1291,7 g/khóm,
NSLT từ 39,4-64,5 tấn/ha, NSTT từ 29,0-48,2 tấn/ha. Trong đó các
giống triển vọng N8 và N9 luôn đạt giá cao hơn giống đối chứng về
KLC, NSLT và NSTT tại các vùng sinh thái. Như vậy kết quả khảo


12
nghiệm sản xuất tại các địa phương đại diện cho các vùng sinh thái là
một minh chứng về tiềm năng của giống N8 và N9 với năng suất thực
thu cao hơn các giống đối chứng. Tuy nhiên do có hàm lượng
curcumin cao vượt trôi, nên giống N8 đã được ưu tiên làm vật liệu
trong nghiên cứu các biện pháp canh tác (Hình 3.1).

Hình 3.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tại các điểm khảo
nghiệm sản xuất giống nghệ triển vọng, 2015


13

3.4. Hiệu quả kinh tế của các phương thức nhân giống
Bảng 3.32. Hiệu quả kinh tế của các phương thức nhân giống
nghệ N8, 2015
TT

Yếu tố phân tích

ĐVT

Nhân
bằng củ

Nhân in
vitro

1

Giống

Trđ/ha

60,0(1)

32,5(2)

2

Làm đất

Trđ/ha


8,4

8,4

3

Công lao động

Trđ/ha

82,5

100,0

4

Vật tư, phân bón

Trđ/ha

22,1

30,0

5

Thuốc BVTV

Trđ/ha


5,0

1,0

6

Cộng chi

Trđ/ha

178,0

171,9

7

Lãi suất (0,5%/tháng)

Trđ/ha

8,9

8,6

8

Tổng chi

Trđ/ha


186,9

180,5

9

Năng suất củ giống

Tấn/ha

32,0

20,0

10

Giá bán

1000đ/k
g

30

55,0

11

Tổng thu


Trđ/ha

960,0

1100,0

12

Lãi thuần

Trđ/ha

773,1

919,5

13

Tăng so với ĐC

%

18,9

(1) Đầu tư giống ban đầu bằng củ theo phương pháp truyền thống: cần 2000 kg
x 30 000đ/ha = 60 000 trđ/ha; (2) Đầu tư giống ban đầu bằng cây nuôi cấy mô:
trồng 65000cây/ha x 500đ/cây = 32 500 000đ/ha

Kết quả thử nghiệm hai phương thức nhân giống (trồng củ và
trồng cây invitro) đã ghi nhận năng suất và giá bán sản phẩm của 2

phương thức có sự khác biệt (Bảng 3.32). Trong đó nhân giống
truyền thống đạt năng suất 32 tấn/ha, giá bán 30 triệu đồng/tấn, tổng


14
thu đạt 960 triệu đồng ha. Trong nhân giống bằng invitro năng suất
đạt 20 tấn/ha, giá bán 55 triệu đồng/ha, tổng thu đạt 1100 triệu
đồng/ha. Do đó lãi thuần của phương thức nhân invitro tăng 146,4
triệu đồng/ha, tương ứng với 18,9% so với nhân giống truyền thống.
Như vậy trong điều kiện có phòng nuôi cấy mô, giống nghệ mới N8
có thể được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy in vitro với việc
sử dụng NaOCl 20% và HgCl2 0.1% để khử trùng vật liệu ban đầu,
nhân chồi trong môi trường MS + 1mg/l 2ip-R + 0.5mg/l NAA +
30g/l sucrose + 6g/l agar, tạo cây con hoàn chỉnh trong môi trường
MS + 1mg/l NAA + 30g/l sucrose + 6g/l, sử dụng đất phù sa + trấu
hun tỷ lệ 1:1 hoặc đất phù sa + sơ dừa tỷ lệ 1:1 làm giá thể cho cây
con ngoài vườn ươm.
3.6. Nghiên cứu xác định độ sâu trồng thích hợp
Kết quả bảng nghiên cứu cho thấy, khi độ sâu trồng tăng dần
từ 10 - 20 cm đã làm tăng số củ, khối lượng củ, năng suất thực thu và
đạt giá trị cao nhất ở độ sâu trồng 20 cm. Trong đó số củ biến động từ
1,3 - 2,6 củ/khóm, khối lượng củ từ 621,0 - 824,0 g/khóm và năng
suất thực thu từ 24,6 - 36,4 tấn/ha tại Bắc Giang; từ 1,2 - 2,5
củ/khóm, khối lượng củ từ 621,0 - 824,0 g/khóm và năng suất thực
thu từ 26,4 - 35,0 tấn/ha tại Thanh Hóa; Khi độ sâu trồng vượt quá 20
cm đã kéo theo sự giảm dần của số củ, khối lượng củ và năng suất
thực thu. Điều này được lý giải bởi độ sâu của tầng canh tác tăng dần
kéo theo sự suy giảm của các thành phần dinh dưỡng và các yếu tố lý hóa
học khác (Bảng 3.35).



15
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của độ sâu trồng đến yếu tố cấu thành
năng suất giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang,
2015
Độ sâu

Sơn động - Bắc Giang

Thạch Thành - Thanh Hóa

KLC/

NSTT

khóm

(tấn/ha

(g)

)

1,30

621

24,60

1,20


639,40

26,40

15

1,50

782

31,70

1,70

766,70

33,20

20

2,60

824

36,40

2,50

815,70


35,00

25

2,40

772

33,50

2,10

765,60

32,80

30

1,70

555

28,00

1,50

534,50

23,50


CV (%)

10,00

7,90

9,00

6,10

7,70

9,70

LSD0,05

0,18

39,23

1,16

0,21

36,53

2,08

trồng


Số củ/

(cm)

khóm

10

Số củ/
khóm

KLC/
khóm
(g)

NSTT
(tấn/ha)

3.7. Nghiên cứu thời vụ trồng giống nghệ triển vọng
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ trồng khác nhau đã ảnh
hưởng khá rõ đến các yếu tố năng suất. Trong đó KLC trên khóm có
xu hướng tăng dần từ thời vụ I đến các thời vụ sau và đạt cực đại ở
thời vụ III với 932,98 g/khóm tại Bắc Giang, 892,74 g/khóm tại
Thanh Hóa. Năng suất thực thu đạt giá trị lớn nhất ở thời vụ III với
38,7 tấn/ha tại Bắc Giang và 37,2 tấn/ha tại Thanh Hóa, thời gian
sinh trưởng có xu hướng giảm dần từ thời vụ đầu đến thời vụ cuối
trong phạm vi từ 267-220 ngày tại Bắc Giang và từ 269-254 ngày tại
Thanh Hóa (Bảng 3.38).



16
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất giống nghệ
triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015
Thời
vụ

Sơn Động - Bắc Giang
NSLT
(tấn/ha)

10/2

KLC/
khóm (g)
653,79

20/2

Thạch Thành - Thanh Hóa
NSLT
NSTT
(tấn/ha) (tấn/ha)
34,00
28,20

32,70

NSTT
(tấn/ha)

27,10

KLC/
khóm (g)
679,88

768,71

38,40

31,90

754,80

37,70

31,30

1/3
10/3
(ĐC)
20/3

932,98

46,60

38,70

892,74


44,60

37,20

927,60

46,40

38,50

845,30

42,30

35,20

805,02

40,20

33,40

787,22

39,40

32,80

1/4


763,19

38,10

31,60

741,14

37,0

30,80

3.8. Nghiên cứu tổ hợp phân bón mật độ trồng thuần giống N8
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thấp nhất về TGST, khối
lượng củ/khóm, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu được ghi
nhận tại công thức P1M1, Kết quả cũng cho thấy giá trị cao nhất về
các chỉ tiêu này được ghi nhận tại công thức P4M2, tương ứng với
286 ngày, 1050,2 g/khóm, 52,5tấn/ha và 42,0 tấn/ha tại Bắc Giang và
292 ngày, 1008,3 g/khóm, 50,4 tấn/ha và 40,3 tấn/ha tại Thanh Hóa;
Do đó áp dụng chế độ phân bón 200 kg N +120 kg P2O5 +200 kg
K2O + 2000 kg HCVS với mật độ 5 vạn khóm/ha theo khoảng cách
các hàng 50 cm và cây cách cây 40 cm là công thức tối ưu cho giống
nghệ triển vọng N8 tại hai tỉnh Bắc Giang và Thanh hóa (Bảng 3,42),
Bảng 3,42: Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến TGST và năng
suất giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015


17
Tổ hợp

phân bón
mật độ

Sơn Động - Bắc Giang
KLC/
Khóm
(g)

NSLT
(tấn/ha)

P1M1

962,50

P1M2
(ĐC)

Thạch Thành - Thanh Hóa

NSTT
(tấn/ha)

KLC/
khóm
(g)

NSLT
(tấn/ha)


38,50

32,30

920,70

36,80

31,30

854,00

42,70

36,30

818,30

40,90

34,80

P1M3

661,50

39,70

33,70


625,00

37,50

31,90

P2M1

1012,00

50,60

40,50

969,30

48,50

38,80

P2M2

898,00

44,90

35,90

860,00


43,00

34,40

P2M3
(ĐC)

695,00

34,70

27,80

658,50

32,90

26,30

P3M1

1040,00

52,00

41,60

998,30

49,90


39,90

P3M2

925,80

46,30

37,00

886,50

44,30

35,50

P3M3

717,60

35,90

28,70

678,70

33,90

27,10


P4M1

934,50

46,70

37,40

895,50

44,80

35,80

P4M2

1050,20

52,50

42,00

1008,30

50,40

40,30

P4M3


725,00

36,20

29,00

685,70

34,30

27,40

CV%

6,60

7,60

6,80

9,80

7,80

8,20

LSD0,05

23,76


1,19

1,68

11,22

0,56

1,83

NSTT
(tấn/ha)


18
3.9. Ảnh hưởng các chất điều tiết sinh trưởng đến năng suất
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.48 cho thấy: Sử dụng các
CĐTST đã ảnh hưởng không lớn đến độ ẩm và hàm lượng tinh dầu,
nhưng ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng curcumin. Trong đó sử dụng
daminozide nồng độ 3,13 mM đạt giá trị cao nhất với 6,2% tại Bắc
Giang và 6,3% tại Thanh Hóa, tăng tương ứng 16 và 14% so với
không sử dụng. Trong khi những nghiên cứu tương tự tại Ấn Độ đã
xác định CĐTST Daminozde nồng độ 6,26mM làm tăng hàm lượng
curcumin cao nhất với 12% (Sabina, 1981).
Bảng 3.48. Ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến chất
lượng củ của giống nghệ N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015

Công thức


Sơn Động - Bắc
Giang
Độ
ẩm
(%)

Tinh
dầu

Cur

(%)

CT1. Nước lã (ĐC)

75,0

CT2. GA3: 1,44 mM

Thạch Thành Thanh Hóa

(%)

Độ
ẩm
(%)

Tinh
dầu
(%)


2,2

5,3

74,5

2,3

5,5

74,5

2,4

5,5

74,0

2,4

5,7

CT3. GA3:2,88 mM

75,0

2,3

5,6


74,5

2,4

5,9

CT4. Ethephon: 3,46 mM

73,6

2,5

5,9

74,0

2,6

6,1

CT5. Ethephon: 6,92 mM

73,0

2,3

5,8

74,0


2,4

5,7

CT6. Daminozide: 3,13 mM

74,0

2,4

6,2

73,5

2,5

6,3

CT7. Daminozide: 6,26 mM

73,0

2,5

6,0

74,0

2,5


6,1

Cur
(%)


19
Ghi chú: Phân tích tại Viện Quy hoạch và thiết kế, Bộ nông nghiệp và PTNT

3.10. Nghiên cứu vật liệu che phủ cho giống nghệ triển vọng
Kết quả cho thấy chế độ che phủ khác nhau đã ảnh hưởng khá
rõ đến TGST, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Áp dụng
chế độ che phủ bằng rơm rạ với khối lượng 8000 kg/ha đã làm cho
TGST dài nhất với 288 ngày so với không che phủ là 271 ngày tại
Bắc Giang; 282 ngày so với không che là 268 ngày tại Thanh Hóa.
Khối lượng củ trên khóm và NSTT đạt giá trị thấp nhất trong điều
kiện không che phủ, tương ứng với 796,4 g/khóm và 33,4 tấn/ha tại
Bắc Giang; 750,1 g/khóm và 32,0 tấn/ha tại Thanh Hóa. Trong điều
kiện che phủ bằng rơm rạ 8000kg/ha, khối lượng củ trên khóm và
NSTT đã tăng lên đáng kể, tương ứng với 1033 g/khóm và 46,7
tấn/ha tại Bắc Giang; 1036 g/khóm và 44,6 tấn/ha tại Thanh Hóa. Các
dữ liệu nghiên cứu về KLC và NSTT đối với phương thức che phủ
nilon tại Hưng Yên và Thanh Hóa đạt giá trị thấp hơn che phủ 8000
kg rơm rạ/ha (Bảng 3.51).
Bảng 3.51. Ảnh hưởng của vật liệu che phủ mặt luống đến năng
suất giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015
Sơn Động -Bắc Giang
Che phủ


TGST
(ngày)

KLC/
khóm
(g)

Thạch Thành -Thanh Hóa

NSTT

TGST

(tấn/ha)

(ngày)

KLC/
khóm
(g)

NSTT
(tấn/ha)

Không phủ

271

796,40


33,40

268

750,10

32,0

4 tấn rơm rạ khô

281

905,80

39,00

278

898,20

38,0

6 tấn rơm rạ khô

285

1000,50

42,50


280

992,70

43,5


20
8 tấn rơm rạ khô

288

1033,00

46,70

282

1036,0

44,6

Nilon đen

276

950,50

41,40


278

970,50

41,4

Nilon trắng

273

882,00

40,60

275

887,00

38,9

CV%

9,80

7,80

10,30

8,6


LSD0,05

13,67

1,31

4,42

1,18

3.11. Nghiên cứu thời điểm thu hoạch giống nghệ triển vọng
Cây nghệ bị tàn lá trong mùa Đông và ra lá mới trong mùa
Xuân năm sau là bằng chứng của một cây trồng lưu niên. Do vậy
trong một phạm vi nhất định, thời gian sinh trường càng dài, khả
năng tích lũy chất khô càng lớn, năng suất càng cao (Chempakam et
al., 2000). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời điểm 11 tháng sau
trồng, khối lượng củ/khóm, năng suất thực thu (NSTT) chỉ đạt 789,6
g và 31,2 tấn/ha tại Bắc Giang; 768,5 g và 30,3 tấn/ha tại Thanh Hóa.
Ở thời điểm thu hoạch 18 tháng sau trồng, khối lượng củ trên khóm
và NSTT đạt giá trị cao nhất tương ứng với 1098,4 g và 43,9 tấn/ha
tại Bắc Giang; 1023,6 g và 41,4 tấn/ha tại Thanh Hóa. Thu hoạch
muộn tháng 19 sau trồng khối lượng củ/khóm và năng suất không
tăng thêm (bảng 3.53).
Bảng 3.53. Ảnh hưởng của thời vụ thu hoạch đến năng suất giống
nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2015
Sơn Động - Bắc Giang

Thu
sau
trồng


KLC/
khóm

NSLT
(tấn/ha)

(tháng)
11 (ĐC)

(g)
789,60

39,50

NSTT
(tấn/ha)
31,20

Thạch Thành - Thanh Hóa
KLC/
khóm

NSLT
(tấn/ha)

(g)
768,50

38,40


NSTT
(tấn/ha)
30,30


21
12

805,80

40,30

31,80

781,60

39,10

30,90

13

823,70

41,20

32,50

798,90


39,90

31,50

14

854,90

42,70

33,70

829,30

41,50

32,80

15

897,80

44,90

35,50

870,80

43,50


34,40

16

958,60

47,90

37,80

929,30

46,50

36,70

17

1027,60

51,40

40,60

996,40

49,80

39,30


18

1098,40

54,90

43,90

1023,60

51,20

41,40

19

1095,0

54,70

43,80

1012,40

50,60

40,50

20


1089,50

54,50

43,60

987,80

49,40

39,50

CV%

8,00

12,00

8,80

10,40

11,40

9,70

LSD0,05

16,22


0,81

0,56

6,15

0,31

1,05

Nghiên cứu cơ chế tích lũy các hoạt chất sinh học ở cây nghệ,
các nhà khoa học cho rằng quá trình tích lũy curcumin và tinh dầu
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, khí hậu, địa hình, độ màu mỡ
đất đai, độ tơi xốp, chế độ bón phân, v.v...trong đó TGST đối với một
số giống có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng các hoạt chất sinh học
này (Hazra et al, 2000). Kết quả bảng 3 cho thấy, thời điểm thu
hoạch có ảnh hưởng đến hàm lượng curcumin và tinh dầu nghệ. Ở
thời điểm thu hoạch sau trồng 11 tháng hàm lượng tinh dầu và
curcumin đạt giá trị thấp nhất chỉ đạt 2,5 và 6,2% tại Bắc Giang; 2,4
và 6,3% tại Thanh Hóa. Hàm lượng tinh dầu và curcumin tăng dần và
đạt giá trị lớn nhất ở thời điểm 18 tháng sau trồng với 2,7 và 6,7% tại
Bắc Giang; 2,6 và 6,8 tại Thanh Hóa (Bảng 3.54). Xác định đúng thời
điểm thu hoạch của giống nghệ N8 để mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất là một yêu cầu của sản xuất. Kết quả bảng 4 cho thấy: Thời
điểm thu hoạch 11 tháng sau trồng lãi thuần thấp nhất, chỉ đạt 377,9


22
triệu đồng/ha; lãi thuần thu được ở thời điểm thu hoạch 18 tháng sau

trồng đạt cao nhất (801,1 triệu đồng/ha).
Bảng 3.54. Ảnh hưởng của thời vụ thu hoạch đến chất lượng
giống nghệ triển vọng N8 tại Thanh Hóa và Bắc Giang, 2016
Thu
Sơn Động - Bắc Giang
sau trồng
Tinh
Hàm
Độ ẩm
(tháng)
dầu
lượng
(%)
(%)
Cur (%)
11 (ĐC) 74,5
2,50
6,20
12
74,2
2,50
6,20
13
74,0
2,50
6,20
14
73,6
2,50
6,30

15
73,4
2,60
6,40
16
73,2
2,60
6,50
17
73,0
2,60
6,60
18
72,6
2,70
6,70
19
72,3
2,70
6,70
20
72,4
2,70
6,70
CV%
6,80
8,10
LSD0,05
0,17
0,34


Thạch Thành - Thanh Hóa
Hàm
Độ ẩm
Tinh
lượng
(%)
dầu (%)
Cur (%)
75,9
2,40
6,30
75,8
2,40
6,30
74,2
2,40
6,30
73,3
2,50
6,40
73,2
2,50
6,40
73,0
2,60
6,60
73,0
2,60
6,70

72,3
2,60
6,80
72,3
2,60
6,80
72,3
2,60
6,80
6,90
7,20
0,17
0,36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
A. Kết luận
1. Điều kiện nông hóa, thổ nhưỡng tại Thanh Hóa, Hưng Yên
và Bắc Giang rất thích hợp cho việc phát triển cây nghệ vàng, song
sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ, chủ yếu áp dụng giống địa


×