Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

thuc trang va giai phap phan luong hoc sinh sau THCS tren dia ban tinh hau giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.76 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG
HỌC SINH SAU THCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
------------------------------------------I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU
THCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính
trị về tăng cường phân luồng học sinh sau THCS; Nghị quyết số 29-NQ/TW Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và
Đào tạo.
Các cấp Ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã có nhiều nổ lực trong việc
thực hiện các chủ trương, chính sách phân luồng. Tăng cường công tác hướng
nghiệp đối với học sinh THCS; thực hiện đúng, đủ chính sách miễn, giảm học phí
học sinh tốt nghiệp THCS vào học TC; sự phối hợp tốt giữa các trường TC và
trung tâm GDNN-GDTX trong việc đào tạo TC gắn với học văn hóa THPT hệ
GDTX; Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn tỉnh đầy đủ về trình độ và
từng bước được cơ cấu hợp lý hơn. Hiện có 01 trường ĐH có đào tạo nghề nghiệp,
01 trường CĐ, 03 trường TC, 01 trường nghiệp vụ, 06 trung tâm GDNN-GDTX
(chi tiết tại phụ lục 1)
1. Kết quả công tác phân luồng trong những năm qua
Kết quả phân luồng học sinh sau THCS của tỉnh Hậu Giang trong 5 năm:
20122013201420152016Trung
2013
2014
2015
2016
2017
bình
Học sinh lớp 9
7968
7467
7301
8952


8251
7987,8
6353
5878
6432
7514
6947
6624,8
Luồng học THPT
79,7(%) 78,7(%) 88,1(%) 83,9(%) 84,2(%) 82,9(%)
348
328
171
230
168
249,0
Luồng học GDTX
4,4(%) 4,4(%) 2,3(%) 2,6(%) 2,0(%) 3,1(%)
206
290
243
373
267
275,8
Luồng học TC
2,6(%) 3,9(%) 3,3(%) 4,2(%) 3,2(%) 3,5(%)
1061
971
455
835

869
838,2
Luồng khác(1)
13,3(%) 13,0(%) 6,2(%) 9,3(%) 10,5(%) 10,5(%)
Năm học

(Nguồn: từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang)

Luồng vào học THPT không giảm ước đạt trung bình 82,9% trong 5 năm.
Luồng vào học TC chỉ chiếm khoảng 3,5%, tỷ lệ học sinh đi vào luồng khác như:
bỏ học, tham gia lao động, học tập, sinh sống ngoài tỉnh… chiếm đến 10,5%.
Kết quả cho thấy công tác phân luồng học sinh sau THCS đã và đang còn
nhiều hạn chế, yếu kém:


2

2. Hạn chế, yếu kém
2.1. Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011
của Bộ Chính trị về tăng cường phân luồng học sinh sau THCS. Học sinh sau tốt
nghiệp THCS vào học trung cấp của tỉnh Hậu Giang chưa hiệu quả. Học sinh vào
các luồng chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ học sinh vào học THPT chưa được
điều chỉnh theo hướng giảm dần, tỷ lệ học sinh vào học TC và GDTX còn rất thấp,
vẫn còn một tỷ lệ khá lớn học sinh bỏ học tham gia lao động hoặc thất nghiệp, điều
này dẫn đến nhiều hệ lụy như: tăng tỷ lệ lao động không qua đào tạo, không có việc
làm ổn định, thất nghiệp…
2.2. Kết quả tuyển sinh TC của các cơ sở GDNN của tỉnh trong những năm
qua chưa đạt chỉ tiêu. Trung bình tỷ lệ tuyển sinh của 4 cơ sở GDNN có đào tạo
trung cấp từ năm 2011 đến năm 2016 ước đạt 58,2%.
Đơn vị


CĐCĐ
TC KTKT
TC Nghề
TC Luật

Kết quả

20112012

20122013

20132014

20142015

20152016

20162017

Chỉ tiêu
Thực hiện
Tỉ lệ %
Chỉ tiêu
Thực hiện
Tỉ lệ %
Chỉ tiêu
Thực hiện
Tỉ lệ %
Chỉ tiêu

Thực hiện
Tỉ lệ %

220
79
35,9%
330
107
32,4%
550
393
71,5%
500
460
92,0%

550
340
61,8%
180
67
37,2%
550
309
56,2%
550
350
63,6%

440

349
79,3%
165
160
97,0%
400
176
44,0%
600
130
21,7%

440
440
440
380
260
27
86,4% 59,1% 6,1%
180
220
180
99
151
137
55,0% 68,6% 76,1%
400
400
400
280

229
136
70,0% 57,3% 34,0%
400
200
200
44
200
161
11,0% 100,0% 80,5%

Tỷ lệ
trung
bình
54.7%
61.1%
55.5%
61.5%

(Nguồn: từ trường CĐ cộng đồng tỉnh Hậu Giang, TC Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hậu
Giang, TC Nghề tỉnh Hậu Giang, TC Luật Vị Thanh)

3. Nguyên nhân hạn chế
3.1. Nhận thức của một số cấp Ủy, chính quyền, các cơ sở GDNN, các
trường THPT, THCS về công tác phân luồng chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất
trong công tác lãnh, chỉ đạo và triển khai thực hiện.
3.2. Công tác tuyên truyền vị trí, vai trò, mục tiêu của công tác phân luồng
chưa thiết thực, hiệu quả. Tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh THCS về đánh giá
năng lực bản thân, định hướng nghề nghiệp, và đặc biệt hơn là thiếu thông tin nhu
cầu về trình độ lao động, cơ cấu ngành nghề lao động của tỉnh.

3.3. Còn thiếu nhiều cơ chế, chính sách trong việc giải quyết đầu ra đối với
lao động qua đào tạo sơ cấp, trung cấp, chính sách hỗ trợ điều kiện tham gia sản


3

xuất, kinh doanh tự lập (tự khởi nghiệp); chưa có chính sách ưu tiên về chế độ và
sử dụng lao động qua đào tạo so với lao động phổ thông trong các doanh nghiệp.
3.4. Tính tự chủ của các cơ sở GDNN chưa phát huy tốt. Đội ngũ còn hạn
chế về kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy; Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa
đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra; Chương trình đào tạo, tài liệu
giảng dạy chưa đầu tư biên soạn chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của thị
trường lao động.
3.5. Nhu cầu lao động qua đào tạo của tỉnh chưa nhiều, chưa thúc đẩy nhu
cầu học nghề nghiệp của học sinh. Tỉnh chưa có nhiều khu công nghiệp, công ty, xí
nghiệp sản xuất kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là những
doanh nghiệp mua bán nhỏ lẻ, kinh doanh hộ gia đình và các Doanh nghiệp chủ
yếu sử dụng lao động phổ thông.
3.6. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN và các trường
THCS, THPT trong việc tư vấn, hướng nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA HỘI THẢO
- Tiếp tục thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau khi
tốt nghiệp Trung học cơ sở vào học Trung cấp theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày
05/12/2011 của Bộ Chính trị.
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng lao động qua
đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường và quy hoạch nguồn nhân lực cho địa phương.
- Nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các cơ sở GDNN trong công
tác tuyển sinh trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; đề xuất những giải
pháp hữu hiệu trong công tác phân luồng; để trao đổi và đi đến ký kết giao ước
giữa các trường phổ thông và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh.

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI
Xác định phân luồng học sinh sau THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang
tính xã hội để học sinh sau THCS tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo những
khuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học
sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất, gồm: giáo dục THPT, giáo
dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và tham gia lao động sản xuất. Để thực
hiện mục tiêu trên chúng ta cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp chính và 9
giải pháp cụ thể sau đây:
1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phân
luồng học sinh sau THCS
1.1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy
Đảng, chính quyền về mục tiêu, ý nghĩa của công tác phân luồng bằng nhiều hình
thức. Từng bước tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.


4

1.2. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở GDNN và các trường THCS,
THPT trong việc tư vấn, hướng nghiệp. Giúp học sinh, phụ huynh học sinh sớm
tiếp cận với thông tin hướng nghiệp, giúp các em có định hướng rõ ràng trong nghề
nghiệp và đặc biệt là đánh giá đúng về năng lực, sở trường, sở thích để lựa chọn
con đường nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
1.3. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền của báo, truyền hình thông
qua hiệu quả người thật, việc thật.
2. Nhóm giải pháp phát huy tính tự chủ của các cơ sở GDNN
2.1. Tự chủ trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề. Thông qua các buổi
chuyên đề khoa học, Thao giảng, Hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, Hội thi “Sáng tạo
đồ dùng dạy học”, Tổ chức phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp đưa giáo viên đi
tham quan dây chuyền sản xuất, môi trường làm việc thực tế… đặc biệt, cần có sự

liên kết giữa các cơ sở GDNN trong tỉnh trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Tự chủ trong việc sử dụng kinh phí bổ sung trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu của chương trình đào tạo và yêu cầu của ngành nghề, chủ động phối hợp với
các cơ sở đào tạo có điều kiện trang thiết bị thực hành tiên tiến, đồng thời gắn kết
với doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với môi trường lao động, sản
xuất thực tế.
2.3. Tự chủ rà soát điều chỉnh chương trình đảm bảo kiến thức, kỹ năng và
chú trọng việc giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tinh
thần hợp tác trong làm việc và lao động. Trên cơ sở khảo sát ý kiến người học,
người sử dụng lao động và các giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm và chuyên
môn tốt trong lĩnh vực ngành nghề đào tạo.
2.4. Chủ động đào tạo gắn với nhu cầu lao động của địa phương. Cơ sở
GDNN gắn kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động với mục
tiêu khai thác lợi thế cơ sở vật chất của doanh nghiệp và đội ngũ giáo viên của cơ
sở GDNN để đồng hành phát triển.
3. Nhóm giải pháp phát huy vai trò kiến tạo của các cấp Ủy, chính
quyền
3.1. Công tác phân luồng cần đưa vào kế hoạch của các cơ quan, đơn vị có
trách nhiệm để tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.
3.2. Có cơ chế, chính sách cụ thể thực hiện phân luồng. Xem xét nguồn
kinh phí cử sinh viên tốt nghiệp các khối ngành sư phạm của tỉnh chưa có việc làm
hoặc giáo viên của các cơ sở GDNN đối với một số ngành không phù hợp với nhu
cầu thực tế học văn bằng hai sư phạm kỹ thuật những ngành đang có nhu cầu trong
thời gian tới để từng bước nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giảng dạy đáp
ứng xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh; Tiếp tục thực hiện chính sách miễn


5

học phí đối với học sinh THCS tham gia học GDNN, cần có nguồn kinh phí hỗ trợ

vay vốn học tập và tham gia tự lập nghiệp (tự khởi nghiệp).
III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. UBND tỉnh đẩy mạnh việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư sản
xuất, kinh doanh vào lĩnh vực ngành nghề có thế mạnh của tỉnh, tạo nhiều hơn nhu
cầu việc làm cho người học nghề nghiệp.
2. UBND tỉnh xem xét chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện nghiên cứu đánh giá
nghiêm túc tính hiệu quả của chính sách phân luồng. Đầu tư các nguồn lực để phát
triển công tác đào tạo nghề nghiệp, nhất là đầu tư cơ sở vật chất và nguồn kinh phí
hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tạo điều kiện cho các cơ sở
GDNN có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát huy vai trò định hướng trong công
tác phân luồng tại địa phương. Từng bước điều chỉnh tỷ lệ học sinh vào học THPT
theo hướng giảm dần để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông đồng
thời cơ cấu hợp lý trình độ lao động qua đào tạo của tỉnh.
4. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cung cấp công khai thông tin về nhu
cầu sử dụng lao động, tổ chức các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực theo ngành,
nghề, trình độ, có sự phối hợp với các doanh nghiệp tham mưu UBND tỉnh về các
chính sách sử dụng lao động qua đào tạo nhằm thu hút học sinh vào học trung cấp.
---Hết---



×