Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.13 KB, 48 trang )


TRƯỜNG …………………
KHOA………………………
[\[\




BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài:


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TỒN TẠI CÁC THÀNH PHẦN
KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC NÓI RIÊNG TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA :
1. Tính tất yếu khách quan của việc tồn tại thành phần kinh tế Nhà nước


trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên hình thức
sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong
nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ
khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ
sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội phải là cơ
cấu nhiều thành phần.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc
khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền
kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau
mà có quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế.
Xét về vị trí, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những lĩmh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan
trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế và góp phần
khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
Kinh tế nhà nước bao gồm các DNNN, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo
hiễm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển
kinh tế. Trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước, giữ vị
trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng xuất
chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật.
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần nói chung và kinh tế nhà nước nói riêng
và mặc nhiên tồn tại DNNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là tất yếu khách
quan.
Thực tiển ở Việt Nam qua những năm đổi mới đã chứng minh, nhờ phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm
năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng
được năng lực sản xuất, góp phần vào quyết định việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI


nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Điều đó cũng nói lên được tính tất yếu
khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
2. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế quốc dân .

a. Khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một
phần quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, là đặc điểm để phân biệt DNNN với doanh
nghiệp tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt DNNN với các tổ
chức cơ quan khác của Chính phủ.Tuy nhiên, sự xác định giới hạn của DNNN ở mỗi
nước trên thế giới khác nhau.
Riêng ở Việt Nam nói về DNNN có thể khái quát ra những đặc trưng cơ bản
sau đây: Nhà Nước có một tỷ lệ vốn nhất định trong doanh nghiệp nhờ đó có thể gây
ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp, các doanh
nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu từ hoạt
động kinh doanh, và phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lời lẫn mục tiêu xã
hội.
Ở Việt Nam, DNNN đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 50 năm
và trải qua nhiều thời kỳ đổi mới, ở mỗi thời kỳ nhận thức về DNNN cũng rất khác
nhau. Điều này được thể hiện rõ qua hai thời kỳ: thời kỳ trước đổi mới ( trước Đại hội
lần thứ VI ) và từ năm 1986 cho đến nay.
Trước thời kỳ đổi mới doanh nghiệp được nhìn nhận như cơ quan chính phủ
hơn là tổ chức kinh doanh. Mục tiêu của DNNN là thực hiện những chỉ tiêu hiện vật
chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.
Từ những năm đổi mới (từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đến nay) nền
kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì quan
niệm DNNN cũng có sự thay đổi.
Trước hết thể hiện qua định nghĩa DNNN trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp

quốc doanh ban hành kèm theo Nghị định 50/ HĐBT ngày 23/8/1998 qui định: “Xí
nghiệp công nghiệp quốc doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá có kế hoạch đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng cho xã hội, có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc
lập“.

Trong quy chế thành lập - giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định
388/HĐBT, ngày 20/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng quy định “DNNN là
một tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ
sở hữu DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp Luật và bình đẳng trước
pháp Luật “.
Gần đây, tại điều 1 một doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi năm 2003 quy định : “
DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần ,vốn
góp chi phối (trên 50% cổ phần ), được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước ,công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn .Hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

ích nhằm thực hịên các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách
pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước quản lý. DNNN có tên gọi, có dấu riêng và
có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam ”.
Ngày nay trong điều kiện sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế cùng
tồn tại, đan xen, trong xu thế hội nhập quốc tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc
nhận rõ DNNN là một yêu cầu hết sức cần thiết để có cơ chế quản lý thích hợp. Tuỳ
theo góc độ xem xét mà DNNN được phân chia thành các loại khác nhau, để định ra
thể chế quản lý phù hợp của DNNN, hiện nay được phân chia thành hai loại sau:

+ Loại thứ nhất: DNNN hoạt động kinh doanh, là doanh nghiệp có chức năng
hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp này được nhà
nước giao quyền và sử dụng vốn có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, các doanh
nghiệp này thưc hiện hạch toán kinh doanh tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách

nhiệm về mặt tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của mình, chịu sự điều chỉnh
của pháp luật như các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác .
+ Loại thứ hai: DNNN hoạt động công ích, là doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, cung cấp dịch vụ công cộng theo chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, loại hình DNNN này còn tổ chức hoạt
động kinh doanh bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ
chính sách là hoạt động công ích do nhà nước giao. Đồng thời cũng phải chấp hành và
chịu sự điêù chỉnh của pháp Luật như các doanh nghiệp khác, với loại hình doanh
nghiệp này nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, miễn thuế (mức thuế thu nhập doanh nghiệp).
b.Vai trò của DNNN trong nền kinh tế quốc dân:
Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta thấy vai trò của
DNNN được nhấn mạnh ở khía cạnh kinh tế chính trị, vì mục tiêu xây dựng quan hệ sở
hữu toàn dân trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân hơn là khía cạnh kinh tế vì mục tiêu
tăng trưởng.

Hiện nay trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường định hưóng XHCN. Hệ thống kinh tế nhà nước bao gồm đất đai và tài nguyên,
hệ thống kết cấu hạ tầng, ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, hệ thống dự trữ
quốc gia, các DNNN và một phần vốn của DNNN góp vào các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác. Như vậy DNNN là một bộ phận kinh tế nhà nước, hệ thống
kinh tế nhà nước có nghĩa rộng như trên mới có vai trò chủ đạo, chi phối và định
hướng của nền kinh tế. Hệ thống này được lãnh đạo trực tiếp bởi đại diện sở hữu và
phát huy sức mạnh đựơc nhân lên bởi quyền lực chính trị của nhà nước do pháp luật
quy định hoàn toàn có khả năng và cần thiết thực hiện vai trò chủ đạo định hướng nói
trên .
Trong hệ thống kinh tế nhà nước, các DNNN là một hệ phân hợp thành hết sức
quan trọng, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN góp
phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trên các mặt sau:
Một là: DNNN đóng vai trò là một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất
trong tay nhà nước để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các

chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Nhìn lại chặn đường hình thành và phát triển DNNN của các nền kinh tế trên
thế giới cho thấy: sự tồn tại của DNNN tùy thuộc vào sự quy định của chiến lược và
chính sách phát triển, cách thức lựa chọn giải pháp, công cụ mỗi nước .Như vậy, vai
trò DNNN tăng hay giảm tùy thuộc vào chính sách,chiến lược phát triển trong những
giai đoạn nhất định và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương thức trực tiếp hay gián
tiếp để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế .
Với nền kinh tế chậm phát triển cũng có ý nghĩa mức độ ,tập trung sản xuất rất
thấp, hệ thống kinh doanh nhỏ, phân tán, ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu .Muốn
bước khỏi trình trạng trên và hộI nhập vào trào lưu phát triển hiện đại cần phải lựa
chọn chiến lược và những giảI pháp cho sự tăng trưởng mang tính chất tăng tốc và lâu
bền . Để thực hiện chiến lược trên nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải pháp để phát
triển DNNN. Ở đây việc lựa chọn này không phảI mang tính chủ quan, mà có sự quy
định của bản thân nền kinh tế và bản thân của chế độ chính trị, vì DNNN có những ưu
thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển, các ưu thế của DNNN thể hiện ở chỗ
có khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, và có cơ hội hội nhập với
nền kinh tế thế giới, những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết
định cho chiến lược phát triển rút ngắn, tăng tốc. Vì vậy DNNN giữ vai trò then chốt là
‘’bánh lái’’ của nền kinh tế. DNNN là cầu nối, định hướng công nghệ và xu hướng
phát triển cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Trong giai đoạn hiện nay vị trí, vai trò chủ đạo của DNNN chỉ là tương đối với
vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế mà thôi, không có sự tồn tại và phát triển
các thành phần kinh tế khác thì chẳng có vai trò chủ đạo của DNNN phải thể hiện qua
sự phân công và phối hợp một cách hợp lý giữa chức năng của khu vực DNNN vớI
chức năng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Có thể nói rằng DNNN trong việc đầu tư vào những ngành quyết định cho sự
phát triển dài hạn và hiệu quả sử dụng của nền kinh tế làm cho nó có vai trò. Đặc biệt

là vai trò giá đỡ của nền kinh tế. Đây là vai trò lâu bền của khu vực DNNN ngay cả
khi doanh nghiệp tư nhân đã trưởng thành. Khi DNNN thu hẹp lại thì vao trò trong
việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng, khắc phục khuyết tật thị trường và vai trò
làm giá đỡ cho nền kinh tế vẫn được duy trì.

Hai là: Vai trò chủ đạo của DNNN phải được thể hiện không ngừng nâng cao
hiệu quả và khả năng điều tiết trong nền kinh tế thị trường.

Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, thậm chí là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp
tư nhận, do đó không có lợi nhuận thì đối với họ kinh doanh là mục tiêu vô nghĩa và
đượng nhiên họ không đầu tư. Còn DNNN lại khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu
duy nhất và thậm chí cũng không phải là mục tiêu chủ yếu. Tuy nhiên nó đóng vai trò
động lực để xem xét đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước.

Vì thế, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả tổng hợp kinh tế, chính trị và
hiệu quả xã hội. Do đó, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực công ích phải đặt mục đích lợi nhuận xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên, nếu xét trên
tổng thể toàn bộ khu vực DNNN đều không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì tất
yếu phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước hay tiền thuế của doanh nghiệp tư nhận đóng
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

để tồn tại. Điều này sẽ làm cho DNNN mất sức cạnh tranh thiếu sức sống, trở thành
gánh nặng cho cả Nhà nước và xã hội, vì thế vai trò chủ đạo của nó khó có thể thực
hiện được một cách có hiệu quả.

Ba là: Vai trò của DNNN có tính quy định lịch sử cụ thể, nên vai trò chủ đạo
của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.

Sở dĩ trong thời kỳ quá độ, DNNN đóng vai trò chủ đạo, vì sự phát triển của nó
tạo đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ cho bước chuyển nền kinh tế chậm phát triển sang phát

triển được rút ngắn. Đồng thời nó cũng là công cụ phân bổ hữu hiệu các nguồn lực
trong nền kinh tế, khi mà các quan hệ vĩ mô của nền kinh tế thị trường chưa phát triển.
Ở thời kỳ này vai trò DNNN gắn với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Với nền kinh tế phát triển Nhà nước tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân
phát triển và tham gia vào các khu vực kinh tế mà trước đây chỉ do DNNN đảm nhận.
Như vậy trong tương lại khu vực DNNN có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
đốI với nền kinh tế thị DNNN vẫn phải giữ một tỷ trọng nhất định, đủ mạnh để chi
phối, định hướng các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của CNXH, vai trò định
hướng của DNNN trong việc mở đường ở các ngành mũi nhọn cũng phải thay đổi linh
hoạt theo các giai đoạn phát triển, đồng thời tăng cường các công cụ quản lý gián tiếp
để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Bốn là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị
- kinh tế - xã hộI theo định hướng XHCN do Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước ta đề ra, thì DNNN là một bộ
phận kinh tế nền tảng và là công cụ trực tiếp chi phối cho các thành phần kinh tế khác
thực hiện chính sách theo hướng XHCN. Trong quan hệ với công tác an ninh quốc
phòng, các DNNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường quốc phòng ở
các vùng chiến lược.
Trong việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, thì các DNNN có vai trò
quan trọng trong việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc
phòng mà trong điều kiện tư nhân không được phép làm như: sản xuất vũ khí, thuốc
nổ, bưu chính viễn thông.
Năm là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những khuyết tật do
cơ chế thị trường tạo ra, đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Đó là lĩnh vực kinh doanh lãi ít, nhiều rủi ro, thu hồi vốn chậm, nhưng sự tồn tại

phát triển của chúng quyết định đến sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội, sản
xuất đồ dùng cho người tàn tật, các hoạt động nghiên cứu cơ bản…
Như vậy, trong khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường mà coi nhẹ DNNN hoặc tư nhân hoá tất cả các tư liệu sản
xuất là sai lầm. Song, duy trì DNNN tràn lan, hoạt động không hiệu quả, hạn chế sự
phát triển kinh tế, làm lãng phí tài sản của Nhà nước thì thực chất là hạ thấp vai trò của
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

DNNN. Vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế Nhà nước nói chung và DNNN nói riêng
gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế theo định hướng XHCN
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nó khác với vai trò, qui mô, bản
chất của DNNN ở các nước tư bản chủ nghĩa.

II/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VÀ ĐẢNG TA VỀ
KINH TẾ NHÀ NƯỚC NÓI CHUNG VÀ DNNN NÓI RIÊNG VÀ MỘT SỐ
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƠI:
1. Một số quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về kinh tế Nhà nước
nói chung, DNNN nói riêng.
a. Một số quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin.
Trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở
nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một
kiểu quan hệ sản xuất. Do đó cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế xã hội
phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò to lớn đối với đời sống kinh tế
xã hội, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và
công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong đó các DNNN,
bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ những vị trí then chốt; phải đi đầu trong việc
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật trong chính sách kinh tế mới, Lênin có nói

rằng “Cần củng cố lại DNNN…”, Lênin đã chỉ ra hình thức phân phối theo lao động
trong DNNN là tiền lương.
Trong kế hoạch xây dựng CNXH của V.I.Lênin có các nội dung sau:
Một là, Nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất.
Hai là, quốc hứu hóa XHCN nhằm thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột
về tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hữu toàn dân.
Ba là, hợp tác hóa để chuyển những người lao động cá thể thành người lao động
tập thể.
Mặc khác, theo V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản Nhà nước là hình thức kinh tế cao
hơn so với “Sản xuất nhỏ’’. Việc sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước là cần thiết để
phát triển lực lượng sản xuất, nó như những ‘’Cầu nối’’, ‘’Trạm trung gian’’ cần thiết
để đưa đất nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
b. Một số quan điểm của Đảng ta.
Vận dụng tư tưởng của Lênin về sự tồn tại tất yếu của các thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đảng ta đã xác định ở nước ta hiện nay còn tồn tạI
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là một bộ phận cấu thành cơ bản,
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và giữ chức năng là một công cụ quản
lý vĩ mô của Nhà nước ta.
Các DNNN, một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước, giữ những vị
trí then chốt phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Nắm
giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách xã
hội và các ngành mũi nhọn, trọng yếu nhất của nền kinh tế. Sự có mặt của các DNNN
trong các ngành, các lĩnh vực quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền
kinh tế, duy trì ổn định chính trị - xã hội.
Khu vực DNNN phải giữ vai trò đòn bẩy, giá đỡ trong nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần DNNN là công cụ Nhà nước huy động tập trung vốn vào những lĩnh
vực mang tính chiến lược của nền kinh tế thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tiếp

nhận công nghệ hiện đại, tiếp cận nghệ thuật quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở
kinh tế cho các ngành kinh tế khác phát triển. Khu vực DNNN phải đi đầu trong quá
trình công nghệp hoá, hiện đại hoá theo hướng mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Vai trò của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà Nhà
nước trao cho sứ mệnh phải gánh vác.
 Một số quan điểm về DNNN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh Quảng Ngãi:
Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước. Tiếp tục
sắp xếp lại DNNN theo loại hình DNNN làm nhiệm vụ kinh doanh và DNNN làm
nhiệm vụ công ích. tiếp tục hoàn thiện tổ chức, quản lý DNNN như: sắp xếp, sáp nhập,
giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Tổ chức các doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch
ngành, lãnh thổ vào những ngành cần thiết cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như: kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, an ninh
quốc phòng và những DNNN trong một số ngành sản xuất dịch vụ cần thiết trong nền
kinh tế. Thông qua đó mà Nhà nước có thể điều tiết, hỗ trợ các DNNN và các thành
phần kinh tế khác. Tiếp tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tổ chức và quản lý doanh
nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ sở và điều kiện để DNNN
duy trì vai trò chủ đạo của mình.
Trong điều kiện ngày nay sự quản lý của Nhà nước XHCN nhằm sửa chữa
”những thất bại của thị trường’’, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân
cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển
theo định hướng XHCN (bàn tay vô hình của Nhà nước). Vai trò quản lý của nhà nước
XHCN là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt
hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội.

2. Một số kinh nghiệp của một số nơi.
a. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
 Ở Malaixia

(1)

:
Malaixia là một nước đang phát triển. Vào năm 1957, sau khi giành được độc
lập, Malaixia đã có 23 DNNN trong các ngành dịch vụ công cộng, giao thông, thông
tin liên lạc, nông nghiệp và tài chính. Vào cuối những năm 60, Chính phủ Malaixia
ban hành ‘’Chính sách kinh tế mới’’. Nội dung của chính sách này là tăng cường sự
can thiệp của Chính phủ vào phát triển kinh tế, với chính sách kinh tế mới Malaixia đã
phát triển mạnh khu vực DNNN trong ngành thương mại và công nghiệp. Mục tiêu mở
rộng DNNN trong những năm 60 chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng.
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966-1970) chi tiêu của Chính phủ dành
cho DNNN là 1,4 tỷ đô la, chiếm 32% toàn bộ chi tiêu công cộng. Trong kế hoạch 5
năm lần thứ 2 (1971-1975) con số này là 3,9 và 40%.
Xu hướng mở rộng phát triển DNNN tiếp tục duy trì, trong kế hoạch 5 năm lần
thứ 3 (1976-1980) chi tiêu cho DNNN là 12 tỷ đô la và chiếm 48% chi tiêu công cộng.
Các DNNN được thành lập nhiều trong ngành công nghiệp nặng; trong kế hoạch 5
năm lần thứ 4 (1981 – 1985) con số này tăng lên là 30 tỷ và 50%.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1986 – 1990) các DNNN được nhà nước kế
hoạch hóa và quản lý chi tiêu gọi là các DNNN phi tài chính. Các DNNN phi tài chính
với cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% và doanh thu hơn 5 tỷ được liệt vào hoạt
động của khu vực công cộng. Vào năm 1986, các DNNN phi tài chính đóng góp 24%
GDP, trong đó tất cả các DNNN đóng góp 30%. Nếu không tính nông nghiệp, DNNN
đóng góp 40% GDP.
Ở Malaixia DNNN có 3 loại, được phân theo cách phân loại của Liên Hiệp
Quốc, tức là: 1) Doanh nghiệp hành chính sự nghiệp; 2) Doanh nghiệp công cộng; 3)
Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước.
Hiệu quả hoạt động của các DNNN ở Malaixia, đặc biệt là của DNNN phi tài
chính và DNNN hoạt động vì mục đích xã hội rất kém, tỷ lệ các DNNN hoạt động
thua lỗ cao, trong ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, DNNN hoạt động không có
hiệu quả bằng các ngành khác.

Đến năm 1988, tình hình họat động của các DNNN cũng không thay đổi.
Trong tổng số 770 DNNN được điều tra về lãi và lỗ, chỉ có 387 doanh nghiệp hoạt
động có lãi với tổng lợi nhuận là 4,868 tỷ đôla và 383 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
5.610 đôla. Phần lớn doanh nghiệp bị thua lỗ là doanh nghiệp có quy mô lớn và ở
trong công nghiệp nặng.
Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của DNNN ở Malaixia là yếu kém trong
quản lý, kiểm soát và kế hoạch của Chính phủ, những mục tiêu trái ngựơc nhau của
các DNNN, thiếu sự linh hoạt trong môi trường kinh tế. Malaixia đang tiến hành cải
cách trong công tác kế hoạch hoá, bỏ những cản trở về nguồn nhân lực, giảm can thiệp
Chính phủ, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh. Gần đây hệ thống khuyến kích
theo cơ chế thị trường được áp dụng trong việc lập chính sách cho các DNNN.

*Ở Trung Quốc
(2)
:
Giống như các nước XHCN khác, tỷ trọng của khu vực DNNN trong nền kinh
tế quốc dân ở Trung Quốc rất cao. DNNN giữ vị trí chủ đạo, hoạt động của DNNN
theo cơ chế tập trung quan liêu tỏ ra rất kém hiệu quả. Trung Quốc đã tiến hành cảI
cách khu vực DNNN vào cuối những năm 70.
Từ năm 1978 đến nay, cuộc cải cách các DNNN ở Trung Quốc có thể chia
thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1978 đến 1984) là giai đoạn Trung Quốc tập trung
vào thay đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nội dung chính của cải cách trong giai
đoạn này là trao quyền tự do cho các DNNN. Cải cách này đã biến doanh nghiệp từ
một tổ chức hành chính của Chính phủ thành một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

và dịch vụ. Tuy nhiên việc mở rộng quyền tự chủ của các DNNN không mang lại kết
quả gì về mặt thu nhập tài chính cho Nhà nước, thu nhập tài chính của Nhà nước trong
vòng 4 năm gần như không tăng.

Giai đoạn thứ hai (từ năm 1984 đến 1991) là giai đoạn cải cách toàn diện
DNNN. Nội dung chính của cải cách trong giai đoạn này là giao quyền tự chủ về tài
chính cho DNNN. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ khoán doanh
nghiệp. đến năm 1988 những doanh nghiệp nhận thầu chiếm 78% tổng số doanh
nghiệp trong nước và chiếm 96% số doanh nghiệp ở Bắc Kinh, Việc thực hiện chế độ
khoán có tác dụng kích thích tính tích cực sản xuất kinh doanh trong các DNNN, làm
cho sản xuất tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên sau một thời gian cải cách, thuế nộp cho
Nhà nước không tăng nếu tính cả yếu tố lạm phát. Một điểm quan trọng của việc thực
hiện chế độ khoán là doanh nghiệp xem nhẹ đầu tư phát triển dài hạn, DNNN luôn có
xu hướng dùng lợi nhuận cho tiêu dùng trong thời gian hiện tại. Chế độ khoán đã bộc
lộ những hạn chế cần được điều chỉnh.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1992 đến nay là giai đoạn xây dựng cơ chế kinh tế thị
trường, xây dựng quy chế xí nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu của cơ chế kinh tế
thị trường XHCN, tạo môi trường cho DNNN trở thành một tổ chức pháp nhân độc lập
và một đối tượng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này
Trung Quốc đã tiến hành cổ phần hoá hàng lọat các DNNN. Đến cuối năm 1993, số
DNNN tiến hành cổ phần hóa là 3.800.
Sau gần 20 năm cải tổ, DNNN ở Trung Quốc giảm đáng kể về số lượng và tỷ
trọng trong GDP. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DNNN vẫn là một vấn đề đáng lo
ngại. Năm, 1994, Trung quốc có tới 45,9% DNNN làm ăn thua lỗ với tổng số tiền lỗ là
34,4 tỷ nhân dân tệ (NDT).
Việc cải cách các DNNN ở Trung Quốc vẫn còn là vấn đề đang nổi cộm,
Những vẫn đề đặt ra đối với việc cải tổ khu vực DNNN cũng là những vấn đề cần phải
nghiên cứu và giải quyết ở Việt Nam.
b. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước:
* Ở ĐăkLăk
(3)
:
DNNN tỉnh ĐăkLăk những năm vừa qua đã có những biến đổi đáng kể, tính
đến nay có 111 DNNN thuộc tỉnh quản lý. Tình hình hoạt động thích ứng được với cơ

chế thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động kém hiệu quả, bị thua lỗ trong sản
xuất kinh doanh, nhìn chung chưa có tính ổn định. Qua đó cho thấy: cơ chế bao cấp đã
ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi đó bộ
máy chỉ đạo của các doanh nghiệp cồng kềnh, chi phí quản lý quá lớn, cơ cấu chủng
loại sản phẩm còn nghèo nàn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, gỗ…
Để DNNN giữ được vị trí chủ đạo thực sự, Nhà nước cần phải củng cố để có
được sự phát triển đúng hướng, phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của Tỉnh trong những năm tới. Việc triển khai sắp xếp doanh nghiệp theo chỉ thị
500/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện được công tác quy hoạch tổng thể, sắp
xếp lại doanh nghiệp theo ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lãnh thổ phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức
năng Nhà nước về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp rất đa
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

dạng. Do vậy đã làm cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá được mở rộng, đồng
thời doanh nghiệp được tự chủ và chịu trách nhiệm về kinh tế hoặc sản xuất kinh
doanh của mình, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức
liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, cung ứng các dịch vụ về kinh tế
kỹ thuật, thu mua sản phẩm, góp phần tạo ra bước phát triển ổn định cho nền kinh tế
của tỉnh. Sau khi thực hiện phương án sắp xếp DNNN của tỉnh hiện nay toàn tỉnh gồm
có 122 doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói sự tồn tại của DNNN là một tất yếu khách quan, DNNN
được sử dụng như một công cụ điều tiết của Chính phủ, vừa làm chức năng chính trị
và xã hội, vừa đảm bảo cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, xã hội phát triển công
bằng và ổn định. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước.









KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Chương II

THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
I. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG CẢ
NƯỚC.
Hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương và giải
pháp tích cực nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống DNNN. Đến nay
đã giải thể 3.450 doanh nghiệp (chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp) chủ yếu là
doanh nghiệp địa phương quá nhỏ bé, làm ăn thua lỗ triền miên, sáp nhập 3.100 doanh
nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp Trung ương thành những doanh nghiệp có quy mô
lớn hơn; đã tổ chức lại các Liên Hiệp xí nghiệp thành tổng Công ty 91 và 77 Công ty
90. Xây dựng thí điểm một số tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước trên cơ sở các tổng
Công ty 91, cổ phần hoá 1.012 DNNN và đa dạng hoá sở hữu (giao, bán, khoán, cho
thuê) 65 DNNN.
Nhờ sẵp xếp lại đã nâng được một bước trình độ tập trung hoá và chuyên môn
hoá doanh nghiệp. Số vốn bình quân mỗi DNNN tăng từ 3,3 tỷ đồng lên tớI 22,4 tỷ
đồng. Số doanh nghiệp vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% xuống còn 26%, số doanh
nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% lên 20% DNNN đã tập trung hơn vào
những ngành, những lình vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. tỷ trọng sản phẩm
do các DNNN tạo ra trong GDP tăng từ 35,6% năm 1991 lên 40,7% năm 1999. Cùng
thời kỳ này, tỷ lệ nộp ngân sách tăng từ 14,7% lên 27,9%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
nhà nước tăng từ 6,8% lên 12,31%. Năm 2000 các DNNN tạo ra 40,2% GDP, trên
50% giá trị xuất khẩu đóng góp 39,25% tổng nôp ngân sách Nhà nước. Các tổng Công
ty Nhà nước có tới 1.392 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 24% tổng

số DNNN, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động trong toàn khối DNNN. Trong đó,
riêng 17 tổng Công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập bằng 9%
số DNNN, chiếm 56% tổng số vốn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so vớI yêu cầu
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống DNNN còn nhiều yếu
kém và bất cập.
Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé dàn trải trên hầu hết các ngành, nghề và địa
phương phân tán về vốn, trong khi vốn Nhà nước rất hạn chế. Tính đến nay, trong số
5.655 DNNN, kể cả hàng trăm DNNN mới đã thành lập trong những năm gần đây, số
doanh nghiệp vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65,4%, số doanh nghiệp vốn trên 10 tỷ
đồng chiếm 20,89%, ở các địa phương hơn 30% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ
đồng. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ các doanh nghiệp còn lạc hậu. Ngoài một số ít
doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đại hoặc trung bình, đại bộ phận doanh
nghiệp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với thế giới từ 10 – 20
năm, các ngành như ngành cơ khí tới 30 năm, thậm chí có 38% số này ở dạng thanh lý.
Do tình trạng máy móc như vậy nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mũi nhọn cho quốc
gia, khả năng cạnh tranh thấp. Một số mặt hàng trong nước như sắt, thép, phân bón, xi
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

măng, … có mức giá cáo hơn mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ 20-40%, cá biệt mặt
hàng đường thô cao hơn tới 70-80%. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất
khẩu. Tình hình này đang là một thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ta
trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh về kinh tế.
Một tình trạng khá phổ biến là số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp khá
lớn, ước tính tổng số lao động không có việc làm ở các DNNN tới khoảng 10 vạn
người có tên trong danh sách nhưng đang nghĩ chờ việc hoặc tự bỏ, tự tìm việc ở nơi
khác.
Công nợ tại các doanh nghiệp quá lớn, theo số liệu kiểm kê năm 2000, tổng số
nợ phải trả của DNNN tới 194.841 tỷ đồng, bằng 15,23% tổng số vốn nhà nước trong
các DNNN, trong đó nợ quá hạn là 10.716 tỷ đồng, nợ khó đòi là: 2.748 tỷ đồng. Mặc

dù ngân sách nhà nước luôn thiếu hụt, song nhà nước đã phải dành ra một khoảng vốn
lớn hổ trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cấp
bổ sung vốn lưu động, bù lổ, miễn trả thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giảm nợ giảm thuế
khấu hao, cho vây vốn tín dụng ưu đãi …trong 10 năm lại đây tới gần 127.000 tỷ
đồng.
Thực hiện chủ trương đa dạng sở hữu một số DNNN không cần thiết 100% vốn
nhà nước còn chậm. Đến nay cả nước mới chỉ cổ phần hoá được 1.012 doanh nghiệp,
giao, bán, khoán hoăc cho thuê còn khá nhiều.
II. THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI .
1. Tổng quan về tình hình kinh kế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
a. Vị trí địa lý:
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền trung
(Thừa Thiên Huế - Đà Nẳng - Quảng Nam-Quảng Ngãi) .Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
5.135,2 km
2
dân số trung bình năm 2003 là 1245,8 nghìn ngườI, chiếm 1,76% diện
tích và 1,6% dân số của cả nước.
Về hành chính, Quảng Ngãi hiện tại có một thị xã, 6 huyện miền núi, 6 huyện
đồng bằng ven biển, 1 huyện đảo ( Lý Sơn). Quảng Ngãi có đường bờ biển dài 129
km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kontum và Gia Lai, phía đông giáp
biển .
Ở trung độ đất nước, Quảng Ngãi nằm giữa hai thành phố Đà Nẵng ở phía Bắc,
Quy Nhơn ở phía Nam, Quảng Ngãi có đường quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất
chạy qua tỉnh; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Kontum và Hạ Lào, đây là một tuyến
giao thông quan trong đối với Kontum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá
giữa Duyên Hải và Tây Nguyên. Trong tương lai sân bay Chu Lai được xây dựng sẽ là
điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội gắn
với an ninh quốc phòng.

Phía bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn đã và đang hình thành khu kinh tế tổng hợp
Dung Quất, trong khu này có cảng nước sâu Dung Quất khu công nghiệp lọc hoá dầu
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

và các khu công nghiệp khác, khu đô thị mới Vạn Tưòng, đây sẽ là khu kinh tế lớn của
đất nước ở Miền Trung.
b. Khí hậu:
Năm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động.
Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú nhiệt độ trung bình năm trên 25
0
c. Bình quân 4
năm có một cơn bão hoặc ấp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi,
thường gây nên lũ lụt. Tổng lượng bức xạ trong năm lớn tới 1400-1500Kcal/năm; số
giờ nắng khoãng 2000giờ/năm.
Khí hậu Quảng Ngãi với lượng bức xạ lớn thuận lợi về phơi sấy, sử dụng năng
lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến Nông Lâm Sản làm muối sản xuất điện
năng. Tuy nhiên do địa hình dốc, mưa tập trung theo mùa vào tháng 9,10,11 và 12
hàng năm nên thường xuyên bị lũ lụt làm ảnh hưởng sản xuất, thiệt hại về người và vật
chất cho nhân dân trong vùng.
c. Khái quát về kinh tế -xã hội:
Trải qua một thập kỷ, từ một tỉnh nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, chúng ta
đã cố gắn phát triển một cách toàn diện, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế và xã hội được
tăng cường đời sống nhân dân từng bước được cải thiện số hộ đói nghèo giảm đáng kể.
Nền kinh tế từng bước được ổn định và phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng khá so
với mức bình quân chung cả nước. Đặc biệt từ năm 2002 trở lại đây tốc độ phát triển
kinh tế tăng ở “ 2 con số “. (Năm 2002: 10,6 %; năm 2003 : 10,3%; ước thực hiện năm
2004 : 11- 11,5 % ). Năm 2003 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 420.000 triệu
đồng.
GDP bình quân đầu người tăng năm 2002 là 2,628 triệu đồng (192 USD), năm
2003 là 3,562 triệu đồng (230 USD), ước thực hiện 2004 khoảng 3,838 triệu đồng

(246 USD) thể hiện bằng bản như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 Ước 2004
-Tốc độ phát triển kinh tế ( GDP ) % 10,6

10,3

11 – 11,5

-GDP bình quân đầu người Tr.đồng 2,628

3,562

3,838

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Quảng Ngãi )
Cùng với sự tăng trưởng là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng
giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp –xây dựng và
dịch vụ, cụ thể:
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
-Tổng sản phẩmGDP: 100

100

100

+Nông-Lâm-Ngư nghiệp 38,80

38,66


36,70

+Công nghiệp-xây dựng 22,20

23,43

24,60

+Dịch vụ 39,00

37,91

38,70

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Quảng Ngãi )
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI


Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng nông-Lâm-Ngư
nghiệp còn cao, tỷ trọng công nghiệp –xây dựng còn ở mức thấp.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng được hoàn thiện, hằng
năm tạo việc làm và thêm việc làm mới cho khoảng 29-30 ngàn lao động, đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo 23,7% (miền núi 50,1%)
năm 2001 xuống còn 14,8% (miền núi 41%) năm 2003, tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững.
Mặc dù tốc độ tăng trương kinh tế của tỉnh hằng năm tăng cao hơn so với tốc độ
tăng trương kinh tế của cả nước và một số tỉnh trong vùng Duyên Hải Trung Trung Bộ
cũng như vung kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng do điểm xuất phát của nền kinh
tế tỉnh còn thấp nên GDP bình quân đầu người qua các năm xấp xỉ một số tỉnh điều

kiện tương tự như: Quảng Nam, Quảng Trị, Phú Yên và chỉ bằng 47,2% so với bình
quân cả nước. Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 chậm tiến
độ đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng tưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm. Năm 2003 tổng thu ngân sách
trên địa bàn tỉnh đạt 420.000 triệu đồng.
2. Thực trạng DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi :
Hầu hết các DNNN thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã hình thành từ thời quản l ý tập
trung bao cấp, phát triển tràn lan thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ bé, thiết bị lạc hậu. Qua
các đợi sắp xếp theo Quyết định 315/HĐBT, Nghị định 388/HĐBT từ 155 DNNN
thuộc tỉnh quản lí đến năm 1996 còn 63 doanh nghiệp, trong đó có 61 DNNN được
đăng ký lại theo Nghị định 388/HĐBT và các DNNN sau khi sắp xếp đã có bước tăng
trưởng khá về doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách …Đến năm 1998 tỉnh chỉ còn 43
doanh nghiệp.
Cuối năm 2003, sau khi thực hiện chỉ thị 20/1998/TTg của Thủ Tướng Chính
phủ, số lượng DNNN của tỉnh đã giảm từ 43 doanh nghiệp xuống còng 34 doanh
nghiệp ( năm 2003) nhưng thực chất chỉ còn 32 doanh nghiệp hoạt động (2 doanh
nghiệp ngưng hoạt động đang làm thủ tục giải thể), 16 DNNN trung ưong và 60 chi
nhánh DNNN Trung ương trên địa bàn Tỉnh.
DNNN được thành lập để cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế, chiếm giữ tỷ phần lớn trong các ngành mũi nhọn, trọng
yếu nhất của nền kinh tế, giữ vị trí then chốt. Có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của
nền kinh tế. Bên cạnh đó, DNNN cũng được thành lập để thực hiện những mục tiêu xã
hội như tạo công ăn việc làm, khắc phục sự mất cân bằng về phát triển kinh tế vùng,
đồng thời có mối quan hệ thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều đó sẽ
được chứng minh bằng các chỉ tiêu kinh tế -xã hội cụ thể của tỉnh như sau:



KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI


Chỉ tiêu 2001 2002 2003
I.Tổng sản phẩm GDP
Trong đó :
- Kinh tế nhà nước
+ Trung ương quản lý
+ Địa phương quản lý
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế cá thể, tiêu chủ
- Tư bản tư nhân
- Tư bản hổn hợp
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
3.390.887


850.211

515.156

335.055

419.354

2.005.942

44.661

63.408

2.039




3.953.948


1.000.034

613.603

386.431

460.881

2.346.941

79.599

37.700

2.180


4.404.862


1.340.012

803.850


536.162

500.235

2.439.620

82.075

40.305

2.615

II.Tổng thu ngân sách nhà nước
Trong đó :
- Thu từ kinh tế quốc doanh
+ Trung ương
+ Địa phương
200.000



67.920

15.260


220.000




71.984

17.079

420.000



93.881

19.689


(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi)
Qua danh mục trên cho ta thấy tổng sản phẩm kinh tế quốc dân luôn tăng lên
qua các năm, trong 6 thành phần kinh tế thì riêng kinh tế quốc doanh chiếm 30,4%
trong tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh. Bên cạnh đó hằng năm tỉ lệ đóng góp trong ngân
sách nhà nước của kinh tế quốc doanh cũng tăng lên. Điều đó sẽ cho ta thấy được một
loạt các vấn đề xã hội được điều chỉnh theo hướng tích cực như: Lao động được giải
quyết, việc làm tăng (hằng năm tạo việc làm và thêm việc làm mới cho khoảng 29 - 30
ngàn lao động) đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ
23,7% xuống còn 14,8% năm 2003. Cụ thể hơn, đươc thể hiện qua tình hình hoạt đông
của DNNN trên địa bàn Tỉnh như sau :
a. Hình thức tổ chức và tình hình hoạt động của DNNN trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
+ Về phát triển công nghiệp của DNNN:
DNNN hoạt động mạnh trong lãnh vực công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng sản phẩm công nghiệp của tỉnh. Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị so
sánh 1994) đạt 1.164.000 triệu đồng thì công nghiệp quốc doanh đạt 775.000 triệu
đồng (tăng 22,45% so với năm 2002). Trong đó công nghiệp quốc doanh Trung ương

đạt 731.500 triệu đồng (tăng 23,31% so với năm 2002) công nghiệp quốc doanh địa
phương đạt 43.500 triệu đồng tăng (tăng 9,57% so với năm 2002) sản phẩm công
nghiệp dần tăng cao về số lượng, chủng loại chất lượng, tiêu biểu:
- Năng lực chế biến hải sản đạt 5.000 tấn /năm.
- Công suất chế biến mía đường đạt 4000 tấn/ngày. Nhu cầu nguyên liêu mía từ
750.000 tấn – 800.000 tấn/năm và mở rộng đầu tư các tỉnh Gia Lai, Kontum công suất
2.500 tấn/ngày.
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

- Số lượng thiết bị sản xuất hàng may mặc xuất khẩu từ 4 chuyền lên 16
chuyền.
- Sản lượng điện hằng năm từ 65 triệu KWh lên mức 200 tri ệu KWh.
- Về chế biến lâm sản: sản lượng gổ khai thác năm 2002 đạt 57.943 m
3
chủ yếu
là gổ rừng trồng. Quảng Ngãi đang nghiên cứu quy hoạch phát triển nhiều loại cây
công nghiệp như: cao su, ca cao, chè …đặc biệt rừng Trà Bồng thích hợp cho việc phát
triển cây quế công nghiệp, chế biến các mặc hàng từ cây quế, còn nhiều tiềm năng mời
gọi đầu tư. Đây là một điều kiện và đông lực để phát triển hoạt đông trong lãnh vực
này.
Bảng 1: Danh mục các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp quốc doanh.
Các sản phẩm chủ yếu Đơn vị
tính
2001 2002 2003
Xi măng Tấn 12.200

45.000

50.000


Đá xây dựng các loại 1000m
3
327

400

500

Đường RS Tấn 37.867

40.000

47.000

Điện thương phẩm 1000kwh 160.000

180.000

210.000

Bánh kẹo các loại Tấn 2.864

3.500

3.800

Nước khoáng 1000lít 19.921

24.000


23.500

Bia 1000lít 14.158

18.000

20.000

Thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu Tấn 2.681

36.000

3.600

Tinh bột mỳ Tấn 15.000

22.000

25.000

Gạch các loại 1000v 145.737

170.000

200.000

Nước máy 1000m
3
3.990


8.000

9.000

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Quảng Ngãi )
- Nhiều công trình nhà máy đựoc đầu tư mới, đầu tư bổ sung, góp phần tạo
nhiều giá trị và sản phảm như: nhà máy nước khoáng, nhà máy khí công nghiệp, nhà
máy gạch Bình Nguyên (Cty An Ngãi), xương nuớc quả đóng hộp (vilex), nhà máy
bia, nhà máy bánh kẹo, nhà máy sữa, nhà máy tinh bột mỳ.
Đến nay tính đã hình thành và phát triển 3 khu công nghiệp: khu công nghiệp
Tịnh Phong, khu công nghiệp Quảng Phú, khu công nghiệp Dung Quất. Là điều kiên
thuận lợi, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ góp phần giải quyết
việc làm cho nhân dân, củng cố đời sống cho nhân dân tỉnh, thu hút vốn đầu tư từ
nhiều nguồn khác nhau là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
- Đối với khu công nghiệp Tịnh Phong: hiện đã có 11 dự án được cấp giấy
phép, tổng vốn đầu tư 96 tỷ đồng, diện tích chiếm đất 18 ha.
- Đối với khu công nghiệp Quảng Phú: hiện có 25 dự án đang hoạt động tổng
vốn đầu tư 827 tỷ đồng, tổng diện tích chiếm đất là 40 ha.
- Đặc biệt khu công nghiệp Dung Quất là trung tâm lọc hoá dầu cảng biển nước
sâu, nơi thu hút nhiều nhà đầu tư, triển khai nhiều dự án có quy mô lớn mang tầm cở
quốc gia và khu vực, với diện tích 10.300 ha. Thực sự lợi thế cho sự vươn lên phát
triển kinh tế của Quảng Ngãi và là động lực thúc đẩy sự phát triển của miền Trung
nhằm từng bước rút ngắn sự cách biệt về phát triển so với hai đầu đất nước.
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Hiện nay Dung Quất đang thực sự hình thành quy mô 1 khu kinh tế, với
nhiều dự án đầu tư quan trọng, nhất là nhà máy lọc dầu số 1 (Công suất 6,5 triệu
tấn/năm).Đến cuối năm 2003 tổng số dự án được cấp giấp phép đầu tư vào khu công
nghiệp Dung Quất là 33 dự án, tổng vốn đầu tư là 28.000 tỷ đồng. Hiện nay có 10 dự
án đi vào hoạt động sản xuất, 10 dự án đang xây dựng, còn lại đang triển khai các thủ

tục đền bù và chuẩn bị thi công, giải quyết trên 2.000 lao động.
Đến nay các công trình hạ tầng ngoài hàng rào Nhà máy lọc dầu số 1 và khu
công nghiệp đã cơ bản hoàn thành và đang tiếp tục đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phục vụ
ngay cho quá trình Xây dựng, vận hành các nhà máy trong khu công nghiệp ( vớI
60,96 km giao thông ), bến cản chuyên dùng cho tàu 10.000 tấn, xây dựng nhà máy
nước 15000 m
3
/ngày đêm; cấp điện, bưu điện Dung Quất với tổng đài điện tử 512 số)
hiện đã có 2 trạm biến áp 110 và 220 KV tại Dung Quất và Dốc sỏi theo tổng sơ đồ 5
trình Chính phủ phê duyệt, thì từ nay đến hết 2005 tại Dung Quất sẽ có trạm BA 500
KV và đường dây cao thế 500 KV Playcu – Dung Quất (là giai đoạn hai của dự án
mạch 500 KV thứ hai đất nước - giai đoạn một đường đây 500 KV Plâycu – Phú Lâm
sắp hoàn thành ).
Tóm lại khu công nghiệp quốc doanh có 1 đóng góp tích cực về mặt xã hội là
đã giải quyết được 5.398 lao động, đã làm giảm bớt nổi lo của Đảng và nhà nước ta
nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Song, thực trạng phát triển công nghiệp của
kinh tế quốc doanh còn chậm, chưa vững chắc. Trong giai đoạn này giá trị sản xuất
của ngành còn phụ thuộc nhiều vào giá trị sản xuất cuả công ty đường nhưng hiện nay
sản phẩm đường đang gặp khó khăn trên thị trường, do đó chất lượng và giá cả còn
hạn chế trong cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế.
Nguồn nguyên liệu mía hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 60% công suất chế biến.
Bên cạnh đó việc triển khai dự án nhà máy lọc dầu số 1 chậm so với kế hoạch
đề ra nhất là gói thầu 5a và gói thầu số 1 là gói thầu chính của nhà máy. Hiện nay đã
chậm khoảng 5-6 tháng và nếu không có giải pháp tích cực thì khả năng cuối 2005 nhà
máy mới hoàn thành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ phát triển của cả khu
công nghiệp Dung Quất và nền kinh tế của tỉnh.
+ Về đầu tư phát triển xây dựng:
Trong những năm vừa qua DNNN đã hoàn thành nhiều công trình cho tỉnh góp
phần làm hiện đại hơn cơ sở hạ tầng cho tỉnh nhà.
Bảng 2: Danh mục dầu tư cơ bản của DNNN


2001 2002 2003
-Vốn nhà nước đầu tư
vào xây dựng
Trong đó:
- Vốn ngân sách nhà nước
+Trung ương
+ Địa phuong
- Vốn tín dụng
- Vốn tự có của DNNN
946.526


347.992
160.651
187.271
185.429
413.175
1.255.415


423.400
126.415
296.985
172.015
660.800
1.523.689


493.012

142.023
350.989
159.201
871.476
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Vốn nhà nước đầu tư vào xây dựng tăng lên qua các năm, trong đó là do vốn
ngân sách nhà nước và vốn tự có của DNNN tăng; vốn tín dụng giảm. Điều đó chứng
tỏ năng lực cuả DNNN tăng lên.
Đến nay đã có 177/179 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, đã có 100% tuyến
đường trung tâm huyện đến các xã đồng bằng được nhựa hoá, đua vào sử
dụng 10.885 km đường giao thông; trong đó cứng hoá, nhựa hoá 808,5
km, bê tông hoá hơn 200 km, hàng trăm cầu cống được xây dựng. Nâng
cấp và làm mới đưa vào sử dụng 38 công trình thuỷ lợi (tổng công suất
tưới hơn 2070ha); nâng cấp trên 50 km tuyến kênh chính và kênh cấp 2
thuộc công trình thuỷ lợi Thạch Nham; kiên cố hoá 137 km tuyến kênh
mương nội đồng; đưa trung tâm y tế Đức Phổ sử dụng với 150 giường
bệnh, xây dựng trên 1000 phòng học ở các địa phương.
Về điện đã nâng cấp, cảI tạo, mở rộng và xây dựng mới, nhiều trại biến áp 35
KV ở hầu hết các huyện trong tỉnh, xây dựng trạm điện diezel tại Lý Sơn và củng cố
các nguồn diezel dự phòng tại chỗ. Mạng lưới điện nông thôn phát triển, cung cấp
điện cho sản xuất và sinh hoạt ở 131 xã, phường, đạt tỷ lệ 73,2% so vớI tổng số xã,
phường toàn tỉnh, mức tiêu thụ địên bình quân đạt 127 KWh/người/ năm.
Hiện tỉnh đang tiến hành xây dựng các dự án trọng điểm như: dự án đường Trà
Bồng –Trà Phong; Cầu cộng hoà; dự án bảo tàng tổng hợp, dự án bệnh viện đa khoa
mới .
Tuy nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước vốn tự có của DNNN có tăng
hằng năm nhưng chưa đủ mạnh tác động thúc đẩy nhanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế
.cón nhiều mặt hạn chế trong công tác quản lý lãnh đạo như: xét đơn ký -duyệt phải
qua nhiều cửa, nhiều khâu, trang thiết bị máy móc lạc hậu, đa phần là được “ hậu sử

dụng “ của các nước phat triển thanh lý lại. thường là chậm hơn từ 3 đến 4 lần thế hệ,
còn gặp khó khăn trong việc giải toả mặt bằng (như người dân không chịu tách rời
nhau do truyền thống thương yêu, đùm bọc của ngườidân Quảng Ngãi …).
+ Về phát triển Thương mại -dịch Vụ của DNNN:
DNNN hoạt động Thương mại khá, đảm bảo nhu cầu cung ứng hàng hoá trong
tỉnh. Năm 2003 giá trị sản xuất thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng đạt 142.620
triệu đồng, trong đó Trung ương đạt 52.083 triệu đồng, địa phương đạt 90.537 triệu
đồng. Hoạt động vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế xã hộI của tỉnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2003 đạt 462.960 triệu đồng (năm 2001: 298.219
triệu đồng; năm 2002: 386.515 triệu đồng). Trong đó Trung ương đạt 161.967 triệu
đồng, địa phương đạt 300.993 triệu đồng. Doanh thu du lịch tăng từ 16.950 triệu đồng
lên 19.692 triệu đồng năm 2003.
Song, tuy thương mại quốc doanh hoạt động có phần tăng trưởng hơn các năm
trước nhưng còn yếu, chưa chi phối được các thành phần kinh tế khác, chiếm tỷ trọng
quá nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ toàn tỉnh. Hoạt động du lịch còn
đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng, nhất là du lịch sinh thái, văn hoá.
Về bưu chính viễn thông đã thể hiện được vai trò chủ đạo, phát triển mạnh theo
hướng hiện đạI hoá. Đã xây dựng được công trình tổng đài điện tử kỹ thuật, hệ thống
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

truyền dẫn cáp xuyên việt, hệ thống vi ba số và vi ba nộI tỉnh, Bưu điện Dung
Quất…đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân. Đến
nay, có 91,1% xã, phường sử dụng máy điện thoạI, bình quân đạt 2,05 máy/100dân
Các dịch vụ ngân hàng củng đã thể hiện được vai trò chủ đạo của mình, thúc đẩy
được các thành phần kinh tế khác phát triển .Năm 2003 các dịch vụ ngân hàng đã đáp
ứng được 86% nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, tăng 28 % so vớI năm 2000.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 11.119 ngàn USD,năm 2003 tăng lên 16.006
ngàn USD, kim ngạch nhập khẩu giảm từ 9.033 ngàn USD năm 2002 xuống còn 6500
ngàn USD năm 2003

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Bạch Đàn, đá xây dựng, đường RS …
hoạt động xuất khẩu có sự chuyển biến khá tích cực trong giai đoạn này,lần đầu tiên
sau nhiều năm tỉnh đã đạt được kim ngạch xuất khẩu “ 2 con số “. Tuy vậy giá trị vẫn
còn nhỏ bé.Thiết bị công nghệ lạc hậu chưa đủ sức để đầu tư các công nghệ hiện đại,
chưa mạnh dạng tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý
nhà nước cho các doanh nghiệp còn quá ít trong công tác xuất nhập khẩu , tìm kiếm thị
trưòng …
+ Về Nông-Ngư-Lâm nghiệp:
Năm 2003 giá trị sản xuất nông nghiệp của DNNN đạt 15.246 triệu đồng.
Sản lượng mía cây giảm qua các năm do tình hình giá cả thị trường giảm nên
nông dân chuyển sang canh tác loại khác làm ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng
hoạt động chế biến thực phẩm sau đường của công ty đường Quảng Ngãi .Nguồn
nguyên liệu mía hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 60% công suất chế biến cho 2 nhà máy
trong tỉnh.
Cây cao su, cây quế, dâu tằm được tập trung phát triển nhưng chất lượng và
hiệu quả chưa cao. Đến năm 2003 diện tích cao su khoảng 1400 ha, quế gần 4200 ha,
sản lượng vỏ quế khai thác hằng năm từ 100 đến 200 tấn, giá trị sản xuất /ha canh tác
năm 2003 đạt khoảng 163 triệu đồng ,tăng 26% so với năm 2000.
Thực hiện các chương tình dự án về lâm nghiệp, trong năm qua đã trồng và
chăm sóc 15,3 nghìn ha rừng tập trung, quản lý, bảo vệ chăm sóc 49,8 nghìn ha,
khoanh nuôi tái sinh 31,75 nghìn ha rừng; nâng độ che phủ rừng từ 27,6% năm 2000
lên 34,9% năm 2003.Sản lượng khai thác gỗ hằng năm có xu hướng giảm, năm 2003
đạt 57.000m
3
(năm 2000 đạt 63.4000m
3
). Do chủ trương hạn chế khai thác rừng tự
nhiên nên từ năm 2000 đến nay sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên có chiều hướng
giảm dần, từ 14.190 m
3

năm 2000 xuống còn 7.000m
3
năm 2003. sản lượng khai thác
gỗ rừng nguyên liệu ( chủ yếu là gỗ bạch đàn) giữ ở mức ổn định, ở khoảng 50.000m
3
.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2003 đạt 80.121 tấn .diện tích nuôi tôm năm
2000 là 804 tấn,năm 2003 tăng lên 895 tấn. Thuỷ sản đông lạnh năm 2000 là 1612 tấn,
năm 2003 tăng lên 2980 tấn. Trong giai đoạn này đã hình thành được mô hình nuôi
tôm trên cát ,tuy vậy sản lượng nuôi trồng hằng năm tăng chậm ,tình trạng tự phát
trong nuôi trồng thuỷ sản còn phổ biến ,dịch bệnh tôm chưa có biện pháp khắc phục
hữu hiệu ,kịp thời
Hiện nay đã và đang triển khai xây dựng các công trình phục vụ cho ngành thuỷ
sản như: công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ngãi ( trước đây là xí nghiệp chế
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ngãi ), Cảng cá Sa huỳnh đang chuẩn bị triển khai xây
dựng vùng neo đậu tàu thuyền và khu dịch vụ hậu cần đảo Lý Sơn ….
+ Về hoạt động bảo vệ môi trường:
Năm 2003 công ty môi trường Quảng Ngãi đã kiểm định và sửa chữa 16.406
lượt phương tiện đo lường , 1026 sản phẩm được đăng ký quản lý chất lượng, kiểm
dịch 3.272 mẫu sản phẩm các loại, thanh tra, kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng
1.932 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện 267 cơ sở vi phạm, thanh tra môi
trường 496 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý 47 trường hợp.
Tuy nhiên việc xử lý chất thải ở thị xã Quảng Ngãi đặc biệt là chất thải sinh
hoạt, chất thải ở các nhà máy chế biến nông sản vẫn chưa giải quyết tốt làm ảnh hưởng
đến vệ sinh sinh hoạt, sức khỏe của người dân.
* Tổng hợp kết quả hoạt động của DNNN thuộc tỉnh quản lý:
DNNN thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý đến nay có số lượng là 34 doanh nghiệp
(trong đó có 2 doanh nghiệp ngưng hoạt động là: công ty dịch vụ thương mại Cẩm

Thành, công ty 19/5 ).
BẢNG 3: DANH MỤC DNNN HIỆN CÓ NĂM 2003 TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NGÃI.
Số
TT

Danh mục Địa chỉ
Vốn NN
(tr. đồng)
Số LĐ
(Người)
1 Cty Điện ảnh Băng hình
63 Phan Đình Phùng,
TX Quảng Ngãi
3464

74

2 Lâm trường Ba Tơ Ba Tơ, Quảng Ngãi 2155

39

3 Cty sách thiết bị Quảng Ngãi
939 Quang Trung,
TX Quảng Ngãi
1853

55

4 Cty nông thực phẩm Quảng Ngãi
48 Phan Xuân Hoà,

TX Quảng Ngãi
10302

286

5 Cty khách sạn du lịch Cẩm Thành

118 Lê Trung Đình,
TX Quảng Ngãi
1258

28

6
Cty vận tải biển Quảng Ngãi
176 Lê Trung Đình,
TX Quảng Ngãi
1389

83

7
Cty môi trường Quảng Ngãi
khốI 8 F.Trần phú,
TX Quảng Ngãi
3077

155

8

Cty phát triển CSHT Quảng Ngãi
Thôn 3 ,quảng Phú,
TX Quảng Ngãi
12922

812

9
Cty cơ khí và xây lắp Quảng Ngãi

số 6 Nguyễn Thuỵ,
TX Quảng Ngãi
2456

155

10
Cty vậ tư ytế Quảng Ngãi
970 Quang Trung,
TX Quảng Ngãi
2095

24

11
Cty dược Quảng Ngãi
974 Quang Trung,
TX Quảng Ngãi
3562


112

12 Cty khai thác công trình thuỷ lợI
Quảng Ngãi
978 quang Trung, TX
Quảng Ngãi
315498

275

13 Cty vật tư kỷ thụât nông lâm
nghiệp Quảng Ngãi
94 Nguyễn chánh,
TX Quảng Ngãi
6822

89

KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

14
Cty tư vấn xây dựng và đầu tư
Quảng Ngãi
112 Phan Đình
Phùng, TX Quảng
Ngãi
646

107


15
Xí nghiệp vận tải ôtô Quảng Ngãi
Phường Quảng phú,
TX Quảng Ngãi
3423

38

16
Cty TNXP xây dựng NTvà MN
Quảng Ngãi
133 Trương Quang
Trọng,TX Quảng
Ngãi
1788

105

17
Cty xổ số kiến thiết Quảng Ngãi
74Phan Đình Phùng,
TX Quảng Ngãi
3399

25

18
Cty cấp thoát nước Quảng Ngãi
17 Phan chu Trinh,
TX Quảng Ngãi

13644

84

19 Cty phát hành sách và VHTH
Quảng Ngãi
391 quang Trung,TX
Quảng Ngãi
567

26

20
Cty công trình Quảng Ngãi
982Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
5210

153

21 Cty thương m
ại tổng hợp Quảng
Ngãi
451Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
2300

81

22

Cty du lịch Quảng Ngãi
321Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
6959

181

23 Cty Nông lân sản xuất khẩu
Quảng Ngãi
108Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
3421

75

24 Cty quản lý và xây dựng giao
thông Quảng Ngãi
494Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
3789

138

25 Xí nghiệp in Quảng Ngãi
431 Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
1596

54


26
Cty chế biến thuỷ sản Quảng
Ngãi
268 Trần Hưng Đạo,
TX Qngãi
4353

209

27
Xí nghiệp bến xe khách Quảng
Ngãi
26 Lê Thánh Tôn,TX
Quảng Ngãi
1558

44

28 Lâm trường Trà Tân
Trà Tân Trà bồng
Quảng Ngãi
1329

42

29 Cty thương mại quảng Ngãi
504 Quang Trung,TX
Quảng Ngãi
5305


76

30
Cty thương mại tổng hợp Sơn
Tịnh
Thị trấn Sơn Tinh
,Sơn Tịnh ,Quảng
Ngãi
953

9

31 Lâm trường Trà Bồng
Trà Bồng ,Quảng
Ngãi
486

15

32 Nông trường 24/3 Đức Phổ -QuảngNgãi

112

59

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư)
Trong đó, số lượng DNNN hoạt động công ích 5 doanh nghiệp; DNNN hoạt
động kinh doanh 27 doanh nghiệp. Tổng vốn nhà nước đầu tư là 438.552 triệu đồng
(nếu trừ giá trị công trình thuỷ lợiThạch Nham là vốn DNNN thực chất chỉ là 125 tỷ
đồng) danh thu năm 2001 là 591.196 triêu đồng, đến năm 2003 tăng lên 1.329.949

KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

triêu đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 9.975 triệu đồng, năm 2003 tăng lên
11.716 triệu đồng. Tổng mức nộp ngân sách cũng tăng lên, năm 2001 là 44.617 triệu
đồng đến năm 2003 là 53.461 triệu đồng. Tuy nhiên còn mặt hạn chế là số doanh
nghiệp làm ăn thua lổ còn cao (6 doanh nghiệp trong 32 doanh nghiệp đang hoạt động
) mức lổ năm 2003 là 1.555 triệu đồng, lổ cộng dồn là 9.163 triệu đồng, nợ khó đòi
cũng tăng lên, năm 2001 là 5.100 triệu đồng, năm 2003 là 6.694 triệu đồng. Kim
ngạch xuất khẩu tăng lên, năm 2002 đạt 2.664 ngàn USD, năm 2003 tăng lên 5.444
ngàn USD chiếm 42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bên cạnh đó thiết bị công nghệ của DNNN còn lạc hậu, thuộc thế hệ 60-70.
Những năm gần đây, một số DNNN tỉnh đã có đầu tư đổI mới công nghệ (như: công ty
môi trường Quảng Ngãi, công ty vật tư y tế, công ty cấp nước Quảng Ngãi …) nhưng
không đồng bộ còn mang tính chấp vá. Tỷ lệ đổi mới hàng năm khoảng 16%. Chính vì
vậy phần lớn các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, DNNN gần như lãi hàng năm không
đáng kể, khả năng trả nợ đầu tư khó, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ
quyết định giải thể hoặc bán doanh nghiệp.
Bảng 4: Danh mục tổng hợp kết quả hoạt động của DNNN Tỉnh Quảng Ngãi .
Thông số ĐVT 2001 2002 2003
I. Tổng số doanh nghiệp DN 32

32

32

1-Số DN công ích DN 5

5

5


2-Số DN sản xuất kinh doanh DN 27

27

27

3-Số DN có lãi DN 25

27

26

4-Số DN lổ DN 7

5

6

II.Vốn kinh doanh Triệu đồng 407.746

423.693

438.552

1- Vốn ngân sách nhà nước triệu đồng 373.476

377.929

383.166


2-vốn tự bổ sung triệu đồng 24.521

25.557

26.626

3-Vốn huy động các nguồn
khác
triệu đồng 9.749

20.207

28.760

III.Tổng số lao động Người 2.678

2.099

3.708

Trong đó : Lao động chờ sắp
xếp việc làm
Người 82

86

85

IV. Kết quả kinh doanh Triệu đồng


- Doanh thu triệu đồng 591.196

659.536

1239.949

- Lãi trước thuế triệu đồng 9.975

9.189

11716

- Lỗ triệu đồng 2.925

1.185

1.555

- Lỗ cộng dồn triệu đồng 8.580

8.950

9163

V.Tổng mức nộp ngân sách Triệu đồng 44.617

49.643

53.461


VI. Tổng nợ phải thu Triệu đồng 132.605

82.723

138.312

Trong đo nợ khó đòi triệu đồng 5.700

7.562

6.694

VII. Tổng nợ phả trả Triệu đồng 242.394

183.692

274.749

Trong đó : Vốn vay triệu đồng 2.853

2.903

3.154

( Nguồn: Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi)
+ với DNNN hoạt động công ích:
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI

Đến năm 2003 số lượng DNNN hoạt động công ích trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi là 5 DN: Cty Thanh niên xung phong xây dựng nông thôn và miền núi tỉnh
Quảng Ngãi, Cty khai thác CTTL Quảng Ngãi, ty môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Cty
quản lý va xây dựng giao thông Quảng Ngãi, Cty phát hành sách và VHTH Quảng
Ngãi.
Hiện nay tổng vốn nhà nước của DNNN hoạt động công ích là: 331.469 triệu
đồng ( trong đó có vốn của Công trình Thạch Nham ) .Danh thu năm 2003 đạt 49.739
triệu đồng ,chiếm 3.7% trong năm 2003 đạt 1348 triệu đồng chiếm 10,6% trong tổng
số lợi nhuận của DNNN mức nạp ngân sách năm 2003 đạt 1.027 triệu đồng. Nhìn
chung trong năm qua DNNN hoạt động công ích đã giải quyết việc làm tỉnh Quảng
Ngãi gần 100 lao động của tỉnh, góp phần làm giảm nạn thất nghiệp của tỉnh nhà.

Bảng 5 : Danh mục tổng hợp tình hình hoạt động của DNNN hoạt động công ích.
Thông số Đơn vị
tính
2002 2003
I. Tổng số doanh nghiệp
II. Tổng vốn kinh doanh
Trong đó :
+Vốn ngân sách
+Vốn tự bổ sung
+Vốn huy động từ các nguồn khác.
III. Tổng số lao động
IV. Kết quả kinh doanh
+ Doanh thu
+ lãi trước thuế
V. Tổng mức nạp ngân sách
VI. Tổng nợ phải thu
VII. Tổng nợ phải trả
DN
Triệu đồng


Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Người
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

5

325.670


318.738
641

6.288

699

36.979

764

713


38.169

35.492

5

331.469


320.975

957

9534

741

49.739

1.248

1.027

28698

36.959

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư)
+ Với DNNN hoạt động kinh doanh:
Hiện nay, số lượng DNNN hoạt động kinh doanh do tỉnh quản lý là 27DN ( 29

DN nhưng 2 DN ngừng hoạt động, đang làm thủ tục giải thể là: Cty Thương mại Cẩm
Thành, Cty 19/5). Tổng nguồn vốn nhà nước của DNNN hoạt động kinh doanh là:
107.083 triệu đồng. Doanh thu năm 2003 đạt 1.280.210 triệu đồng, chiếm 96,3 %
trong tổng doanh thu của DNNN thuộc tỉnh quản lý, lãi trước thuế năm 2003 đạt
10498 triệu đồng, chiếm 89,4 % trong tổng lợi nhuận trước thuế của DNNN mức nộp
ngân sách năm 2003 đạt 52434 triệu đồng . Nhìn chung tình hình hoạt động của
DNNN hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua có bước tăng tưởng khá ( lãi trước
thuế năm 2002 chỉ đạt 8425 triệu đồng ) . Bên cạnh đó năm vừa qua đã giải quyết cho
gần 1.500 lao động của tỉnh góp phần làm giảm phần thất nghiệp của tỉnh nhà.

KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI




Bảng 6: Danh mục tình hình hoạt động kinh doanh của DNNN hoạt động kinh
doanh.

TT Thông số Đơn vị tính

2002 2003
I.
II.





III




IV



V

VI

VII
Tổng số DN
Tổng số vốn kinh doanh
Trong đó :
+Vốn ngân sách
+Vốn tự bổ sung
+Vốn huy động các nguồn khác

Tổng số lao động
Trong đó: ao động chờ sắp xếp
việc làm

Kết quả kinh doanh
- doanh thu
- lãi trước thuế

Tổng mức nộp ngân sách

Tổng nợ phải thu


Tổng nợ phả trả
DN
Triệu đồng

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

Người
Người


triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng

triệu đồng

triệu đồng

triệu đồng
27

98.023

59.191

24.916

13.919



1400

86




662.557

8.425


48.930


54.554


148.200

27

10.7083

62.191

25.669


19.226


2967

85




1.280.210

10.498


52.434


109.614


237.790

( Nguồn: sở kết hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
b.Thực trạng, nội dung sắp xếp. Đổi mới DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Thực hiện chỉ thị 20/1998/TTg ngày 21/4/1998 của thủ tướng chính phủ về
đổi mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành sắp xếp lại DNNN
thuộc tỉnh quản lý kết quả như sau:
*Doanh nghiệp đã cổ phần hoá:

- Số lượng : 5 DN (xí nghiệp gạch ngói Phổ Phong, xí nghiệp vôi Tịnh Khuê,
Cty 19/8, xí nghiệp phân bón hữu cơ, cổ phần một bộ phận xí nghiệp vận tải
ôtô Quảng Ngãi )
- Tổng số vốn nhà nước : 3.175 triệu đồng
- Trong đó :
+ Doanh nghiệp độc lập: 04 DN ; vốn nhà nước ; 2.175 triệu đồng (cổ
phần chi phối: 2 DN; cổ phần thương là 01 DN; không nắm giữ cổ phần; 01DN)
+ Bộ phận doanh nghiệp: 01DN; vốn nhà nước là: 1.000 triệu đồng (cổ
phần chi phối).

×