Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TÌNH HÌNH và kết QUẢ xét NGHIỆM NHUỘM ZIEHL NELSON PHÁT HIỆN VI KHUẨN KHÁNG ACID tại BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.59 KB, 31 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
NHUỘM ZIEHL- NELSON PHÁT HIỆN VI
KHUẨN KHÁNG ACID TẠI BỆNH VIỆN
NGUYỄN TRI PHƯƠNG VÀ
CÔNG TY NAM KHOA

Người hướng dẫn: Th.Bs TRƯƠNG THỊ DIỆU HỒNG
Người thực hiện:

PHAN THỊ THỦY CƯƠNG

Lớp

: 12060301

Khoá

:

2012-2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017-2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Th.Bs TRƯƠNG THỊ DIỆU HỒNG. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình. Trường Đại học Tôn Đức Thắng không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu
có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Tác giả
(ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam phát
hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc Lao, với tỉ lệ chữa
khỏi cho trên 90% trường hợp mắc mới. Dịch tễ bệnh Lao giảm
trung bình hằng năm là 4,6% từ năm 2000 đến nay.
Mặc dù vậy, theo báo cáo của BV Phổi Trung ương, do
gánh nặng bệnh Lao quá lớn, bất chấp những nỗ lực trên, Việt
Nam hiện vẫn là nước đứng thứ 15/30 nước có số bệnh nhân
Lao cao nhất trên thế giới.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lao môi trường không khí

ô nhiễm có nhiều khói bụi, tiếp xúc với người mắc bệnh lao
hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm
bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn
lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm
lao.
Với nhận thức về tầm quang trọng của việc số lượng người
mắc bệnh lao vẫn còn cao nên em đã chọn đề tài “ Tình hình
và kết quả xét nghiệm nhuộm Ziehl-Nelson phát hiện vi
khuẩn kháng aicd tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và
công Ty Nam Khoa”.
Mục đích của đề tài nghiên cứu này là nhằm góp phần
đánh giá tình hình dịch Lao và thống kê số lượng bệnh nhân
nhiễm Lao dựa trên kết quả thu được tại bệnh viện Nguyễn Tri
Phương.
Sở dĩ em chọn bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiến hành thu
nhận bệnh phẩm bởi vì đây chỉ là bệnh viện đa khoa , từ đó em
muốn so sánh tình hình mắc bệnh mới với các bệnh viện
chuyên khoa Lao như bệnh viện Nguyễn Ngọc Thạch để đưa ra
đánh giá tình hình bệnh lao tổng quát nhất có thể. Từ những
kết quả thu được đó đề xuất một số giải pháp để phòng
chống, giảm số mắc mới và tử vong do Lao tại thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.


Chương 1: TỔNG QUAN
1.Vi khuẩn kháng Acid
1.1. Vi khuẩn gây bệnh lao M. tuberculosis
1.1.1. Lược sử vi khuẩn lao và vị trí
Mycobacterium tuberculosis là một loài vi khuẩn gây bệnh trong chi
Mycobacterium, thuộc họ Mycobacteriaceae, bộ Actinomycetes và là tác nhân

nhân gây bệnh của hầu hết các ca bệnh lao. Lần đầu được phát hiện ra vào năm
1882 bởi Robert Koch. Với thành công này, ông đã nhận được giải thưởng của
Nobel về vi sinh vật học và y học năm 1905.

Hình 1.1 Vi khuẩn lao

1.1.2. Hình thể, cấu tạo, kích thước và phân loại
a/ Hình thể và kích thước
- Tế bào vi khuẩn lao có hình que, thẳng hoặc hơi cong, mảnh, nhỏ, chiều dài từ
3 µm đến 5 µm, rộng 0,3 µm – 0,5 µm.
- Vi khuẩn có hai đầu tròn, thân có hạt, đứng thành từng đám, hay từng đôi song
song hay hình chữ V hay riêng rẽ.
- Vi khuẩn không có lông, không di động, k có vỏ, không sinh nha bào.


Hình 1.2. Vi khuẩn lao qua kính hiển vi điện tử
b/ Cấu tạo vi khuẩn lao .
Trực khuẩn lao gồm có các thành phần:
- Lipit ( lớp sáp): Chiếm 40% trọng lượng khô, các chất lipit có mối liên hệ chặt
chẽ với cấu trúc vách tế bào làm cho vi khuẩn có tính kháng acid. Đây là đặc
điểm cấu tạo của trực khuẩn lao khác với các vi khuẩn khác. Lớp sáp đã được
phân tích có nhiều yếu tố, có yếu tố gây bệnh tích, có yếu tố chỉ mang tính
kháng nguyên.
- Các thành phần khác như protein, polysaccharide... Vi khuẩn có nhiều yếu tố
sợi ở vách và chất nguyên sinh gây bệnh.
Trên thân vi khuẩn lao có những hạt nhiễm sắc không đều, những hạt đó có tên
là hạt Much. Trước đây người ta cho rằng những hạt Much có vai trò trong việc
sinh sản ra các vi khuẩn mới. Sau đó hạt Much đã được xác định chỉ là những
điểm nguyên sinh chất có cấu tạo khác nhau nên bắt màu khác nhau mà không
có vai trò trong sinh sản.



 Cấu tạo vách tế bào

Hình 1.3 Hình ảnh vách tế bào vi khuẩn lao
(1).

Lớp lipid bên ngoài

(2).

Lớp acide mycolic

(3).

Lớp polysacharide (arabinogalactan)

(4).

Lớp peptidoglycan

(5).

Lớp màng plasma

(6).

Lớp lipoarabinomannan (LAM)

(7).


Lớp phosphatidylinositol mannoside

(8).

Lớp khung vách tế bào

Cấu trúc vách tế bào và acide mycolic đem lại nhiều chức năng cho vi khuẩn
lao, giúp vi khuẩn có sức chịu đựng cao, làm tăng kháng thuốc do làm hư hại
các hoá chất, khử nước và ngăn chặn hiệu quả hoạt động của kháng sinh. Nó
làm cho vi khuẩn phát triển được bên trong đại thực bào và ẩn tránh hệ thống
miễn dịch của chủ thể. Và đặc biệt làm cho sức đề kháng của chúng rất mạnh
đối với môi trường bên ngoài khi chúng ra ngoại cảnh.


c/Phân loại
Gây bệnh lao người M.tuberculois ( Trực khuẩn lao người), M.bovis ( Trực
khuẩn lao bò), M.avium ( Trực khuẩn lao chim). Chúng được phân biệt bởi các
tính chất sau:
Bảng 1. Tính chất của các vi khuẩn thuộc nhóm trực khuẩn lao

Vi khuẩn

Hình thái khuẩn lạc

Nhiệt
phát

M.tuberculoi


độ Thời gian Khả năng
triển mọc

gây bệnh

thích hợp

khuẩn lạc

Xù xì, màu kem

37 oC

30 ngày

Lao người

Xù xì, mỏng, trong

37 oC

30 ngày

Lao bò

Màu hồng

37 oC

10 ngày


Lao chim,

Màu trắng

37 oC

s

M.bovis

M.avium

M.mioroti

Lao người
Lao chuột

1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao
a/ Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài
Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3 – 4 tháng. Trong phòng thí
nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của


bệnh nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc
lực. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Ở 420C vi khuẩn
ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 800C; với cồn 900 vi khuẩn tồn tại được
ba phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được một phút.
b/ Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí và đòi hỏi mức độ cao của oxy
Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy, vì vậy giải thích tại sao lao phổi là thể

bệnh gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn nhiều nhất trong các hang lao có phế
quản thông.
c/ Vi khuẩn lao sinh sản chậm
Trong điều kiện bình thường, trung bình 20 – 24 giờ/1lần, nhưng có khi hàng
tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu, khi gặp điều kiện thuận lợi
chúng có thể tái lại.
Ngoài ra còn có hình thức sinh sản giống nấm: 2 vi khuẩn tạo ra cầu khuẩn để
tạo vi khuẩn mới.
d/ Vi khuẩn lao có nhiều quần thể chuyển hoá khác nhau ở tổn thương
Có những quần thể vi khuẩn phát triển mạnh, nằm ngoài tế bào (Nhóm A),
có những quần thể vi khuẩn phát triển chậm, từng đợt (Nhóm B), có những vi
khuẩn nằm trong tế bào (Nhóm C). Những quần thể vi khuẩn này chịu tác dụng
khác nhau tuỳ từng thuốc chống lao.
e/ Các chất liên quan đến tính độc của vi khuẩn lao
Mặc dù đã biết vi khuẩn lao hàng trăm năm, nhưng tính chất gây độc của M.
tuberculosis còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, chúng không có các độc tố chủ
yếu gây bệnh như nhiều vi khuẩn khác. Nhiều chất từ M. tuberculosis đã được
chứng minh là tham gia vào độc tính vi khuẩn, nhưng không thật sự có yếu tố
nào là chủ yếu hay quyết định.
1.1.4. Đặc điểm nuôi cấy của vi khuẩn lao
Trực khuẩn lao rất hiếm khí, trong môi trường kị khí cũng phát triển nhưng
cằn cỗi.


Vi khuẩn phát triển rất chậm, thường sai 1-2 tháng trên môi trường mới có
khuẩn lạc.
Nhiệt độ thích hợp là 37o C, pH 6,7 - 7,0. Môi trường nuôi cấy đòi hỏi phải
giàu chất dinh dưỡng.
- Trên môi trường đặc Loewenstein, vi khuẩn mọc sau khoảng 1 tháng, khuẩn
lạc dạng: khô, xù xì màu trắng vàng giống chiếc súp lơ.

- Trên môi trường lòng Sauton (môi trường tổng hợp) vi khuẩn mọc thành váng
nhăn nheo, khô và dính vào thành bình, đáy có lắng cặn.
1.1.5. Vi khuẩn lao kháng thuốc
a/ Các định nghĩa kháng thuốc
Kháng thuốc là khả năng sống sót và sinh sản của các chủng vi khuẩn lao sau
khi đã tiếp xúc với thuốc ở nồng độ có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, chúng
sinh sản và chuyển tiếp được đặc tính đó cho thế hệ sau.
Theo TCYTTG 1997: kháng thuốc là hiện tượng giảm độ nhạy cảm với
thuốc chữa lao in vitro của M. tuberculosis với nồng độ vừa đủ hợp lí của một
vài chủng kiểm tra so với chủng hoang dại chưa tiếp xúc với thuốc chữa lao bao
giờ.
Bệnh lao kháng thuốc là trường hợp bệnh nhân lao phổi mang vi khuẩn lao
kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao.
Kháng thuốc tiên phát (primary resistance): là những chủng M.
tuberculosis kháng thuốc xuất hiện ở bệnh nhân không có tiền sử điều trị thuốc
lao (hoặc thời gian điều trị ít hơn một tháng).
Kháng thuốc mắc phải (acquired resistance): là những chủng M.
tuberculosis kháng thuốc xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử đã điều trị thuốc lao
với thời gian từ một tháng hoặc hơn.
Kháng đa thuốc (multidrug resistance): Là hiện tượng vi khuẩn lao kháng
đồng thời tối thiểu hai thuốc INH và RMP. Đây là 2 thuốc có hiệu lực tiêu diệt
vi khuẩn lao mạnh nhất trong số các thuốc chống lao hiện nay.


Kháng đa thuốc mở rộng (Extensively drug resistance - KĐTMR): là các
trường hợp BLKĐT có kháng với bất kỳ thuốc fluoroquinolone nào (dạng thuốc
tiêm hay uống) và kháng ít nhất một trong 3 thuốc hàng hai có thể tiêm được
(capreomycin, kanamycin, và amikacin).
b/ Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao
Kháng thuốc có thể là một đặc tính của một loài nguyên vẹn hoặc do đột

biến gen mắc phải hoặc do vận chuyển gen. Gen kháng thuốc nằm trên nhiễm
sắc thể của vi khuẩn và di truyền cho thế hệ sau. Hiện nay người ta đã xác định
được bản đồ gen và nhiều mã gen kháng thuốc của vi khuẩn lao Gen kháng
thuốc mã hoá thông tin từ đó vi sinh vật sử dụng để chống lại hiệu lực ức chế
đặc hiệu của kháng sinh theo các cơ chế sau đây.
- Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.
- Làm thay đổi đích tác động.
- Tạo ra các isoenzym không có ái lực với kháng sinh nên bỏ qua tác
động của kháng sinh.
- Tạo ra enzym: các enzym do gen đề kháng tạo ra có thể biến đổi hoặc
phá huỷ cấu trúc hoá học của phân tử kháng sinh.

1.1.6. Bệnh lao phổi (tuberculosis)
a/ Đặc điểm của bệnh.
+ Định nghĩa ca bệnh: Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn
lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra. Lao phổi là bệnh lao thường gặp nhất,
chiếm tới 80% trong tổng số bệnh lao. Lao phổi là thể lao gây lây nhiễm cho
người khác.
+ Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng
đường hô hấp. Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ 1
người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất
là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi


người bệnh được điều trị. Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng
lây bệnh rất thấp.
Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp
nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện
ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như: đái tháo
đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch... Tỷ lệ mắc bệnh ở

thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi.
b/ Triệu chứng của bệnh
+ Ca bệnh cơ triệu chứng lâm sàng như:
- Ho dai dẳng từ 3 tuần trở lên
- Ho ra máu
- Đau ngực, khó thở
- Sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi ban đêm
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
- Gầy ốm
- Nổi hạch vùng cổ
+ Ca bệnh xác định:
- Có trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm khi nhuộm ZiehlNeelsen, thường gọi là AFB(+)
- Phản ứng dương tính với kháng nguyên đặc hiệu của trực khuẩn lao
(Phản ứng Mantoux+)
- Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm hoặc phá hủy thành
hang) trên X quang.
- Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis) ở các môi
trường đặc hiệu.
c/ Nguồn truyền bệnh:


+ Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền
bệnh.
+ Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong
giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao.
+ Thời gian ủ bệnh của lao phổi rất khác nhau. Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ
thể sẽ có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao, và tồn tại dưới dạng mầm
bệnh.
Nhưng cũng có thể sau khi tiếp xúc với một số lượng lớn vi khuẩn lao trong
một thời gian dài (sống chung với người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn lao,

không có phương pháp phòng bệnh) trong vài ngày đến vài tuần, người tiếp xúc
có thể phát bệnh.
+ Thời kì lây truyền mạnh nhất là thời kì toàn phát của lao phổi (sốt về chiều,
ho nhiều, khạc đờm). Thời kì lây truyền này kéo dài cho đến khi người bệnh
được dùng thuốc lao 2 tuần đến 1 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị,
người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống.
d/ Phương thức lây truyền
Lao phổi lây truyền qua đường hô hấp.
Người bị lao phổi có vi trùng lao trong đàm khi ho khạc, hắt hơi, … sẽ tạo ra
các hạt nhỏ có chứa vi trùng lao. Người khác hít những hạt này vào phổi sẽ bị
nhiễm lao. Vi trùng lao vào cơ thể bằng cách theo không khí vào trong phổi, sau
đó tiếp tục gây bệnh tại phổi hoặc đến gây bệnh ở những cơ quan khác hoặc
theo đường máu, đường bạch huyết hoặc đường phế quản.
e/ Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi. Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ nên
rất dễ mắc bệnh. Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV, đái tháo đường,


người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị một số bệnh khác... là
những người có nguy cơ cao dễ mắc lao phổi hoặc lao các cơ quan khác.
- Miễn dịch với lao là miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào nhưng hiệu
lực bảo vệ không mạnh và không bền. Miễn dịch với lao là miễn dịch thu được,
không truyền từ mẹ sang con cho nên cần phải tạo miễn dịch cho trẻ bằng cách
tiêm phòng lao (vắc xin BCG) sau khi trẻ sinh ra.
f/ Các biện pháp phòng chống dịch bệnh
+ Các Biện pháp dự phòng:
- Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây" có nghĩa là phải
phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB(+) và chữa khỏi cho họ.
- Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người. Ai cũng
hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và

chữa khỏi được hoàn toàn.
Qua đó có ý thức phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và
thông thoáng tốt môi trường sống.
- Kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có
nguồn lây (bệnh viện lao, trại giam...) bằng cách:
 Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm
vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng
phương pháp.
 Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng
của người bệnh.
 Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm
giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
 Giữ gìn sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nhà ở thông thoáng.
 Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ em dưới 1 tuổi theo lịch tiêm chủng mở
rộng.
+ Nguyên tắc điều trị


- Người bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh
- Phương pháp điều trị có kiểm soát trực tiếp
- Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế qui định cho các trường hợp lao
phổi mới được phát hiện.
- Tuân thủ nguyên tắc:
Uống thuốc đúng phác đồ.
Uống thuốc đủ thời gian.
Uống thuốc đều đặn vào 1 lần nhất định trong ngày, xa bữa ăn.
g/Di chứng của bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là khi
chưa có vi trùng lao trong đàm, thì thường là không để lại di chứng.
- Phần lớn người bị bệnh lao phổi thường để lại sẹo xơ ở phần phổi bị tổn

thương sau khi điều trị lao. Vết sẹo này gần như là tồn tại suốt đời và sẽ được
nhận thấy qua mỗi lần chụp X-quang phổi. Tùy theo thời điểm điều trị sớm hay
muộn mà sẹo sẽ ít hay nhiều. Những sẹo này có thể gây ra cảm giác ê ẩm hay
đau ngực hay ho ra máu khi thay đổi thời tiết, xúc động, gắng sức,…
- Những người được điều trị lao trễ không những khó khăn cho việc điều trị
(dễ kháng thuốc hơn), gây lây lan bệnh cho người thân mà còn để lại rất nhiều
di chứng sau này. Họ có thể bị mất khả năng lao động do suy kiệt, khó thở khi
làm việc; dễ bị những đợt nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; dễ bị ho ra máu.


1.2. Vi khuẩn hủi (Mycobacterium leprae)
1.2.1. Hình thể, cấu tạo và kích thước
a/ Hình thể và tính chất bắt màu
Trực khuẩn hủi có hình dạng giống trực khuẩn lao nhưng mập hơn và kháng
cồn acid ít hơn, kích thước 0.5 x 1.5 µm. Nhuộm Ziehl neelsen bắt màu đỏ
nhưng dễ bị mất màu hơn khi tẩy bằng cồn và aicd. Trên tiêu bản thường thấy vi
khuẩn đứng với nhau thành từng đám như bó củi, thường có ở tế bào bị xâm
nhập. Trực khuẩn hủi có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào
b/ Cấu tạo
Trực khuẩn hủi có cấu tạo giống trực khuẩn lao nhưng lớp sáp ít hơn nên ít
kháng cồn và acid hơn trực khuẩn lao

Hình 1.4: Vi khuẩn hủi
1.2.2. Tính chất nuôi cấy và tiêm truyền
Hiện nay chưa nuôi cấy được trực khuẩn hủi trên môi trường nhân tạo. Năm
1959 đã tiềm truyền trực khuẩn hủi cho chuột thuần chủng thấy vi khuẩn nhân
lên chậm ở lòng bàn chân chuột. Năm 1970, việc tiềm truyền trực khuẩn hủi cho
con Trút (Armadillos) đã đem lại hy vọng cho việc nuôi cấy vi khuẩn hủi vì đây
là động vật có nhiệt độ cơ thể thấp nên là ký chủ thích hợp của trực khuẩn hủi.
Khi tiêm truyền vào chuột Hamster, trực khuẩn hủi sinh sản nhanh tại chỗ tiêm,

như vật có thể giữ chủng vi khuẩn để nghiên cứu.
1.2.3. Khả năng gây bệnh
a/ Vấn đề lây truyền của bệnh hủi


Trực khuẩn hủi gây bệnh tự nhiên cho người. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
chủ yếu qua đường da, có thể qua đường niêm mạc. Bệnh hủi có lây nhưng khó
lây hơn bệnh lao, không di truyền. Thời gian ủ bệnh trung bình 3-5 năm. Có
trường hợp ủ bệnh rất dài tới vài chục năm. Về đối tượng mắc bệnh thì theo một
số điều tra cho thấy người trưởng thành có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn trẻ em.
Lứa tuổi 11-15 dễ mắc bệnh hơn, người ta cho rằng ở tuổi dậy thì có nhiều biến
loạn về nội tiết do đó cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
b/ Các thể bệnh
Bệnh hủi có 3 thể lâm sàng:
- Hủi ác tính (phong u): Leprae Lepromateur – Ký hiệu LL: Có những thương
tổn lớn ở da, niêm mạc và các cơ quan. Tổn thương thần kinh nặng, tê liệt dây
thần kinh, tổn thương thần kinh dẫn đến teo cơ, co rút các ngón tay chân , rụng
các đột xương gây tàn phế. Tổn thương tạo thành u cục lớn ngoài da, nhất là
vùng sụn mũi khiến bệnh nhân có bộ mặt dị dạng.
Thể này trong nước mũi có nhiều trực khuẩn, có khả năng lây mạnh nhất
- Hủi củ: Leprae Tuberculoide – Ký hiệu LT: Thể này còn gọi là hủi lành tính,
tổn thương thường thấy ở da và niêm mạc, tổn thương thần kinh nhẹ. Các tổn
thương ít vi khuẩn. Đây là thể nhẹ nhất, bệnh tiến triển châm.
- Hủi bất định: Leprae Indeterminer – Ký hiệu LI: Còn gọi là hủi trung gian,
biểu hiện lâm sàng là trung gian giữa hai thể trên. Có thể trờ thành hủi ác tính
hoặc hủi củ.
Sau khi nhiễm trực khuẩn hủi hoặc sau mắc bệnh hủi, miễn dịch trong bệnh
hủi là miễn dịch trung gian tế bào.
1.2.4. Phòng bệnh và điều trị
a/ Phòng bệnh

- Cách ly bệnh hủi ác tính kịp thời. Các thể khác có thể điều trị tại nhà hoặc tại
các triệu điều trị tập trung.
- Tiêm vaccin BCG có tác dụng phòng bệnh hủi.


- Cải thiện đồi sống cộng đồng, vệ sinh cá nhân tốt.
b/ Điều trị
Trước đây người ta quan niệm bệnh hủi không chữa được. Hiện nay có nhiều
thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh hủi. Thuốc thường được dùng điều trị là DDS
(Diamino Diphenyl Sulfon).
Các thuốc điều trị khác: Rifampicin, Dapson, Clofazimin.
2. Phương pháp nhuộm ZIEHL- NEELSON
2.1 Nguyên tắc tiến hành
Nhuộm Zielh-Neelsen được sử dụng cho nhuộm soi AFB ( Acid
Fast Bacillus). Chất nhuộm carbol fuchsin (Đỏ Fucsin) dưới tác
dụng của nhiệt độ sẽ gắn hữu cơ với acid mycolic có trong vách
tế bào vi khuẩn và không bị mất sau khi tẩy màu và nhuộm với
xanh methylene, tạo hình ảnh trực khuẩn bắt màu hồng đỏ đặc
trưng cho vi khuẩn họ Mycobacteria trong vi trường, khi soi đọc
kết quả dưới kính hiển vi quang học.

Hình 1.5 Hình ảnh vi khuẩn lao sau khi nhuộm soi dưới kính hiển vi


CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Những mẫu xét nghiệm là mẫu đàm được lấy của bệnh nhân tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng thí nghiệm của công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Nam Khoa.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Tháng 9/2017 – tháng 12/2017.

2.2 Dụng cụ, hóa chất và vật tư tiêu hao
2.2.1 Hóa chất
a/ Dung dịch fucshin 0,3%
- Thành phần:
+ Fucshin basic: 3g
+ Phenol: 50g
+ Cồn 95°: 100ml
+ Nước cất vừa đủ 1000ml
- Cách pha:
+ Cho 50g phenol vào bình cầu hoặc bình nón.
+ Đổ 100ml cồn, lắc tan.
+Thêm 3g fucshin basic, trộn đều.
+ Cho nước cất vừa đủ 1000 ml, lắc đều.
- Lọc fucshin qua giấy lọc.
- Kiểm tra chất lượng hoá chất bằng tiêu bản dương tính và âm
tính trước khi sử dụng.
b/ Dung dịch cồn tẩy HCL 3%


- HCL: 30ml
- Cồn ethylic 95°: 970ml
Rót từ từ HCL vào cồn trách gây nổ, vỡ do sinh nhiệt (không
được làm ngược lại).
c/ Dung dịch methylen 0,3%
- Xanh methylen: 3g
- Nước cất 1000ml

Hoà 1000ml nước cất với 3g xanh methylen lắc đều.
Tất cả các hoá chất trên chứa trong chai thuỷ tinh màu, có
nhãn ghi tên hoá chất, nồng độ và ngày pha. Hoá chất được lưu
giữa trong tủ khô ráo tránh ánh sáng mặt trời. Hạn sử dụng 1
tháng.
d/ Cồn 96 độ
e/ Dung dịch khử khuẩn ngân que phết đàm
f/ Cồn sát trùng tay nhanh, dung dịch nước rửa tay
2.2.2Dụng cụ và vật tư tiêu hao
Lọ/ cốc/ tuýt lấy bệnh phẩm
Que cấy
Lam kính
Que phết đàm
Dầu soi kính
Giấy lau kính
Bông
Đèn cồn
Panh
Khay đựng bệnh phẩm
Hộp vận chuyển bệnh phẩm
Hộp lưu tiêu bản


Bô can chứa vật nhiễm

Khẩu trang
Găng tay
Quần áo bảo hộ
Khăn lau tay
Túi chứa rác lây nhiễm

Khăn giấy vệ sinh bàn làm việc
Bút viết kính
Bút bi
Bật lửa


2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhuộm ziehl- Neelson là phương pháp nhuộm đơn giản,

2.2. Các bước tiến hành
2.2.1.Cách lấy mẫu
* Các bước lấy mẫu (mẫu được lấy ở đây là đàm)
+ Uống nước nhiều vào ngày hôm trước khi đi lấy đàm.
+ Uống thêm thuốc long đàm vào ngày hôm trước khi đi lấy
đàm nếu cần
( Buổi sáng khi thức dậy không được dùng dung dịch súc miệng,
không ăn uống trừ nước lọc trước khi lấy đàm )
+ Bệnh nhân sẽ được đưa cho 1 lọ nhựa đựng đàm (không được
mở ra trước khi sử dụng), 1 ly và khăn giấy.
+ Bệnh nhân dùng ly lấy nước sạch trong bình để súc miệng,
sau đó nhổ bỏ đi.
+ Khi ho, luôn che miệng bằng khăn giấy (tránh việc vi khuẩn
lao phát tán vào không khí)
+ Hít thở 2 lần thật sâu:
- Lần đầu: hít hơi vào thật sâu, nín thở khoảng 5 giây và thở ra
chầm chậm.
- Lần thứ hai: hít hơi vào thật sâu ho mạnh cho đến khi có đàm
trong miệng.
+ Cầm và đặt lọ nhựa ở môi dưới, rồi nhẹ nhàng nhổ hết đàm
vào trong lọ.

+ Tiếp tục làm như trên cho đến khi nhân viên y tế xác nhận
mẫu đàm đạt chất lượng.


Ngày hôm sau trở lại lấy đàm cho đến khi bệnh nhân có đủ 2
hay 3 mẫu đàm trong các ngày khác nhau liên tiếp theo yêu
cầu của bác sĩ.
* Đánh giá mẫu đàm
Mẫu đàm được cho là hợp tiêu chuẩn thường có
+ Những dây chất nhày đặc có nhiều bọt không khí.
+ Những mảnh sợi huyết nhỏ.
+ Vài đám mủ nhỏ.
+ Đôi khi cổ lẫn máu thành vệt màu nâu nhiều hay ít.
2.2.2. Cách bảo quản và vận chuyển mẫu
Mẫu đờm phải để trong lọ nhựa, có khi tên bệnh nhân và ngày
lấy mẫu
Dịch đờm có thể giữu trông điều kiện nhiệt độ môi trường nếu
mẫu xét nghiệm được xử lý trong vòng 24 giờ. Nếu để lâu hơn
thì phải bảo quản trong nhiệt độ từ 2 - 8oC
Nếu lâu hơn nữa thì sẽ không thích hợp vì lúc đó số lượng vi
khuẩn đã giảm đi rất nhiều
2.2.3.Cách nhuộm mẫu
a. Nhuộm màu
- Phủ đầy dung dịch fucshin 0,3% lên mặt phết tiêu bản đã
được cố định.
- Hơ nóng bằng cồn đến khi bốc hơi (không được sôi) 1 lần.
- Để nguội 5 phút.
- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
b. Tẩy màu
- Phủ đầy dung dịch cồn tẩy HCL 3%.

- Để 3 phút.


- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
- Tẩy lại lần 2 (1-3 phút) nếu tiêu bản còn màu hồng.
c. Nhuộm nền
- Phủ dung dịch xanh methylen 0,3% trong 1 phút.
- Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
- Để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng hoặc ở trên máy sấy lam.
Lưu ý: mỗi mẻ nhuộm không nên quá 12 tiêu bản, các tiêu bản
đế cách nhau ít nhất 1 cm.
2.2.5. Đọc và nhận định kết quả
Quan sát AFB bằng vật kính dầu (x100) trên kính hiển vi quang
học. AFB có hình ảnh trực khuẩn mảnh, hơi cong, bắt màu đỏ
đứng riêng lẻ hay xếp đôi hoặc từng đám trên nền xanh. Đếm
số lượng AFB và ghi kết quả

2.3. Tiêu chuẩn đánh giá tiêu bản
2.3.1. Chất lượng bệnh phẩm


- Quan sát: tốt nhất là bệnh phẩm có nhày mủ, không có nước
bọt, không có máu.
- Soi kính:
+ Có > 25 bạch cầu đa nhân/1 vi trường (soi vật kính 10X).
+ Có > 3-4 bạch cầu đa nhân/1 vi trường (soi vật kính 100X).
+ Hoặc có đại thực bào.
2.3.2. Kích cỡ
- Hình ovan nằm giữa lam kính
- Chiều rộng lcm, chiều dài 2cm

2.3.3. Độ mịn
- Bề mặt tiêu bản liên tục, đều đặn, không bị rỗng, bong.
- Soi kính: Các vi trường liên tục không có nhiều vi trường rỗng
độ sáng đều.
2.3.4. Độ dày
- Độ dày tiêu bản khoảng 0,04mm. Kiểm tra bằng cách khi tiêu
bản khô chưa nhuộm để 1 tờ giấy có in chữ xuống dưới tiêu bản
cách 4-5 cm. Nếu nhìn thấy chữ mờ có thể đọc được là đạt, nếu
không đọc được chữ là quá dày, nhìn chữ rõ là mỏng.
- Soi thấu chiều sâu của tiêu bản (vi trường màu xanh sáng).
- Nếu tiêu bản quá dày: Nhiều lớp, soi không thấy vi trường (vi
trường màu xanh tối).
- Nếu tiêu bản quá mỏng: các vi trường thưa thớt (nền xanh
nhạt).
2.3.5. Nhuộm và tẩy màu


- Tiêu bản nhìn bằng mắt thường còn màu đỏ là chưa đạt
- Soi kính:
+ AFB bắt màu đỏ rõ ràng trên nền màu xanh
+ AFB nhạt màu có thể do tẩy quá hoặc nhuộm chưa đủ (thời
gian, sức nóng).
+ Neu AFB tối màu có thể do nhuộm nền quá lâu.
2.3.6. Độ sạch
Soi không thấy cặn bẩn, cặn fucshin, tinh thể... do thuốc nhuộm
để lâu hoặc hơ nóng quá lâu.

2.4. Huỷ bỏ dụng cụ nhiễm khuẩn
- Mẫu đờm, que phết đờm là nguồn lây nhiễm tiềm tàng nên
sau khi xét nghiệm phải được huỷ bỏ theo đúng quy trình, tránh

nguy cơ lây nhiễm.
- Các dụng cụ khác như giá để lam, mặt bàn làm việc phải được
khử bằng dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn đã được
chứng minh bằng thực nghiệm diệt được vi khuẩn lao là dung
dịch phenol 5%, nước javen 0,5%.


×