Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của trẻ biếng ăn từ 25 đến dưới 60 tháng tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện nhi tỉnh thái bình, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

VŨ THỊ VÂN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN
CỦA TRẺ BIẾNG ĂN TỪ 25 ĐẾN DƢỚI 60 THÁNG TUỔI
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG

THÁI BÌNH, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

VŨ THỊ VÂN

TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN
CỦA TRẺ BIẾNG ĂN TỪ 25 ĐẾN DƢỚI 60 THÁNG TUỔI
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016


LUẬN VĂN THẠC SỸ DINH DƢỠNG
Mã số : 60.72.03.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Nhu

THÁI BÌNH, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau
Đại học, Thư viện, các Phòng, Ban chức năng Trường Đại học Y Dược Thái
Bình, Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thái Bình, Khoa Khám bệnh, Khoa Xét
Nghiệm Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập, đã giúp đỡ tôi tận tình trong việc nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Y tế Công cộng, Bộ
môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc, tôi xin trân trọng cám
ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Thị Nhu, người Thầy đã hết lòng hướng dẫn
những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuố i cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân trong gia đình bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và
thực hiê ̣n và hoàn thành luận văn.

Tác giả
Vũ Thị Vân



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Vũ Thị Vân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body mass index/ Chỉ số khối cơ thể

CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CC/T

Chiều cao theo tuổi

DSM

Cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần


FTT

Failure to thrive/ Không tăng trƣởng

ICD

International Classification of Disease/ Phân loại bệnh quốc tế

IMFeD

Identification and Management of Feeding Difficulties/
Xác định và xử trí biếng ăn

NCKN

Nhu cầu khuyến nghị

NCNL

Nhu cầu năng lƣợng

NLKP

Năng lƣợng khẩu phần

LTTP

Lƣơng thƣ̣c thƣ̣c phẩ m


MDI

Mental Development Index/ Chỉ số phát triển tâm thần

KTSK

Kiểm tra sức khỏe

RLTH

Rối loạn tiêu hóa

TCBP

Thừa cân béo phì

TCC

Tiêu chảy cấp

TTDD

Tình trạng dinh dƣỡng

SD

Standard deviation/ Độ lệch chuẩn

SDD


Suy dinh dƣỡng

VTM

Vitamin

WHO

World Health Organization/ Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan về biếng ăn ......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về biếng ăn .................................................................... 3
1.1.2. Phân loại về biếng ăn ...................................................................... 4
1.1.3. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em .............................................. 11
1.2. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn .............................................. 13
1.2.1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam ... 13
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn ... 15
1.3. Tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng và đặc điểm khẩu phần của trẻ
biếng ăn ...................................................................................................... 16
1.3.1. Tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................. 16
1.3.2. Thực trạng khẩu phần ăn của trẻ em hiện nay ............................... 18
1.4. Thực trạng biếng ăn ở trẻ trên thế giới và Việt Nam ........................... 22
1.4.1. Thực trạng biếng ăn ở trẻ em trên thế giới và trong khu vực ......... 22
1.4.2. Thực trạng biếng ăn ở trẻ em Việt Nam ........................................ 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 24

2.1. Đối tƣợng, địa bàn nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu..................................................................... 24
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ............................................... 25
2.2.3. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu ......................................... 27


2.2.4. Một số kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu .................................... 27
2.2.5. Tiến hành nghiên cứu ................................................................... 31
2.2.6. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 32
2.2.7. Sai số và khắc phục sai số ............................................................. 34
2.2.8. Xử lý số liệu ................................................................................. 35
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................... 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 36
3.1. Xác định tình trạng dinh dƣỡng, thiếu máu, thiếu Albumin ở trẻ biếng
ăn từ 25 đến dƣới 60 tháng tuổi .......................................................... 36
3.2. Mô tả đặc điểm khẩu phần ở trẻ biếng ăn trong nhóm đối tƣợng nghiên
cứu. .................................................................................................... 47
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 64
4.1. Tình trạng dinh dƣỡng, tỷ lệ thiếu máu, thiếu Albumin ở trẻ biếng ăn
từ 25 đến dƣới 60 tháng tuổi tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi
Thái Bình. .......................................................................................... 64
4.1.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi và giới ............................ 64
4.1.2. Phân loại biếng ăn của trẻ biếng ăn ............................................... 64
4.1.3. Phân loại tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn .......................... 66
4.1.4. Tình trạng thiếu vi chất dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn từ 25 đến dƣới
60 tháng tuổi ................................................................................. 69

4.2. Đặc điểm khẩu phần của trẻ biếng ăn 25 đến dƣới 60 tháng tuổi ......... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................. 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo giới và tháng tuổi ........... 36

Bảng 3.2.

Tỷ lệ mắc các loại biếng ăn ở trẻ theo giới tính ........................ 38

Bảng 3.3.

Tỷ lệ mắc các loại biếng ăn ở trẻ theo nhóm tuổi ...................... 39

Bảng 3.4.

Tỷ lệ các thể suy dinh dƣỡng của trẻ em theo giới tính ............. 40

Bảng 3.5.

Tỷ lệ trẻ gày còm và thấp còi theo giới tính và theo mức độ ........ 41

Bảng 3.6.


Phân tích tỷ lệ SDD của trẻ theo 3 chỉ tiêu nhân trắc theo tháng tuổi . 42

Bảng 3.7.

Phân tích tỷ lệ SDD của trẻ theo 3 chỉ tiêu nhân trắc theo giới . 43

Bảng 3.8.

Tỷ lệ SDD của trẻ theo các loại biếng ăn ................................. 44

Bảng 3.9.

Tỷ lệ trẻ mắc ít nhất 1 loại SDD theo các loại biếng ăn ............ 44

Bảng 3.10. Tỷ lệ trẻ mắc SDD phối hợp theo các loại biếng ăn .................. 45
Bảng 3.11. Giá trị trung bình Hb và Albumin ở trẻ theo giới, nhóm tuổi .... 45
Bảng 3.12. Tỷ lệ thiếu máu, thiếu Albumin ở trẻ theo giới, nhóm tuổi ....... 46
Bảng 3.13. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lƣợng khẩu phần của trẻ
theo giới ................................................................................... 47
Bảng 3.14. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lƣợng khẩu phần của trẻ
theo nhóm tuổi.......................................................................... 48
Bảng 3.15. Giá trị năng lƣợng khẩu phần của trẻ theo giới tính và nhóm tuổi .. 49
Bảng 3.16. Giá trị protein khẩu phần của trẻ ............................................... 50
Bảng 3.17. Giá trị protein khẩu phần của trẻ theo giới và nhóm tuổi ......... 50
Bảng 3.18. Giá trị Lipid khẩu phần của trẻ ................................................. 51
Bảng 3.19. Giá trị Lipid khẩu phần của trẻ theo giới và nhóm tuổi ............ 51
Bảng 3.20. Giá trị Glucid khẩu phần trung bình của trẻ theo giới và nhóm
tuổi ........................................................................................... 52
Bảng 3.21. Tỷ lệ trẻ đạt về nhu cầu các chất sinh năng lƣợng khẩu phần .... 53
Bảng 3.22. Hàm lƣợng một số chất khoáng trong khẩu phần theo nhóm tuổi . 54

Bảng 3.23. Tỷ lệ trẻ đạt hàm lƣợng các chất khoáng trong khẩu phần ........ 55


Bảng 3.24. Hàm lƣợng một số vitamin trong khẩu phần của trẻ theo nhóm tuổi.. 57
Bảng 3.25. Tỷ lệ trẻ đạt hàm lƣợng các vitamin trong khẩu phần ............... 58
Bảng 3.26. Tần suất (%) tiêu thụ thƣờng xuyên nhóm thực phẩm giầu đạm ở
trẻ em ....................................................................................... 60
Bảng 3.27. Tần suất (%) tiêu thụ thƣờng xuyên nhóm thực phẩm giầu tinh
bột ở trẻ em ............................................................................. 61
Bảng 3.28. Tần suất (%) tiêu thụ thƣờng xuyên nhóm thực phẩm giầu lipid
ở trẻ em ................................................................................... 62
Bảng 3.29. Tần suất (%) tiêu thụ thƣờng xuyên nhóm thực phẩm giầu
vitamin và chất khoáng ở trẻ em ............................................... 63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Lý do vào viện của trẻ ............................................................. 37
Biểu đồ 3.2: Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn ................................... 40
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các thể SDD theo nhóm tuổi .......................................... 42
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trẻ đạt hàm lƣợng các chất khoáng trong khẩu phần ....... 56
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ trẻ đạt hàm lƣợng các Vitamin trong khẩu phần ............. 59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Biếng ăn khá phổ biến trên thế giới và là một trong những quan tâm lớn
nhất của các bậc phụ huynh. Với hầu hết trẻ em, nuôi ăn dƣờng nhƣ là tiến
trình tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% trẻ phát triển bình thƣờng về các

mặt và lên đến 80% trẻ có vấn đề phát triển đƣợc ghi nhận liên quan đến các
vấn đề nuôi ăn. Có tới 78,5% trẻ nhổ thức ăn ra ngoài trong khi ăn, 71% trẻ
khó chịu khi ăn, 49,5% trẻ từ chối thực phẩm, 35,5% trẻ đẩy hoặc ném đồ ăn
trong lúc ăn [48]. Ngoài ra, ngƣời ta nhận thấy có 1% đến 2% trẻ có khó khăn
nuôi ăn nặng đi kèm kém tăng cân. Rối loạn nuôi ăn không chỉ dẫn đến thiếu
chất dinh dƣỡng, suy dinh dƣỡng, làm gián đoạn phát triển của trẻ mà còn liên
quan đến những khiếm khuyết phát triển nhận thức, các bất thƣờng hành vi về
sau, cũng nhƣ các rối loạn lo âu và rối loạn nuôi ăn suốt trong thời kỳ thơ ấu,
thanh thiếu niên, ảnh hƣởng xấu đến khả năng hòa nhập xã hội của trẻ. Do đó,
việc nhận ra, hiểu và điều trị sớm các rối loạn nuôi ăn là rất quan trọng [28].
Công cụ IMFeD (Xác định và chẩn đoán biếng ăn) là một sáng kiến của
Benny Kerzner, chuyên ngành Nhi khoa, thuộc Trung tâm Nhi khoa Quốc gia
Hoa Kỳ, dƣ̣a theo phân loa ̣i các nhóm biế ng ăn của bác si ̃ Irene Chatoor nhằm
cung cấp cho các nhân viên y tế và các bác sĩ nhi khoa thông tin và công cụ
giúp thuận tiện trong quá trình chẩn đoán các nhóm biếng ăn thƣờng gặp, có
hƣớng tiếp cận và điều trị thích hợp cho từng nhóm biếng ăn, giáo dục cha mẹ
hay ngƣời chăm sóc trẻ những phƣơng pháp tiếp cận và điều trị thích hợp.
Tỷ lệ biếng ăn ở một số quốc gia trên thế giới nhƣ ở Hoa Kỳ là 50% ở
trẻ từ 4-24 tháng tuổi [26], ở Philippine là 67% [26]. Ở Việt Nam, theo khảo
sát của Viện Dinh Dƣỡng Quốc gia, tỷ lệ biếng ăn của trẻ em chiếm đến
45,9%-57,7%. Nghiên cứu của Lê Hoàng Hạnh Nghi cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ


2

biếng ăn dƣới 5 tuổi tại phòng khám dinh dƣỡng cơ sở 2 là 25,3% [9]. Nghiên
cứu của Đào Thị Yến Phi cho thấy tỷ lệ trẻ biếng ăn đƣợc gia đình nhận định
là 65,5%, tỷ lệ trẻ biếng ăn đồng thời có sự giảm cân nặng theo tuổi là 60,8%,
tỷ lệ biếng ăn có ảnh hƣởng đến thể chất là 92,9%. Nghiên cứu của Lê Thị
Kim Dung cho thấy tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ biếng ăn từ 12 -36 tháng tại

phòng khám Dinh dƣỡng bệnh viện Nhi đồng I, thành phố Hồ Chí Minh là
38,3% [3].
Nhƣ vậy, biếng ăn tƣơng đối phổ biến trên toàn thế giới và Viê ̣t Nam.
Phát hiện và điều trị sớm tình trạng biếng ăn là rất quan trọng. Mặt khác,
nhằm cung cấp số liệu về tỷ lệ, tình trạng biếng ăn đƣợc gia đình trẻ ghi nhận
và khẩ u phầ n ăn của nhƣ̃ng trẻ biếng ăn đến khám tại Khoa khám bệnh, Bệnh
viện Nhi Thái Bình năm 2016, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tình
trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của trẻ biếng ăn từ 25 đến dưới
60 tháng tuổi tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2016”
với hai mục tiêu sau:
1.

Xác định tình trạng dinh dưỡng và tỷ lệ thiếu máu, thiếu Albumin ở trẻ
biếng ăn từ 25 đến dưới 60 tháng tuổi tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
Nhi Thái Bình năm 2016.

2.

Mô tả đặc điểm khẩu phần ở trẻ biếng ăn trong nhóm đối tượng điều tra.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về biếng ăn
Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở em, với nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhƣ yếu tố tâm lý, bệnh tật kèm theo, môi trƣờng và xã hội. Biếng
ăn làm cho trẻ chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao và nếu không can thiệp
kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dƣỡng. Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất

lợi cho sự phát triển của trẻ nhƣ kém hấp thu các chất dinh dƣỡng tại đƣờng
tiêu hóa, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, nguy cơ suy dinh dƣỡng thể
nhẹ cân, thể thấp còi cao hơn từ 2,5-3 lần, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn cao hơn so với trẻ bình thƣờng [21],[45].
1.1.1. Khái niệm về biếng ăn
Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề biếng ăn. Trẻ đƣợc coi là
biếng ăn khi không chịu ăn đủ số lƣợng thức ăn cần thiết.
Có rất nhiều tác giả đã định nghĩa biếng ăn theo nhiều cách khác nhau.
Biếng ăn là một vấn đề phức tạp, sự phức tạp này đƣợc phản ánh trong sự
thống nhất về phƣơng pháp đánh giá và sự thiếu rõ ràng về một định nghĩa
của biếng ăn, điều này càng làm phức tạp hơn khi sử dụng một loạt các thuật
ngữ, bao gồm: Biếng ăn, ăn uống khó khăn, ăn uống kén chọn và ăn kỳ cục .
- Dobois và cộng sự cho rằng trẻ biếng ăn là trẻ “ luôn” ăn những bữa
ăn khác với các thành viên còn lại của gia đình, thƣờng từ chối những thức ăn
phải ăn hoặc là từ chối ăn [41].
- Dovey và cộng sự cho rằng biếng ăn là ăn ít đa dạng các loại thức ăn,
không sẵn sàng ăn thức ăn mới và những hành vi bất thƣờng khác đƣợc xem
nhƣ là đặc điểm riêng của trẻ biếng ăn [40].


4

- Mascola và cộng sự cho rằng biếng ăn dùng để mô tả sự tiêu thụ
không đa dạng các loại thức ăn. Biếng ăn bao gồm sự không chấp nhận hoặc
chỉ chấp nhận một loại thực phẩm nào đó, ngần ngại thử một loại thực phẩm
mới, ăn giới hạn trong một vài thực phẩm nhất định và ăn một lƣợng ít hơn
những gì mà chúng ta mong đợi ở tuổi của trẻ [51].
- Liliana Oliveros cùng cộng sự cho rằng một trẻ biếng ăn sẽ biểu lộ
những thói quen- hành vi chính đó là: Tính kén chọn thức ăn rất cao, tránh né
thức ăn và thứ ba là chỉ ăn một lƣợng ít so với nhu cầu bình thƣờng [49].

- Tharner và cộng sự cho rằng biếng ăn là hành vi không chỉ đƣợc phản
ánh bằng sự kén chọn thức ăn mà còn là sự kết hợp những hành vi ăn uống
đáng lo ngại nhƣ: Ít thích thú với thức, ăn chậm, lâu và nhanh no [58].
Cho đến hiện nay, tiêu chuẩn chính thức để xác định tình trạng biếng ăn
vẫn còn đang tranh luận. Một số định nghĩa sau đây thƣờng đƣợc sử dụng:
- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ,
khiến trẻ không nhận đủ lƣợng thức ăn theo nhu cầu.
- Trẻ ăn không đủ lƣợng yêu cầu của lứa tuổi, ăn dƣới ½ lƣợng nhu cầu
của lứa tuổi.
- Thời gian ăn kéo quá dài trên 30 phút.
- Thƣờng kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn.
- Từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trƣởng.
- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu [22],[43],[52]
1.1.2. Phân loại về biếng ăn
1.1.2.1. Phân loại các nhóm biếng ăn của Irene Chatoor
Biếng ăn do điều chỉnh trạng thái [31]:
Tiêu chí chẩn đoán:
- Việc ăn uống của trẻ gă ̣ p khó khăn xuất hiện trong những tháng đầu
đời và kéo dài ít nhất 2 tuần.


5

- Trẻ khó khăn trong việc đạt đƣợc và duy trì một trạng thái tỉnh táo, ổn
định trong lúc ăn, trẻ quá buồn ngủ hoặc là quá kích động hoặc rất khó chịu
khi ăn.
- Trẻ không đạt đƣợc cân nặng phù hợp với lứa tuổi hoặc sụt cân.
- Việc gặp khó khăn trong ăn uống của trẻ không thể giải thích đƣợc do
bệnh lý thực thể.
Biếng ăn do thiếu đồng cảm giữa người cho ăn và trẻ

Tiêu chí chẩn đoán [27]:
- Biếng ăn này thƣờng xuất hiện trong những năm đầu đời, khi trẻ nhũ
nhi biểu hiện một số vấn đề y khoa cấp tính (thƣờng gặp nhiễm trùng).
- Trẻ nhũ nhi thiếu các dấu hiệu phát triển về giao tiếp thích hợp (ví dụ:
trao đổi ánh mắt, mỉm cƣời, hoặc nói bi bô) với ngƣời chăm sóc trong khi ăn.
- Trẻ nhũ nhi chậm tăng trƣởng đáng kể.
- Ngƣời chăm sóc ban đầu thƣờng không nhận thấy hoặc phủ nhận các
vấn đề về nuôi ăn và tăng trƣởng của trẻ.
- Sự thiếu tăng trƣởng và thiếu các mối quan hệ không phải chỉ do rối
loạn thực thể hay rối loạn phát triển toàn thân.
Biếng ăn nhũ nhi [32]:
Tiêu chí chẩn đoán:
- Đặc điểm của rối loạn nuôi ăn này là trẻ từ chối ăn đủ khối lƣợng thức
ăn cần thiết ít nhất trong 1 tháng.
- Việc từ chối thức ăn thƣờng bắt đầu vào giai đoạn chuyển tiếp sang ăn
bằng muỗng hoặc tự ăn, điển hình từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi.
- Trẻ hiếm khi đòi ăn, không thích thức ăn và việc ăn. Thích chơi, chạy
xung quanh và thích nói chuyện hơn là ăn.
- Trẻ chậm tăng trƣởng rõ rệt (suy dinh dƣỡng cấp hay mạn tính theo
tiêu chuẩn của Waterlow (1997).


6

- Việc từ chối thức ăn không khởi đầu sau một chấn thƣơng vùng hầu
họng hay ống tiêu hóa.
- Việc từ chối thức ăn không do bệnh một bệnh lý nền khác.
Ác cảm với thức ăn [33]:
Tiêu chí chẩn đoán:
- Biếng ăn đặc trƣng bởi từ chối một số thức ăn nhất định của trẻ do

mùi, độ mịn, nhiệt độ hay khẩu vị của thức ăn trong vòng tối thiểu 1 tháng.
- Phản ứng của trẻ đƣa đến ác cảm với thức ăn từ nhăn mặt hoặc phun
thức ăn ra ngoài đến nôn khan và nôn ói. Sau phản ứng ác cảm, trẻ từ chối luôn
cả những thức ăn trẻ vẫn thƣờng dùng và từ chối luôn các thức ăn có màu sắc,
hình thức hoặc mùi vị tƣơng tự. Hậu quả là trẻ từ chối hầu hết thức ăn.
- Trẻ miễn cƣỡng ăn thức ăn mới nhƣng khi đƣa thức ăn trẻ thích thì trẻ
ăn nhanh hơn.
- Nếu không có thực phẩm bổ sung, trẻ sẽ có biểu hiện thiếu một hoặc
nhiều chất (ví dụ: vitamin, sắt, kẽm hay đạm) nhƣng thƣờng trẻ vẫn cao lớn
thậm chí còn có thể dƣ cân và/hoặc:
- Chậm phát triển cơ vận động vùng miệng và chậm diễn cảm bằng lời nói.
- Bắt đầu từ mẫu giáo, trẻ đã cho thấy sự lo lắng trong giờ ăn và tránh
những kích thích nào từ chung quanh có liên quan đến việc ăn uống.
- Việc từ chối thức ăn không theo sau những chấn thƣơng vùng hầu họng.
- Từ chối ăn một số thức ăn chuyên biệt không liên quan đến dị ứng thức
ăn hay do trẻ đang bệnh.
Rối loạn nuôi ăn sau chấn thương [29]:
Tiêu chí chẩn đoán:
- Đặc trƣng của rối loạn nuôi ăn này khởi đầu bằng việc trẻ đột ngột bỏ ăn
hoàn toàn.
- Khởi phát bỏ ăn có thể ở bất kỳ tuổi nào, từ nhũ nhi đến ngƣời lớn.


7

- Bỏ ăn xảy ra sau một biến cố gây chấn thƣơng hay những tổn thƣơng
lặp đi lặp lại vùng hầu họng và đƣờng tiêu hóa (sặc, ọe, nôn, trào ngƣợc dạ
dày-thực quản, đặt nội khí quản hay ống thông mũi-dạ dày, hút, ép ăn) gây ra
đau đớn dữ dội cho trẻ.
Rối loạn nuôi ăn liên quan đến một bệnh nội khoa [30]:

Tiêu chí chẩn đoán:
- Rối loạn nuôi ăn đƣợc đặc trƣng bởi việc không chịu ăn và ăn không đủ
ít nhất 2 tuần.
- Trẻ bắt đầu bữa ăn dễ dàng, nhƣng sau đó biểu hiện đau đớn và không
chịu ăn tiếp.
- Trẻ đang mắc một bệnh lý thực thể làm trẻ đau đớn (ví dụ : trào ngƣợc
dạ dày-thực quản, hay mắc bệnh hô hấp, tim mạch).
- Trẻ chậm tăng cân, thậm chí sụt cân.
- Điều trị bệnh nội khoa cải thiện đƣợc vấn đề nuôi ăn nhƣng có thể
không giảm hoàn toàn.
1.1.2.2. Phân loại các nhóm biếng ăn theo Hội Tâm lý Hoa Kỳ
Hội Tâm lý Hoa Kỳ đã đƣa ra hệ thống phân loại biếng ăn có tên là
DSM-IV, gồm các tiêu chí sau [23],[38]:
Thất bại liên tục trong việc ăn uống tương xứng với viê ̣c tăng cân hoặc
giảm đáng kể trọng lượng trong vòng 1 tháng
Một số trẻ bị rối loạn ăn uống có chế độ ăn cực kỳ hạn chế làm ảnh
hƣởng xấu đến sự phát triển thể chất và tâm lý xã hội, nhƣng vẫn có thể duy
trì đƣợc cân nặng hoặc tăng cân. Mặc dù những đứa trẻ này đáp ứng với
phần đầu của tiêu chí (ăn không đủ dinh dƣỡng), chúng tăng cân, loại trừ
chẩn đoán rối loạn nuôi ăn. Những trẻ khác biểu hiện bằng việc trì trệ hoặc
thiếu những kỹ năng ăn uống mà không thể giải thích bằng những bệnh lý y


8

khoa tiềm ẩn. Những trẻ này thƣờng sẽ đƣợc nuôi ăn bằng ống thông do đó
việc không tăng cân hoặc sụt cân đáng kể không thể xác nhận đƣợc.
Rối loạn ăn không do bệnh lý dạ dày- ruột hay các bệnh lý khác đi kèm:
Cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần (DSM), khác
với hệ thống phân loại bệnh quốc tế (ICD). Trong hệ thống ICD, những vấn

đề về nuôi ăn đƣợc phân loại dƣới nhiều đề mục khác nhau, phản ánh cả
nguyên nhân thực thể (những rối loạn cấu trúc và chức năng ảnh hƣởng đến
sinh lý và các cơ quan trong cơ thể) và không thực thể (nguyên nhân xã hội,
môi trƣờng). Trẻ bị rối loạn nuôi ăn đƣợc thấy trong nhiều bệnh cảnh lâm
sàng, đƣợc điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa nhƣ chuyên khoa tiêu hóa,
chuyên gia về ngôn ngữ và phát âm, chuyên gia sức khỏe tâm thần. Nói chung
các khó khăn nuôi ăn có thể do bệnh lý y khoa, do những khó khăn về chức
năng, do cảm xúc, do hành vi, hoặc những vấn đề trong các mối quan hệ…
Rối loạn ăn không tính đến rối loạn tâm thần khác (ví dụ: Rối loạn nhai lại)
hoặc do thiếu sự sẵn có của thực phẩm:
Tiêu chí của rối loạn nhai lại chƣa rõ ảnh hƣởng đến việc ăn uống của trẻ
hay việc lên cân kém. Trong lý thuyết, rối loạn này biểu hiện thích ăn uống,
không tính đến việc thiếu hụt thực phẩm. Thực tế cho thấy các rối loạn nuôi ăn
thƣờng gặp nhất là có nhiều nguyên nhân, đáng chú ý là yếu tố hành vi.
Khởi phát trước 6 tuổi:
Trong hệ thống DSM, trẻ khởi phát các vấn đề ăn uống sau 6 tuổi
không có một chẩn đoán rối loạn nuôi ăn chính thức. Các rối loạn ăn uống có
khởi phát và biểu hiện trong thời niên thiếu bị loại ra khỏi hệ thống chẩn đoán
DSM và không đƣợc điều trị thích hợp.
Tiêu chí DSM không giải quyết đƣợc các lý do tại sao trẻ nhũ nhi
hay trẻ nhỏ không ăn đủ số lƣợng yêu cầu và không phân loại đƣợc các loại
biếng ăn [8].


9

1.2.2.3. Phân loại theo công cụ IMFeD (Identification and Management of
Feeding Difficulties)
IMFeD (Xác định và xử trí biếng ăn) đƣợc giới thiệu đầu tiên vào năm
2009, do Benny Kerzner, chuyên ngành Nhi khoa, thuộc Trung tâm Nhi khoa

Quốc gia Hoa Kỳ, dựa trên sự phân loại, cách tiếp cận và phƣơng pháp điều
trị biếng ăn của Irene Chatoor.
Công cụ IMFeD đƣợc đƣa vào chƣơng trình Chẩn đoán phân biệt và
phƣơng pháp điều trị các nhóm biếng ăn thƣờng gặp ở trẻ nhỏ trên thế giới.
Chƣơng trình này đã tổ chức 5 hội nghị ở Singapore (2009), Hồng Kông
(2010), Mumbai (2011),Malaysia (2011), và Việt nam (2013). Công cụ này
đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở 16 nƣớc và đƣợc công nhận bởi 8 hội Nhi khoa
danh tiếng trên thế giới (Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Ả Rập Xê Út,
Tây Ban Nha, Costarica, ELsalvador và Panama). Từ năm 2009, Hội Nhi
khoa Việt Nam đƣa IMFeD vào trong nƣớc nhằm giúp các bác sĩ và bà mẹ
nhận biết và điều trị biếng ăn một cách hiệu quả. Công cụ IMFeD đã đƣợc
Hội Nhi khoa Việt Nam dịch sang tiếng việt, chỉnh sửa và đơn giản hóa, mục
đích để nội dung trong phiếu IMFeD phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa Việt
Nam, giúp các bác sĩ nhi khoa dễ dàng tiết kiệm thời gian trong công việc
hàng ngày.
Công cụ IMFeD gồm 02 phần: hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ, hỗ trợ cha
mẹ cung cấp thông tin [47]:
 Bảng câu hỏi dành cho cha/mẹ hoặc ngƣời chăm sóc: Bằng cách kiểm
tra các câu hỏi thích hợp nhất mô tả nhận thức của họ về tình trạng của con
mình, cha mẹ có thể nhanh chóng cung cấp thông tin cho bác sĩ nhi khoa khi
tham vấn.


10

 Bảng câu hỏi dành cho bác sĩ: Giúp các bác sĩ kiểm tra lại các thông
tin do cha/mẹ cung cấp nhằm đảm bảo thu thập đƣợc các thông tin chính xác
cho chẩn đoán.
Nhận định sai của người chăm sóc (quan tâm quá mức của người chăm sóc):
Một số trẻ đƣợc cha mẹ tin rằng trẻ chán ăn hay ăn ít, tuy nhiên:

- Trẻ ăn phù hợp với nhu cầu dinh dƣỡng theo lứa tuổi.
- Trẻ thƣờng có kích thƣớc nhân trắc nhỏ nhƣng nằm trong giới hạn
bình thƣờng theo lứa tuổi.
- Sự lo lắng quá mức của ngƣời chăm sóc trẻ dẫn đến ép buộc trẻ ăn và
tác động bất lợi đến trẻ.
Trẻ hiếu động ít quan tâm đến ăn - trẻ ít thèm ăn (biếng ăn nhũ nhi)
- Trẻ khỏe mạnh, lanh lợi, hiếu động.
- Trẻ quan tâm đến việc chơi và giao tiếp với mọi ngƣời nhƣng ít khi
biểu lộ hoặc quan tâm đến việc ăn uống.
- Trẻ có thể chỉ ăn một vài miếng và ngừng ăn, dễ lơ đãng với việc ăn và
có thể khó giữ yên tại bàn hoặc ghế trong khi ăn.
Trẻ biếng ăn do trẻ bị bỏ rơi - lãnh đạm - trầm cảm
- Trẻ ít có cảm giác ngon miệng và ăn ít.
- Trẻ có biểu hiện lãnh đạm, thờ ơ, ít giao tiếp bằng lời (cƣời, nói) và
không lời (ánh mắt) với ngƣời cho ăn.
- Có thể có dấu hiệu bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng.
Ác cảm với thức ăn (quá kén chọn thức ăn)
- Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, độ mịn màng, hình
thức, thành phần món ăn.
-

Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn các thực phẩm không thích.


11

Sợ ăn
- Trẻ có biểu hiện sợ hãi khi biết sắp phải ăn, trẻ chống lại việc cho ăn
bằng cách khóc, co ngƣời hoặc từ chối mở miệng.
- Có thể đã trải qua trƣớc đó một sự cố đáng sợ liên quan đến ăn uống.

Biếng ăn do bệnh lý thực thể
- Trẻ ít thấy ngon miệng (ăn ít) hoặc từ chối ăn uống liên quan đến việc
đang mắc bệnh.
1.1.3. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em
1.1.3.1. Nguyên nhân thực thể
Thƣờng gặp là các bệnh lý y khoa, thiếu dinh dƣỡng; hầu hết trẻ bị
bệnh đều biếng ăn.
Biếng ăn do bệnh [48]
Bệnh lý cấp tính về đƣờng tiêu hóa, hô hấp (thƣờng gặp nhất). Biếng ăn
là một triệu chứng xảy ra trong hầu hết mọi bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này
thƣờng mất đi khi trẻ bắt đầu hồi phục. Nhiễm giun đũa cũng là nguyên nhân
gây biếng ăn phổ biến ở trẻ em nƣớc ta.
Biếng ăn là một triệu chứng luôn có khi trẻ bị một số bệnh răng miệng:
Viêm miệng áp tơ, Viêm loét họng- amidan, mọc răng... dẫn đến tình trạng từ
chối thức ăn. Ngoài ra trẻ cũng có thể biếng ăn do mắc các bệnh mãn tính nhƣ
là suy tim, hen vừa và nặng...
Biếng ăn do thuốc: Trẻ dùng thuốc khi ốm làm ảnh hƣởng đến tiêu
hóa, vị giác, gây loạn khuẩn ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn gây
biếng ăn [57].
Khiếm khuyết cơ thể học bẩm sinh
+ Rối loạn giác quan đặc biệt là rối loạn vị giác: Có thể do rối loạn ngoại
biên hoặc tại các trung tâm giác quan ở thần kinh trung ƣơng.
+ Các bất thƣờng giải phẫu bẩm sinh nhƣ hở hàm ếch...[39].


12

Yếu tố biếng ăn di truyền
Một số nghiên cứu đã nhận định về tính di truyền của biếng ăn. Một số
tác giả khẳng định giữa tình trạng biếng ăn hiện tại của trẻ có mối quan hệ với

vấn đề di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà mà tình hình này sẽ tồn tại một cách
khá dài hay khá phổ biến và sự bất thƣờng của một bộ phận não bộ hoặc
những vấn đề trong quá trình nuôi dƣỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng biếng ăn của trẻ [20].
1.1.3.2. Nguyên nhân không thực thể [54]
- Nhận định thói quen không phù hợp về hành vi ăn uống
Bắt nguồn từ việc sử dụng thức ăn ngoài mục tiêu dinh dƣỡng, làm cho
trẻ có nhận thức không đúng về thức ăn, ví dụ nhƣ xem đó là phƣơng tiện
thƣởng, phạt, phƣơng tiện hỗ trợ cho các cuộc vui...
- Số lượng và dạng thực phẩm không phù hợp với sự tăng trưởng và phát
triển thể chất của trẻ.
Ở mỗi độ tuổi, hệ tiêu hóa và cơ thể trẻ sẽ thích nghi với số lƣợng thực
phẩm khác nhau, những dạng thức ăn khác nhau. Khi sử dụng không đúng các
dạng thực phẩm theo độ tuổi, có thể gây trở ngại cho hoạt động hệ tiêu hóa,
hấp thu của trẻ, lâu dần sẽ dẫn đến biếng ăn.
- Thành phần bữa ăn mất cân đối
Ăn hoặc uống các chất ngọt trƣớc khi ăn làm tăng đƣờng huyết, chế độ
ăn quá nhiều, đạm, mỡ... gây hiệu ứng phản hồi âm tính trên hoạt động của hệ
tiêu hóa, ăn thiếu các loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho việc tạo các
men tiêu hóa, uống sữa ngay trƣớc bữa ăn, uống nhiều nƣớc trƣớc bữa ăn,
uống các loại nƣớc ngọt có nhiều gaz, vừa ăn vừa uống làm giảm nồng độ
hoạt tính của dịch vị dạ dày. Chế độ ăn đơn điệu, không phù hợp với lứa tuổi
hoặc nghèo nàn về mặt dinh dƣỡng (thiếu đạm, vitamin B1) dần dần sẽ làm
trẻ chán ăn.


13

- Chế độ ăn không phù hợp với sinh lý hệ tiêu hóa, hấp thu
Các bữa ăn trong ngày làm quá dày hệ tiêu hóa tăng hoạt động hoặc quá

thƣa làm hệ tiêu hóa giảm hoạt động đề có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn.
- Tâm lý sợ hãi đối với thức ăn và bữa ăn
Thƣờng bắt đầu bằng sự gắn kết nhận thức về bữa ăn hoặc thức ăn với
các sự kiện làm trẻ sợ hãi nhƣ đánh trẻ, giận giữ la mắng, hù dọa trẻ, ép buộc
trẻ, cãi vã...
- Sang chấn tâm lý
Làm suy giảm tất cả hoạt động chức năng bình thƣờng bao gồm cả cảm
giác thèm ăn, sự ngon miệng và hoạt động tiêu hóa, hấp thu.
- Ảnh hưởng của môi trường và nhận thức
Sự buồn chán, sợ hãi hoặc cảm giác chán ngán trƣớc một loại thực
phẩm không ƣa thích sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng và các hoạt động
khác liên quan đến tiêu hóa thức ăn và hấp thu dƣỡng chất. Sự kiểm soát cao
độ của cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ về ăn uống và thực phẩm có thể làm
thay đổi môi trƣờng của trẻ bởi lẽ tạo ra một bầu không khí tiêu cực xung
quanh thức ăn và làm giảm sút sự hƣởng thụ của trẻ đối với thức ăn, kết quả
sau đó là làm tăng biếng ăn ở trẻ.
1.2. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ biếng ăn
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng
Nghiên cứu của Dubois, tiến hành nghiên cứu dọc 2103 trẻ từ lúc mới
sinh từ 1998 đến 2002 cho thấy, những trẻ kén chọn thức ăn có khẩu phần ăn
thấp hơn nhóm chứng về năng lƣợng, chất béo, protein và tỷ lệ nhẹ cân gấp
hai lần nhóm chứng. Một nghiên cứu khác cho thấy nhóm trẻ biếng ăn không


14

đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị về acid folic, vitamin E và vitamin D. YongXue và cộng sự cũng đã khám phá ra rằng trẻ biếng ăn có hàm lƣợng sắt, kẽm
trong máu thấp hơn so với trẻ không biếng ăn [41],[42],[64].
1.2.1.2. Chậm phát triển thể chất

Biếng ăn gây nên thể trạng còi cọc, thấp bé, không tăng cân, sụt cân 3
năm đầu đời, có nguy cơ nhẹ cân gấp 3 lần so với trẻ ăn uống tốt. Yong Xue
và cộng sự khám phá ra rằng biếng ăn kéo dài trên 2 năm có liên quan với cân
nặng theo tuổi thấp hơn chuẩn [64]. Theo nghiên cứu của Susanna Saarilehto
và cộng sự ở 494 trẻ tại thời điểm 5 tuổi cho thấy trẻ biếng ăn thấp hơn, nhẹ
cân hơn so với nhóm chứng [56]. Nghiên cứu của Wright và cộng sự tại Anh
ở trẻ 30 tháng tuổi cũng cho thấy 11,1% trẻ biếng ăn tăng cân ít hơn trong 2
năm đầu so với 3,5% trẻ không biếng ăn [24]. Nghiên cứu của Đào Thị Yến
Phi cho thấy cân nặng trung bình của nhóm trẻ biếng ăn thấp hơn có ý nghĩa
so với nhóm trẻ không biếng ăn [14]. Trong nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung
có 38,3% trẻ trong 366 trẻ biếng ăn từ 12-36 tháng tuổi bị suy dinh dƣỡng [3].
1.2.1.3. Chậm phát triển tâm thần vận động
Nghiên cứu của Chatoor cho thấy những trẻ chán ăn, ác cảm với thức
ăn có điểm số phát triển tâm thần (MDI) thấp hơn đáng kể so với trẻ bình
thƣờng, đặc biệt trẻ ác cảm với thức ăn có điểm số MDI thấp hơn 14 điểm.
Biếng ăn và các rối loạn về ăn uống ở độ tuổi nhỏ thƣờng kéo dài đến tuổi
trƣởng thành và là tiền đề của biếng ăn ở ngƣời lớn [34],[60].
1.2.1.4. Rối loạn về nội tiết và chuyển hóa
Giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp, mất
nƣớc, rối loạn thăng bằng điện giải, tóc thƣa mảnh, giảm bạch cầu, loãng
xƣơng, gan nhiễm mỡ…. nếu tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến suy kiệt
trầm trọng [53].


15

D.Goh và A. Jacob đã kết luận tình trạng ăn uống khó khăn và biếng ăn
ở trẻ có liên quan đến stress của ngƣời chăm sóc khi cho trẻ ăn và có tác động
tiêu cực đến các mối quan hệ trong gia đình [35]. Theo Hutter thiếu máu và
giảm bạch cầu nhẹ đƣợc phát hiện trong gần một phần ba của những bệnh

nhân này, trong khi đó giảm tiểu cầu là khá phổ biến. Cơ chế chính xác cho
những phát hiện này vẫn chƣa rõ ràng, nhƣng 50% bệnh nhân chán ăn tâm
thần với những thay đổi về huyết học hiển thị dấu hiệu hình thái của một phần
tủy xƣơng teo [46].
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn
1.2.2.1. Số lượng thức ăn ăn vào ít hơn so với nhu cầu thực sự
Trẻ biểu hiện khó khăn trong việc điều chỉnh trạng thái, ảnh hƣởng xấu
đến khả năng ăn uống một cách hiệu quả. Trẻ gặp khó khăn trong việc đạt đƣợc
và duy trì một trạng thái tỉnh táo bình ổn cần thiết cho việc ăn uống. Một số thì
quá kích thích, khóc và không thể giữ bình tĩnh trong lúc ăn. Số khác thì buồn
ngủ và không thể đánh thức hoặc không thức đủ lâu để ăn.
1.2.2.2. Kén chọn thức ăn, chỉ chấp nhận một số loại thức ăn
Trẻ phản ứng với vị thức ăn mới, hay thức ăn có độ mịn màng khác
trƣớc bằng cách nhăn mặt, phun thức ăn hoặc nôn khan hay nôn ói. Trẻ từ chối
khi nhìn thấy thức ăn mà trẻ có ác cảm, nhất là những thức ăn mà đã từng kích
thích trẻ nôn khan hoặc nôn ói. Cha mẹ càng cố gắng ép trẻ ăn những loại thức
ăn này, trẻ càng sợ hãi ăn và càng lúc càng từ chối nhiều loại thức ăn hơn nữa.
Trẻ sẽ khóc thét, chạy trốn khi nhìn thấy thức ăn. Các trẻ này có thể từ chối đủ
các loại thức ăn, thƣờng gặp nhất là rau củ, trái cây, thịt. Trong những trƣờng
hợp đỉnh điểm, trẻ từ chối ăn cả những thức ăn trẻ thích nếu thức ăn tiếp xúc với
thức ăn khác trên đĩa, nếu thức ăn không có nhiệt độ hợp lý, hoặc nếu thức ăn đó
không là nhãn hiệu mà trẻ thích.


×