Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂM

T×NH TR¹NG BIÕNG ¡N ë TRÎ EM D¦íI 5 TUæI
T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG N¡M 2016
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯU THỊ MỸ THỤC

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, Thư viện và các phòng ban Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Dinh
Dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương và Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y
Dược Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, đã giúp đỡ tôi tận tình trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc, tôi xin chân thành
cám ơn Cô hướng dẫn Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục là những người thầy đã hết
lòng hướng dẫn những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.


Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn
các Thầy Cô trong hội đồng thông qua đề cương và chấm luận văn tốt
nghiệp. Các thầy cô đã cho tôi những đóng góp quý báu giúp luận văn
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn các bác sĩ, các bạn đồng nghiệp tại Khoa
Dinh dưỡng đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cám ơn những người thân trong
gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp, đã dành những tình cảm quý báu,
thường xuyên chia sẻ động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cám ơn các em bệnh nhi đến khám tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi
Trung Ương, những người đã tình nguyện tham gia nghiên cứu – góp phần vô
cùng quan trọng trong luận văn này.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Đức Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Đức Tâm, học viên cao học khoá 24 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi cùng các bạn
đồng nghiệp tại Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung Ương thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung

thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên

Nguyễn Đức Tâm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ca

:Canxi

CC/T

:Chiều cao/tuổi

CI

: Confidence Interval – Khoảng tin cậy

CLS

:Cận lâm sàng

CN/CC

:Cân nặng/chiều cao


CN/T

:Cân nặng/tuổi

Hb

:Hemoglobin

LS

:Lâm sàng

NL

:Năng lượng

OR

:Odds Ratio – Tỷ suất chênh

p

:Độ tin cậy

RDA

:Recommended Dietary Allowance - Nhu cầu khuyến nghị

SDD


:Suy dinh dưỡng



:Thức ăn

THPT

:Trung học phổ thông

TTDD

:Tình trạng dinh dưỡng

WHO

:World Health Organization - Tổ Chức Y Tế Thế Giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chƣơng 1

3

TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về biếng ăn ở trẻ em ................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm về biếng ăn: ...................................................... 3
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cho ăn và ăn của trẻ .............. 5

1.2. Dịch tễ học biếng ăn ...................................................................................... 8
1.2.1. Thực trạng biếng ăn trên thế giới ........................................................... 8
1.2.2. Thực trạng biếng ăn tại Việt Nam ....................................................... 10
1.3. Nguyên nhân của biếng ăn.......................................................................... 10
1.4. Hậu quả của biếng ăn 14
1.5 Chẩn đoán và phân loại các nhóm biếng ăn ............................................... 16
1.5.1. Chẩn đoán biếng ăn .............................................................................. 16
1.5.2. Phân loại biếng ăn ................................................................................. 16
1.5.3. Xử trị biếng ăn: ..................................................................................... 19
Chƣơng 2

.................................................................................................. 21

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn................................................................... 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 21
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 22
2.2.1. Địa điểm ................................................................................. . 22
2.2.2. Thời gian

................................................................... 22

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

....................................................... 22


2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................... 22

2.3.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu ............................................... 23
2.3.4. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu ................................................. 24
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá ................ 26
2.4. Xử lý số liệu 33
2.5. Các biện pháp khống chế sai số.................................................................. 34
2.6. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................... 34
Chƣơng 3

.................................................................................................. 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ...................................................... 35
3.1.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi ........................................... 35
3.1.2. Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới .................................................... 36
3.1.3. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 36
3.1.4. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu........................................ 37
3.2. Tỉ lệ biếng ăn và một số nguyên nhân gây biếng ăn ................................. 38
3.2.1. Tỷ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi ........................................................ 38
3.2.2. Biếng ăn theo nhóm tuổi ...................................................................... 39
3.2.3. Biếng ăn theo giới ....................................................................... 39
3.2.4. Một số đặc điểm lâm sàng của trẻ biếng ăn................................ 40
3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn ..................................................... 50
3.3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn .............................................. 50
3.3.2. Mối liên quan giữa mức độ biếng ăn và tình trạng dinh dưỡng......... 53
Chƣơng 4

55

BÀN LUẬN ................................................................................................... 55
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu .................................... 55

4.2. Tỉ lệ biếng ăn và một số nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi . 57
4.2.1. Tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi ......................................................... 57


4.2.2. Biểu hiện lâm sàng của trẻ biếng ăn .................................................... 60
4.2.3. Nguyên nhân biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi .......................................... 62
4.3. Ảnh hưởng của biếng ăn lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ ..................... 66
4.3.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn ................................................. . 66
4.3.2. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn theo nhóm tuổi ........................ 69
4.3.3. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trên cận lâm sàng ............................ 71
KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Phân loại mức độ thiếu máu của các cá thể ............................. 32

Bảng 3.1

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................. 36

Bảng 3.2

Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu ............................ 37


Bảng 3.3 Tỉ lệ biếng ăn theo nhóm tuổi ......................................................... 39
Bảng 3.4. Tỷ lệ biếng ăn theo giới tính .......................................................... 39
Bảng 3.5. Một số biểu hiện lâm sàng của trẻ biếng ăn .................................. 40
Bảng 3.6. Mức độ biếng ăn dựa theo năng lượng ăn vào .............................. 41
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa mức độ biếng ăn và tuổi ................................. 41
Bảng 3.8. Lượng một số chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của trẻ biếng
ăn trong 24h ............................................................................. 42
Bảng 3.9. Tính cân đối trong khẩu phần ăn ................................................... 44
Bảng 3.10. Một số bệnh lý thực thể trong nhóm nghiên cứu ......................... 44
Bảng 3.11. Biếng ăn với bệnh lý thực thể ...................................................... 44
Bảng 3.12. Biếng ăn và ốm 3 tháng gần đây ................................................. 45
Bảng 3.13 Tỉ lệ biếng ăn theo thu nhập, nơi cư ngụ và học vấn của mẹ ....... 46
Bảng 3.14 Kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ .......................... 47
Bảng 3.15. Bảng điểm đánh giá kiến thức- thực hành dinh dưỡng ............... 48
Bảng 3.16. Biếng ăn do bản thân trẻ .............................................................. 49
Bảng 3.17. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn theo nhóm tuổi ............. 50
Bảng 3.18. Tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ biếng ăn .......................... 51
Bảng 3.19. Mức độ suy dinh dưỡng của các trẻ biếng ăn .............................. 51
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tuổi của trẻ ........... 52
Bảng 3.21. Thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên cận lâm sàng........... 53
Bảng 3.22. Thiếu hụt dinh dưỡng theo nhóm tuổi ở trẻ biếng ăn .................. 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi ........................................... 35
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính trong nhóm nghiên cứu .............................. 36
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn trong nghiên cứu ....................... 38
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trẻ biếng ăn theo nhận định của gia đình và theo tiêu
chuẩn nghiên cứu ..................................................................... 38



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với hầu hết trẻ nhũ nhi, nuôi ăn dường như là tiến trình tự nhiên. Tuy
nhiên, có < 25% trẻ nhũ nhi phát triển bình thường về các mặt nhưng có tới
80% trẻ nhũ nhi có vấn đề rối loạn nuôi ăn (1/3 số trẻ được cha mẹ cho rằng trẻ
có biểu hiện chán ăn như khóc khi ăn, ăn ít, từ chối ăn) và có 2% trẻ nhũ nhi có
khó khăn nuôi ăn nặng đi kèm kém tăng cân, suy dinh dưỡng [1]. Chatoor
(2001) đã ghi nhận 1/4 cha mẹ đến gặp bác sỹ nhi khoa vì cho rằng con của họ
biếng ăn và biếng ăn có thể xuất hiện rất sớm trước 4 tháng tuổi [2].
Biếng ăn kéo dài là nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng.
Một khảo sát về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em thấy nhiễm trùng
(65,2%), thay đổi môi trường sống (15,5%) và biếng ăn (14,5%) là những
nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em [3], trong đó, biếng ăn là
nguyên nhân có thể can thiệp được nhờ chăm sóc dinh dưỡng. Tại TPHCM,
một khảo sát đã cho thấy 65,5% trẻ đến khám dinh dưỡng với lí do biếng ăn
và tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi tại TPHCM là 20,8% [4], [40].
Biếng ăn hay rối loạn nuôi ăn không chỉ làm gián đoạn phát triển sớm ở
trẻ nhũ nhi mà còn liên quan đến những khiếm khuyết phát triển nhận thức,
các bất thường hành vi về sau, cũng như các rối loạn lo âu, rối loạn nuôi ăn
trong suốt thời kỳ thơ ấu, thanh thiếu niên và gây ra những tâm lý lo lắng đối
với người chăm sóc trẻ [2]. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm các rối loạn
nuôi ăn rất quan trọng trong lĩnh vực nhi khoa.
Mặc dù biếng ăn đã được đề cập nhiều nhưng tỉ lệ biếng ăn ở trẻ vẫn
tiếp tục tăng ở tất cả các nền văn hóa và dân tộc khác nhau. Việt Nam, có rất
ít các đề tài về biếng ăn ở trẻ em và tại Viện Nhi Trung Ương hiện chưa có
khảo sát, đánh giá nào về tình trạng biếng ăn ở trẻ mặc dù lượng bệnh nhân
đến khám dinh dưỡng với lý do biếng ăn khá cao. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ biếng



2

ăn ở trẻ tới khám tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là bao nhiêu, các nguyên
nhân của biếng ăn và nguy cơ nào dẫn đến biếng ăn ở trẻ em vẫn là một câu
hỏi với các bác sĩ nhi khoa. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “
Tình trạng biếng ăn ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại Bệnh Viện Nhi Trung Ƣơng
năm 2016” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và nhận xét một số nguyên nhân biếng ăn ở trẻ dưới 5
tuổi tại phòng khám dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung Ương.
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em biếng ăn dưới 5 tuổi tại
phòng khám dinh dưỡng - Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Với kết quả thu được từ đề tài, bước đầu sẽ cung cấp thông tin cho các
bác sỹ nhi khoa về nguyên nhân cũng như mức độ biếng ăn ở trẻ em Việt
Nam, từ đó đưa ra các can thiệp thích hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh
dưỡng cho trẻ một cách có hiệu quả.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, với
nhiều nguyên nhân khác nhau: như yếu tố tâm lý, bệnh tật, môi trường và xã
hội. Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ
như kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và nếu không
can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn
từ 2,5-3 lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn so với trẻ bình
thường [5].
1.1. Tổng quan về biếng ăn ở trẻ em

1.1.1. Một số khái niệm về biếng ăn:
Năm 1983, James Egan và Chatoor lần đầu tiên mô tả một nhóm trẻ
trong độ tuổi tập đi, khỏe mạnh có những biểu hiện từ chối thức ăn nghiêm
trọng và chậm tăng trưởng, nhưng lại không phù hợp với một chứng bệnh đã
biết trong y văn, không tăng trưởng, không do nguyên nhân thực thể. Đầu
tiên, các tác giả gọi rối loạn nuôi ăn này là rối loạn phân tách vì bệnh có vẻ
xuất hiện trong giai đoạn trẻ bắt đầu tự lập, hình thành và phát triển nhân cách
[7]. Ở trẻ nhỏ rối loạn ăn uống gây ra nhiều sự thay đổi trong thói quen ăn
uống và là nguyên nhân chính thậm chí nhiều khi dẫn đến những vấn đề nặng
nề về sức khỏe. Rối loạn ăn uống này được Chatoor đặt tên là “biếng ăn nhũ
nhi”. Biếng ăn nhũ nhi nhằm nhấn mạnh sự thiếu ngon miệng như là triệu
chứng trung tâm và khởi đầu vào lứa tuổi nhũ nhi để phân biệt với biếng ăn
tâm lý do nỗi sợ quá cân hoặc trở nên quá cân và có khởi đầu chậm hơn lúc
thiếu niên hay trưởng thành [7].
Biếng ăn: được sử dụng rộng rãi, không mang tính chuẩn xác của khoa
học, nó được hiểu là trẻ không thích ăn và ăn ít hơn bình thường, ít có cảm


4

giác ngon miệng. Biếng ăn có khuynh hướng thay đổi theo tuổi của trẻ và có
thể mô tả bằng nhiều cách khác nhau như : khó chiều, kén chọn, kiểu
cách…..Tuy nhiên các thuật ngữ này chưa thực sự bao hàm được những vấn
đề phức tạp trong việc khó nuôi ăn ở trẻ. Tuy tiêu chuẩn chính thức để xác
định tình trạng biếng ăn vẫn còn đang được tranh luận nhưng biếng ăn ở trẻ
nhỏ được định nghĩa là tình trạng không muốn ăn do giảm hoặc mất cảm giác
thèm ăn (đói) được biểu hiện bằng từ chối ăn có căn nguyên tâm lý-sinh lý
hoặc bệnh lý là định nghĩa được sử dụng cho đến hiện nay. Theo ICD 10, thì
biếng ăn được mô tả là tình trạng trẻ ăn không đủ lượng thực phẩm cần thiết
cũng như thiếu sự đa dạng các loại thực phẩm được biểu hiện bằng hành vi

chống đối/né tránh ăn khi trẻ được cung cấp thức ăn đầy đủ và hợp lý bởi
người chăm sóc trẻ có khả năng và không có bệnh lý thực thể đi kèm [8].
Tại Việt Nam, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh
dưỡng) cho rằng: Biếng ăn là sự giảm ngon miệng dẫn đến giảm khẩu phần ăn
hoặc kéo dài thời gian bữa ăn hoặc chỉ ăn được một số loại thực phẩm từ đó
ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của trẻ [9]
Nguyễn Thanh Danh để chẩn đoán biếng ăn cần 2 tiêu chuẩn [10]
- Tiêu chuẩn định tính: về mặt tâm lý, trẻ phải có các hành vi biểu hiện
sự từ chối, tránh né, không hợp tác khi được cho ăn, cho bú như quay mặt đi
chỗ khác, không há miệng, phun, nhả thức ăn, ngậm thức ăn, hoặc sợ thức ăn,
la khóc mỗi khi cho ăn.
- Tiêu chuẩn định lượng: có sự giảm sút về số lượng thức ăn tiêu thụ
được trong các bữa ăn so với trước đó hoặc so với trẻ bình thường.
Nhìn chung, Việt Nam trong các nghiên cứu thường sử dụng một số tiêu
chuẩn sau [9],[10]:
- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ,
khiến trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu.


5

- Trẻ ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, ăn dưới ½ lượng nhu cầu
của lứa tuổi.
- Thời gian cho trẻ ăn kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn.
- Trẻ từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trưởng.
- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cho ăn và ăn của trẻ
Cho trẻ ăn và ăn
Khi đề cập đến vấn đề tiêu thụ thức ăn ở trẻ nhỏ thì có hai thuật ngữ cần

phân biệt: cho trẻ ăn (feeding) và ăn (eating). Cho trẻ ăn đề cập đến mối quan
hệ song phương giữa người cho trẻ ăn và trẻ. Ăn chỉ phản ánh hành động của
bạn thân trẻ mà thôi. Mối quan hệ cho ăn giữa cha mẹ và trẻ cũng giống như
bất kỳ mối quan hệ khác, mỗi người có một vai trò rõ ràng. Cha mẹ có vai trò
quyết định những loại thực phẩm nào cần cung cấp, khi nào cần cho ăn, và ăn ở
đâu nhưng trẻ có vai trò quyết định có ăn không và ăn bao nhiêu
Cảm giác đói
Đó là tín hiệu báo động cần bổ sung dinh dưỡng. Cảm giác đói được
cấu thành bởi 3 yếu tố:
Cơ chế sinh học: nhân dưới đồi bên ở vùng dưới đồi của trung khu thần
kinh khi bị kích thích sẽ gây cảm giác đói, tổn thương vùng này sẽ mất cảm
giác thèm ăn và nhịn đói đến chết. Bình thường trung khu đói hoạt động liên
tục và bị ức chế tạm thời bởi trung khu no [11] [12]. Liên quan tới cảm giác
đói gồm: “nội tiết tố gây đói bụng” kích thích sự thèm ăn là ghrelin và dây
thần kinh lang thang hướng tâm [13] [14].
Phản xạ có điều kiện: Không như những sinh vật khác, con người sử
dụng một hệ tham chiếu thời gian bên ngoài để lên lịch cho những hoạt động
thường ngày, bao gồm cả việc ăn ngủ. Hệ tham chiếu thời gian bên ngoài này


6

kích hoạt cảm giác đói.Ví dụ: Khi đồng hồ báo 12 giờ trưa, nhiều người cảm
thấy đói bụng chỉ vì đó là giờ ăn trưa. Thêm vào đó mùi vị hay sự bắt mắt của
thức ăn cũng kích hoạt cảm giác đói. Ví dụ: nếu thích khoai tây chiên, thì chỉ
cần ngửi thấy mùi khoai tây đang được chiên cũng có thể làm đói bụng. Như
vậy cảm giác đói được kích hoạt bởi phản xạ có điều kiện đối với các thụ thể
ở ngoại vi được thành lập khi phối hợp các tín hiệu từ môi trường bên ngoài
tác động lên các cơ quan phân tích như thị giác, khứu giác…, chủ yếu là các
phản xạ dinh dưỡng (phản xạ tiết nước bọt, phản xạ nuốt, phản xạ tiết dịch

tụy, dịch vị…). Phản xạ có điều kiện được hình thành và củng cố trong suốt
quá trình sống ngay từ khi sinh, có vai trò quan trọng trong sự hình thành
nhận thức về thức ăn và vai trò của thức ăn với cơ thể, thái độ và hành vi ăn
uống. [12]
Sự nhận thức: Màu sắc cũng có thể gây cảm giác đói. Một quả chuối
màu vàng làm chúng ta muốn thưởng thức nó, nhưng không ai muốn ăn một
quả chuối xanh. Tương tự, táo đỏ hay táo xanh có thể gây cảm giác đói. Nhiều
người chọn thức ăn dựa trên hiểu biết của họ về những thức ăn có lợi cho sức
khỏe. Ví dụ: họ chọn thức ăn có lượng mỡ, đường, muối thấp vì những thức
ăn này được khuyến khích là tốt cho sức khỏe. Dần dần, mọi người có thể
thay đổi sở thích ăn uống và chỉ muốn ăn thức ăn “tốt”.[12].
Cảm giác no
Có 2 cơ chế gây no.
Ở não: vùng dưới đồi có 2 trung tâm điều khiển cảm giác đói và no:
- Nhân bụng giữa là trung khu no: cho tín hiệu ngừng việc ăn, kích thích
ở đây gây cảm giác no. Phá hủy vùng này, trung khu đói sẽ tăng hoạt
động, gây ăn nhiều dẫn đến béo phì [11].
- Nhân dưới đồi bên cho tín hiệu kích thích ăn [12]


7

Ở đường tiêu hóa: Koopmans (1985) cho rằng tín hiệu no đến từ dạ dày,
có vai trò kiểm soát ăn ngắn hạn [12]. Đầu tiên não được thông báo lượng
thức ăn tiêu hóa vào và lượng chất dinh dưỡng hấp thu thông qua những cảm
thụ quan. Ống tiêu hóa có nhiều thụ thể hóa học và cơ học nhằm theo dõi
những quá trình sinh lý xảy ra và truyền thông tin về não nhờ thần kinh lang
thang. Luồng thông tin hướng tâm này tạo thành mắt xích đầu trong “chuỗi
tín hiệu no” và đảm nhận một phần vai trò kiểm soát “trước tiêu hóa” đối vớ
sự ngon miệng. Kiểm soát “sau tiêu hóa” đối với sự ngon miệng là khi chất

dinh dưỡng đã được hấp thu qua thành ruột vào máu. Những sản phẩm này
phản ánh chính xác những thức ăn được tiêu hóa, sẽ được chuyển hóa trong
các mô, cơ quan ngoại biên hoặc trực tiếp vào não thông qua hệ tuần hoàn.
Chuỗi tín hiệu no gồm các nội tiết tố ở đường tiêu hóa là peptid YY,
pancreatic polypeptide, glucagon-like-peptid 1, leptin, CCK, oxyntomodulin
[13] [14]. Những sản phẩm tiêu hóa và những chất xúc tác sự chuyển hóa có
thể vào não và gắn với những thụ thể hóa học, ảnh hưởng tới việc tổng hợp
những chất trung gian thần kinh hoặc thay đổi chuyển hóa của tế bào thần
kinh. Nhờ vậy, não được thông báo về những thay đổi chuyển hóa do thức ăn
mang lại.
Sự phát triển của quá trình điều chỉnh nuôi ăn và cảm xúc
Một quá trình phát triển quan trọng trong năm đầu đời là đạt được sự tự
điều chỉnh nội tại việc ăn uống. Trẻ nhũ nhi ngày càng có nhận thức về no-đói
và đáp ứng truyền đạt sự thích thú ăn khi đói bụng và ngưng ăn khi trẻ thấy
no. Trong điều kiện lí tưởng, trẻ nhũ nhi có thể đưa ra dấu hiệu đói với người
chăm sóc một cách rõ ràng khi trẻ no và không muốn ăn thêm nữa, và người
chăm sóc ngừng cho ăn. Sự phát triển của sự tự điều chỉnh nội tại việc ăn
uống và cảm xúc gồm 3 giai đoạn: Đạt được sự điều chỉnh trạng thái; Đạt
được sự đồng cảm hai chiều; Chuyển sang tự ăn và điều hòa cảm xúc.


8

Khi cảm giác ăn ngon miệng của trẻ và hành vi ăn uống đạt tới trạng
thái cân bằng, bản thân trẻ sẽ thấy sự ưa thích với những thức ăn tốt cho cơ
thể mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của cha mẹ. Do vậy, cha mẹ nên
khuyến khích trẻ tự lựa chọn thức ăn trong số những thức ăn có lợi cho sức
khỏe. Trẻ < 4 tuổi chưa phát triển đầy đủ khả năng nhai, nghiền thức ăn nên
cần chú ý đến đặc điểm này của trẻ để chế biến thức ăn cho trẻ. Do vậy, nên
khuyến khích trẻ tự ăn và nên ngồi bên trẻ quan sát khi trẻ ăn.

1.2. Dịch tễ học biếng ăn
1.2.1. Thực trạng biếng ăn trên thế giới
Hiện nay, do thuật ngữ và định nghĩa chưa được thống nhất nên chưa
thể có được một số liệu chính xác tuy nhiên vẫn thấy biếng ăn ở trẻ nhỏ là khá
phổ biến. Allen (1994) thấy 1-5% trẻ nhập viện không tăng cân theo chuẩn và
1/2 số này có biểu hiện của biếng ăn mà không có triệu chứng của bất cứ một
bệnh nền nào trước đó. Biếng ăn ở trẻ thường xuất hiện trong năm đầu đời
nhưng cũng có một số xuất hiện lúc trẻ 2 hoặc 3 tuổi [15]. Tần số biếng ăn ở
một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ là 50% ở trẻ từ 4-24 tháng tuổi
[16], Tây Ban Nha là 44% ở trẻ từ 1-10 tuổi, Anh là 33% ở trẻ dưới 5 tuổi,
Philippine là 67% [17] và 39,7% trẻ từ 1-6 tuổi ở Trung Quốc. Ở trẻ phát
triển bình thường về thể chất thì cũng có 50% - 60% số trẻ được cha mẹ cho
rằng con của họ bị biếng ăn nhưng thực sự chỉ có 25% - 35% trẻ có những
biểu hiện cụ thể biếng ăn như: từ chối thức ăn, kén chọn… trong đó 1% - 2%
trẻ có biểu hiện biếng ăn nặng và kéo dài. Biếng ăn gặp với tỷ lệ cao (80%) ở
trẻ có khiếm khuyết về thần kinh (rối loạn, chậm phát triển thần kinh), phần
lớn ở trẻ bị rối loạn khả năng nuốt [18]
Kết quả nghiên cứu của Ammaniti (2004) tại Rome và Chatoor(2000)
tại Washington DC thấy biếng ăn nhũ nhi có tần suất như nhau ở trẻ trai và
gái khác với biếng ăn do tâm lý xảy ra chủ yếu ở trẻ gái. Trẻ đến bệnh viện


9

chủ yếu từ gia đình trung lưu trở nên có lẽ do gia đình có điều kiện khó khăn
ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ chuyên khoa này. Những trẻ biếng ăn đều
được cha mẹ đánh giá là tính khí thụ động, bất thường, khó bảo và khó chiều.
Trẻ có cách thức ăn và ngủ bất thường [19]; [20]. Carruth (2004) điều tra hơn
3000 trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ qua phỏng vấn bằng điện thoại hỏi phụ huynh xem
con của họ có biếng ăn không. Tiêu chuẩn của biếng ăn không được các nhà

phỏng vấn định nghĩa. Sau đó kết quả của biếng ăn được phụ huynh mô tả là
kén chọn thức ăn, ăn ít hơn so với trẻ khác thì được xếp vào nhóm biếng ăn.
Kết quả cho thấy tỷ lệ biếng ăn gia tăng ở cả hai nhóm trẻ nam và nữ từ 4-24
tháng, thay đổi từ 17-47% ở trẻ trai và 23%-54% ở trẻ gái. Kết quả cho thấy
tỷ lệ biếng ăn cao do cha mẹ đánh giá về con cái họ, tuy nhiên nghiên cứu này
không đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán của biếng ăn nên những dữ liệu bao phủ
luôn cả nhóm biếng ăn do quan điểm sai của cha mẹ, biếng ăn do bệnh nặng,
v..v [21]. Biếng ăn có thể xuất hiện rất sớm trong vài tuần lễ đầu sau sinh.
Jacobi (2012) thấy những trẻ lúc nhỏ bú nút giảm hơn 100 lần/bữa ăn so với
những trẻ bình thường thì khi lớn những trẻ này ăn ít một vài loại thức ăn và
thường không thích ăn rau và 17% trẻ khi nhỏ không bám vú mẹ để bú nên
các bà mẹ đã chuyển sang cho trẻ bú bình và khi lớn chúng từ chối không ăn
gì cả [22].
Do quan niệm sai của cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng nên biếng ăn
thường được ước tính với tỷ lệ quá cao so với thực tế theo đúng nghĩa của
biếng ăn [23]. Thực phẩm trẻ không thích có thể dẫn đến trẻ tránh một thức ăn
hay nhóm thức ăn đặc biệt nào đó và do không ăn một hay nhiều loại thức ăn
đặc biệt sẽ dẫn đến hậu quả thiếu các chất dinh dưỡng chuyên biệt, từ đó ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe. Những trẻ tránh ăn một số loại thức ăn
đặc biệt nào đó được xếp vào loại kén chọn thức ăn [21]. Tỷ lệ trẻ kén chọn


10

thức ăn 12-50% [24]; [25]. Tương tự trong một nghiên cứu khác thì >50% cha
mẹ ghi nhận rằng con của họ đôi khi có biểu hiện kén chọn thức ăn [22]
1.2.2. Thực trạng biếng ăn tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Mai Thị Mỹ Thiện, tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5
tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 20,8%. Tỉ lệ biếng ăn khác nhau ở các
nhóm tuổi, trẻ trên 12 tháng có tỉ lệ biếng ăn cao hơn so với nhóm trẻ dưới 12

tháng và có mối liên quan giữa mức độ biếng ăn với suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân, rối loạn tiêu hóa [4]. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng thấy
biếng ăn chủ yếu gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi (7-11 tháng chiếm 30%, trẻ 1223 tháng chiếm 35,6 %), trong đó 52,4% trẻ biếng ăn chưa rõ nguyên nhân và
biếng ăn liên quan tới các bệnh nội khoa chỉ chiếm 21,9% [9].
1.3. Nguyên nhân của biếng ăn
Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng biếng ăn như bệnh lý thực thể (liên
quan tới cảm giác, vận động miệng), dinh dưỡng, môi trường, cảm xúc, hành
vi và mối quan hệ cha mẹ-con cái. 16-30% trường hợp biếng ăn có nguyên
nhân thực thể và có đến 80% trường hợp biếng ăn đến gặp bác sĩ nhi khoa có
những hành vi nghiêm trọng [26]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Danh
biếng ăn hay gặp sau các bệnh nhiễm trùng (48,5%), do chuyển tiếp chế độ ăn
không phù hợp (11,4%), do stress (7,6%) và có tới 20,5 % số trường hợp
biếng ăn chưa rõ nguyên nhân [3]. Nguyên nhân của biếng ăn có thể chia
thành các nhóm chính sau:
 Do thức ăn: Phù hợp về số lượng, Phù hợp với phát triển, Cân bằng
về dinh dưỡng ?
Tình trạng khan hiếm lương thực trong lịch sử đã là mối đe dọa lớn đối
với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong bối cảnh này, nhiều xã hội nhận
thức trẻ tăng trưởng nhanh là khỏe mạnh và thể hiện sự thành công của cha
mẹ, nên các chiến lược ăn uống trong các xã hội ở giai đoạn này được thiết kế


11

để tăng năng lượng ăn vào cho trẻ, thúc đẩy tăng cân. Tuy nhiên, khi những
chiến lược này tồn tại trong môi trường có thực phẩm phong phú như ngày
nay, nên nó có xu hướng thúc đẩy tăng cân và béo phì. Do quan niệm "lớn
hơn là tốt hơn" nên ảnh hưởng đến việc chọn các loại thực phẩm và cách cho
ăn cũng như ép trẻ ăn của cha mẹ. Một khảo sát tại Anh (2011) tiến hành trên
2638 trẻ từ 4-18 tháng nhằm khảo sát về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn

của trẻ, thấy trẻ từ 4-6 tháng thì năng lượng và protein trong khẩu phần ăn
phù hợp với nhu cầu của trẻ nhưng trẻ từ 12-18 tháng tuổi thì 1/3 số trẻ này có
năng lượng và protein vượt quá nhu cầu, đó chính là nguy cơ gây béo phì sau
này và 97% trẻ ăn bổ sung sớm trước 6 tháng vì bà mẹ mong muốn con tăng
cân hơn [27]. Một nghiên cứu tương tự của Barbara được tiến hành trên 3022
trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi 4-24 tháng tuổi, cũng thấy năng lượng vượt quá
nhu cầu là 10% ở trẻ < 6 tháng, 23% ở trẻ 7-12 tháng, 31% ở trẻ 12-24 tháng,
18% trẻ sơ sinh; 33% trẻ mới biết đi không ăn rau, và 23% và 33% không ăn
trái cây và chỉ có < 10% trẻ biết ăn rau xanh [28]. Ngoài thức ăn thì cách trình
bày thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sự chấp nhận của trẻ. Khi trẻ được
cha mẹ cho ăn một số loại thức ăn như phần thưởng cho đáp ứng của trẻ, trẻ
càng yêu thích những thức ăn này. Tuy nhiên, khi trẻ được thưởng để ăn, lâu
ngày những thức ăn này sẽ không còn được trẻ yêu thích nữa.
 Do bản thân trẻ…
– Thực sự muốn ăn?
Thích hay không thích thức ăn đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn
thức ăn và là kết quả của tương tác giữa gen, di truyền với môi trường, phong
tục tập quán. Thông thường biếng ăn xảy ra lúc trẻ 6-10 tháng tuổi, ở lứa tuổi
mà trẻ bắt đầu được giới thiệu nhiều loại thức ăn với nhiều kiểu khác nhau,
nhất là thức ăn ở giai đoạn chuyển tiếp. Trẻ có thể phản ứng với mùi vị thức
ăn mới nhưng sau đó có thể chấp nhận ở những lần ăn sau đó. Tuy nhiên trẻ


12

biếng ăn thì phản ứng từ chối ăn mạnh mẽ hơn. Cha mẹ càng cố gắng ép trẻ
ăn thì trẻ càng phản ứng mạnh. Thức ăn có nhiều chất béo và ngọt nhìn chung
được trẻ em ưa thích bởi vì quá trình chấp nhận vị ngọt và béo được trải qua
thời gian dài và con người nhận thấy rằng thức ăn có vị ngọt thường có giá trị
năng lượng trái lại thức ăn có vị đắng có thể là có độc chất (được di truyền từ

các thế hệ trước nhằm mục tiêu bảo vệ cơ thể khỏi bị ngộ độc). Như vậy gen
có ảnh hưởng lớn đến cảm giác ăn của trẻ. Nghiên cứu trên những trẻ sinh đôi
thấy hệ số di truyền của việc ưa thích với những loại thức ăn khác nhau, VD
như hệ số ưa thích với chất đạm là mạnh nhất (0,78), với hoa quả ở mức trung
bình (0,51), rau (0,37) và thực phẩm tráng miệng (0,2). Ngày nay, xu hướng
không thích ăn rau được lan truyền rộng ở trẻ em và thậm chí ở cả người
lớn và ảnh hưởng tới chất lượng của bữa ăn.. Đáp ứng với chế độ ăn bị ảnh
hưởng bởi gen. Tuy nhiên, ảnh hưởng của gen có thể được điều chế bởi
môi trường và hành vi, giáo dục. Sự sẵn sàng của trẻ khi ăn thức ăn mới
hay cũ có thể được di truyền mức độ từ mạnh đến trung bình và được điều
chế bởi sự khác biệt trong việc giáo dục, tiếp xúc sớm với loại thức ăn đó
và cả sự kết hợp giữa hương vị và kết cấu của thực phẩm và làm tăng sự đa
dạng của sự chấp nhận thực phẩm [29], [30]; [31]
– Bệnh cấp hay mãn tính ?
Lindberg (1991) dùng một bảng câu hỏi dành cho trẻ 30-70 tuần tuổi,
cho thấy là những trẻ từng chẩn đoán Colic sau này có cảm xúc kém và khó
tập trung khi ăn. Carnivet (2000) theo dõi những trẻ chẩn đoán Colic đến 4
tuổi thấy những trẻ nào càng có nhiều cơn đau, cơn giận dữ thì càng ít hứng
thú với thức ăn và việc ăn, đồng thời thường than phiền đau bụng nhiều hơn
so với nhóm chứng. Zwart (2007) nghiên cứu trên 104 trẻ nhập viện vì Colic
kéo dài cho thấy 71% trẻ có vấn đề về ăn uống bao gồm ăn kém, trào ngược
và nôn trớ nhưng chỉ có 2 trẻ là thực sự bị trào ngược dạ dày thực quản, trong


13

khi các trẻ còn lại không có bất cứ vấn đề y khoa nào có thể giải thích hành vi
khóc và khó ăn của chúng [32]; [33].
 Do cha, mẹ/người cho trẻ ăn…
Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đyên năm 2009, Viện Dinh Dưỡng, Báo cáo đề tài cấp viện.



Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Mã số nghiên cứu:.........................
Họ tên trẻ:................................................... Mã số bệnh án
Giới:

Nam

Nữ

Ngày tháng năm sinh: ...../....../.......
Ngày điều tra: ...../...../........
Địa chỉ gia đình:............................................................ (....TT.......NT......)
SĐT:..........................

Cân nặng:............kg

CN/T:.........................

CC/T:..........................

Chiều cao:..........cm
CN/CC:................................

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHA MẸ
A.Thông tin về cha
Tuổi:…………….
Cân nặng:………………….chiều cao:……………………..BMI:…………

2.Trìnhđộvănhóa:

Tiểu học

3. Nghề nghiệp:

Cán bộ viên chức

THCS

THPT
Nông dân

Mù chữ
Buôn bán

Đại học
Khác.....

B. Thông tin về mẹ
Tuổi:……………. Dân tộc:……………. Tổng thu nhập của gia đình…………
Cân nặng:………………….chiều cao:……………………..BMI:…………
2.Trìnhđộvănhóa:

Tiểu học

3. Nghề nghiệp:

Cán bộ viên chức


THCS

THPT
Nông dân

Mù chữ
Buôn bán

Đại học
Khác.....

THÔNG TIN VỀ TRẺ
1. TIỀN SỬ:
Con thứ mấy:..................../tổng số trẻ:.....
Có ...............trẻ biếng ăn như trẻ trong gia đình
Tình trạng lúc sinh:
Đẻ thường
Đủ tháng

Mổ
Thiếu tháng

Cân nặng lúc đẻ:................gram

Foocef

Đẻ chỉ huy
Già tháng



Ngạt sau sinh:



Tiêm phòng:

đủ

không
không

2. BỆNH TẬT
Bệnh

Không mắc

Có, loại gì

Down
Tim bẩm sinh
Sứt môi, hở hàm ếch
Bệnh nội tiết, chuyển hóa,
di truyền
Bại não
Động kinh
Di chứng thần kinh (liệt)
Tự kỷ
Bệnh lý tâm- thần kinh khác
Dị ứng thức ăn
Trào ngược dạ dày-TQ

Bệnh lý tiêu hóa khác
Phẫu thuật đường tiêu hóa
Bệnh lý mạn khác
Dị tật ảnh hưởng đến nhai,
nuốt

Trong 3 tháng gần đây bé có bị ốm không?



không

Nếu có thì
Bệnh gì.........................? mắc:.....................đợt, thời gian ................ngày/đợt
Bệnh gì.........................? mắc:.....................đợt, thời gian ...............ngày/đợt
Bệnh gì.........................?mắc:.....................đợt, thời gian ................ngày/đợt
Điều trị kháng sinh: ......đợt/3 tháng

.....ngày/đợt


3. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI DƢỠNG TRẺ
1. Lý do gì làm bạn nghĩ trẻ bị biếng ăn
Ăn chậm

Không có cảm giác thèm ăn/đói

Số lượng ăn ít hơn so với bạn

Không ăn tinh bột (cháo, bột, cơm)


Ăn số bữa ăn ít hơn so với bạn

Không uống sữa bột

Kén chọn thức ăn

Không đòi bú (với trẻ chỉ bú mẹ)

Chậm tăng cân

Không đòi ăn (với trẻ lớn)

Khác:...........................................
2. Theo dõi tăng trƣởng: theo mẹ
Trẻ có được cân kiểm tra định kỳ theo qui định:



không

Theo mẹ trẻ có bị SDD không?



không

Trẻ có ngừng tăng cân so với tháng trước:




không

Trẻ có bị sụt cân so với tháng trước:



không

Trẻ vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường:



không

3. Nuôi con bằng sữa mẹ (áp dụng cho trẻ <2 tuổi)
Trẻ được bú sữa non trong vòng .........giờ sau sinh
Ăn thức đầu tiên khác ngoài sữa mẹ?



không

Lý do dùng thức ăn đó.............................
Làm thế nào mẹ biết bé nhận đủ sữa:
Không biết

Trả lời đúng các dấu hiệu

Mẹ có cho rằng mẹ có đủ sữa không?




Tự nghĩ là đủ
không

Lý do:.........................................................................
Mẹ cai sữa(định cai sữa)cho bé khi bé được............................tháng tuổi.
Lý do cai:.......
Mẹ nhận biết trẻ đói bằng cách nào:
Khóc

Cho tay vào miệng

Miệng tóp tép

Chị nhận biết trẻ no bằng cách nào?
Chống cự không chịu bú

Tự thôi bú

Nghĩ là đủ

Trẻ có được ăn thêm sữa công thức:



Hay đòi bú
Ngủ ngon
Không biết

Không

khôngbiết


×