Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BC ket qua hoi thao phan luong hoc sinh sau THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.25 KB, 4 trang )

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KINH TẾ - KỸ THUẬT TỈNH HẬU GIANG

Số:

/BC-TCKTKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hậu Giang, ngày 03 tháng 05 năm 2017

BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả
công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS”
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Kính gửi:

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang

Được sự thống nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu
Giang, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật phối hợp với Trường Trung cấp Kỹ
thuật - Công nghệ tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác phân luồng học
sinh sau trung học cơ sở” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và lúc 7h30 ngày 20/4/2017
tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Hậu Giang.
I. THÀNH PHẦN THAM GIA HỘI THẢO
1. Chủ trì Hội thảo:
Ông Hồng Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Lao động động - Thương binh và
Xã hội, Ông Nguyễn Hùng Nhiên - Phó Giám đốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ông


Lê Văn Phi - Hiệu trưởng Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Ông Trần văn
Trung - Hiệu trưởng, Trường trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ.
2. Thành phần tham dự:
Đại biểu dự Hội Thảo gồm: Ông Kiều Văn Thọ - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao
động tỉnh Hậu Giang, Ông Nguyễn Văn Hoàng – Trưởng ban Thanh thiếu niên
trường học – Tỉnh đoàn Hậu Giang, Ông trần Hiền Hòa – Trưởng phòng Giáo dục
trung học - Sở Giáo dục và đào tạo, Ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Đào
tạo trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ và đại diện các cơ quan đơn
vị: Phòng dạy nghề - việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu
Giang, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang, Trường Cao đẳng Du lịch Cần
Thơ, trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, Trung cấp Kỹ thuật – Công nghệ
tỉnh Hậu Giang, Trung cấp Luật Vị Thanh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị
xã, thành phố, Trung tâm GDTX tỉnh Hậu Giang, Trung tâm GDTX thị xã Ngã
Bảy, các Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã, các Trường THCS, THPT trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang, và Báo, Đài phát thanh – Truyền hình Hậu Giang.
II. NỘI DUNG HỘI THẢO
-1-


1. Báo cáo “thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THCS” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Thảo luận những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thực hiện các
nhóm nội dung: Công tác lãnh chỉ đạo của các cấp quản lý, nguồn lực thực hiện
công tác phân luồng; Công tác phối hợp hướng nghiệp, tuyển sinh của các cơ sở
GDNN, các trường THPT, THCS,…;Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
của các cơ sở GDNN và hiệu quả đầu ra; Các điểm đổi mới đối với việc thực hiện
Luật GDNN bắt đầu từ năm học 2017 – 2018.
III. KẾT QUẢ HỘI THẢO
Tại Hội thảo đã thông qua một báo cáo “thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS” trên địa bàn tỉnh Hậu

Giang, được nghe 09 ý kiến phát biểu thảo luận và 02 ký kiến phát biểu chỉ đạo
của lãnh đạo Sở lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả
Hội thảo thống nhất một số nội dung như sau:
1. Nguyên nhân thực hiện công tác phân luồng chưa hiệu quả
- Nhận thức của xã hội: Nhận thức của một số cấp Ủy, chính quyền, các cơ
sở GDNN, các trường THPT, THCS về công tác phân luồng chưa đầy đủ, thiếu
tính thống nhất trong công tác lãnh, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Nhận thức của
phụ huynh và học sinh chưa đúng, chưa cân nhắc sức học của học sinh, vẫn còn
tâm lý trọng bằng cấp, lựa chọn con đường học tập và nghề nghiệp còn theo số
đông bạn bè.
- Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh THCS chưa
hiệu quả và chưa thiết thực. Đội ngũ làm công tác hướng nghiệp chưa có nhiều thông
tin; chưa có sự phối hợp từ các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thông tin
tuyển sinh gửi đến trường chậm. Đặc biệt hơn là thiếu thông tin nhu cầu về trình độ
lao động, cơ cấu ngành nghề lao động của tỉnh.
- Tính tự chủ của các cơ sở GDNN chưa phát huy tốt. Đội ngũ còn hạn chế
về kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy; Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp
ứng yêu cầu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra; Chương trình đào tạo, tài liệu
giảng dạy chưa đầu tư biên soạn chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của thị
trường lao động.
- Hiệu quả sau đào tạo nghề nghiệp còn hạn chế. Nhu cầu của thị trường lao
động chủ yếu là lao động phổ thông, chế độ của lao động qua đào tạo chưa được
ưu đải nhiều so với lao động phổ thông, Chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN
trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
2. Các giải pháp trong thời gian tới
Hội thảo đã đưa ra 05 nhóm giải pháp:
Thứ nhất, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:Tăng cường công tác tuyên
truyền, đổi mới phương pháp tư vấn, phối hợp hướng nghiệp; tư vấn trực tiếp đến
-2-



phụ huynh học sinh. Cán bộ tư vấn cần am hiểu cặn kẽ, tuyên truyền trực tiếp;
cần kiên định và khẳng định rõ lợi thế về thời gian khi học song song văn hóa và
học nghề.
Thứ hai, Phối hợp chặt chẽ giữa các trường trong tư vấn, hướng nghiệp:
Trường THPT, THCS cần tạo điều kiện cho đội ngũ tư vấn của các trường trung
cấp đến hướng nghiệp; các trung tâm, trường trung cấp, phòng giáo dục phối hợp
chặt chẽ trong công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh. Các
trường Cao đẳng, trung cấp có thể liên hệ với các trường THPT tổ chức giảng dạy
một số môn học nhằm tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em có định hướng
ngành nghề phù hợp.
Thứ ba, Thực hiện tốt công tác hỗ trợ việc làm sau khi ra trường bằng các cơ
chế, chính sách, tăng cường công tác đào tạo theo địa chỉ sử dụng lao động.
Thứ tư, Phát huy tính tự chủ của các cơ sở GDNN: Đa dạng ngành nghề, bổ
sung các ngành phù hợp với nhu cầu xã hội; Các cơ sở GDNN cần tạo thương hiệu,
cần tạo sức hút thông qua công tác hỗ trợ việc làm; chất lượng đào tạo, tạo sự khác
biệt giữa lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông; Có nhiều chế độ hỗ trợ
học sinh học trung cấp.
Thứ năm, Chủ động đào tạo gắn với nhu cầu lao động của địa phương. Cơ sở
GDNN gắn kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động với mục
tiêu khai thác lợi thế cơ sở vật chất của doanh nghiệp và đội ngũ giáo viên của cơ
sở GDNN để đồng hành phát triển.
3. Đề xuất – kiến nghị
- Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp công khai thông tin
về nhu cầu sử dụng lao động, tổ chức các hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực theo
ngành, nghề, trình độ, có sự phối hợp với các doanh nghiệp tham mưu UBND tỉnh
về các chính sách sử dụng lao động qua đào tạo nhằm thu hút học sinh vào học
trung cấp.
- Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát huy vai trò định hướng trong
công tác phân luồng tại địa phương. Từng bước điều chỉnh tỷ lệ học sinh vào học

THPT theo hướng giảm dần để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
đồng thời cơ cấu hợp lý trình độ lao động qua đào tạo của tỉnh.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo tiếp tục tạo
điều kiện để các trường Trung cấp, Cao đẳng phối hợp với các Trung tâm GDNNGDTX đào tạo nghề nghiệp gắn với học văn hóa khi học sinh có nhu cầu.
- Đối với các Cơ sở GDNN tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, chủ động
gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm và tiếp tục phối hợp
chặt chẽ với các trường THCS, THPT trong công tác tư vấn, hướng nghiệp.
- Đối với các trường THPT thực hiện nghiêm và đúng phương án tuyển sinh
vào lớp 10.
-3-


- Đối với các trường THCS: cập nhật thông tin về ngành nghề, nhu cầu lao
động và các kiên thức mới để hỗ trợ công tác tư vấn, hướng nghiệp hiệu quả, thiết
thực.
Nơi nhận

HIỆU TRƯỞNG

- Sở LĐTB&XH (để BC);
- Sở GD&ĐT(để BC);
- Liên đoàn lao động tỉnh(để BC);
- Tỉnh đoàn Hậu Giang(để BC);
- Trường TCKTCN (để phối hợp)
- Lưu: VT, ĐT./.

-4-




×