Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tìm hiểu hoạt động của cán bộ viên chức người lao động trạm kinh doanh dịch vụ tại trung tâm giống cây trồng tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.21 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH TIÊN HOÀNG
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC - NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRẠM KINH DOANH - DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến Nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH TIÊN HOÀNG
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC - NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRẠM KINH DOANH - DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG CÂY TRỒNG TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Khuyến Nông

Khoa
Lớp

: Kinh tế & PTNT
: Khuyến Nông 45

: 2013 – 2017
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. Lành Ngọc Tú
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nguyễn Thị Như Quỳnh


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Tìm hiểu hoạt động của cán bộ
viên chức - người lao động Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung Tâm
Giống Cây Trồng tỉnh Thái Nguyên” là đề tài nghiên cứu thực sự của bản
thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của thầy giáo ThS. Lành Ngọc Tú.
Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017

Sinh viên
Đinh Tiên Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa

Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi
hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Trung Tâm
Giống Cây Trồng Tỉnh Thái Nguyên với đề tài: “ Tìm hiểu hoạt động của cán
bộ viên chức-người lao động Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung tâm Giống
cây trồng tỉnh Thái Nguyên”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm
giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s.Lành
Ngọc Tú giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Trung Tâm Giống Cây
Trồng tỉnh Thái Nguyên, các phòng, Trạm tại Trung tâm và đặc biệt là sự giúp
đỡ của Trạm kinh doanh - Dịch vụ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
nhưng do lần đầu mới làm, quen tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
Đinh Tiên Hoàng

năm 2017


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Danh sách cán bộ viên chức – Người lao động Trạm kinh doanh –
Dịch vụ ......................................................................................... 30
Bảng 3.2 Giá bán lúa lai –Vụ mùa năm 2017 ............................................... 36


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý....................................................... 19
Hình 3.2. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm.................................................... 25
Hình 3.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trạm kinh doanh – Dịch vụ ................ 30


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

UBND

Ủy ban nhân dân

2


HĐND

Hội đồng nhân dân

3

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

4

TTLT

Thông tư liên tịch

5

CBVC-NLĐ

Cán bộ viên chức- người lao động

6

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

7


NN

Nông nghiệp

8

KDDV

Kinh doanh dịch vụ

9

TBKT

Tiến bộ kĩ thuật

10

PV

Phỏng vấn

11

BVTV

Bảo vệ thực vật

12


TTGCT

13

KHKT

Khoa học kỹ thuật

14

TP

Thành phố

15

CBCC

Cán bộ công chức

16

TT

Trồng trọt

Trung tâm giống cây trồng



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
1.2. Mục tiêu ............................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 2
1.2.3 Yêu cầu ........................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ........................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................. 4
Phần 2. TỔNG QUAN.................................................................................. 5
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập.......................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 6
2.2.1. Kinh nghiệm của các Trung tâm. .................................................... 6
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các các chuyên gia đầu ngành ................... 8
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 10
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................ 10
3.1.1. Giới thiệu khái quát về trung tâm ................................................. 10
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm .......................... 10



vii

3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập .......................... 11
3.1.4 Những thuận lợi, khó khăn của Trạm KDDV ................................ 17
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi thực tập tại cơ sở 18
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................. 19
3.2.1. Cơ cấu bộ máy hoạt động của trung tâm ....................................... 19
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của trung tâm ............................................... 24
3.2.3. Tình hình hoạt động của Trung tâm hiện nay................................ 24
3.2.4. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở
thực tập ......................................................................................... 29
3.2.5. Tóm tắt kết quả thực tập ............................................................... 41
3.2.6. Đề xuất giải pháp.......................................................................... 42
Phần 4. KẾT LUẬN ................................................................................... 44
4.1. Kết luận .............................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị............................................................................................ 45
4.2.1. Đối với Tỉnh Thái Nguyên............................................................ 45
4.2.2. Đối với Trung tâm giống cây trồng............................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 47


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của nước ta, trong đó ngành trồng
trọt chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của ngành
trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.

Tuy nhiên hiện nay việc sản xuất, cũng như cung ứng giống cây trồng
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều hạn chế, đặc biệt ở những
vùng núi việc tiếp cận các cây con giống mới chưa được phổ biến. Hiện nay
có rất nhiều trung tâm giống cây trồng đang hoạt động nhưng chưa phát huy
hết hiệu quả của nó và đem lại lợi ích cho người nông dân.
Để làm được tốt công tác này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, sự sát
sao, làm việc hiệu quả của các cán bộ tại các trung tân và cán bộ nông nghiệp
chuyên sâu về ngành trồng trọt để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
người nông dân.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có Trung tâm giống cây trồng tỉnh Thái
Nguyên đang hoạt động có chức năng, nhiệm vụ lựa chọn tiếp nhận, chuyển
giao công nghệ mới về cây trồng, nghiên cứu thực nghiệm, khảo nghiệm và
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất giống mới. Sản xuất và làm
dịch vụ về giống cây trồng đảm bảo năng xuất chất lượng. Tập huấn quy trình
kỹ thuật giống mới cho cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, nông dân. Thực
hiện các dự án về giống và các mặt hàng chính sách trên các lĩnh vực giống
cây trồng. Thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học
tạo môi trường đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung tâm có nhiệm vụ lựa chọn, tiếp
nhận các giống cây trồng mới. Sản xuất, bảo quản và ký kết hợp đồng với các


2

đại lý bán hàng để phân phối giống cây trồng tới người dân, kiểm tra tình hình
sản xuất dưới cơ sở liên doanh. Phối hợp với phòng chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật đi kiểm tra một số mô hình trình diễn giống mới.
Nhận thấy vai trò của cán bộ Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung tâm
giống cây trồng là hết sức quan trọng để đảm bảo những hạt giống, cây giống
tốt và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tới tay người dân. Nhưng câu hỏi đặt

ra ở đây đó là: đội ngũ cán bộ Trạm kinh doanh - Dịch vụ họ đang hoạt động
như thế nào? Có phát huy được năng lực của mình hay chưa? Có làm đúng
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình hay không? Và giải pháp nào để giúp
họ nâng cao được năng lực của mình.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Lành Ngọc Tú, em đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu hoạt động của cán bộ viên chức- Người lao động Trạm kinh
doanh - Dịch vụ tại Trung tâm Giống cây trồng Tỉnh Thái Nguyên”. Để từ đó
có những giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề còn tồn tại và có cái
nhìn cụ thể hơn về nhân viên tại Trạm kinh doanh - Dịch vụ.
1.2. Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động của cán bộ viên chức - Người lao động Trạm kinh
doanh - Dịch vụ tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề
xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao năng lực làm việc và hiệu quả hoạt động
cuả cán bộ viên chức- Người lao động tại Trạm kinh doanh - Dịch vụ trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên Trạm kinh doanh
- Dịch vụ tại Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên theo quy định.


3

- Tìm hiểu các hoạt động, mức độ thực hiện các hoạt động và hoàn thành
nhiệm vụ của nhân viên Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung tâm Giống cây
trồng tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của nhân viên Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung tâm giống Cây

trồng tỉnh Thái Nguyên
1.2.3 Yêu cầu
- Về chuyên môn nghiệp vụ: Là một sinh viên năm thứ 4 của trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, chuyên ngành khuyến nông thuộc Khoa kinh tế
và phát triển nông thôn, được học những kiến thức về nông nghiệp khi còn
ngồi trên ghế nhà trường và hiện tại đang thực tập tại Trạm kinh doanh - Dịch
vụ thuộc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên.
- Về thái độ và ý thức trách nhiệm: Hăng hái nhiệt tình trong công việc
không sợ vất vả. Lẽ phép, lịch sự, nghiêm túc khi làm việc. Có trách nhiệm
bảo quản những tài sản thuộc trung tâm giống cây trồng nói chung và Trạm
kinh doanh – Dịch vụ nói riêng.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Giống cây trồng
tỉnh Thái Nguyên.
- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên Trạm kinh doanh - Dịch vụ
tại Trung tâm Giống Cây trồng tỉnh Thái Nguyên theo quy định
- Thực trạng cung ứng dịch vụ tại Trạm kinh doanh - Dịch vụ tại Trung
tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên
- Mô tả công việc mà sinh viên được tham gia cùng với nhân viên Trạm
kinh doanh - Dịch vụ thường làm.


4

- Giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của nhân viên Trạm
kinh doanh - Dich vụ.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực tập:
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp

được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của
xã, các nghị định, thông tư, quết định của Nhà nước có liên quan đến vai trò,
nhiệm vụ, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết
cho đề tài.
- Quan sát, phỏng vấn trực tiếp
- Cùng tham gia: Sinh viên cùng tham gia các công việc mà cán bộ Trạm
kinh doanh - Dịch vụ thường làm.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15 tháng 12 năm 2016 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017.
- Địa điểm: tại Trạm kinh doanh - Dịch vụ, Trung tâm Giống cây trồng
tỉnh Thái Nguyên.
Trụ sở: số 8- Đường Xuân Hòa-P. Phan Đình Phùng- Tp Thái Nguyên
- Số điện thoại: 02803651796- 02803651802*FAX: 02803651695.
- Email:


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí làm việc,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng

lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động.
- Giống cây trồng là một quần thể cây trồng và có chung những đặc
điểm, đặc trưng về hình thái, cấu trúc tế bào, đặc tính sinh lí, đặc tính kinh tế
... để phân biệt giống này với giống khác và có tính năng sử dụng nhất định
(lấy hạt, lấy dầu, lấy củi...) những đặc trưng, đặc tính được bảo tồn, truyền lại
cho đời sau thông qua quá trình sinh sản hữu tính hoặc nhân giống vô tính.
- Giống dòng vô tính là giống được hình thành từ thế hệ sau của các
dòng vô tính ở những cây trồng có khả năng sinh sản.
- Giống hỗn hợp là giống được hình thành trên nên cân bằng di truyền
của nhiều dòng hay giống
- Giống quần thể là giống được hình thành từ tập hợp các dòng ở cây tự
thụ phấn hay từ các dạng, các giai đoạn khác nhau ở cây giao phấn.


6

- Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra
từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất và đạt tiêu chuẩn
chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt
giống SNC và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa xác nhận 1 (XN 1) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt
giống NC và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Hạt giống lúa xác nhận 2 ( XN 2) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt
lúa XN và đạt tiêu chuẩn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các Trung tâm.

- Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau thực hiện khảo nghiệm,
sản xuất thử, trình diễn các giống lúa mới. Phát triển các giống lúa mùa chất
lượng như Một Bụi Đỏ CM, Tép Hành CM, Tài Nguyên Đục, Một Bụi Lùn,
ST5, ST20… phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
Sản xuất và cung ứng lúa giống chất lượng trên 600 tấn/năm. Ưu tiên
cung ứng lúa giống cho những vùng thực hiện cánh đồng mẫu lớn với giá cả
hợp lý nhất.
Nghiên cứu, sản xuất heo giống, cung ứng giống sạch bệnh đến người
chăn nuôi và hướng dẫn gieo tinh nhân tạo trên heo để cải thiện chất lượng
đàn heo
Nhân giống Keo lai, Tràm bông vàng, Bạch đàn, Xà cừ, giống cây đước,
cây mắm… Cung ứng giống cây ăn quả, dừa giống các loại…
Nghiên cứu, sản xuất cá giống nước ngọt, nước lợ: Cá Sặc Rằn, cá
Bống Tượng… Cua giống và các loài Tôm giống. Đặc biệt Tôm Càng
Xanh toàn đực


7

Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau cung ứng giống, thuốc thú
y, vaccin, thức ăn chăn nuôi- Thủy sản- Phân bón, Thuốc BVTV tại Cà Mau
Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau mở thêm Cửa hàng cung
ứng giống tại ấp 7 xã Khánh An và cửa hàng tại Trại giống lúa Khánh Lâm,
huyện U Minh.
- Trung tâm cây giống Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội luôn phát huy
truyền thống hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Viện xác định nhiệm vụ
trọng tâm cho giai đoạn mới là:
+ Xây dựng Viện Nghiên cứu rau quả trở thành Trung tâm khoa học
công nghệ hàng đầu ở các tỉnh phía Bắc về các loại giống cây trồng, hạt
giống rau, hoa và cây ăn quả, đáp ứng cung cấp luận cứ khoa học, công nghệ

tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất của ngành theo hướng sản
xuất hàng hóa, bền vững và thân thiện với môi trường.
+ Cải tiến, phát triển các giống cây ăn quả quý, có chất lượng quả cao từ
nguồn gen bản địa; Phối hợp với việc sử dụng các nguồn gen nhập nội, chọn
tạo các giống cây ăn quả mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm quả tốt
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh
với các sản phẩm quả cùng loại của các nước trong khu vực ở trong nước và
các thị trường xuất khẩu.
+ Chọn tạo giống mới một số giống rau đang được trồng chủ lực ở các
tỉnh phía Bắc theo hướng chọn tạo các giống lai F1; hoàn thiện các quy trình
công nghệ sản xuất hạt lai F1, nhằm hạ giá thành sản xuất hạt lai, từng bước
chủ động nguồn hạt giống rau từ trong nước và hạn chế nhập khẩu.
+ Chọn tạo các giống hoa mới theo hướng lai hữu tính, đa dạng về chủng
loại giống và màu sắc hoa như hoa lan giống, hoa hồng, hoa ly… đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng tỷ lệ giá trị xuất khẩu về hoa trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.


8

+ Ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất các đối tượng cây rau, hoa
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất cao và an
toàn cả cho người sản xuất và người tiêu dùng.
+ Đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về rau, hoa và cây
ăn quả vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất của ngành, nâng
cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người nông dân.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các các chuyên gia đầu ngành
- Theo GS.TS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam,
cho rằng cần xây dựng chiến lược tổng thể và đồng bộ phát triển giống cây
trồng, trong đó nên lựa chọn một số giống cây chủ lực để phát triển thương

hiệu, xây dựng quy trình canh tác và phát triển kinh tế ngành hàng. “Chúng ta
cần có chương trình sản phẩm nông nghiệp quốc gia, nhất là các sản phẩm
chủ lực để xuất khẩu. Như tại Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ nên lựa chọn
phát triển 1-3 giống lúa có chất lượng cao để đầu tư nghiên cứu. Có như vậy
mới nâng cao được chất lượng sản phẩm”.
- PGS.TS Trần Thị Trâm (Đại học Nông nghiệp I) người có nhiều kinh
nghiệm về nghiên cứu và chọn tạo lúa lai, kiến nghị cần có cơ chế khuyến
khích các giống mới (gồm cả dòng bố mẹ và giống lai) được nghiên cứu chọn
tạo trong nước có giá trị phục vụ sản xuất; áp dụng cơ chế khoán gọn kinh phí
nghiên cứu cho mỗi giống mới thay cho việc cấp đề tài theo thời gian để nhà
chọn giống chủ động trong chi tiêu trong cả quá trình gây tạo vật liệu đến
chọn giống.
- Việc học hỏi kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Indonesia trong chính sách phát triển sản xuất giống cũng
được PGS.TS Dương Văn Chín, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng
bằng sông Cửu Long, nêu lên như một giải pháp cung ứng và quản lý giống.
Chẳng hạn, Indonesia quy định các nhà nhập khẩu buộc phải sản xuất hạt


9

giống trong nước sau hai năm khi bắt đầu nhập khẩu. Do đó lượng lúa giống
có chứng nhận của nước này đã đạt được 50% nhu cầu trong nước (khoảng
150.000 tấn).
- PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm cho biết, sản xuất giống muốn thành công phải gắn với doanh
nghiệp chứ bản thân các viện nghiên cứu không thể tự làm công tác nhân
giống được. Hiện nay, chúng ta chưa thiết lập được hệ thống phân phối giống
trong khi phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Nhà
nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho một số doanh nghiệp lớn làm công

tác nhân giống.


10

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Giới thiệu khái quát về trung tâm
- Tên Trung Tâm: Trung Tâm giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên.
- Tên tiếng anh: Thai Nguyen Agriculture and Forestry seedling center.
- Tên viết tắt: TTGCT - TN.
- Địa chỉ: Tổ 38 đường Xuân Hòa P. Phan Đình Phùng – TP Thái
Nguyên – T. Thái Nguyên.
- Điện thoại: 0280.3651802

Fax: 0280.3855.695

- Email:
Trung Tâm gồm: Văn phòng Trung Tâm, cụm kho, liên hệ ở các huyện
và các vùng phụ cận.
Cụm kho nằm ngay tại văn phòng Trung Tâm gần đường quốc lộ, giao
thông thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm và giao dịch với khách hàng giao
nhận hàng hoá, tổ chức điều hành, quản lý kiểm tra giám sát thuận tiện.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
Trung Tâm giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên tiền thân là Trung tâm
giống cây lương thực và được thành lập năm 2002 của UBND tỉnh Thái
Nguyên, theo quyết định số 19/QĐ-UB ngày 02 tháng 01 năm 2002
Với chức năng nhiệm vụ khi đó là nghiên cứu ứng dụng các giống cây
lương thực vào sản xuất, nhập khẩu các giống lúa từ nước ngoài như: Nhị Ưu

63, Nhị Ưu 838 (chủ yếu từ Trung Quốc) cung cấp cho bà con nông dân theo
chủ trương cụ thể của UBND tỉnh Thái Nguyên. Ngoài việc nhập khẩu giống
từ nước ngoài Trung tâm đã mở rộng nhiệm vụ của mình đó là nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất các giống rau, hoa, cây ăn quả, cây
lương thực thực phẩm xuất nhập khẩu các giống và cung cấp giống theo đúng


11

thời vụ cho bà con. Trung tâm đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền
nông nghiệp ở nông thôn nói riêng và nền kinh tế Thái Nguyên nói chung.
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập
Từ khi thành lập đến nay TTGCT luôn là đơn vị có đóng góp lớn trong
sự nghiệp phát triển Nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
Hàng năm Trung tâm có từ 2-4 lớp tập huấn kỹ thuật về tuyên truyền
khuyến cáo giống mới và biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa vào sản xuất 6-8
mô hình trình diễn thử nghiệm giống mới và kỹ thuật mới trên các huyện của
tỉnh Thái Nguyên.
Trong 3 năm gần đây, từ 2014 đến 2016 Trung tâm đều hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch được giao. Những thành tựu của Trung tâm được đánh giá trên
3 tiêu chí cụ thể như sau:
3.1.3.1 Thực hiện chương trình chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
- Năm 2014:
+ Trung tâm đã tổ chức được 02 lớp tập huấn kỹ thuật về tuyên truyền
khuyến cáo giống mới và biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa vào sản xuất cho
120 người tham gia. Thực hiện được 08 mô hình trình diễn giống mới trên các
huyện, thành thị (Trong đó có 02 mô hình giống lúa lai, 02 lúa thuần, 02 mô
hình giống ngô lai) và 02 mô hình sản xuất thử so sánh giống lúa mới. Tổ
chức 02 cuộc hội thảo cấp tỉnh với 100 người tham gia và tổ chức cho cán bộ
và nông dân đi học tập tỉnh ngoài được một cuộc tại Viên KHKT nông nghiệp

Việt Nam và Công ty cổ phần Giống cây trồng Thanh Hóa.
+ Ngoài kế hoạch của Sở giao, Trung tâm còn phối hợp với viện, trường,
các đơn vị sản xuất và cung ứng giống, xây dựng được 01 lớp tập huấn kỹ
thuật và 11 mô hình trình diễn giống lúa và ngô mới.
+ Qua thực hiện đã kết luận được nhiều giống mới có năng xuất chất
lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với thổ nhưỡng điều


12

kiện khí hậu thời tiết tự nhiên trên địa bàn được bà con nông dân ưa thích như
giống lúa lai: PHB71, CT16, Phú Ưu 2, TH3-3, Quốc Hào 8,... giống ngô lai:
P4199, HT818, HT119, LVN25, LVN111, TBR225, CP111, CP501, CP311
báo cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT đưa vào cơ cấu cho sản xuất và
khuyến cáo đưa ra sản xuất trên diện rộng đem lại hiệu quả thu nhập
cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
+ Trung tâm Giống cây trồng đã được Trung tâm Chuyển giao công nghệ
và khuyến nông – Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam ký ủy quyền
cho tổ chức sản xuất cung ứng giống lúa HT9 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Năm 2015:
+ Trung tâm đã xây dựng được 02 mô hình sản xuất thử, so sánh giống
lúa mới: vụ xuân 01 mô hình, vụ mùa 01 mô hình. Các giống được sản xuất
thử, so sánh bao gồm:
• Lúa lai: TH 3-7, CT16.
• Lúa thuần: CS6, Nam Định 1, M1-NĐ.
+ Mô hình trình diễn giống cây trồng: 06 mô hình, trong đó:
• Mô hình giống lúa lai: 02 mô hình, giống trình diễn là giống: Đại
Dương 1, Đại Dương 8; CT16…
• Mô hình giống lúa thuần: 02 mô hình, giống trình diễn là giống: Gia
Lộc 105, M1-NĐ, DQ11.

• Mô hình giống ngô lai: 02 mô hình, giống trình diễn là DK6919,
PAC339 và giống PAC999 Super.
+ Trung tâm đã tổ chức thành công 02 cuộc hội thảo cấp tỉnh với 120
người tham gia.
+ Tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây
trồng mới cho cán bộ và nông dân tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh với 120 lượt
người tham gia.


13

+ Tổ chức 01 cuộc học tập, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật tại Viện Khoa học
nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm giống cây trồng Lào Cai.
+ Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong lĩnh
vực giống cây trồng thực hiện được 22 mô hình trình diễn giống cây trồng
mới trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức hỗ trợ 100% lượng giống cho bà con
nông dân. Các giống đưa vào thực hiện mô hình bao gồm:
• Lúa lai: Kinh Sở Ưu 1588, PAC 837,
• Lúa thuần: ĐD2, DQ11, M1-NĐ, Hồng Quang 15, DQ12, LH12, BT09.
• Ngô lai: PAC339, PAC 999 Super, PAC 558, PAC 669;
• Ngô nếp: Fancy 111.
- Năm 2016:
+ Trung tâm đã tổ chức được 03 lớp tập huấn kỹ thuật về tuyên truyền
khuyến cáo giống mới và biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa vào sản xuất cho
180 lượt người tham gia.
+ Thực hiện được 08 mô hình trình diễn giống mới trên các huyện, thành
thị (Trong đó có 02 mô hình giống lúa lai, 02 lúa thuần, 02 mô hình giống
ngô lai) và 02 mô hình sản xuất thử so sánh giống lúa mới.
+ Tổ chức 03 cuộc hội thảo cấp tỉnh với 150 lượt người tham gia.
+ Tổ chức 01 lớp cho cán bộ khuyến nông và Phòng Nông nghiệp và

phát triển nông thôn các huyện, thị, thành phố đi tiếp thu học hỏi các tiến bộ
khoa học kỹ thuật tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam và
Trung tâm giống cây trồng Nghệ An.
+ Trung tâm còn phối hợp với các viện, các trường, các đơn vị sản xuất,
cung ứng giống, thực hiện 19 mô hình trình diễn giống lúa và ngô mới.
+ Từ kết quả thực hiện các mô hình sản xuất thử, trình diễn giống cây
trồng mới, Trung tâm đã báo cáo và tham mưu với Sở Nông nghiệp bổ sung
một số giống cây trồng mới vào cơ cấu gieo trồng của tỉnh, bao gồm:


14

• Lúa thuần: ĐD2, TBR225.
• Lúa lai: Kinh Sở Ưu 1588, CT16.
• Ngô lai: PAC669, PAC 558.
+ Trung tâm đã tuyên truyền, khuyến cáo để các huyện, thành phố, thị xã
trong tỉnh đưa một số giống vào trình diễn trên diện rộng, bao gồm:
• Lúa thuần: ĐD2, TBR225.
• Lúa lai: Kinh Sở Ưu 1588, CT16.
+ Trong chương trình sự nghiệp kinh tế năm 2016 Trung tâm đã thực
hiện được 2 MH sản xuất thử các loại giống lúa mới; 6 mô hình trình diễn,
các loại giống cây trồng mới như ngô lai, lúa lai, lúa thuần chất lượng; tổ
chức thực hiện được 03 lớp tập huấn kỹ thuật cấp tỉnh, 03 cuộc hội thảo cấp
tỉnh và 01 chuyến thăm quan học tập tỉnh ngoài tại Viện KHKT nông nghiệp
và Trung tâm giống cây trồng Nghệ An ...Ngoài ra còn phối hợp với các
Công ty, đơn vị cung ứng giống thực hiện được trên 30 MH các loại giống
cây trồng mới với quy mô từ vài sào đến vài ha thực hiện ở hầu hết các huyện
thị trong tỉnh. Qua việc thực hiện các mô hình đã tìm ra một số giống có tiềm
năng về năng suất chất lượng và đã đề nghị Sở NN & PTNT bổ xung vào cơ
cấu gieo trồng năm 2017 như: Giống lúa lai 3 dòng Kinh Sở Ưu, CT16: giống

lúa thuần chất lượng Đ D2, TBR225...
3.1.3.2 Công tác sản xuất, dịch vụ cung ứng giống
- Năm 2014:
+ Trung tâm đã sản xuất giống lúa nguyên chủng, siêu nguyên chủng
được 120 tấn, trong đó giống lúa siêu nguyên chủng là 12 tấn, giống nguyên
chủng là 108 tấn.
+ Lượng giống cung ứng năm 2014 đạt 329 tấn, tăng 25 % so với năm
2013 Trong đó:
• Giống lúa lai: 147 tấn so với năm 2013 tăng 48%.


15

• Giống lúa thuần: 104 tấn, trong đó giống lúa thuần chất lượng 26,5 tấn
so với năm 2013 tăng 9,5 % .
• Giống ngô lai: 77,9 tấn so với năm 2013 tăng 99%.
+ Ngoài các giống lúa, ngô Trung tâm còn tiến hành cung ứng các giống
cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chè giống và các giống rau phục vụ cho nhu cầu
sản xuất của nông dân với lượng giống 6,4 vạn cây.
+ Trong quá trình thực hiện, Trung tâm đã tổ chức nhân giống và tổ chức
dịch vụ cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống cây trồng phục vụ cho sản
xuất đảm bảo chất lượng. Năm 2014 không có hiện tượng thiếu giống, giống
cung ứng không đầy đủ và không kịp thời cho sản xuất.
- Năm 2015:
+ Trung tâm sản xuất hạt giống lúa thuần cấp siêu nguyên chủng và
nguyên chủng của một số giống như: HT1, HT9, Khang Dân, Bao Thai. Sản
lượng hạt giống sản xuất đạt 120 tấn.
+ Cung ứng 288 tấn giống cây lương thực trong đó:
• Giống lúa thuần: 96 tấn bao gồm các giống: HT1, HT9, Bắc Thơm 7,
Khang Dân 18, Bao Thai, U17…

• Giống lúa lai: 123 tấn bao gồm các giống: Syn6, TH3-3, TH3-5, Q Ưu số
1, BTe 1, Thịnh Dụ 11, Nhị Ưu 838…
• Giống ngô lai: 69 tấn bao gồm các giống: LVN4, LVN99, LVN61,
NK4300, NK6326, CP333, Bioseed B265, Bioseed B21…
+ Dịch vụ, cung ứng giống cây lâm nghiệp và cây ăn quả đạt 6 vạn cây.
- Năm 2016:
+ Trung tâm tiếp tục tập trung sản xuất hạt giống lúa thuần cấp siêu
nguyên chủng và nguyên chủng của một số giống như: HT1, Khang Dân, Bao
Thai, U17,trong đó:
• Cấp siêu nguyên chủng: 20 tấn


16

• Cấp nguyên chủng 104 tấn.
+ Trung tâm đã cung ứng một số giống lúa thuần, lúa lai, ngô lai sau:
• Lúa thuần: HT1, HT9, Bắc Thơm 7, Khang Dân 18, Bao Thai, U17…
• Lúa lai: Syn6, TH3-3, TH3-5, Q Ưu số 1, BTe 1, Thịnh Dụ 11, Nhị ưu
838…
• Ngô lai: LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK6326, CP333, Bioseed
B265, Bioseed B21…
+ Tổng lượng giống đã cung ứng đạt 287 tấn, trong đó:
• Giống lúa thuần: 150 tấn.
• Giống lúa lai: 77 tấn.
• Giống ngô lai: 60 tấn.
+ Dịch vụ, cung ứng giống cây lâm nghiệp và cây ăn quả đạt 6 vạn cây
đạt 100% kế hoạch.
+ Trung tâm đã cơ bản cung ứng đầy đủ, kịp thời các giống cây trồng
đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài ra Trung
tâm còn cung ứng cho một số tỉnh trong khu vực như: Cao Bằng, Bắc Kạn,

Lạng Sơn.
3.1.3.3 Công tác dự trữ giống
Hàng năm Trung tâm dự trữ khoảng 25 tấn giống theo kế hoạch được
UBND tỉnh giao. Lượng giống dự trữ này được dùng để cung cấp cho nông
dân khi có thiên tai, giúp người dân nhanh chóng tái sản xuất sau thiên tai.
Nhờ thực hiện tốt công tác dự trữ giống và bảo quản giống, mà những
năm gần đây tỉnh Thái Nguyên có thể nhanh chóng khôi phục tái sản xuất sau
thiên tai. Người dân không lo về việc thiếu giống cũng như chất lượng giống.


×