Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Khảo sát rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại huyện A Lưới năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.18 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÙI THỨC THẮNG

KHẢO SÁT RỐI LOẠN TRẦM CẢM
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MÃN
KINH
TẠI HUYỆN A LƯỚI NĂM 2014
Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
GS. TS. Cao Ngọc Thành

HUẾ - 2015


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CES-D

The Center for Epidemiological Studies-Depression Scale
(Trung tâm nghiên cứu dịch tễ - Thang đo trầm cảm)

DSM

Diagnostic and statistical Manual of Mental disorders
Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần


FSH

Follicle stimulating hormone (Hormon kích thích nang noãn)

GDS

Geriatric Depression Scale (Thang đo trầm cảm người cao tuổi)

GnRH

Gonadotropin releasing hormone
(Hormon giải phóng nội tiết tố hướng sinh dục)

ICD

International Classification of Diseases
(Phân loại quốc tế về bệnh)

LH
MRS
MSPSS

Luteinizing hormone (Hormon hoàng thể hóa)
Menopause Rating Scale (Thang đo mức độ mãn kinh)
Multidimensional Scale of Perceived Social Support
(Thang đo đa chiều về sự hỗ trợ xã hội)

OR
WHO


Odds ratio (Tỷ số chênh)
World Health Oganization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Khái niệm và một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm.................3
1.2. Đại cương về mãn kinh...........................................................................8
1.3. Các biến đổi nội tiết tố, cấu trúc cơ thể và nguy cơ bệnh lý thời kỳ mãn
kinh...............................................................................................................11
1.4. Các thang đo trầm cảm..........................................................................16
1.5. Tình hình nghiên cứu về trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh........................18
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu..............................................................20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................21
2.4. Công cụ thu thập thông tin nghiên cứu.................................................23
2.5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................23
2.6. Các biến số nghiên cứu.........................................................................24
2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................32
2.8. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................32
2.9. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................34
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................34
3.2. Các yếu tố khác về đồi tượng nghiên cứu.............................................39
3.3. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh tại huyện A Lưới..............41
3.4. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh tại

huyện A Lưới năm 2014...............................................................................44
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...............................................................................54
4.1. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh..........................................54
4.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh tại huyện A
Lưới..............................................................................................................60
KẾT LUẬN.....................................................................................................68
KIẾN NGHỊ....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một tình trạng sinh lý bình thường mà người phụ nữ nào
cũng phải trải qua trong cuộc sống. Nó được định nghĩa là tình trạng vô kinh
ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng, tuổi mãn kinh trung bình khoảng 45 50 tuổi. Với sự tăng lên về tuổi thọ trung bình, tỷ lệ phụ nữ trên 50 tuổi đã
tăng gấp ba lần kể từ thế kỷ 19 và ước tính đến năm 2030 có khoảng 1200
triệu người. Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nữ giới đã là 76.8 tuổi (tính
đến năm 2010). Như vậy, người phụ nữ phải sống khoảng một phần ba cuộc
đời trong tình trạng mãn kinh.
Tuy là một giai đoạn sinh lý trong cuộc sống, nhưng mãn kinh luôn tồn
tại trong nó những rối loạn và bệnh lý như: rối loạn vận mạch, rối loạn tiết
niệu sinh dục, rối loạn tâm sinh lý, bệnh loãng xương, bệnh tim mạch và suy
giảm trí nhớ... Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi nội tiết tố nữ và sự tác
động của các yếu tố bên ngoài làm cho phụ nữ dễ mắc các rối loạn tâm lý
trong giai đoạn này đặc biệt là rối loạn trầm cảm.
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng các rối loạn về cảm xúc, có đặc
điểm chung là bệnh nhân thấy buồn chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội lỗi
hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc sự ngon miệng, khả năng làm việc

kém và khó tập trung. Rối loạn trầm cảm làm giảm khả năng của cá nhân
trong thích ứng cuộc sống, trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tự sát [13],
[23], [51], [60]. Dự báo rối loạn trầm cảm sẽ trở thành một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây chết người và làm mất khả năng duy trì cuộc sống
bình thường vào năm 2020.
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ nhất là phụ nữ
lớn tuổi và tỷ lệ này càng tăng trong giai đoạn xung quanh mãn kinh. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong giai đoạn này là


2

khá cao: ở Mỹ 23,0% [41], Thổ Nhĩ Kỳ 24,7% [25], Iran là 39,8%, ở Đài
Loan 31,2% đến 38,7% [39], 39,0% ở Hàn Quốc, 29,2% ở Trung Quốc và
33,9% ở Nhật Bản [44]. Ở Việt Nam, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh là 37,9%, tại thành phố
Huế trên phụ nữ đã mãn kinh là 19,2%. Rối loạn trầm cảm có liên quan mật
thiết với tình trạng hormon của người phụ nữ, và nó sẽ dễ dàng xuất hiện ở
những phụ nữ có những xung đột về tâm lý như tình trạng kinh tế suy giảm
[33], [34].
Khi nói đến chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn kinh ở Việt Nam, thì chúng
ta chủ yếu tập trung vào các bệnh lý phụ khoa và các rối loạn vận mạch, tiết
niệu sinh dục mà chưa quan tâm nhiều đến các rối loạn tâm lý ở phụ nữ mãn
kinh. A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế nên
vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và rối loạn trầm cảm nói riêng ở phụ nữ
mãn kinh lại càng ít được quan tâm. Và để có được những đề xuất góp phần
làm căn cứ xây dựng kế hoạch truyền thông, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ
mãn kinh ngày được tốt hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát
rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại huyện A
Lưới năm 2014”. Với các mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu tỷ lệ hiện mắc rối loạn trầm cảm theo thang đo CES-D ở phụ
nữ mãn kinh tại huyện A Lưới năm 2014
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở đối tượng
nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN
TRẦM CẢM
1.1.1. Khái niệm và biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm
Rối loạn trầm cảm là tình trạng suy sụp của tinh thần, tâm trí và thể chất
với những triệu chứng buồn rầu, rũ rượi, đù đẫn, chán đới, và kiệt sức... [23],
[51], [60]
Rối loạn trầm cảm điển hình gồm 3 thành phần chủ yếu biểu hiện qua
quá trình ức chế hoạt động thần kinh [13], [23].
- Cảm xúc bị ức chế: khí sắc trầm, buồn rầu, ủ rũ, mất các thích thú cũ,
nhìn xung quanh thấy ảm đạm, bi quan về tương lai.
- Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chập, liên tưởng khó khăn, tự cho
mình là hèn kém, mất tin tưởng vào bản thân. Trường hợp nặng có hoang
tưởng bị tội hay tự buộc tội và đưa đến ý tưởng, hành vi tự sát.
- Vận động bị ức chế: bệnh nhân ít hoạt động, ít nói, ăn uống kém,
thường hay nằm ngồi lâu trong một tư thế, mặt mày đau khổ, trầm ngâm suy
nghĩ. Hiện tượng nặng có thể có hiện tượng bất động.
Rối loạn trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc với những đặc
điểm là bệnh nhân trải nghiệm một nỗi đau khổ vô biên, với sự ức chế của tư
duy và hoạt động cùng với rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học khác.
Rối loạn trầm cảm theo ICD-10 và DSM IV được đặc trưng bởi khí sắc

trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến sự tăng mệt mỏi
và giảm hoạt động kèm theo một số triệu chứng phổ biến về rối loạn hành vi,
nhận thức, sự tập trung chú ý, tình dục, giấc ngủ và ăn uống [2], [13], [26]
Để chẩn đoán có rối loạn trầm cảm, các nhà lâm sàng thường sử dụng
hai tiêu chuẩn sau:


4

a.Theo tiêu chuẩn DSM-IV[ 26].
Giai đoạn trầm cảm biểu hiện ít nhất 2 tuần:
- Là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi so với trước đây.
- Trong ít nhất 2 tuần các triệu chứng luôn luôn tồn tại trong phần lớn
thời gian, trong hầu hết các ngày.
- Trong 9 triệu chứng sau, ít nhất có 5 triệu chứng và bắt buộc phải có
triệu chứng (1) hoặc (2):
1- Khí sắc trầm hoặc cau có.
2- Giảm ham muốn (sự quan tâm) hoặc hứng thú trong hầu hết các
hoạt động.
3- Giảm hoặc tăng cân một cách bất thường hoặc giảm hoặc tăng
cảm giác ngon miệng.
4- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
5-Tăng hoặc giảm tâm thần vận động.
6- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.
7- Tự ti hoặc mặc cảm tội lỗi.
8- Khó tập trung chú ý, khó đưa ra quyết định.
9- Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự sát hoặc tự sát.
Trầm cảm điển hình có thể chia ra mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
b. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10) [2]
Việc chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện của:

Ba triệu chứng đặc trưng của trầm cảm:
Khí sắc trầm
Mất mọi quan tâm thích thú
Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm vận động.
Bảy triệu chứng phổ biến khác:
Giảm sút tập trung chú ý


5

Giảm lòng tự trọng và lòng tự tin
Có ý tưởng bị tội và không xứng đáng, vô dụng
Không tin tưởng vào tương lai
Có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát
Rối loạn giấc ngủ
Ăn không ngon miệng hoặc từ chối ăn, giảm trọng lượng cơ thể (5% trở
lên) trong vòng 4 tuần.
Thời gian tổi thiểu của cả giai đoạn trầm cảm phải kéo dài cần thiết ít
nhất 2 tuần. Tiêu chuẩn về thời gian để phân biệt với các phản ứng cảm xúc
buồn rầu xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt hoặc sau một Stress.
1.1.2.Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm
1.1.2.1.Tuổi
Rối loạn trầm cảm có thể khởi phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ tuổi
thiếu niên đến tuổi già. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm
thường gặp cao nhất ở độ tuổi từ 25-44 tuổi, sau đó giảm ở lứa tuổi >65 tuổi
[13]. Tổng hợp các nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm
cảm ở phụ nữ Úc từ 1999 đến 2010 cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao ở
những phụ nữ trẻ hơn là nhóm lớn tuổi già [40]. Tại Đài Loan, Hui-LingWang tiến hành nghiên cứu trên nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh,
những người mãn kinh có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm thấp hơn nhóm tiền
mãn kinh [39]. Tại Việt Nam, nghiên cứu trên nhóm người trưởng thành tại

Bắc Kạn, nhóm tuổi mắc rối loạn trầm cảm cao nhất là từ 50 tuổi trở lên [4],
nghiên cứu ở Huế, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở các nhóm tuổi là không khác biệt,
giao động từ 21,8% đến 26,4%.
1.1.2.2.Giới
Cả giới nam và nữ đều có thể mắc rối loạn trầm cảm. Nhưng tỷ lệ mắc rối
loạn trầm cảm ở giới nữ cao hơn so với nam giới [30], [51]. Lý do sự khác biệt


6

này có thể do khác nhau về hormon, phụ nữ phải sinh con, cũng như sự khác
biệt về yếu tố chấn thương tâm lý, xã hội khác nhau ở nam và nữ [13]. Nghiên
cứu tại Hàn Quốc với thang đo CES-D, tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm ở nam là
9,47% trong khi ở nữ là 11,36%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cao
tại Thái Nguyên tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm ở nữ là 8,3% và ở nam giới là
1,6% [4]. Nghiên cứu tại Huế năm 2011 ở người trưởng thành thì tỷ lệ rối loạn
trầm cảm ở nam là 21,8% và nữ 26,6% [32], và ở người cao tuổi nguy cơ mắc
rối loạn trầm cảm ở nữ giới cao gấp 1,98 lần so với nam giới [17].
1.1.2.3. Tình trạng hôn nhân
Rối loạn trầm cảm chủ yếu gặp ở những người không có quan hệ hôn
nhân tốt. Nhìn chung, những người li dị hoặc li thân hay góa bụa có nguy cơ
rối loạn trầm cảm cao hơn những người có gia đình ở cùng một độ tuổi. Và
cao hơn những người chưa lập gia đình [13], [35], [62].
Theo báo cáo của Matthew Niti và cộng sự, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở
người trưởng thành có tình trạng hôn nhân không tốt (ly dị, ly hôn, góa, chưa
lập gia đình..) là 17,4% cao hơn nhóm còn lại là 12,0% [48]. Nghiên của
Moon-Doo Kim cũng có kết quả là 15,03% người có cuộc sống hôn nhân tốt
mắc rối loạn trầm cảm và các nhóm khác bị rối loạn trầm cảm từ 23,68% 26,21% [50]. Kết quả nghiên cứu theo Lương Thanh Bảo Yến và cộng sự, hôn
nhân không tốt mắc rối loạn trầm cảm là 36,0% và tỷ lệ này ở nhóm có cuộc
sống hôn nhân tốt là 16,46% [47].

1.1.2.4. Tình trạng kinh tế - xã hội
Theo Bùi Quang Huy, không có liên quan giữa tình trạng kinh tế và rối
loạn trầm cảm, nghĩa là rối loạn trầm cảm có thể gặp bất kỳ tầng lớp nào
trong xã hội, từ người giàu đến người nghèo [5].
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy có mối liên
quan giữa mức kinh tế - xã hội với tỷ lệ rối loạn trầm cảm [42]. Kết quả của
Ying Li cho thấy những người có kinh tế eo hẹp thì nguy cơ rối loạn trầm cảm


7

cao gấp 2,2 lần những người sống trong gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Tác
giả Đoàn Vương Diễm Khánh đã chứng minh được yếu tố kinh tế - xã hội
(bao gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập bình quân đầu người)
liên quan đến tỷ lệ rối loạn trầm cảm rõ rệt ở người trưởng thành 25-55 tuổi
[32]. Thu nhập thấp có liên quan đến rối loạn trầm cảm cũng được chứng
minh qua nghiên cứu của Sylvia Wassertheil – Smoller [59] và nghiên cứu
tổng hợp của Plácido Llaneza [55].
1.1.2.5. Yếu tố stress
Dưới góc độ hiểu biết về rối loạn trầm cảm hiện nay: rối loạn trầm
cảm có thể bị gây ra bởi stress hoặc có thể stress chỉ là yếu tố thúc đẩy. Ở
tất cả các lứa tuổi thì các bất lợi trong cuộc sống hay stress có liên quan
đến rối loạn trầm cảm [39], [40], [55], [58]. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc
cho thấy những người có stress có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm là 5,73
lần (95%CI: 1,29-35,26) [50]. Ở kết quả báo cáo của Nguyễn Thanh Cao và
Tôn Thất Hưng, những người có các biến cố như: ly dị, ly thân, có người
thân mất, áp lực quá tải trong công việc, thua lỗ trong làm ăn đều có liên
quan đến rối loạn trầm cảm [4], [15].
1.1.2.6. Yếu tố hỗ trợ của xã hội
Sự hỗ trợ xã hội trong đó có sự hỗ trợ từ phía gia đình và người thân.

Ying Li và cộng sự (2008) chứng minh được mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ
xã hội và triệu chứng rối loạn trầm cảm, nghĩa là những phụ nữ nhận được sự
sự quan tâm hỗ trợ từ phía người thân, gia đình và bạn bè thì sẽ giảm nguy cơ
bị rối loạn trầm cảm [61]. Choi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu theo dõi
cũng ở đối tượng là phụ nữ mãn kinh cho thấy sự hỗ trợ của gia đình là rất
quan trọng để làm giảm các triệu chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng [29].
Chrzan và cộng sự cũng nhận định: những người phụ nữ sống một mình thì
nguy cơ dễ mắc rối loạn trầm cảm hơn [28]. Nghiên cứu gần đây ở Việt Nam
trên đối tượng người cao tuổi, những người ít nhận được sự hỗ trợ xã hội sẽ có
tỷ lệ rối loạn trầm cảm cao gấp 1,6 lần so với người nhận sự hỗ trợ xã hội cao.


8

1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÃN KINH
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Mãn kinh
Mãn kinh là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát do
suy giảm tự nhiên hoạt động của buồng trứng và không hồi phục.
Thời kỳ mãn kinh: khoảng thời gian tính từ chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng
của một người phụ nữ đến hết cuộc đời Như vậy mãn kinh chỉ được chẩn đoán
chắc chắn bằng hồi cứu sau kỳ kinh cuối cùng tối thiểu 12 tháng [14].
1.2.1.2. Quanh mãn kinh
Là khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn
quanh mãn kinh cho đến 12 tháng sau chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng [20].
1.2.1.3. Tiền mãn kinh
Thời kỳ này bắt đầu khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên
của rối loạn quanh mãn kinh thường khoảng 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ
kinh sinh lý cuối cùng. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ hoạt động sinh
sản sang thời kỳ mãn kinh thật sự. Thời kỳ này trung bình kéo dài 5 năm.

Kỳ kinh cuối cùng
MÃN KINH

Tiền mãn kinh

Hậu mãn kinh

Quanh mãn kinh

12 tháng

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của mãn kinh


9

1.2.2. Nguyên nhân của mãn kinh
Nguyên nhân của mãn kinh là sự “kiệt quệ”của buồng trứng. Tại thời
điểm mãn kinh, số nang trứng nguyên phát của buồng trứng còn rất ít, việc
đáp ứng của buồng trứng với kích thích của nội tiết tố kích thích nang trứng
(Follicle Stimulating Hormone – FSH) và nội tiết tố kích thích hoàng thể
(Luteinizing Hormon – LH) giảm dẫn đến lượng estrogen giảm dần đến mức
thấp nhất. Với hàm lượng này, estrogen không đủ để tạo một cơ chế phản hồi
âm gây ức chế bài tiết FSH và LH đồng thời cũng không đủ để tạo cơ chế
phản hồi dương gây bài tiết đủ lượng FSH và LH cần thiết làm rụng trứng.
Một trong những cách giải thích cho hiện tượng suy giảm chức năng
buồng trứng ở giai đoạn mãn kinh là những nang trứng khỏe mạnh nhất, nhạy
cảm nhất với các hormone FSH, LH đã được sử dụng vào những năm đầu thời
kỳ sinh sản. Các nang trứng còn lại là những nang có sức sống kém hơn, ít
nhạy cảm với LSH, LH hơn do đó chỉ sản xuất được một lượng nhỏ estrogen.

1.2.3. Tuổi mãn kinh trung bình
Chu kỳ kinh cuối cùng thường xảy ra vào giữa tuổi 45 và 55, tuy nhiên
hầu hết các nghiên cứu tuổi mãn kinh khoảng từ 48 – 52 tuổi trung bình 51
tuổi, tuổi mãn kinh trung bình ít dao động trong 2000 năm qua. Tại Việt Nam,
tuổi mãn kinh trung bình nằm trong khoảng 47±4 đến 49,3±3,1.
Trước 40 tuổi được xem là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được xem là mãn
kinh muộn.
Bảng 1.1. Tuổi mãn kinh trung bình của một số nghiên cứu
Tuổi
Tác giả

Thành phố/ Quốc gia

Năm

mãn kinh
trung bình

J. R. Palmer [54]

Hoa Kỳ
(người Mỹ gốc Phi)

2003

49,6 ± 3,7


10


Tuổi
Tác giả

Thành phố/ Quốc gia

Năm

mãn kinh

M.Chavez-MacGregor [27] Hà Lan

2007

trung bình
49,6

Kaulagekar Aarti [43]

Ấn Độ

2011

45,8

Sarkar Amrita [57]

Ấn Độ

2014


46,3±5,29

L.N. Achie et al [45]

Nigeria

2011

53.59±0.65

Nguyễn Vũ Quốc Huy [14] Huế, Việt Nam

2001

47,99 ± 4,06

Phù Thị Hoa [10]

Huế, Việt Nam

2006

49,33 ± 2,97

Bùi Nữ Thanh Hằng [9]

Huế, Việt Nam

2008


49,6 ± 3,2

Lê Văn Chi [6]

Huế, Việt Nam

2010

48,9 ± 4,0

Lê Thanh Bình [1]

Hải Phòng, Việt Nam

2013

49,26 ± 3,53

Tuổi mãn kinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Tuổi tác, dân tộc, số lần
sinh, tuổi có kinh lần đầu, chỉ số trọng lượng cơ thể, quốc gia, trình độ văn
hóa, nghề nghiệp….Tuổi mãn kinh sớm liên quan đến hút thuốc lá, sinh con
nhiều lần và tình trạng kinh tế xã hội thấp.
1.2.4. Tình hình phụ nữ mãn kinh trên thế giới và ở Việt Nam
Cùng với sự bùng nổ gia tăng dân số trên thế giới, tuổi thọ ngày càng gia
tăng, số phụ nữ mãn kinh cũng tăng theo. Vào năm 1960 số phụ nữ trên 60
tuổi không quá 250 triệu người trên toàn thế giới. Đến năm 1990 có khoảng
467 triệu phụ nữ trên 50 toàn thế giới. Theo dự đoán thống kê dân số thì vào
năm 2030 có xấp xỉ 1,2 tỷ phụ nữ mãn kinh và tỷ lệ sống ở các nước đang
phát triển lên đến 76%. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ mãn kinh
thay đổi từ 5 – 8% dân số. Trong khi tỷ lệ này chiếm hơn 15% dân số ở các

nước phát triển.
Ở Việt Nam số phụ nữ mãn kinh cũng ngày càng gia tăng theo dân số.
Tính đến tháng 4 năm 1999, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi là 5.806.500
người chiếm 15% tổng số phụ nữ và 7,6% toàn bộ dân số. Số người trên 60


11

tuổi vào năm 2000 là 6,3 triệu, đã tăng lên 6,9 triệu vào năm 2010.
1.3. CÁC BIẾN ĐỔI NỘI TIẾT TỐ, CẤU TRÚC CƠ THỂ VÀ NGUY
CƠ BỆNH LÝ THỜI KỲ MÃN KINH
1.3.1. Thay đổi nội tiết tố nữ
Trong thời kỳ sinh sản, buồng trứng bài tiết chủ yếu estradiol và một
lượng nhỏ estrone. Còn lại hầu hết estrone được hình thành ở mô đích từ
nguồn androgene do vỏ thượng thận và lớp áo của nang trứng bài tiết. Trước
mãn kinh, 95% estradiol lưu hành trong máu do buồng trứng tiết ra, phần còn
lại có nguồn gốc từ sự chuyển hóa estrone.
Vào thời kỳ mãn kinh có sự thay đổi về estrogene: chủ yếu là hàm lượng,
nguồn gốc và các dạng estrogene lưu hành. Nồng độ estradiol, estrone giảm
rõ trong 12 tháng đầu tiên mãn kinh và tiếp tục giảm chậm hơn trong vài năm
sau đó mặc dù có thể có sự gia tăng tạm thời ở một vài phụ nữ. Khoảng 90%
phụ nữ, buồng trứng không còn tiết estradiol và estrone trở thành chất
estrogene tuần hoàn chủ yếu. Nguồn gốc estrone là do một lượng nhỏ
androstenedion gắn với nhân thơm bởi enzym aromatase ở tổ chức ngoại vi
cơ, da, tử cung nhưng chủ yếu là mô mỡ. Như vậy estrone là loại estrogene
chủ yếu trong thời kỳ mãn kinh, xuất phát từ ngoài buồng trứng và ngoài
tuyến nội tiết. Estrone có tác dụng rất kém, yếu hơn estradiol 8 – 10 lần.
Ngoài ra, GnRH (Hormon sinh trưởng) của vùng dưới đồi kích thích giải
phóng các hormon FSH (Hormon kích thích nang trứng) và LH (Hormon thể
dưỡng bào) của thùy trước tuyến yên. FSH kích thích phát triển các nang

trứng và khởi đầu cho việc bài tiết các estradiol của nang trứng. LH kích thích
các nang trứng phát triển thêm tăng cường bài tiết estradiol.
Vào khoảng tuổi 45, ở buồng trứng số nang trứng có khả năng đáp ứng
với kích thích của FSH và LH còn rất ít vì vậy lượng estrogen giảm dần đến
mức thấp nhất. Với lượng estrogen này nó không đủ để tạo cơ chế điều hòa
ngược kích thích phóng noãn. Tất cả những biểu hiện thường gặp trong thời


12

kỳ mãn kinh chủ yếu là do giảm nồng độ estrogen gây ra [7].
1.3.2. Thay đổi cấu trúc đường sinh dục
- Vòi trứng: Đến thời kỳ mãn kinh kích thước vòi trứng giảm dần, biểu
mô vòi trứng thấp dần, có khi xẹp hẳn, các lông mao mất, khả năng chế tiết
cũng mất dần, hoạt động vòi trứng giảm.
- Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng. Kích thước mỗi buồng
trứng trưởng thành là (2,5 – 5) x 2 x 1 (cm) và nặng từ 4 – 8 (g), trọng lượng
của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Đến thời kỳ mãn kinh, buồng
trứng teo nhỏ, thoái hóa, không phóng noãn [7].
- Tuyến vú: Trong thời kỳ tiền mãn kinh, vú thường trở nên căng hơn,
đau và có khi tăng kích thước do tác dụng của estrogen không bị ức chế của
các chu kỳ không phóng noãn và sự tăng kích thích của tuyến yên [19].
Khi đã mãn kinh, tất cả các mô của cơ thể, kể cả mô vú không còn được
estrogene kích thích như trước nên mất dần độ căng. Có sự giảm biểu mô
tuyến về chất đệm lẫn về mỡ. Các nang tuyến dần dần biến mất, các ống dẫn
sữa giảm kích thước. Ung thư vú thường xảy ra vào thời kỳ này.
- Cổ tử cung: Cổ tử cung teo nhỏ dần, lớp niêm mạc ống cổ tử cung
mỏng dần và nhạt màu. Ngay sau khi mãn kinh, chất nhầy cổ tử cung có thể
còn khá tốt nhưng khi nồng độ estrogene tụt xuống, lượng chất nhầy sẽ giảm
mạnh, đặc quánh và có nhiều tế bào.

- Tử cung: Tử cung giảm dần kích thước và trọng lượng do mất dần lớp
cơ tử cung. Niêm mạc tử cung có thể có những biến đổi hình thái khác nhau.
Theo Novak có 3 hình thái thường gặp là:
Niêm mạc mỏng, teo đét, thoái hóa là hình thái thường gặp nhất.
Niêm mạc tăng sinh, bề dày thay đổi, có hiện tượng quá sản không hoạt
động, nhiều tuyến nang hóa giãn to, một số tuyến khác nhỏ và teo.
Niêm mạc quá sản ở trạng thái hoạt động lan tỏa hoặc rải rác từng vùng,
đôi khi polyp hóa [19].
1.3.3. Thay đổi cấu trúc ở hệ tiết niệu


13

Biểu mô niệu đạo và vùng tam giác bàng quang trở nên mỏng giống như
biểu mô của lớp niêm mạc âm đạo. Cơ thắt bàng quang có thể mất trương lực,
niệu đạo teo và ngắn lại, giảm lượng collagen trong mô liên kết quanh niệu
đạo, giảm tính chịu đựng của các cơ quan thuộc sàn chậu. Ngoài ra, lỗ niệu
đạo mở rộng do teo niêm mạc, máu tưới quanh niệu đạo giảm làm teo cơ
quanh niệu đạo. Tất cả những thay đổi trên gây ra cho người phụ nữ mãn kinh
triệu chứng tiểu són, tiểu khó, tiểu đêm.
1.3.4. Nguy cơ bệnh lý ở phụ nữ mãn kinh.
1.3.4.1. Các biến đổi chuyển hóa lipid và nguy cơ xơ vữa động mạch
Trong thời kỳ mãn kinh có sự gia tăng nồng độ cholesterol toàn phần,
cholesterol của lipoprotein tỷ trọng thấp, triglycerid và giảm cholesterol của
lipoprotein tỷ trọng cao trong máu.
Những thay đổi này làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bắt đầu xảy ra
khoảng hai năm trước khi mãn kinh. Cholesterol toàn phần tăng theo tuổi tuy
nhiên với phụ nữ trên 50 tuổi mức tăng này trở nên đột biến. LDL-C tăng rất
nhanh trong khi HDL-C giảm từ từ và tăng cholesterol của lipoprotein tỷ
trọng thấp rất dễ gây xơ vữa động mạch.

Các biến động chuyển hóa lipid được cho rằng có liên quan một phần
với sự suy giảm estrogen.
Ngoài ra, trong thời kỳ mãn kinh còn có sự tăng rõ rệt tỷ lệ mỡ ở các
vùng trên và trung tâm của cơ thể, giảm tỷ lệ mỡ ở phần thấp của cơ thể dẫn
đến tỷ lệ phụ nữ béo phì trong giai đoạn này tăng [16]. Nguy cơ mắc bệnh tim
mạch ở độ tuổi này cũng tăng theo tuổi. Tỷ lệ xơ vữa động mạch trước 40 tuổi
rất thấp ở phụ nữ. Vào độ tuổi 45 – 55, nguy cơ mắc bệnh của nam cao gấp 3
lần nữ, sau tuổi 65 sự khác biệt này giảm đi. Đến tuổi 75, tần suất bệnh tim
mạch ở cả hai giới xấp xỉ nhau. Mãn kinh với sự suy giảm estrogen là thời
điểm rút ngắn khoảng cách nguy cơ giữa hai giới. Trong khoảng tuổi 45 – 64,


14

cứ 9 phụ nữ thì có một người mắc bệnh tim mạch.
1.3.4.2. Sự mất xương sinh lý và nguy cơ loãng xương
Lượng chất khoáng trong xương đạt 90% vào tuổi 18 và đến đỉnh ở tuổi
30. Sau khi đạt đến giá trị tối đa ở tuổi trưởng thành, khối xương giảm dần
theo tuổi. Ở độ tuổi trên 50, sự mất xương xảy ra ở cả hai giới tuy nhiên phụ
nữ mất xương với tốc độ nhanh hơn. Estrogene thấp được xem là thủ phạm
làm tăng tốc độ mất xương ở thời kỳ này. Tốc độ mất xương tăng cao ở phụ
nữ trong 5 – 10 năm đầu mãn kinh, khối lượng xương mất lên đến 15%. Và
cuối cùng là gây ra loãng xương. Loãng xương là một bệnh được đặc trưng
bởi khối lượng xương thấp tới mức làm cho xương trở nên xốp, giòn và dễ
gãy. Loãng xương mãn kinh được xếp vào loại loãng xương tiên phát, đây là
dạng loãng phần bè xương. Biến chứng nặng nề nhất là gãy xương [19].
Estrogene đóng vai trò quan trọng giúp duy trì lượng canxi ở máu bình
thường do lấy từ thức ăn, đồng thời giúp xương tăng hấp phụ canxi từ máu,
tạo mới và bù đắp nguyên bào xương. Khi tác động của estrogene giảm, việc
hấp phụ canxi trở nên kém hiệu quả, canxi từ máu vào xương cũng chậm làm

cho xương trở nên giòn, dễ gãy.
1.3.4.3. Rối loạn tâm lý
Những biến đổi về tâm lý thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như: giảm
trí nhớ, rối loạn tập trung, rối loạn khả năng ra quyết định, giảm năng động,
dễ kích thích thay đổi tính tình…
Phần lớn phụ nữ ý thức được có từng lúc là mình dễ bị kích thích và tức
giận. Sinh lý của hiện tượng này là do estrogene và progesterone đều có tác
dụng trực tiếp trên tâm lý và thần kinh tại não có thụ thể của estrogene và
progesterone. Đồng thời việc tưới máu ở não có giảm đi, sự nuôi dưỡng và
cung cấp oxy cho não cũng kém đi. Song song với tình trạng mãn kinh, tuổi
của người phụ nữ cũng tăng lên và não cũng bị lão hóa. Đó là những nguyên


15

nhân chính làm cho phụ nữ ở lứa tuổi này có những biểu hiện rối loạn về tâm
lý. Tuy nhiên cũng cần nói đến nhiều vấn đề như bản thân, gia đình, xã hội,
môi trường xung quanh ở phụ nữ lứa tuổi trên 50 nên khó có thể xác định lý
do nào ảnh hưởng tới những thay đổi tâm sinh lý ở thời kỳ mãn kinh [20].
1.3.4.4. Rối loạn vận mạch
Các rối loạn vận mạch thường gặp ở phụ nữ mãn kinh là “cơn bốc hỏa”,
vã mồ hôi về đêm và hay hồi hộp, đây là những triệu chứng có nguồn gốc từ
não và hệ thần kinh ngoại biên. “Cơn bốc hỏa” xuất hiện thình lình với cảm
giác nóng bừng ở mặt, cổ và ngực, lan ra toàn thân gây ửng đỏ trên da, toát
mồ hôi và hồi hộp. Toàn bộ cơn bốc hỏa kéo dài không quá 3 phút, có thể lặp
lại 5 – 10 lần mỗi ngày. Cơn bốc hỏa thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu
mãn kinh, tần số cao nhất vào khoảng 6 – 12 tháng sau chu kỳ kinh cuối. Giãn
mạch xảy ra cùng lúc với cơn bốc hỏa nhưng kết thúc muộn hơn 5 phút [14].
1.3.4.5. Sự suy giảm trí nhớ
Sự sút giảm trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ gần đã được ghi nhận cùng nhiều

bằng chứng cho thấy có liên quan với thiếu hụt estrogene ở thời kỳ mãn kinh
[20]. Thực nghiệm trên động vật phản ánh những ảnh hưởng đáng kể lên hệ
thống thần kinh trung ương khi thiếu hụt estrogene và việc dùng
dehydroepiandrosteron, chất sẽ được chuyển hóa thành estrogene, làm cải
thiện đáng kể chức năng trí nhớ. Nghiên cứu của Kampen và Sherwin cũng
như của một số tác giả khác thu được kết quả khả quan khi làm các test về trí
nhớ ở những phụ nữ mãn kinh tự nhiên hay phẫu thuật có dùng estrogene so
với người không dùng estrogene thay thế.
1.4. CÁC THANG ĐO TRẦM CẢM
1.4.1. Giới thiệu về các thang đo rối loạn trầm cảm
Thang đo rối loạn trầm cảm là một trong những công cụ đo lường sức


16

khỏe khá chuẩn, một số thang đo đã tồn tại trên 20 năm. Hầu hết các thang đo
này đã được kiểm tra khá nghiêm ngặt và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu
trên nhiều quốc gia.
Theo Measuring Health: A Guide to Rating Scales and Questionnaires,
3th của Ian McDowell đưa ra bảng so sánh giá trị của những thang đo rối loạn
trầm cảm thường gặp như sau [49]:
Công cụ
Beck Depression Inventory
(Beck, 1961)
The Self-Rating Depression
Scale (Zung, 1965)
Center for Epidemiologic
Studies Depression Scale
(Radloff, 1972)
Geriatric Depression Scale

(Brink and Yesavage, 1982)
Depression Adjective
Check-Lists (Lubin, 1965)
Hamilton Rating Scale for
Depression
(Hamilton,
1960)
Brief Assessment ScheduleDepression
(MacDonald,
1982)
Montgomery-Asberg
Depression Rating Scale
(Montgomery, 1979)
Carroll Rating Scale for
Depression (Carroll, 1981)

Số
nội
dung
21
20

Người thực hiện
Ứng
Thời gian thực
dụng
hiện
Tự bản thân,
LS phỏng vấn viên
(10 - 15 phút)

LS Tự bản thân
SL (10 – 15 phút)

Tần suất Độ
sử dụng tin
NC
cậy

Tính
giá
trị

Nhiều

***

***

Nhiều

**

**

20

ĐT

Tự bản thân
(10 - 12 phút)


Nhiều

**

***

30

LS
SL

Tự bản thân
(8 - 10 phút)

Nhiều

***

***

32

NC

3 phút mỗi phần

Nhiều

**


**

21

LS

Chuyên gia
(30 - 40 phút)

Nhiều

**

**

21

LS

Nhà Lâm Sàng

Một vài

**

**

10


NC

Chuyên gia
(20-60 phút)

Một vài

**

***

52

LS
NC

Tự bản thân

Một vài

*

**

Chú thích:

*** Độ tin cậy/ tính giá trị rất tốt
** Độ tin cậy/ tính giá trị cân đối
*
Độ tin cậy/ tính giá trị yếu

(LS: Lâm sàng; SL: sàng lọc; NC: nghiên cứu; ĐT: điều tra)
1.4.2. Thang đo rối loạn trầm cảm CES-D
Thang đánh giá rối loạn trầm cảm CES-D (The Centre for
Epidemiological Studies Depression Scale), ra đời năm 1972 do Radloff và


17

Viện sức khỏe tâm thần Mỹ xây dựng nên [46]. Thang CES-D gồm 20 câu
hỏi, nội dung bao trùm các triệu chứng chính của rối loạn trầm cảm được xác
định trong y văn. Thang đo này nhấn mạnh vào các thành phần tình cảm: tâm
trạng chán nản, cảm giác tội lỗi và sự vô dụng, cảm giác bất lực và tuyệt
vọng, tâm thần chậm phát triển, biếng ăn và rối loạn giấc ngủ. Ưu điểm của
thang đánh giá này là sử dụng được ở cộng đồng để phân biệt các trường hợp
có nguy cơ rối loạn trầm cảm cần có can thiệp tiếp. Thang đo này đã được
đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy ở Việt Nam. Các câu hỏi trong thang đo
ngắn gọn và dễ sử dụng. Mỗi câu hỏi được đánh giá ở các mức điểm 0,1,2,3
theo các mức độ như sau:
0 điểm: không bao giờ hoặc hiếm khi <1 ngày
1 điểm: Đôi khi hoặc từ 1-2 ngày
2 điểm: thỉnh thoảng, đôi khi hoặc trung bình từ 3-4 ngày.
3 điểm: rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian trong tuần.
Hai mươi câu hỏi về cảm xúc hoặc hành vi liên quan đến triệu chứng rối
loạn trầm cảm. Thang đo CES-D được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên
cứu ở cộng đồng. Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu thì 16 điểm là mốc
(cut-off point) để phân loại giữa có và không có rối loạn trầm cảm. Theo một
nghiên cứu khác thì điểm mốc là 22 điểm, với <22 điểm coi là không có nguy
cơ rối loạn trầm cảm và trên 22 điểm có nguy cơ rối loạn trầm cảm. Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng điểm cắt là: ≥16 để phát hiện ra những
trường hợp có rối loạn trầm cảm [8], [34], [39] [41].

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ MÃN
KINH
1.5.1. Trên thế giới


18

Hiện nay, các nhà Y học đã phát triển ra nhiều loại thang đo khác nhau
để sàng lọc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng cũng như giúp cho việc chẩn
đoán, phân loại mức độ rối loạn trầm cảm. Với những thang đo khác nhau thì
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong giai
đoạn này là khá cao: Nghiên cứu ở Ba Lan được tiến hành trên 361 phụ nữ
mãn kinh sống ở khu vực nông thôn và 382 phụ nữ mãn kinh sống ở khu vực
thành thị với thang đo Beck’s Depression Inventory (BDI) cho thấy tỷ lệ rối
loạn trầm cảm nhẹ ở khu vực nông thôn là 30,49% và thành thị là 26,44 %,
rối loạn trầm cảm mức vừa ở nông thôn và thành thị lần lượt là 15,94 % và
17,28% [35]. Cùng thang đo BDI, tỷ lệ rối loạn trầm cảm từ kết quả nghiên
cứu trên 744 phụ nữ mãn kinh tuổi 45-65 ở Thổ Nhĩ Kỳ là 24,7% [25].
Nghiên cứu rối loạn trầm cảm sử dụng thang do Hamilton của tác giả
Poorandokht Afshari trên 1280 phụ nữ mãn kinh ở Iran năm 2014 thì tỷ lệ rối
loạn trầm cảm chung là 59,8% trong đó 39,8% là rối loạn trầm cảm nhẹ,
16,0% là rối loạn trầm cảm vừa và 4,0% là mức độ nặng [56]. Một báo cáo
năm 2010, Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở ba nước Đông Á là Hàn Quốc, Trung
Quốc và Nhật Bản với thang đo Geriatric Depression Scale thì tỷ lệ rối loạn
trầm cảm này lần lượt là 39,0% ở Hàn Quốc, 29,2% ở Trung Quốc và 33,9%
ở Nhật Bản [44]. Nghiên cứu khác ở Bắc Kinh, Trung Quốc với thang đo The
Zung Self-rating Depression Scale (SDS) tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 23,9%.
Bằng cách sử dụng thang đo CES-D và điểm cắt CES-D ≥ 16 được chẩn đoán
rối loạn trầm cảm, kết quả nghiên cứu tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở giai đoạn
chuyển tiếp mãn kinh ở Mỹ là 23,0%, ở phụ nữ quanh mãn kinh tại Đài Loan

là 38,7% [39], kết quả của của Shin-Yi Lu tại miền Nam Đài Loan là 31,2%
[58]. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh khi sử dụng các thang đo
khác nhau thì khác nhau, ngoài ra tỷ lệ này còn phụ thuộc nhiều vào loại thiết
kế, tình hình kinh tế xã hội của các quần thể và nhiều yếu tố khác trong quá


19

trình nghiên cứu.
1.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi nói đến vấn đề sức khỏe ở tuổi mãn kinh thì chúng ta
chỉ chú ý đến những rối loạn, bệnh lý thực thể mà ít khi đề cập đến những rối
loạn dạng tâm lý tâm thần. Tuy nhiên gần đây có một số nghiên cứu về rối loạn
trầm cảm ở tuổi mãn kinh như: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,
Võ Minh Tuấn tiến hành trên 380 phụ nữ tuổi 45-55 đến khám tại phòng khám
phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ, được dùng thang đo CES-D để sàng lọc rối loạn
trầm cảm. Phỏng vấn các yếu tố về nhân khẩu, xã hội, bệnh lý, sang chấn tâm
lý, các triệu chứng rối loạn mãn kinh. Kết quả, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là
37,9%, rối loạn trầm cảm quanh tuổi mãn kinh có liên quan đến sang chấn tâm
lý và thực thể như: mất người thân (OR=3,84, 95% CI=2,21-6,67) tình trạng
hôn nhân (OR=8,65, 95%CI=2,67-32,96), tình trạng việc làm (OR=2.02,
95%CI=1,03-4,00), rối loạn mãn kinh (OR=3,02, 95%CI=1,29-7,05) [8].
Theo Lương Thanh Bảo Yến và cộng sự, nghiên cứu trên 470 phụ nữ
mãn kinh thì tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố
Huế năm 2013 theo thang đo CES-D là 19,2%. Phụ nữ có triệu chứng mãn
kinh nghiêm trọng có nguy cơ mắc các triệu chứng rối loạn trầm cảm gấp
20 lần so với người có triệu chứng mãn kinh không nghiêm trọng (95%CI:
10.02 đến 39.84; p<0.001). Người mắc ít nhất một bệnh mãn tính trong
suốt cuộc đời (OR = 2.35, 95% CI: 1.26 - 4.37; p= 0.007) và có thu nhập
thấp (OR = 2.59, 95%CI: 1.07 - 6.27 ; p = 0.035) làm tăng nguy cơ rối loạn

trầm cảm và hôn nhân bền vững là yếu tố bảo vệ [47].
1.6. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); Phía


20

Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam; Phía Đông giáp huyện Hương
Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; Phía Tây giáp nước Lào. Diện tích tự
nhiên toàn huyện là 1224,6 km2, dân số trung bình năm 2010 là 44.590 người,
mật độ dân số 36,4 người/km2, trong đó trên 80% là dân tộc thiểu số, bao gồm
chủ yếu là các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh. Toàn huyện
có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã. Thị trấn A Lưới là
trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.
A Lưới có vị trí địa lý-kinh tế và an ninh quốc phòng, văn hóa quan
trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Có đường
Hồ Chí Minh chạy qua, nằm trên tuyến quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh
với quốc lộ 1A. A Lưới có đường biên giới dài với nước bạn Lào, có hai cửa
khẩu quốc gia là Hồng Vân và A Đớt. Là mảnh đất còn lưu giữ nhiều truyền
thống dân tộc đặc sắc. [24].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


21

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chí lựa chọn: Phụ nữ mãn kinh nằm trong độ tuổi 40-60, đang sinh

sống (có hộ khẩu thường trú) tại huyện A Lưới vào thời điểm nghiên cứu, có
khả năng trả lời phỏng vấn và chấp nhận tham gia vào nghiên cứu sau khi đã
được giải thích kỹ lưỡng.
Tiêu chuẩn loại trừ: Những phụ nữ mãn kinh có bệnh lý tâm thần, có
biểu hiện khuyết tật về lú lẫn, rối loạn hành vi.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 06 đến hết tháng 9 năm 2014
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mãn
kinh tại huyện A Lưới.
2.3.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [12]

Z 2 ( 2) p(1  p )
n k 
d2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu
K: Hệ số thiết kế. Chọn K=2
Z : trị số tra từ bảng phân phối chuẩn
 : xác suất sai lầm I = 0,05 (sai số 5%, độ tin cậy 95%) nên Z2(α/2)) = 1,962
d: sai số mong muốn giữa tham số mẫu và tham số quần thể (chọn d = 0,05)
p=19,2% (Tham khảo nghiên cứu “Trầm cảm, chất lượng cuộc sống và
các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế” [47].



22

Thay vào công thức trên, ta có:

1,96 2 0,192 (1  0,192)
n 2 
477
0,052
Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 477 phụ nữ mãn kinh. Thực tế chúng tôi đã tiến
hành điều tra được 512 phụ nữ mãn kinh.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu.
Giai đoạn 1: Chọn xã tham gia nghiên cứu
+ Lập danh sách tất cả các xã của huyện A Lưới theo 3 khu vực sinh thái
là khu vực biên giới, vùng đệm và vùng trung tâm.
+ Mỗi khu vực chọn chủ đích 2 xã tham gia vào nghiên cứu. Cụ thể:
Vùng Biên giới: xã A Đớt, xã Hồng Vân
Vùng đệm: xã Hương Lâm và Hồng Hạ
Vùng trung tâm: Thị trấn A Lưới và xã Bắc Sơn.
Giai đoạn 2: Chọn phụ nữ mãn kinh tham gia nghiên cứu
+ Tại mỗi xã lập danh sách tất cả các phụ nữ mãn kinh có độ tuổi 40-60
tính tới thời điểm nghiên cứu.
+ Chọn ngẫu nhiên phụ nữ mãn kinh tại mỗi xã (khoảng 83 người). Kết
quả tổng cộng số phụ nữ mãn kinh khảo sát ở tất cả các xã bằng 512 người.
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Bước 1: Chọn 6 điều tra viên và 2 giám sát viên là những người đã có
kinh nghiệm trong việc điều tra, thu thập số liệu ở cộng đồng. Tiến hành tập
huấn kỹ về nội dung, và kỹ năng thu thập số liệu.
Bước 2: Tiến hành điều tra thử trên 30 đối tượng ở 2 xã Bắc Sơn và Thị
trấn A Lưới.
Bước 3: Tiến hành họp mặt rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa chữa bộ công

cụ, tính toán thời gian cho một cuộc phỏng vấn.
Bước 4: Các điều tra viên tiến hành điều tra đồng loạt tại các hộ gia đình
có sự giám sát của cán bộ giám sát.
2.4. CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU


×