Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu các biểu hiện trầm cảm và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh tại xã thủy vân, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 61 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ XUÂN LỢI
NGHIÊN CỨU CÁC BIỂU HIỆN TRẦM CẢM
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
VÀ TIỀN MÃN KINH TẠI XÃ THỦY VÂN
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Người hướng dẫn luận văn
ThS.BS. VÕ ĐẶNG ANH THƯ
HUẾ - 2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng
tôi. Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào.
Huế, tháng 5 năm 2011
Tác giả luận văn
Lê Xuân Lợi
3
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BV : Bệnh viện
CĐ : Cao đẳng
CKI : Chuyên khoa I
DMS IV : Diagnostis and Statistical Manual of Mental Disordor
ĐH : Đại học
MK : Mãn kinh
N1 : Số người tiền mãn kinh
N2 : Số người mãn kinh


N : Tổng của số người tiền mãn kinh và mãn kinh
ICD – 10 : International Classfication of Diseases 10
PNTMK và MK: Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
PN : Phụ nữ
PNMK : Phụ nữ mãn kinh
PGS.TS : Phó giáo sư, Tiến sĩ
SHTD : Sinh hoạt tình dục
TC : Trầm cảm
TĐHV : Trình độ học vấn
TK : Thần kinh
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TK : Thần kinh
TMK : Tiền mãn kinh
TP : Thành phố
WHO : World Health Organization
4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược giải phẩu buồng trứng và sinh lý kinh nguyệt 3
1.2. Tiền mãn kinh và mãn kinh 5
1.3. Trầm cảm 8
1.4. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và
mãn kinh
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Vài nét về địa điểm nghiên cứu 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.4. Các kỹ thuật thực hiện 16
2.5. Xử lý số liệu 18

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 19
3.2. Các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh
3.3. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền
mãn kinh
Chương 4. BÀN LUẬN 31
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 31
4.2. Các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 33
4.3. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm trong thời kỳ tiền mãn kinh
và mãn kinh
KẾT LUẬN 40
KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ tuổi 45 – 55 trở đi người phụ nữ sang một giai đoạn chuyển tiếp của
đời sống sinh sản, tuổi tắt dục và mãn kinh. Nhưng mãn kinh không phải là
bệnh lý mà là một quá trình sinh lý bình thường, nó có liên quan với nhiều
biến đổi về nội tiết tố và tâm sinh lý. Cách đây nhiều thế hệ, chỉ có ít phụ nữ
sống qua tuổi mãn kinh. Nhưng ngày nay tuổi thọ của con người ngày một
tăng lên, người phụ nữ có thể trải qua một phần ba đến một nửa quãng đời
mình sau thời kỳ này nhờ những tiến bộ của khoa học và những hỗ trợ quan
tâm của xã hội [9].
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng rất hay gặp ở người phụ nữ, nhất là
phụ nữ lớn tuổi. Nó hiện diện trên 20% phụ nữ và tỉ lệ này càng tăng trong
giai đoạn chung quanh mãn kinh. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization) và Trung tâm Dịch tễ học Hoa Kỳ, hằng năm có
khoảng 5% dân số thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm cảm. Qua nghiên cứu
của (World Health Organization), đến năm 2020 ở những nước đang phát

triển, trầm cảm sẽ trở thành một trong các nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn
hoạt năng ở phụ nữ mãn kinh có thể gây tai nạn hoặc tự sát. Nhiều nơi số
người có nguy cơ trầm cảm khá cao như ở Pháp nguy cơ mắc bệnh trong một
thời điểm nhất định lên đến 10% dân số, ở Australia 20 đến 30% dân số,
nhiều nước khác là 5 – 10% dân số. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm là 3
– 6%. Tại Thừa Thiên Huế theo Nguyễn Hữu Kỳ và cộng sự điều tra tại
phường Đúc năm 2003 trầm cảm là 2,6% dân số, theo P.Kielhlz có tới 15% -
20% bệnh nhân trầm cảm gặp trong các bệnh viện thực hành đa khoa. Vì vậy
một số tác giả cho rằng trầm cảm là bệnh của thế kỷ [2], [5]
6
Các nguyên nhân thường gặp gây nên trầm cảm: Như tình hình hôn nhân
không thuận lợi, tình hình gia đình không thuận lợi, nghề nghiệp đều có thể
gây nên bệnh trầm cảm. Dù nguyên nhân nào đi nữa thì hậu quả của trầm
cảm cũng rất phức tạp, nó sẽ đưa người phụ nữ đến mức giảm và mất khả
năng lao động, sa sút tinh thần gây những hậu quả trầm trọng đến cuộc sống,
thậm chí ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân, gia đình và xã hội. Trong
nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy giai đoạn mãn kinh thường kết hợp
với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của trầm cảm. Trầm cảm ở phụ nữ mãn
kinh vừa mang đặc điểm của trầm cảm nói chung, song cũng có những đặc
trưng riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng. Các giai đoạn trầm cảm
thường tái diễn, khoảng 50% trường hợp trầm cảm gây ra nhiều tổn thất cho
cá nhân, gia đình và xã hội, là nguyên nhân của 2/3 trường hợp chết do tự sát,
trầm cảm còn là nguyên nhân của các tai nạn ở nhà và nơi làm việc, hiệu quả
lao động thấp, gây ra sự tan vỡ gia đình và tăng các chi phí bảo hiểm [28]
Do đó việc sàng lọc và phát hiện sớm các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ
mãn kinh và tiền mãn kinh là rất cần thiết để có hướng điều trị kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ, giúp họ vượt qua một cách
nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu các biểu hiện trầm cảm và các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ mãn

kinh và tiền mãn kinh tại Xã Thủy Vân, Thị Xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa
Thiên Huế” nhằm các mục tiêu.
1. Nghiên cứu các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn
kinh
2. Xác định các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền
mãn kinh
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẨU BUỒNG TRỨNG VÀ SINH LÝ KINH NGUYỆT
Mỗi người phụ nữ đều có hai buồng trứng, là hai cơ quan hình bầu dục
nằm ở hai bên, cạnh tử cung. Các buồng trứng nằm lọt trong các dây chằng
rộng (đó là những giải mô có tác dụng giữ cho tử cung treo ở đúng vị trí của
nó) và nối với tử cung bởi dây chằng riêng của buồng trứng. Kích thước
buồng trứng ở người trưởng thành là 2,5 – 5 x 2 x 1 cm và nặng 4 – 8g. Trọng
lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt [15].
Ngay từ khi mới sinh ra, người phụ nữ đã có một số lượng trứng nhất
định (1-2 triệu trứng) trong buồng trứng, đến giai đoạn dậy thì có khoảng 3 -
4 triệu trứng, trứng lúc này được gọi là trứng chưa trưởng thành. Khi đến giai
đoạn trưởng thành, chỉ còn lại khoảng 300.000 trứng phát triển để trở thành tế
bào trứng trưởng thành. Thông thường hàng tháng, sẽ có một nang trứng được
cơ thể tự chọn để phát triển. Nang này chứa nhiều dịch và một tế bào làm
chức năng sinh sản gọi là noãn. Khi đường kính của nang này lớn khoảng 20
mm (nang chín), nó tự vỡ để giải phóng noãn (được gọi là phóng noãn hay là
rụng trứng). Noãn được hút vào vòi trứng, sẵn sàng cho quá trình thụ thai.
Nếu gặp tinh trùng, chúng sẽ kết hợp với nhau (gọi là thụ tinh), rồi phát triển
thành thai nhi. Bình thường, sau khi đã phóng noãn, nang trứng còn lại lớp vỏ
bên ngoài gọi là hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesteron làm cho niêm
mạc tử cung dày lên, sẵn sàng đón nhận noãn đã được thụ tinh đến làm tổ và
phát triển. Nếu noãn không được thụ tinh thì hoàng thể sẽ tự teo đi, làm cho

lượng progesteron giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung bong ra, cùng với sự co
bóp của tử cung sẽ đẩy chúng ra ngoài, gây ra hiện tượng chảy máu kinh. Các
nang trứng không “chín hẳn” và noãn đã được phóng vào vòi trứng nếu không
được thụ tinh cũng sẽ thoái hoá dần [17], [22], [26].
8
Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt thì buồng trứng chính là động lực, là sự
thay đổi đột ngột ở cả mức độ biểu hiện và hoạt động, chúng tiết ra những
lượng hormone khác nhau để chuẩn bị cơ thể cho thai kỳ (nếu có). Những
nang trứng sẽ sản xuất ra estrogen, hormon này làm chảy máu kinh nguyệt
ngưng lại, estrogen cũng thúc đẩy tăng sinh lớp nội mạc tử cung làm dày lên
để chuẩn bị cho sự xuất hiện của một trứng đã được thụ tinh. Estrogen ảnh
hưởng đến nhiều phần trong cơ thể, trong đó có mạch máu, tim, xương, vú, tử
cung, hệ niệu, da, và não. Người ta cho rằng mất estrogen là nguyên nhân gây
ra nhiều triệu chứng của mãn kinh.
Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu
kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Tuổi
trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc
nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối, mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi
45 và 55.
Hình 1.1. Mặt cắt tử cung và buồng trứng
9
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của nang trứng trong buồng trứng
1.2. TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH
1.2.1. Giai đoạn tiền mãn kinh
Những thay đổi về cơ thể và tâm lý cùng với sự dao động trong nồng
độ estrogen trong giai đoạn chuyển tiếp sang mãn kinh được gọi là giai đoạn
tiền mãn kinh. Giai đoạn này thường kéo dài từ hai đến tám năm. Nồng độ
estrogen có thể tiếp tục dao động trong những năm sau mãn kinh. Các triệu
chứng bao gồm [8], [24].
- Nóng bừng - cảm giác nóng đột ngột ở mặt, cổ, và ngực có thể làm

cho bạn vã mồ hôi nhiều, tăng nhịp tim và làm bạn cảm thấy chóng mặt hoặc
buồn nôn. Cơn nóng bừng thường kéo dài khoảng từ 3 đến 6 phút, mặc dù
cảm giác này có thể kéo dài lâu hơn và làm bạn tỉnh dậy vào nửa đêm.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Nhạy cảm ở vú.
- Tăng nhức đầu migraine.
- Són nước tiểu.
- Cảm xúc không ổn định.
Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ Việt Nam trung bình bắt đầu từ tuổi
42, 43 cho đến khi hết kinh vào khoảng tuổi 45 đến 52 [20].
10
1.2.2. Giai đoạn mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh bắt đầu một cách tự nhiên khi các buồng trứng bắt
đầu suy giảm tiết estrogen và progesterone . Do đó mãn kinh – thuật ngữ y
khoa tiếng Anh là Menopause – đã từng được xem là các rối loạn do thiếu hụt
estrogen. Nhưng mãn kinh không phải là bệnh lý mà là một quá trình sinh lý
bình thường. Mãn kinh cũng không phải là điểm kết thúc tuổi thanh xuân hay
khả năng tình dục của người phụ nữ, mặc dù nó có liên quan với nhiều biến
đổi về nội tiết tố và tâm sinh lý [10], [30].
Mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ ít nhất là 12 tháng. Thời
kỳ mãn kinh là khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh cho đến hết
cuộc đời. Mỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh một khác nhau. Ngay
cả tuổi bắt đầu mãn kinh cũng thay đổi. Một số người bắt đầu từ 30-40 tuổi,
một số khác có thể đến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng 50-51 tuổi.
- Mãn kinh tự nhiên: Mãn kinh thường là một quá trình sinh lý bình
thường khi đến độ tuổi, không chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài.
- Mãn kinh nhân tạo: Là hiện tượng mãn kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn
gây ra dưới tác động bên ngoài như [11], [13].
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng còn giữ lại
các buồng trứng thường không gây mãn kinh. Trường hợp này hai buồng

trứng vẫn tiếp tục phóng thích nang trứng mặc dù không còn chu kỳ kinh
nguyệt. Nhưng phẫu thuật cắt bỏ cả tử cung lẫn hai buồng trứng (Thủ thuật
cắt bỏ tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên) sẽ gây mãn kinh. Trường hợp này
không có thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt ngay,
người phụ nữ có thể bị các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác
ngay sau phẫu thuật.
- Hoá trị và xạ trị: Các liệu pháp điều trị ung thư này có thể gây mãn
kinh. Tuy nhiên thường mãn kinh này xảy ra từ từ, với thời kỳ tiền mãn kinh
trong vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra.
1.2.3. Dấu hiệu và triệu chứng
11
Các triệu chứng cũng rất thay đổi tùy mỗi người. Có thể chỉ có vài triệu
chứng nhẹ thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý, gồm:
- Hành kinh bất thường: Chu kỳ kinh có thể dừng đột ngột, hoặc dần
dần nhẹ đi hay nặng dần rồi ngưng. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể
là những dấu hiệu khởi đầu của thời kỳ mãn kinh.
- Giảm khả năng sinh sản: Khi buồng trứng thay đổi bất thường, khó có
thai hơn. Tuy nhiên vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn
ngưng hành kinh.
- Các biến đổi của âm đạo: Khi nồng độ estrogen trong máu suy giảm,
mô lót mặt trong âm đạo và niệu đạo trở nên khô, mỏng và kém đàn hồi hơn.
Cùng với giảm chất nhầy bôi trơn âm đạo, sẽ bị cảm giác bỏng rát thường
xuyên cũng như dễ bị nhiễm trùng niệu đạo và âm đạo. Những biến đổi này
có thể gây khó chịu trong quan hệ tình dục và ngay cả giao hợp đau.
- Cơn bốc hỏa (Cảm giác nóng bừng mặt): Khi nồng độ estrogen suy
giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm cho nhiệt độ da
tăng lên. Hiện tượng này có thể gây ra cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên
vai, cổ và lên đầu. Đôi khi cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải, xuất hiện các
điểm dãn mạch trên da ngực, cổ và cánh tay. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30
giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất xảy ra cơn thay

đổi tùy người, có thể mỗi giờ một cơn hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong
một vài năm hoặc có khi không hề có triệu chứng này.
- Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm: Đổ mồ hôi trộm ban
đêm là một triệu chứng đi kèm thường gặp của cơn bốc hỏa. Ban đêm bạn
thường thức giấc, toát nhiều mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh. Sau đó khó ngủ sâu
trở lại. Khoảng một phần tư các phụ nữ tuổi trung niên bị rối loạn giấc ngủ.
12
Mất ngủ còn ảnh hưởng đến tính khí và sức khỏe chung của họ.
- Thay đổi bề ngoài: Sau mãn kinh, mỡ thường tập trung nhiều ở hông,
đùi, khu trú trên vùng eo và bụng của người phụ nữ, tóc trở nên mỏng hơn và
xuất hiện nhiều nếp nhăn da. Mặc dù lượng hormone estrogen suy sụp nhưng
cơ thể vẫn tiếp tục tiết ra một số lượng nhỏ nội tiết tố nam testosterol, nên
người phụ nữ có thể mọc ít lông ở cằm, môi trên, ngực và bụng [25].
- Thay đổi tính khí: Có thể có một số thay đổi tính khí trong thời kỳ
mãn kinh, như tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố
xúc cảm. Trước đây người ta nghĩ rằng các triệu chứng này là do sự biến đổi
nội tiết tố. Các yếu tố thúc đẩy khác gồm: stress, mất ngủ và các biến cố khác
trong cuộc đời ở giai đoạn này như người chồng bệnh hoặc mất, các con
trưởng thành rời khỏi gia đình, hoặc nghỉ việc, về hưu [1], [6].
1.3. TRẦM CẢM
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần
học biểu hiện bằng giảm khí sắc, buồn rầu, giảm thích thú, thường xuyên mệt
mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm giác không xứng đáng, hay
sám hối, tự tin, bi quan, kèm theo một số triệu chứng cơ thể khác.
Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45
tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ là 1/2, giá trị này
chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người,
đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ

biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh, nhưng chỉ khoảng 25 % trong số
đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp [4], [12].
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ
rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%.
Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Theo
con số thống kê của nhiều nước bệnh TC chiếm 3-4% dân số ở Australia một
13
số công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trần cảm chiếm 20-30% dân
số. Ở trung quốc nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu sức khỏe thì bệnh
TC chiếm tỷ lệ 4,8-8,6%. Ở Mỹ khoảng 5-6% dân số có nguy cơ mắc bệnh
TC và nhiều nơi khác [19], [21].
Tại Thừa thiên Huế theo PGS.TS.Nguyễn Hữu Kỳ và cộng sự điều tra tại
phường Đúc 2003 là 2,6% dân số [5].
1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Ở những năm gần đây dù trầm cảm ở mức độ nào đi nữa, vẫn được áp
dụng các nguyên tắc chẩn đoán đã được mô tả trong bảng phân loại quốc tế
ICD. 10
Ngoài ra trong lâm sàng, còn sử dụng test beck để hỗ trợ chẩn đoán và
theo dõi lâm sàng.
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM
IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO [2].
1.3.2. Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm
Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4
trong số các triệu chứng sau:
• Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
• Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
• Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
• Mệt mỏi hoặc mất sức.

• Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
• Giảm khả năng tập trung, do dự.
• Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
1.3.3. Chuẩn ICD-10 F32
Theo ICD:
• F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được
khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
• F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và
việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
14
• F32.2 Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).
• F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
• F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.
1.3.4. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Hình 1.3. Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn phụ nữ dễ mắc chứng trầm cảm nhất. Các nhà
khoa học đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc thay đổi hormon với các
triệu chứng trầm cảm và rối loạn khác trong cơ thể người phụ nữ.Trong giai
đoạn này, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ tăng 4 lần so với các giai
đoạn khác trong cuộc đời. Đồng thời nguy cơ rối loạn suy nhược cũng tăng
2,5 lần. Nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra rằng, đến năm 2020 ở những nước
đang phát triển, trầm cảm sẽ trở thành một trong các nguyên nhân chủ yếu
gây rối loạn hoạt năng ở phụ nữ mãn kinh có thể gây tai nạn hoặc tự sát [7],
[14], [23].
Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ do sự giảm
hoạt động của buồng trứng. Thời kỳ mãn kinh là một cột mốc quan trọng
trong cuộc đời người phụ nữ. Trong nhiều thế kỷ qua, người ta đã nhận thấy
giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ trầm trọng của
trầm cảm.
Trầm cảm ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường gặp

dưới 2 hình thức:
15
- Trầm cảm triệu chứng: Là trầm cảm rõ xuất hiện sau một bệnh lý
cơ thể.
- Trầm cảm che đậy : là trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng có thể
nhiều loại được che phủ bề ngoài mang tính chất trá hình.
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh vừa mang đặc điểm của trầm cảm nói
chung, song cũng có những đặc trưng riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh
lâm sàng.
Đặc điểm chung của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh là
- Cảm giác buồn rầu, ủ rũ hoặc bực bội, khó chịu.
- Mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hàng ngày, công việc hoặc
giải trí.
- Cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải.
- Khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin.
- Giảm sút lòng tự tin.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự
cho mình không xứng đáng hoặc buộc tội.
- Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, không bằng lòng với cuộc sống.
- Có ý nghĩ hoặc hành vi muốn chết hoặc tự gây thương tích cho bản thân.
- Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều).
- Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều.
- Khi trầm cảm nặng thường có triệu chứng sút cân (giảm 50% trọng
lượng cơ thể trong vòng 4 tuần), giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc
sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác.
Khi người bệnh có 5 trong 10 biểu hiện trên kéo dài ít nhất 2 tuần cần
đưa đến bác sĩ thăm khám và điều trị [18], [27].
1.3.5. Tiến triển của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến căn nguyên tâm lý
16

phối hợp với sự thay đổi nội tiết thường xảy ra trong những năm đầu của thời
kỳ mãn kinh. Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống
trầm cảm, bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, có thể phục hồi hoàn toàn và thích nghi
dần ở những năm sau.
1.3.6. Hậu quả của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
- Trầm cảm làm cho người phụ nữ không thể đáp ứng được tất cả những
bổn phận, trách nhiệm, tình cảm trong gia đình và ngoài xã hội mà người thân
chờ đợi.
- Trầm cảm gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu của 2/3 các trường hợp tự sát, là một
trong các nguyên nhân của các tai nạn ở nơi làm việc và trên đường phố.
- Trầm cảm thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nếu không
được điều trị.
1.4. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ TIỀN
MÃN KINH VÀ MÃN KINH
Các yếu tố môi trường, tự nhiên, xã hội, điều kiện sinh hoạt tác động rất
lớn đến việc hình thành và phát triển các rối loạn trầm cảm. Sự tác động này
biểu hiện rõ nét ở người cao tuổi.
Nghiên cứu Harvard (2006) trên 460 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh từ 36 -
45 không có trầm cảm trước đó: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm
xuất hiện tăng gấp 2 lần ở phụ nữ đi vào mãn kinh so với phụ nữ vẫn còn kinh
nguyệt, và trầm cảm đặt biệt có liên quan đến những phụ nữ có các triệu
chứng rối loạn vận mạch.
Suau (2005) với mục đích khảo sát tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ từ 40 - 55
tuổi đến khám tại phòng khám phụ khoa Medical Sciences Campus của đại
học Puerto Rico. Đây là nghiên cứu cắt ngang từ tháng 6/2000 đến tháng
12/2000. Kết quả khảo sát trên 64 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 - 55 tuổi)
thấy trầm cảm có liên quan với các yếu tố bao gồm: Trình độ học vấn, đã từng
phải đi khám về tâm lý, tiền căn đã được chẩn đoán trầm cảm và sử dụng các
17

thuốc chống suy nhược cơ thể, tỷ lệ trầm cảm là 39,1% [16], [29].
Trong nghiên cứu cụ thể trên phụ nữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh - BV Từ Dũ khảo sát thấy:
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh không có nhà riêng có nguy cơ tương đối
trầm cảm cao gấp 1,78 lần so với phụ nữ có nhà riêng.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh không có con có nguy cơ trầm cảm cao
gấp 2,75 lần so với những người có con.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có sang chấn tâm lý liên quan đến người
thân có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 5,02 lần so với những người khác.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có sang chấn tâm lý liên quan đến hạnh
phúc có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 3,74 lần so với những người khác.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có sang chấn tâm lý liên quan đến công
việc có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 4,51 lần so với những người khác.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có sang chấn tâm lý liên quan đến bệnh tật
có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 1,65 lần so với những người khác.
- Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có triệu chứng tiền mãn kinh có nguy cơ
trầm cảm cao gấp gần 4,76 lần so với những người khác.
Qua những bằng chứng của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Bệnh viện Từ
Dũ khảo sát sẽ cho chúng ta thấy rằng: Người phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh
và mãn kinh bị ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố bên ngoài tác động vào [10].
Qua đó ta nhận thấy rối loạn này thường gặp ở những người góa bụa, ly
dị hay thuyên chuyển công tác, sống độc thân thường xuyên, các nhân tố,
stress tâm lý xã hội kéo dài.
Như vậy, ta có thể thấy bệnh trầm cảm là một bệnh mà chịu tác động rất
nhiều các yếu tố bên ngoài, rất đa dạng và thường xuyên không xuất hiện đơn lẻ.
18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Xã Thuỷ Vân, Thị xã Hương Thủy được chúng tôi chọn lựa làm địa

điểm nghiên cứu. Đây là một xã đồng bằng cách trung tâm thành phố khoảng
3km. Dân số 6261 người, cơ cấu về kinh tế, văn hoá, xã hội rất phong phú.
Phương tiện đi lại dễ dàng.
Riêng về mặt y tế xã Thuỷ Vân có nhiều điều kiện thuận lợi với một
trạm y tế cấp vừa được xây mới trong thời gian gần đây. Trạm có 1 bác sỹ,
1 y sỹ đa khoa, 1 y sỹ y học dân tộc, 1 nữ hộ sinh trung học, 1 dược sỹ
trung học. Bên cạnh đó xã Thuỷ Vân còn là nơi được trường Đại học Y
dược chọn làm địa điểm giảng dạy cộng đồng. Chính điều này càng làm
cho người dân trong xã có điều kiện tiếp xúc với các vấn đề y tế thông qua
các buổi đi thực địa để thực tập, tuyên truyền và giáo dục sức khoẻ trong
cộng đồng của sinh viên.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 200 phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh từ 45 tuổi trở lên, sinh sống
tại xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh từ 45 tuổi trở lên.
- Nhóm phụ nữ mãn kinh là những phụ nữ mãn kinh tự nhiên, sau hai
năm không có kinh trở lại.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những phụ nữ mãn kinh do cắt tử cung, cắt buồng trứng, điều trị hóa
chất, tia xạ, dùng thuốc…
- Những phụ nữ mãn kinh đã và đang dùng liệu pháp hormone thay thế.
19
- Những phụ nữ có tiền sử bệnh lý loạn thần, động kinh hoặc đang mắc
bệnh lý thực thể nặng.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo kiểu nghiên cứu cắt ngang mô tả có sử
dụng bộ câu hỏi điều tra.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 15/05/2010 đến ngày 15/04/2011.
2.3.3. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
2.3.3.1. Cỡ mẫu [3]
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
2
2
2
)1(
d
pp
Zn

×=
α
Với n: là cỡ mẫu đại diện tối thiểu
p: là tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh trong nghiên
cứu trước đây trong cộng đồng. Giả sử p = 0,5.
d: Độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,1.
Tương ứng với độ tin cậy 95%. Ta có
96,1
2
=
α
Z
Vậy
100
)1,0(
5,05,0
96,1
2

2

×
×=
n
Để tăng độ chính xác của nghiên cứu chúng tôi tiến hành nhân đôi số
mẫu. Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 200.
2.3.3.2. Cách chọn mẫu
Địa bàn xã Thuỷ Vân có 4 thôn, chúng tôi làm việc với chính quyền địa
phương và trạm y tế xã chọn cả 4 thôn đưa vào điều tra là: thôn Dạ Lê, thôn
Công Lương, thôn Vân Dương và thôn Xuân Hoà.
Từ 4 thôn này chúng tôi chọn mỗi thôn 50 đối tượng ngẫu nhiên từ
20
danh sách lưu ở ủy ban xã (để có đối tượng phụ nữ từ 45 tuổi trở lên). Trong
khi điều tra nếu đối tượng không phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ tiếp tục
chọn ngẫu nhiên thêm lại trong danh sách.
2.4. CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN
2.4.1. Bộ câu hỏi điều tra
Bộ câu hỏi điều tra được viết bám sát theo mục tiêu của đề tài dựa trên
kiến thức cơ bản về trầm cảm và các yếu tố liên quan trong thời kỳ tiền mãn
kinh và mãn kinh (phụ lục đính kèm). Bộ câu hỏi gồm có 3 phần chính:
- Phần 1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu.
- Phần 2: Khảo sát các biểu hiện và các yếu tố liên quan đến trầm cảm
thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
- Phần 3: Thang điểm đánh giá trầm cảm Beck.
2.4.2. Tiến hành điều tra
2.4.2.1. Thành lập nhóm để điều tra
Địa bàn điều tra tương đối rộng, đối tượng điều tra bận rộn nhiều công
việc. Do đó để tiếp cận được với đối tượng để điều tra tương đối khó. Vì vậy
chúng tôi thành lập nhóm điều tra.

Mỗi nhóm điều tra của chúng tôi gồm:
- Người nghiên cứu
- Một cộng tác viên tại địa phương (có thể là cán bộ y tế xã hoặc cộng
tác viên dân số)
- Một người có uy tín trong thôn đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc tiếp
cận đối tượng.
2.4.2.2. Làm việc với chính quyền địa phương tại xã và các thôn để thu thập
21
danh sách các đối tượng dự kiến được chọn.
2.4.2.3. Thảo luận phương pháp làm việc với cộng tác viên và y tế địa
phương về bộ câu hỏi và phương pháp phỏng vấn để sử dụng bộ câu hỏi thu
thập thông tin một cách hiệu quả. Sau đó phỏng vấn thử 10 người để điều
chỉnh nội dung bộ câu hỏi và phương pháp phỏng vấn.
2.4.2.4. Tiếp xúc phỏng vấn đối tượng
Nhóm điều tra đến từng hộ gia đình có đối tượng được nghiên cứu để
trực tiếp phỏng vấn đối tượng và điền vào phiếu điều tra.
2.4.3. Cách đánh giá và nhận định kết quả
- Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:
+ Tuổi
+ Nghề nghiệp
+ Tình trạng kinh tế gia đình
+ Tôn giáo
+ Trình độ văn hóa
- Các biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh
+ Cân nặng
+ Tình hình ăn uống
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Sinh hoạt tình dục
+ Các biển đổi trong cuộc sống liên quan đến trầm cảm
+ Đánh giá kết quả trầm cảm qua nghiệm pháp Beck

- Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh.
+ Tỷ lệ trầm cảm theo nhóm tuổi.
+ Tỷ lệ trầm cảm theo nghề nghiệp.
22
+ Tỷ lệ trầm cảm theo tôn giáo.
+Tỷ lệ trầm cảm theo trình độ học vấn.
+ Tỷ lệ trầm cảm theo số năm hết kinh nguyệt.
+ Tỷ lệ trầm cảm theo tình trạng hôn nhân.
+ Tỷ lệ trầm cảm theo các yếu tố nguy cơ khác.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử dụng phần mềm thống kê y học Epi.Info phiên bản 6.04.
23
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
Qua điều tra tại 4 thôn của xã Thủy Vân – Thị xã Hương Thủy - Tỉnh
Thừa Thiên Huế, chọn 200 phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, ngẫu nhiên
chúng tôi có một kết quả như sau:
Bảng 3.1. Phân bố số phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh của 4 thôn
Thôn
Tiền mãn kinh Mãn kinh Tổng
p
n1 n2 N %
Dạ Lê 17 40 57 28,5
> 0,05
Xuân Hòa 15 35 50 25,0
Công Lương 9 41 50 25,0
Vân Dương 19 24 43 21,5
Tổng 60 140 200 100,0
Qua nghiên cứu ta thấy:

Phân bố phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh ở thôn Dạ Lê là 28,5%, thôn
Xuân Hòa 25,0%, thôn Công Lương 25,0%, Vân Dương 21,5%. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Biểu đồ 3.1. Phân bố số phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh của 4 thôn
Bảng 3.2. Phân bố số PNTMK và MK theo 4 nhóm tuổi của 4 thôn
Tỷ lệ %
24
Nhóm tuổi
Tiền mãn
kinh
Mãn
kinh
Tổng N % p
45-50 tuổi 55 24 79 39,5
< 0,05
51 - 60 tuổi 5 81 86 43,0
61-70 tuổi 0 27 27 13,5
> 70 tuổi 0 8 8 4,0
Tổng 60 140 200 100,0
Qua bảng trên cho ta thấy điều tra ngẫu nhiên trong 200 phụ nữ thì thấy
tỷ lệ 51-60 tuổi chiếm đa số tới 43%, tiếp theo là tuổi 45-50 tuổi chiếm
39,5%, 61-70 tuổi chiếm 13,5% còn lại là số người trên 70 tuổi chiếm 4%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.2. Phân bố số PNTMK và MK theo 4 nhóm tuổi của 4 thôn
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp
Tỷ lệ %
25
Nghề nghiệp
Tiền mãn
kinh

Mãn
kinh
Tổng
p
n1 n2 N %
Nông dân 27 38 65 32,5
< 0,05
Công nhân 8 21 29 14,5
Buôn bán 15 18 33 16,5
Khác 10 63 73 36,5
Tổng 60 140 200 100,0
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy tỉ lệ PNTMK và MK của số phụ nữ
có nghề nghiệp khác chiếm 36,5% số PN đang còn lao động chiếm 63,5%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.4. Phân bố theo kinh tế gia đình
Kinh tế
gia đình
Tiền mãn kinh Mãn kinh Tổng
p
n1 n2 N %
Nghèo 3 20 23 11,5
< 0,05
Trung bình 26 69 95 47,5
Khá 29 48 77 38,5
Giàu 2 3 5 2,5
Tổng 60 140 200 100,0
Số PNTMK và MK có kinh tế nghèo là 11,5%, kinh tế trung bình là
47,5%, kinh tế khá là 38,5% còn lại là kinh tế giàu chiếm 2,5%. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.5. Phân bố theo tôn giáo

Tôn giáo
Tiền mãn kinh Mãn kinh Tổng p
n1 n2 N %
Đạo phật 10 27 37 18,5 < 0,05
Thiên chúa giáo 8 33 41 20,5

×