SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua Đảng , Nhà nước ta rất quan tâm chú ý đến sự phát triển
của nghành giáo dục –Đào tạo. Đúng như nghị quyết Trung ương Đảng đã khẳng
định “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục – Đào tạo là tiền đề cho
sự phát triển.Ngành giáo dục cũng đề ra nhiều quyết sách quan trọng nhằm thực
hiện tốt nghị quyết của trung ương Đảng đề ra. Đặc biệt là đổi mới chương trình
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm nâng cao chất lượng,
làm chuyển biến và thay đổi nhận thức trong dạy và học.
Tuy nhiên trong thời gian đã qua chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập
của học sinh còn nhiều hạn chế bất cập chưa đáp ứng đầy đủ kịp thời theo yêu cầu
của sự đổi mới và sự phát triển mà thực tiễn đặt ra. Để đáp ứng theo quan điểm đổi
mới chương trình sách giáo khoa hiện nay, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức mới. Muốn vậy làm sao phải làm thay
đổi nhận thức từ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, làm được điều này có rất
nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trong đó việc tổ chức, quản lí chỉ đạo nâng cao
hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn; công tác bồi dưỡng về nhận thức và bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV trong nhà trường phổ thông đóng vai trò
đặc biệt quan trọng vì đây là đội ngũ có ảnh hưởng lớn trực tiếp và có tính chất
quyết định đến chất lượng giảng dạy và học tập của Giáo viên và Học sinh.
Qua thực tiễn nhiều năm công tác ở trường THPT Sông Đốc trước đây, trường
THCS I Sông Đốc hiện nay và qua tìm hiểu tôi nhận thấy phần lớn hoạt động tổ
chuyên môn trong trường phổ thông hiện nay nặng về hình thức thủ tục hành chính,
do đó chưa phát huy tính tích cực tự giác ngay từ đội ngũ người làm công tác dạy.
Ngay sau khi được bổ nhiệm làm công tác quản lí và được Hiệu trưởng nhà
trường phân công phụ trách công tác chuyên môn .Với kinh nghiệm đã qua của bản
thân, rút kinh nghiệm từ thực tiễn và đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất và áp dụng
“Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn nâng cao
chất lượng dạy và học ở trường THCS I Sông Đốc ” năm học 2007-2008 và 2008-
2009 như sau.
GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
I/ CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
1.Biên chế tổ chuyên môn
Chất lượng đội ngũ tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy và học.
Vì vậy biên chế tổ chuyên là công việc rất quan trọng, do đó khi sắp xếp biên chế
1
SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc
tổ chuyên môn cần chú ý dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, dựa vào chuyên
môn của đội ngũ giáo viên để thuận lợi cho việc sinh hoạt chuyên môn. Phân công
đội ngũ làm nhiệm vụ Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn cần chú ý năng lực và uy
tín trước tập thể và đặc thù từng bộ môn.
Đối với trường THCS I Sông Đốc từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2008-
2009 số giáo viên dao động từ 68 đến 74 giáo viên và được biên chế thành 06 tổ
chuyên môn: Tổ Văn-sử - GDCD, tổ Sinh-Hóa-Địa, tổ Toán; tổ Lí-Tin-Công nghệ,
tổ Năng khiếu (TD-MT-AN), tổ Tiếng Anh; các tổ số giáo viên từ 8 đến 13 giáo
viên (trừ tổ Văn – Sử - GDCD có 20 giáo viên và được bố trí 02 tổ phó phụ trách
từng môn).
Để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như khả năng quản lí chỉ đạo của tổ trưởng
chuyên môn thì ngoài việc đánh giá của Hiệu trưởng còn được lấy ý kiến của tập
thể tổ vào cuối mỗi năm học thông qua bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là cơ sở giúp Hiệu
trưởng đánh giá sát thực và khách quan hơn, đồng thời đây cũng là động lực để đội
ngũ tổ trưởng phấn đấu cũng như điều hành hoạt động tổ được tốt hơn.
2.Xây dựng quy chế hoạt động cho tổ chuyên môn
Việc xây dựng quy chế hoạt động cho tổ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, điều quan trọng là xây
dựng quy chế cho phù hợp sẽ nâng cao tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm của
đội ngũ nói chung và của từng thành viên nói riêng. Tuy nhiên muốn thực hiện
được điều này thì quy chế không phải do một ai soạn ra mà cần có sự xây dựng
đóng góp của tập thể và sát thực.
Vì vây ngay từ đầu năm học lãnh đạo trường chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn
cùng tập thể tổ bàn bạc xây dựng quy chế hoạt động chuyên môn cho phù hợp với
đặc trưng của từng tổ. Khi đã tự đóng góp xây dựng nên thì từng thành viên tự giác
thực hiện với cả tinh thần và trách nhiệm.
3. Lập kế hoạch hoạt động cho tuần, tháng
Mỗi tháng theo định mức mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn 02 lần. Gọi là sinh hoạt
chuyên môn nhưng thực tế phần lớn là họp triển khai kế hoạch, nhận xét đánh giá
của tổ trưởng, giáo viên góp ý kiến chung chung và xếp thi đua. . ., còn thời gian
sinh hoạt chuyên môn rất hạn chế. Nhằm có nhiều thời gian cho sinh hoạt, thảo
luận chuyên môn, các nội dung khác như: Kế hoạch tuần, tháng và các nội dung
khác mang tính hành chính thì thông báo công khai ở văn phòng trường vào cuối
tuần trước để giáo viên tiện theo dõi thực hiện (vì phần lớn nội dung này thực hiện
theo kế hoạch chung của trường theo chủ điểm đã định sẵn ngay từ đầu năm học và
học kì, tháng)
Trên cơ sở kế hoạch hoạt động chung của trường, các đoàn thể, ngay từ đầu năm
học tập thể tổ cũng cần xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tổ.
2
SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc
Kế hoạch năm, học kì, tháng cần định hình được các công việc chính trọng tâm
thực hiện trong từng thời điểm, từng tháng và học kì. Kế hoạch tuần cụ thể hóa các
công việc với đối tượng thực hiện trong thời gian cụ thể,
4.Phân công chuyên môn
Từ đầu năm học người tổ trưởng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau phải nắm
lại được năng lực chuyên môn, sở trường, hoàn cảnh của từng thành viên trong tổ.
Trình với lãnh đạo trường bản dự kiến phân công chuyên môn cho từng giáo viên
phụ trách giảng dạy môn/lớp. Khi có ý kiến của lãnh đạo trường thì đưa dự kiến
này ra bàn bạc trao đổi trước tập thể tổ để giáo viên trong tổ đóng góp và bày tỏ
nguyện vọng tâm tư của bản thân, từ đó có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của
tổ và sắp xếp hợp lí hơn.
Qua đó tạo được sự đồng thuận và tạo được sự nhất trí cao, phát huy dân chủ
trong trường, khơi dậy đoàn kết nhân ái, nâng cao tinh thần phấn khởi tự tin của
giáo viên khi tiếp nhận nhiệm vụ.
Khi được phân công đúng năng lực sở trường tạo được sự phấn khởi thì chắc
chắn chất lượng hiệu quả giảng dạy và công tác sẽ cao hơn theo sự phân công áp
đặt của tổ trưởng và của lãnh đạo.
Phân công chuyên môn cũng cần lưu ý một môn/khối ít nhất có từ 02 giáo viên
phụ trách giảng dạy trở lên để tạo điều kiện cho họ trao đổi chuyên môn với nhau
và ra đề kểm tra đánh giá chất lượng học sinh được thuận lợi hơn.
4.Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kì.
Để buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả thiết thực thì mỗi giáo viên cần phải
nghiên cứu bài thuộc môn mình phụ trách trước 02 tuần. Vì mỗi tháng chỉ sinh hoạt
02 lần vào cuối tuần 2 và tuần 4 hàng tháng như đã nêu ở trên. Trong quá trình
nghiên cứu cần tìm hiểu kĩ và ghi chép những vấn đề nào mà nhận thấy khi tiến
hành giảng dạy có thể gặp khó khăn mà bản thân mỗi giáo viên không thể tự giải
quyết được hoàn chỉnh để đưa ra thảo luận và tìm hướng giải quyết cho phù hợp.
Khi thảo luận Tổ trưởng phân công theo nhóm; các giáo viên phụ trách bộ
môn/khối cùng một nhóm. Trong thảo luận giáo viên cần trao đổi với nhau cho
từng bài cụ thể cần sử dụng phương pháp gì và cần làm những đồ dùng giảng dạy
nào cho phù hợp, đồng thời hướng khai thác chúng như thế nào. Làm tốt vấn đề
trên giáo viên tự tin hơn khi lên lớp từ đó kích thích tinh thần sáng tạo hứng thú của
giáo viên và học sinh.
Có thể nói thực hiện công việc trên là “Thực hiện góp ý xây dựng giáo án trước
khi lên lớp. Mà đã góp ý xây dựng giáo án trước giờ lên lớp thì hiệu quả giảng dạy
của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh sẽ cao hơn nhiều, vì cơ bản đã
cùng nhau định hướng tiến trình và nội dung cho tiết dạy.
3
SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc
Sau thảo luận chuyên môn thì tổ trưởng đánh giá nhận xét buổi sinh hoạt và lên
lịch dự giờ cho tuần tới. Làm như vậy thì giáo viên sẽ cố gắng và tích cực trao đổi
hơn trong những buổi sinh hoạt tiếp theo.
5.Dự giờ thăm lớp
Mỗi giáo viên phải được dự giờ tối thiểu 04 tiết/học kì. Trong đó có 02 tiết lên kế
hoạch công khai, còn 02 tiết dự giờ đột xuất. Làm như vậy nới tạo được sự tích cực
nghiên cứu bài trước khi sinh hoạt chuyên môn và thảo luận trong sinh hoạt chuyên
môn như đã nêu ở mục 4.
Giáo viên đi dự giờ theo sự phân công của tổ trưởng. Giáo viên được phân công
đi dự giờ thường là giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn cùng khối hoặc có cùng
chuyên môn. Sở dĩ tổ trưởng phải phân công giáo viên đi dự giờ vì mỗi giáo viên đi
dự theo định mức tối thiểu 02 tiết/ tháng, nếu không phân công sẽ có thể sảy ra
trường hợp có giờ được nhiều người dự, có giờ ít người dự, thậm chí có giờ chỉ có
người lên lịch dự. Do đó việc đánh giá xếp loại giờ dạy có thể thiếu khách quan
công bằng. Đối với 01 tiết dự giờ thì tổ phân công một giáo viên có năng lực chịu
trách nhiệm chính trong việc ghi biên bản góp ý xếp loại tiết dạy cũng như việc
đánh giá xếp loại (nhưng tránh đối đầu).
Sau dự giờ giáo viên đi dự chỉ việc nhận xét đánh giá xếp loại giờ dạy và rút
kinh nghiệm, còn việc góp ý phục vụ cho tiết dạy sau không nhiều (vì điều này đã
được đóng góp trước trong sinh hoạt chuyên môn như đã nêu ở trên).
Kết quả dự giờ được công bố công khai ngay trên bảng của tổ ở phòng Hội đồng
sư phạm nhà trường, qua đó tạo nên tinh thần thi đua tích cực và chuẩn bị bài tốt
hơn cho sinh hoạt chuyên môn cũng như trước khi lên lớp.
6.Ra đề kiểm tra đánh giá và việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất
lượng học sinh
Việc ra đề kiểm tra thường xuyên và định kì cũng cần được thảo luận trong sinh
hoạt chuyên môn để thống nhất những nội dung ôn tập và nội dung kiểm tra cơ bản
nhất.
Đề kiểm tra hiện nay phải đảm bảo 02 phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Do đó nếu mỗi bài kiểm tra mỗi giáo viên chỉ ra 01 đề chung cho nhiều lớp thì việc
kiểm tra đánh giá có thể thiếu khách quan chính xác đối với học sinh. Vì kiểm tra
trắc nghiệm học sinh rất dễ quay cóp nhìn bài nhau nếu chỉ có 01 đề chung cho cả
lớp. Nhưng nếu mỗi giáo viên phải ra nhiều đề cùng một lúc thì mất nhiều thời gian
và chất lượng của đề có thể có nhiều hạn chế. Do đó một bài kiểm tra phải có một
bộ đề gồm ít nhất từ hai đề trở lên. Vì vậy môn/khối có từ 3 giáo viên dạy thì mỗi
giáo viên ra 1 đề, môn có từ 1 đến 2 giáo viên phụ trách thì mỗi giáo viên ra từ 02
đề để gộp lại thành bộ đề kiểm tra chung cho cả khối (làm như vây qua nhiều năm
sẽ có ngân hàng đề thì việc lựa chọn đề kiểm tra sẽ dễ dàng hơn).
4
SKKN: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS I Sông Đốc
Năm học 2008-2009 trường tổ chức lấy ý kiến trước tập thể giáo viên thống nhất
thực hiện đề kiểm tra thì phô tô phần trắc nghiệm và phát cho học sinh làm bài
trước với thời gian nhất định thì thu bài, sau đó mới cho các em làm phần tự luận
được giáo viên ghi lên bảng, với cách làm đó thấy hiệu quả đánh giá học sinh rất
tốt, học sinh ít có cơ hội quay cóp bài, giờ kiểm tra giáo viên ít phải làm việc hơn.
Làm như thế kết quả học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên chính xác
và khách quan hơn, đồng thời tạo được tinh thần sáng tạo đôc lập tự chủ của giáo
viên và học sinh.
* Một số điểm cần lưu ý về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Đổi mới về mục đích đánh giá:
+Tập trung vào việc hình thành năng lực tự chủ và tính quyết đoán của học
sinh, do đó mục đích đánh giá không chỉ nhằm vào đánh giá kiến thức mà cần chú
ý hơn vào đánh giá kỹ năng, tư duy, sáng tạo.
- Đổi mới nội dung đánh giá:
+ Chú ý hơn nội dung thực hành của học sinh, nhất là kỹ năng vận dụng kiến
thức, kỹ năng thực hành, thí nghiệm của học sinh.
+ Việc đánh giá nội dung thực hành cần phải tiến hành đồng bộ với phần lý
thuyết, chú ý kiểm tra học sinh tự làm thực hành, thí nghiệm.
+ Chú ý đánh giá khả năng tìm tòi, khai thác thông tin, xử lý và áp dụng thông
tin, năng lực tư duy sáng tạo.
- Đổi mới hình thức đánh giá:
+ Kiểm tra viết, nói, sử dụng phiếu hỏi, bài tập theo chủ đề.
+ Kết hợp kiểm tra đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh, đánh giá
đầu giờ để kiểm tra bài cũ và đánh giá hoạt động của học sinh trong giờ học để xây
dựng kiến thức mới. Không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ mà có thể kiểm tra
đánh giá trong khi xây dựng kiến thức mới.
+ Đảm bảo kết hợp sử dụng kênh chữ, kênh hình trong đánh giá theo một tỷ lệ
thích hợp.
- Đổi mới công cụ đánh giá:
Bộ công cụ đánh giá cần được xây dựng đa dạng gồm bài trắc nghiệm khách
quan, bài tập tự luận, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, bài tập nghiên
cứu nhỏ... để có thể vừa đánh giá được mức độ lĩnh hội tri thức, vừa đánh giá được
kỹ năng vận dụng, kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
*Tóm lại: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo
các yêu cầu:
+ Đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình giảng dạy bộ môn, giúp giáo viên,
học sinh kịp thời điều chỉnh và hướng vào mục tiêu đào tạo.
+ Có tác dụng củng cố đào sâu, hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.
5