Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tội phạm học nhóm , bản án của Tòa án, viện kiểm sát thực hành quyền công tố của mình bằng cách kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.47 KB, 6 trang )

1.

Giai đoạn giải quyết tin báo tố giác:

Thứ nhất, Theo Điều 12 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì trong
giai đoạn này, Viện kiểm sát có quyền và nghĩa vụ trong việc phê chuẩn, không phê
chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp
khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, hủy bỏ quyết định tạm giữ, các quyết định tố
tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là những quyết định, lệnh ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân của cơ quan có thẩm quyền điều
tra. Viện kiểm sát phê chuẩn những quyết định, việc cũng như các lệnh liên quan
này đảm bảo các biện pháp được áp dụng có cơ sở pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền
lợi của công dân. Ngoài ra, còn phát hiện những sai phạm của các cơ quan khác để
sữa chữa và giải quyết tin báo có cơ sở, đúng pháp luật. Thông qua việc thực hành
quyền công tố này vô hình dung đã tạo niềm tin đối với công dân, người bị tố giác,
và các chủ thể khác với hệ thống pháp luật cũng như các cơ quan nhân danh Nhà
nước bảo vệ pháp luật. Khi đã xây dựng được niềm tin của nhân dân về pháp luật
và các cơ quan Nhà nước thì pháp luật sẽ được tôn trọng và đảm bảo thực thi hơn.
Qua đó, tình hình tội phạm cũng sẽ được phòng ngừa.
Thứ hai, Ngoài những quyền hạn và nhiệm vụ trên, trong trường hợp cần thiết,
Viện kiểm sát còn đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thực hiện. Trực
tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong trường hợp
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà
Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục. Thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Thực hiện các



biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố
đúng đắn là rất quan trọng. Cơ quan có thẩm quyền điều tra ở giai đoạn này không
thể không tránh khỏi sai sót. Khi này, Viện kiểm sát với chức năng thực hành
quyền công tố có thể tự mình tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu để đảm bảo
giải quyết đúng người đúng tội, đúng vụ án và mức độ của vụ án. Giai đoạn này rất
quan trọng, là tiền đề để ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đúng đắn.
Khi giải quyết được đúng người, đúng tội, công dân Việt Nam nói chung và người
phạm tội nói riêng sẽ thấy được sự nghiêm minh của pháp luật và cơ quan có thẩm
quyền. Từ đó, răn đe những cá nhân có ý định phạm tội hoặc cá nhân có tư tưởng
không vững chắc trong việc thực hiện hành vi phạm tội hay không, việc này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình tội phạm tăng hay giảm. Ngoài ra, thực hiện tốt quyền
công tố trong lĩnh vực này góp phần phát hiện, sữa chữa những sai lầm của cơ
quan có thẩm quyền điều tra, rút kinh nghiệm xử lý tin báo khiến việc xử lý tin báo
ngày càng chặt chẽ và xuất hiện ít sai phạm. Từ đó, tạo niềm tin lớn đối với nhân
dân về pháp luật cũng như các cơ quan Nhà nước. Từ sự tin tưởng đó cũng như sự
trừng phạt thích đáng khiến công dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm, khiến
việc phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao.
2.

Giai đoạn Điều tra:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì Viện kiểm sát có quyền
yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trực tiếp khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong
những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn, quyết định



việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút
gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và các biện pháp khác hạn chế quyền
con người, quyền công dân theo quy định của luật. Giai đoạn điều tra là giai đoạn
quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, quyết định đến mức độ và tính chất của
vụ án thông qua các hoạt động điều tra. Các hoạt động điều tra này ảnh hưởng lớn
đến quyền cơ bản của công dân, quyền con người được hiến pháp bảo vệ. Vậy,
Viện kiểm sát phải không ngừng kiểm sát chặt chẽ tính đúng sai, có căn cứ đối với
các hoạt động của cơ quan điều tra nhằm bảo vệ tốt nhất đến lợi ích của bị can
cũng như những người tham gia tố tụng khác. Việc bảo vệ tốt quyền và lợi ích của
công dân, bảo vệ lợi ích của người bị hại cũng như người có quyền và lợi ích liên
quan khác trong quá trình kiểm sát nhằm phát hiện và sửa đổi những sai phạm của
cơ quan điều tra, tạo niềm tin mạnh mẽ về việc giải quyết tội phạm và bảo vệ lợi
ích chung. Ngoài ra, trong giai đoạn này, việc hỗ trợ của người dân đối với việc
giải quyết vụ án là rất quan trọng. Khi tin tưởng vào luật pháp và Nhà nước, công
dân sẽ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm, hợp tác với cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát để phát hiện tội phạm và phòng ngừa.
Ngoài ra, Viện kiểm sát còn có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động
điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn
các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ
lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng
không được khắc phục. Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ
sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê
chuẩn, hoặc hủy bỏ các quyết định, việc do pháp luật quy định; Khởi tố hoặc yêu
cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm
quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong


việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm. Ngoài những lợi ích đã nêu trên về hoạt

động phòng ngừa tội phạm phổ biến, dân sự thông thường. Trong giai đoạn này,
Viện kiểm sát quyết định rất lớn đến việc có hay không tội phạm trong nhóm tội
xâm phạm hoạt động tư pháp. Các cơ quan tố tụng nếu cố tình không thực hiện
những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định ở một mức độ nhất định sẽ xuất
hiện các dấu hiệu tội phạm. Vậy, với việc thực hành quyền công tố, kiểm tra phát
hiện các dấu hiệu oan sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật để khắc phục, điều
chỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình trong giai đoạn này là Viện
kiểm sát đã góp phần lớn trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm. Đặc biệt
là các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
3.

Giai đoạn Truy tố:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong

giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 16 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2014. Trong đó, Viện kiểm sát có quyền Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền
công dân theo quy định của luật; Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra
nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố. Quyết định
khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp
phát hiện vụ án còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác chưa được khởi tố,
điều tra và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Quyết định truy tố bị
can. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can; quyết định phục hồi vụ án, bị
can. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong
trường hợp cần thiết.
Giai đoạn truy tố là giai đoạn Viện kiểm sát thực hành tối đa quyền công tố
của mình trong việc ra các quyết định tố tụng ảnh hưởng trực tiếp đến vụ án. Quyết
định việc bị can có bị đưa ra xét xử hay không. Đây là kết quả của hoạt động điều



tra cũng như là cơ sở cho hoạt động xét xử. Như vậy, vai trò của Viện kiểm sát
trong giai đoạn truy tố là tối đa và ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của người
tham gia tố tụng khác. Vì là chủ thể thực hiện quyền truy tố, Viện kiểm sát ảnh
hưởng trực tiếp đến những người tham gia tố tụng. Qua những lần làm việc trực
tiếp này ( Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, …) Viện kiểm sát có thể
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Khiến bị can cũng như người tham gia
tố tụng khác nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật, nhận ra
được việc cần thiết phải tham gia bảo vệ pháp luật. Đồng thời,
4.

Giai đoạn xét xử
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong

giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 18 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2014. Trong đó, Viện kiểm sát thực hiện việc công bố cáo trạng hoặc quyết định
truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại
phiên tòa. Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Có thể thấy, giai đoạn này là giai đoạn mà tuyên truyền pháp luật được thực
hiện tốt nhất trong cả quá trình giải quyết vụ án vì trừ những vụ án liên quan đến bí
mật quốc gia hoặc thuẩn phong mỹ tục thì các vụ án đều được xét xử công khai với
sự có mặt của mọi người dân. Vì vậy, Viện kiểm sát thông qua việc thực hiện chức
năng công tố của mình cũng góp phần không nhỏ trong tuyên truyền pháp luật và
ngăn ngừa, phòng ngừa tội phạm. Qua việc công bố cáo trạng, quyết định truy tố,
Viện kiểm sát thể hiện sự buộc tội của mình đối với bị cáo, qua đó giúp bị cáo cũng
như người tham gia tố tụng khác và những người đến dự phiên tòa nhận thức được
hành vi cấu thành tội phạm, đồng thời thể hiện việc thực hiện hành vi phạm tội sẽ
bị Nhà nước và pháp luật trừng trị thích đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân



nói chung và người bị hại nói riêng. Khi đã nhận thức được quy định của pháp luật
cũng như sự buộc tội của Nhà nước mà đại diện là viện kiểm sát thì người dân nói
chung và người tham gia tố tụng, bị cáo nói riêng phần nào sẽ có ý thức không
thực hiện hành vi phạm tội. Việc xét hỏi, tranh luận,… tại phiên tòa góp phần giúp
người tham gia tố tụng, bị cáo, người tham gia khác nhận thấy được những chứng
cứ, lý lẽ mà các cơ quan điểm tra tiến hành xác minh, lập luận để buộc tội bị cáo là
có căn cứ và hợp lý, từ đó tạo lòng tin đối với cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng
và pháp luật, Nhà nước nói chung. Khi đã có niềm tin thì việc phòng ngừa tội
phạm của mỗi cá nhân sẽ tích cực hơn và có ý thức hơn.
Sau khi đã có quyết định, bản án của Tòa án, viện kiểm sát thực hành quyền
công tố của mình bằng cách kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong
trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Tòa án cũng như cơ
quan điểu tra, khi xét xử một vụ án bất kì không thể không tránh khỏi những sai
sót, việc kháng nghị của Viện kiểm sát không chỉ khiến việc giải quyết vụ án được
đúng đắn, tìm ra sự thật khách quan của vụ án tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm, khiến
người dân mất niềm tin vào cơ quan công quyền. Việc không để bỏ lọt tội phạm
khiến người phạm tội chưa bị phát hiện thấy được sự chặt chẽ, tính răn đe trong áp
dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng. Không coi thường pháp luật mà chấp hành
đúng với chuẩn mực pháp luật đặt ra.



×