Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.08 KB, 107 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay, về lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Đảng chủ trương
phải thực hiện đồng bộ ba cuộc cải cách: cải cách tư pháp, cải cách pháp luật,
cải cách hành chính. Đây là những vấn đề rất quan trọng đã và đang được sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, của các ngành, các cấp.
Tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau từ nghiên cứu lý luận và thực tiển,
nhưng nhìn chung đã xác định rằng để đảm bảo cho công cuộc cải cách pháp
luật, cải cách hành chính thành công thì vấn đề trọng yếu của quá trình xây
dựng Nhà nước Pháp quyền và cũng là nhân tố không thể thiếu, đó là cải cách
tư pháp.
“Về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” của Nghị
quyết 08–NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã chỉ rõ “… nâng cao
chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, đảm bảo tranh tụng dân
chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…” và
nghị quyết 49–NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Nâng cao chất lượng tranh
tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư
pháp…” là những định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu nhiều hơn
nữa vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng, về chất lượng tranh tụng của
Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố, mở rộng yếu tố tranh tụng … và vì
vậy, tranh tụng được xác định là một trong những nội dung quan trọng về cải
cách tư pháp.
Từ những vấn đề trên, về mặt lý luận, thực tiển và từ yêu cầu thực hiện
nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, năng lực tranh tụng của Kiểm sát
viên tại phiên toà là một trong những nội dung cần được quan tâm nghiên cứu
nhiều thêm. Do vậy, để góp phần, tác giả luận văn chọn đề tài “Năng lực
tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử
án hình sự ở tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật tại Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.


2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong tố tụng hình sự, tranh tụng giữa các chủ thể có liên quan trong quá
trình xử lý tội phạm qua những vụ án hình sự là vấn đề không phải mới trong
khoa học pháp lý và được ghi nhận thành nguyên tắc của tố tụng hình sự và
áp dụng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới. Ở nước ta, tranh tụng chưa
được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luận Tố tụng
hình sự hiện hành, chỉ được thể hiện tại một số điều của Bộ luật.
Vì vậy, vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo tranh tụng dân
chủ giữa các chủ thể mà trong đó có vai trò của Kiểm sát viên thực hành quyền
công tố thể hiện năng lực tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự cũng đang
thu hút sự chú ý của các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu. Có những công trình
và đề tài khoa học về lĩnh vực này, trong đó đáng chú ý như:
─Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Đức Mai về “Vấn đề tranh tụng trong tố
tụng hình sự” – năm 1996. Nội dung luận văn làm rõ tính khoa học và sự cần
thiết trong hoạt động tranh tụng, đáp ứng yêu cầu trong quan hệ tố tụng tại
phiên tòa xét xử hình sự.
─Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Tiến Long về “Thực hiện pháp
luật đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam
hiện nay” – năm 2005. Qua nội dung của luận văn đã làm rõ thêm các khái
niệm tranh tụng; vai trò, đặc điểm của tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử hình sự từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo tranh tụng trong xét
xử hình sự sơ thẩm ở nước ta hiện nay.
─Luận văn Thạc sỹ luật học của Hoàng Anh Phương “Năng lực tranh
tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
hình sự ở Việt Nam hiện nay” – năm 2007. Nội dung của luận văn đã phân tích
và đánh giá một cách hệ thống cơ sở lý luận năng lực tranh tụng của Kiểm sát
viên; các tiêu chí đánh giá và thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Việt Nam
hiện nay và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tranh tụng của Kiểm
sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền

ở Việt Nam hiện nay;
─Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện khoa học Kiểm sát – Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt
động công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay” – năm 1999, đã tập hợp những
nghiên cứu so sánh những vấn đề lịch sử và thực tiễn của chế định quyền
công tố trong tư pháp hình sự trên thế giới, cũng như việc phân tích khoa học
các đặc điểm chủ yếu của mỗi chức năng của quyền công tố trong luật tố tụng
hình sự Việt Nam và đưa ra khái niệm khoa học về quyền công tố nhằm góp
phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
─Đề tài khoa học cấp Bộ của Trường đào tạo các chức danh Tư pháp –
Bộ Tư pháp “Tranh tụng tại phiên tòa – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” –
năm 2003. Nội dung của đề tài làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tranh
tụng tại phiên tòa; đánh giá thực trạng thực hiện tranh tụng và đề ra giải pháp
nhằm mở rộng tranh tụng tại phiên tòa nhằm định hướng cho việc xây dựng
và thực hiện các chương trình đào tạo chức danh tư pháp ở nước ta.
─ Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” – năm
2004. Nội dung chỉ ra một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tranh tụng
qua phương pháp so sánh với hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn và những
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự cần sữa đổi bổ sung để đáp ứng yêu
cầu khi áp dụng tố tụng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
─“Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm” của Tiến sỹ Dương Thanh Biểu,
Nxb Tư pháp, năm 2007. Đề cập những vấn đề lý luận, vận dụng kiến thức
pháp luật, về các trình tự, nội dung liên quan việc tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm và qua các ví dụ minh họa đã nêu được những tồn tại, thiếu sót của
Kiểm sát viên trong tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
─“Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự
liên quan đến phụ nữ” – Nxb CAND, năm 2007 của nhóm nghiên cứu Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao với nội dung dẫn chứng từ công ước CEDAW và
Luật Bình đẳng giới của Việt Nam, tuyển chọn một số bản luận tội, bản đối

đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự liên quan đến
phụ nữ đã góp phần khắc phục những khuyết điểm, tồn tại của hoạt động thực
hành quyền công tố, trong đó có hoạt động tranh luận của Kiểm sát viên tại
phiên tòa hình sự nói chung và tại phiên tòa sơ thẩm hình sự có liên quan đến
phụ nữ nói riêng.
─Bài đăng tải trong Tạp chí Kiểm sát số 12 năm 2005 của Lê Hữu Thể:
“Vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh dụng tại phiên tòa”, có nội
dung chỉ ra cách để Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn trong hoạt động tranh
tụng và các giải pháp thực hiện vai trò chủ động, tích cực qua tranh tụng.
─Bài đăng trong Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2006 của Phạm Hồng Hải
về: “Thực trạng tranh tụng trong phiên tòa hình sự của Kiểm sát viên dưới góc
độ luật sư”, có nội dung nêu ra những mặt được, chưa được qua thực hiện
tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yêu cầu khắc
phục để nâng cao chất lượng tranh tụng.
Tuy vẫn còn nhiều bài viết khác được đăng tải trên các tạp chí nghiên
cứu lập pháp, tạp chí Luật học, Thông tin khoa học pháp lý, Tạp chí Kiểm sát,
Tạp chí Tòa án nhân dân, ... Nhưng nhìn chung, nội dung các đề tài phần
nhiều xoay quanh nghiên cứu hoạt động tranh tụng ở giai đoạn tố tụng sơ
thẩm hình sự, còn mảng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự ít được đề
cập và năng lực Kiểm sát viên cần được nghiên cứu nhiều thêm ở cả giai đoạn
tố tụng này của Bộ Luật tố tụng hình sự.
3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến năng lực
tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và những yếu tố đảm
bảo năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ
thẩm, phúc thẩm và thực tế thực hiện ở địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
An Giang, luận văn nghiên cứu vấn đề về năng lực tranh tụng của Kiểm sát

viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm ở
địa phương. Luận văn không nghiên cứu vấn đề tranh tụng của Kiểm sát viên
thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao.
Về thời gian nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề
có liên quan đến đề tài trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2007.
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1.Mục đích nghiên cứu của luận văn
Qua thực tiển, với mong muốn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiển liên quan đến đề tài của luận văn, luận chứng và đề
xuất những giải pháp để năng lực thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên
tại phiên tòa xét xử án hình sự thực hiện việc tranh tụng được tốt hơn, nhằm
đảm bảo phiên tòa hình sự thể hiện đầy đủ tính dân chủ, bình đẳng, khách
quan, công khai và qua đó, Hội đồng xét xử ra quyết định, bản án đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật ; góp phần hoàn thiện các quy định về tranh tụng của
Bộ luật tố tụng hình sự, thực hiện cải cách tư pháp, lấy “xét xử là hoạt động
trung tâm” theo tinh thần của Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ chính
trị (Khóa IX).
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nên trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
─Làm rõ sở lý luận về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành
quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm.
─Đánh giá thực trạng về năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm ở tỉnh
An Giang.
─Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật đảm bảo
năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa
xét xử án hình sự ở tỉnh An Giang.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1.Cơ sở lý luận của luận văn

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, nhất là
các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Luận văn có dựa trên
cơ sở lý luận của Khoa học luật tố tụng hình sự, những nghiên cứu có liên quan
đến áp dụng pháp luật theo hệ tố tụng tranh tụng, hệ tố tụng thẩm vấn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
tiển, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra,
còn sử dụng một số phương pháp của các bộ môn khoa học khác như phương
pháp so sánh, thống kê kết hợp với khảo sát thực tế.
6.Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
─Phân tích và góp phần làm rõ thêm các khái niệm có liên quan đến đề
tài như: khái nhiệm quyền công tố, thực hành quyền công tố, năng lực tranh
tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự ; các
yếu tố cấu thành năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự.
─Đề xuất các giải pháp để nâng chất lượng năng lực tranh tụng của Kiểm
sát viên thực hành quyền công tốt tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm,
phúc thẩm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
7.Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực, góp phần làm cơ sở
tham khảo cho việc nghiên cứu, phục vụ yêu cầu thực tiễn về các tiêu chí
đánh giá năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại
phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm theo phân cấp trong tố tụng
hình sự.
Luận văn cũng có thể sử dụng nghiên cứu, tham khảo “đổi mới việc tổ
chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ...” theo yêu cầu cải cách tư pháp
của Nghị quyết 49 Bộ chính trị (Khóa IX).
8.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày thành 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA
KIỂM SÁT VIÊN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ
Để làm rõ khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành
quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự, trước hết cần làm rõ một số
khái niệm khác có liên quan đến vấn đề này.
Trước hết là, Khái niệm quyền công tố
Hiện nay, trong khoa học pháp lý ở nước ta tồn tại nhiều quan điểm khác
nhau về quyền công tố.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Công tố là quyền chỉ thuộc Nhà nước,
không một cá nhân, một tổ chức nào được thực hiện nếu không được Nhà
nước cho phép. Từ đó đưa ra quan điểm về quyền công tố:
Là một quyền năng của Nhà nước, quyền công tố được thực hiện trong tất
cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật bao gồm tố tụng hành chính, tố
tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hình sự [8, tr.87].
Quan điểm này đã coi quyền công tố là một quyền năng của Nhà nước
và được giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc cáo buộc đối tượng có hành
vi sai trái, vi phạm pháp luật. Đối tượng bị cáo buộc là con người cụ thể hoặc
một tổ chức, một cơ quan tùy theo vi phạm đối với quan hệ pháp luật nào.
Trong tố tụng hình sự, cả ba cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát và Tòa án đều có quyền công tố.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền công tố có trong hai cơ quan tiến
hành tố tụng đó là cơ quan điều tra và cơ quan truy tố là Viện Kiểm sát và
được Nhà nước giao quyền khởi tố, điều tra, truy tố người phạm tội:
Quyền công tố là quyền của Nhà nước được giao cho các cơ quan nhất

định khởi tố, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và
thực hiện việc buộc tội trước phiên tòa [35, tr.240].
Quan điểm này giải thích quyền công tố thuộc phạm vi tố tụng hình sự,
nhưng chỉ có hai cơ quan được Nhà nước giao quyền theo tố tụng, thu hẹp
hơn so với quan điểm thứ nhất.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Không có quyền công tố chung chung mà
có tính cụ thể, quyền này xuất hiện một khi một tội phạm cụ thể đã được thực
hiện bởi người phạm tội. Thực chất của quyền công tố là quyền của Nhà
nước, ủy quyền hoặc phân công cho một cơ quan trong bộ máy Nhà nước
thực hiện chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Từ
đó đưa ra khái niệm: Quyền công tố là quyền của một cơ quan Nhà nước được
Nhà nước ủy quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước Tòa án và đồng thời bảo vệ sự
buộc tội đó [7, tr.52].
Quan điểm này cũng xác định quyền công tố là quyền năng của Nhà
nước ủy quyền hoặc phân công cho một cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực tố tụng hình sự là buộc tội đối với
người phạm tội hình sự.
Như vậy, giữa các quan điểm có khác nhau về việc xác định lĩnh vực
phát sinh quyền công tố; phạm vi; chủ thể thực hiện quyền năng công tố của
Nhà nước.
Quan điểm thứ tư cho rằng: Khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam kế
thừa luật tố tụng hình sự các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô (cũ).
Mô hình tổ chức, hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cũng được xây dựng
theo mô hình tương tự. Do vậy, theo luật định giao cho Viện Kiểm sát thực
hành quyền công tố ngay trong giai đoạn xét xử. Từ đó, thống nhất khái niệm:
Quyền công tố là quyền đưa vụ án ra tòa để xét xử và quyền công tố có
thể thực hiện từ khi kết thúc điều tra đến khi có bản luận tội của Viện Kiểm
sát trước phiên tòa [19, tr.21].
So với các quan điểm nên trên, quan điểm này xác định quyền công tố

chỉ phát sinh sau khi cơ quan điều tra đã hoàn tất, có kết luận điều tra và chấm
dứt khi Kiểm sát viên thực hành công tố công bố việc luận tội tại phiên tòa sơ
thẩm hình sự. Nói cách khác, đây là quan điểm thu hẹp khái niệm quyền công
tố, đồng nhất quyền công tố với thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử
án hình sự.
Nhìn chung, các quan điểm đã nêu trên đều dựa vào các quy định pháp
luật làm cơ sở và từ thực tiển ở nước ta để nghiên cứu. Do cách tiếp cận khác
nhau nên vẫn còn có những quan điểm chưa thống nhất về quyền công tố. Tuy
vậy, vẫn có được nhận thức chung là nó thuộc lĩnh vực hình sự tố tụng để
nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và quyền này được
luật quy định giao cho một cơ quan thực hiện nằm trong hệ thống tổ chức bộ
máy của Nhà nước. Mặt khác, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và định hướng cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Đảng và
Nhà nước đang quan tâm, các quan điểm nghiên cứu mang tính khoa học
cũng đã gợi mở, kích thích việc tìm tòi nhận thức về tính xác thực của quyền
công tố. Để góp phần cho công việc nghiên cứu này, tôi cho rằng: Quyền
công tố là quyền riêng biệt của một trong những cơ quan nhà nước trong hệ
thống cơ quan tư pháp, được Nhà nước giao quyền truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm một hay nhiều tội danh được quy định trong Bộ luật
hình sự và bảo vệ việc buộc tội của người đó tại phiên tòa xét xử án hình sự.
* Từ khái niệm này, có thể xác định được:
─Quyền công tố là quyền đặc thù được Nhà nước giao cho một trong
những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tư pháp nằm trong bộ máy nhà nước,
ở nước ta hiện nay đó là Viện Kiểm sát nhân dân. Và quyền này được thực
hiện trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
─Buộc tội đối với người phạm tội tại phiên tòa xét xử án hình sự là nội
dung của quyền công tố qua từng vụ án cụ thể. Để thực hiện việc đó là cả một
quá trình xác định những căn cứ đối với những hành vi được xem là tội phạm
được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được khởi tố, điều tra, cho đến lập
cáo trạng chuyển hồ sơ sang tòa án để truy tố, xét xử cho đến khi hiệu lực của

bản án được xác định.
Như vậy, trong giai đoạn khởi tố điều tra, truy tố, xét xử thì quyền công
tố luôn được thể hiện.
Khái niệm thực hành quyền công tố.
Với khái niệm quyền công tố nêu ở phần trên thì thực hành quyền công
tố là thể hiện nội dung hoạt động của quyền công tố.
Trước những năm 1980 của thế kỷ trước, thực hành quyền công tố được
hiểu như là một nhiệm vụ của công tố viên (còn gọi là Kiểm sát viên) giữ
quyền công tố tại các phiên tòa hình sự của giai đoạm xét xử sơ thẩm; ở giai
đoạn xét xử phúc thẩm thì xem Kiểm sát viên chỉ tham gia phiên tòa khi bản
án ở cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành do có kháng cáo hoặc kháng nghị.
Quyền công tố sẽ bị cắt xén nếu chỉ dừng lại việc thực hành quyền công tố ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm án hình sự. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
là thực hiện quyền năng theo luật định. Đây cũng là việc thực hiện một chức
năng cơ bản của Viện Kiểm sát thông qua các hoạt động ở các giai đoạn khác
nhau được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Bộ luật
tố tụng hình sự (sửa đổi) năm 2003 và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân.
Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định .
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án
hình sự Viện Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân liên
quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm,
phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc
thẩm, tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát về việc giải quyết vụ
án tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm [26, Đ.17].
Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình

sự có cả trong giai đoạn tố tụng điều tra và tố tụng xét xử, qua đó mới đảm
bảo được việc xác định sự thật của vụ án, thực hiện quyền truy cứu trách
nhiệm hình sự và công khai bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa đối với người đã
thực hiện tội phạm; Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Hiến pháp, Luật tổ chức
Viện Kiểm sát nhân dân, cũng ghi nhận Viện Kiểm sát nhân dân còn một
chức năng song hành với chức năng thực hành quyền công tố đó là Kiểm sát
các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Do vậy, cần phân biệt qua đối tượng của hai
chức năng luật định này, vì đối tượng của chức năng Kiểm sát hoạt động tư
pháp là việc sử dụng để yêu cầu xử lý các vi phạm pháp luật của cơ quan tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; còn đối tượng của chức năng
thực hành quyền công tố là các quyết định liên quan đến cáo buộc người
phạm tội. Từ đó có thể hiểu: Thực hành quyền công tố là việc Viện Kiểm sát
nhân dân thực hiện quyền năng và các biện pháp pháp lý theo quy định của
pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và đưa
người phạm tội ra phiên tòa xét xử để bảo vệ việc quy buộc tội trạng đã được
xác định đối với người đó.
Khái niệm về tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự
Một trong những nội dung cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta là cải cách tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp.
... Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên
tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác ... việc phán quyết của tòa án
phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ
sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát
viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết
định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật
quy định [2, tr.4].
Nếu tiếp cận theo cách thức tiến hành tố tụng thì tranh tụng là một kiểu

tố tụng được áp dụng phổ biến ở hệ thống pháp luật Anh và Mỹ theo sự phân
định của các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử mà ở đó, công tố viên là
phía buộc tội luôn đối lập với phía thực hiện quyền bào chữa. Một kiểu tố
tụng nữa là kiểu tố tụng “thẩm vấn” cũng được áp dụng từ lâu và phổ biến ở
nhiều nước theo hệ thống của Châu Âu lục địa, tại phiên tòa Thẩm phán xét
xử vẫn là người xét hỏi chính, phía công tố viên và phía bào chữa chỉ thẩm
vấn bổ sung để làm rõ thêm những vấn đề chưa rõ tại phiên xử công khai và ở
chừng mực về quan điểm thể hiện qua đối đáp, tranh luận thì nội dung đối lập
có thể hiện nhưng không nhiều:
Qua nghiên cứu cho thấy, kiểu tố tụng tranh tụng hay kiểu tố tụng thẩm
vấn đều có những mặt được và chưa được. Ngay trong các nước có truyền
thống áp dụng cũng rút ra những vấn đề có tính khoa học để khắc phục những
nhược điểm và áp dụng đan xen nhằm phục vụ yêu cầu đấu tranh chống tội
phạm “như Italia vốn theo truyền thống tố tụng tranh tụng nhưng đã lâm vào
tình trạng bất lực trước tình hình xã hội đen maphia phạm tội, nay đã chuyển
sang kiểu tố tụng thẩm vấn kết hợp với các yếu tố tranh tụng để bảo đảm yêu
cầu xử lý tội phạm được nhanh chóng, kịp thời và bảo vệ các quyền cá nhân
có hiệu quả” [1, tr.17].
Như vậy, tranh tụng trong tố tụng hình sự nói chung và tranh tụng tại
phiên tòa hình sự nói riêng không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý
thế giới, nhiều nội dung liên quan đến tranh tụng như khái niệm, bản chất của
tranh tụng; phạm vi và nội dung tranh tụng ... vẫn được tiếp tục nghiên cứu
làm rõ.
Ở nước ta, trước khi có Nghị quyết 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị
thì vấn đề tranh tụng ít được bóc tách, đề cập trong khoa học pháp lý mặc dù
thực tế nó đang tồn tại trong quá trình tố tụng hình sự và tại các phiên tòa xét
xử án hình sự. Trong thời gian gần đây, từ những góc độ và phạm vi tiếp cận
khác nhau nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp đã được các
nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu và đề cập nhiều hơn, nhưng cũng
có những vấn đề đang còn quan điểm chưa thống nhất.

Bàn về cải cách pháp luật ở nước ta hiện nay:
Có quan điểm cho rằng: “Nhà nước pháp quyền chỉ có thể xây dựng
thành công khi có một tổ chức tư pháp xứng đáng và luôn hướng tới đó”
[4,tr.504] và qua sử dụng phương pháp so sánh, tác giả cho rằng tố tụng hình
sự Việt Nam không có các đặc trưng quan trọng của tố tụng tranh tụng theo
như hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, cũng không theo hệ thống tố tụng thẩm
vấn như nhiều nước ở Châu Âu lục địa, mà đặc trưng quan trọng của tố tụng
hình sự hiện hành “... Là hệ tố tụng riêng biệt có thể gọi là “tố tụng buộc tội””
[4, tr.588].
Quan điểm này có nhiều điểm mới với lập luận, đề xuất khá chặt qua cơ
sở lý luận và rất cần được quan tâm nghiên cứu trong tiến trình cải cách tư
pháp ở nước ta. Đặc biệt là về cải cách hoạt động xét xử nên hướng tới các
nguyên tắc tranh tụng đã được định hướng qua các Nghị quyết 08 và Nghị
quyết 49 của Bộ chính trị đã nêu ở phần trên.
Có quan điểm khi nghiên cứu đổi mới pháp luật tố tụng hình sự để nâng
cao tính tranh tụng trong quá trình xét xử đã xuất phát từ thuật ngữ “tranh
tụng” được hiểu là tranh luận trong tố tụng và cho rằng: “Nâng cao tính tranh
tụng trong quá trình xét xử án hình sự có nghĩa là nâng cao hơn nữa hoạt động
tranh luận” [5, tr.122].
Từ đó đặt ra yêu cầu chỉ cần chủ toạ phiên tòa tăng thời gian để luật sư
và bị cáo được trình bày hết các ý kiến của mình tại phiên tòa, không được
ngắt lời hay hạn chế thời gian phát biểu của họ bảo đảm sự tranh luận dân chủ
giữa Kiểm sát viên và những người than gia tố tụng khác là đủ.
Đây là quan điểm đồng nhất tranh tụng với tranh luận trong tố tụng hình sự
Nhưng có quan điểm cho rằng: “Không nên hiểu tranh tụng đơn thuần là
việc tranh luận một cách đầy đủ tại phiên tòa, mà cần phải hiểu bản chất của
tranh tụng là một phương thức xác định sự thật khách quan của vụ án. Trong
đó, điểm mấu chốt là tổ chức tư pháp” [4, tr.592].
Thực trạng phiên tòa ở địa phương nơi này, nơi khác còn có việc Hội
đồng xét xử ngắt lời hay hạn chế thời gian phát biểu của những người tham

gia tố tụng, Kiểm sát viên đã nắm chắc những chứng cứ được xây dựng qua
hồ sơ và được công bố quy kết công khai tại phiên xử nên ít tham gia xét hỏi
và tranh luận sau lý đoán của người bào chữa ... Nhưng không phải là tất cả
các phiên tòa đều như vậy. Mặc khác, từ thực tiễn cho thấy, việc xem như là
hạn chế đó còn tùy thuộc vào trình độ lập luận có căn cứ hay không của phía
người tham gia tố tụng tại phiên tòa để tránh kéo dài thời gian không cần thiết
và cũng không thể cho rằng do vậy mà hạn chế dân chủ, thiếu khách quan
trong các bản án, quyết định của Hội đồng xét xử ...
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành ghi nhận sau khi kết thức việc xét hỏi
tại phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trình bày lời luận tội, đề
nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết
luận tội danh nhẹ hơn ... và tiếp đó, thực hiện việc tranh luận, đối đáp qua ý
kiến phát biểu bào chữa của bị cáo hoặc luật sư và những người tham gia tố
tụng khác với một bên là Kiểm sát viên giữ quyền công tố. Người tham gia
tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, chủ tọa phiên tòa tuyên bố
kết thúc tranh luận sau khi thấy rằng những người tham gia tranh luận không
còn trình bày ý kiến gì thêm. Như vậy “tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn
trong trình tự tố tụng hình sự, được tiến hành sau phần xét hỏi tại phiên tòa”
[22, tr.533] và kết thúc trước khi Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án. Do đó,
tranh luận chỉ là một phần của phiên tòa hình sự nên được xem như một thủ
tục để bên buộc tội và bên bào chữa đánh giá kết quả xét hỏi, phân định qua
chứng cứ của vụ án để cân nhắc đề xuất Hội đồng xét xử về các vấn đề có liên
quan đến vụ án để giải quyết nên không thể đồng nhất tranh luận và tranh
tụng là một.
Sẽ hợp lý khi xác định sự cần thiết vận dụng các nguyên tắc tranh tụng
và xem đó là phương thức, còn tranh luận chỉ là nội dung là đỉnh điểm của
việc tranh tụng để nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, áp dụng đúng
pháp luật để giải quyết vụ án. Mặt khác, cần xem “tranh tụng là nguyên tắc
quan trọng, nguyên tắc đặc trưng của hoạt động tư pháp và là đặc trung nổi
bật nhất của tư pháp hình sự” [23, tr.6] để tiếp nhận những mặt ưu điểm của

nó, lượt bớt các nhược điểm nhằm phục vụ cho yêu cầu cải cách tư pháp ở
nước ta.
Tuy còn khác nhau về quan điểm nghiên cứu, nhưng có sự thống nhất về
mục đích của tranh tụng tại phiên tòa là nhằm đảm bảo tính khách quan, công
bằng và dân chủ giữa các chủ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố
và những người tham gia tố tụng; phía buộc tội và phía bào chữa có quyền lập
luận, nêu ra những chứng cứ, căn cứ pháp luật và tranh luận, phản bác để bảo
vệ tính có căn cứ từ quan điểm của mình. Hội đồng xét xử điều hành theo
trình tự tố tụng tại phiên tòa và có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên thực
hiện quyền và nghĩa vụ thực hiện tranh tụng, đồng thời lắng nghe, xem xét,
cân nhắc và ra các phán quyết.
Từ đó tôi đồng tình với quan điểm cho rằng :
Các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố
tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau
trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi
ích của phía đối lập. Tranh tụng tại Tòa là những hoạt động tố tụng
được tiến hành tại phiên Tòa xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng,
nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận
điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Tòa án
với vai trò trung gian trọng tài [24, tr.808].
Tranh tụng tại phiên tòa xét xử án hình sự có một số đặc điểm sau đây :
Một là : Sự bình đẵng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố với bị
cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Bình đẵng ở đây là bình
đẵng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng. Nói
cách khác, sự bình đẵng giữa các bên tranh tụng không hẵn là sự bình đẵng
thực tế về địa vị pháp lý cũng như không có nghĩa là các bên có quyền và
nghĩa vụ như nhau do bên bào chữa và bên buộc tội thực hiện các chức năng
khác nhau trong tố tụng hình sự, nhất là tại phiên toà. Do đó, quyền bình đẵng
giữa bên bào chữa và bên buộc tội được hiểu là bình đẵng về phương diện tố
tụng khi cả hai đề có tư cách tố tụng là người tham gia phiên toà, đều được

pháp luật quy định cho các quyền ngang nhau để thực hiện hiệu quả các chức
năng của mình.
Hai là : Sừ bình đẵng giữa Hội đồng xét xử với người tham gia tố tụng
như bị cáo, người bị hại, Luật sư, người bào chữa và các tổ chức cá nhân tham
gia tố tụng khác. Tức là Hội đồng xét xử phải tạo điều kiện cho những người
tham gia tố tụng trình bày đầy đủ ý kiến của mình, không những thế Hội đồng
xét xử phải chú ý lắng nghe và tôn trọng lẽ phải của bên công tố qua lời luận
tội và những căn cứ buột tội và cả ý kiến phản biện của bị cáo, người bị hại,
Luật sư …
Ba là : Nâng cao vai trò, vị trí của Luật sư trong hoạt động tranh tụng tại
phiên toà. Bởi vì, quyền bào chữa là quyền luật định, các cơ quan và người
tiến hành tố tụng phải triệt để tôn trọng quyền này và đây cũng là nguyên tắc
trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Do vậy, quyền của Luật sư trong giai
đoạn xét xử được đưa ra chứng cứ và yêu cầu; tham gia xét hỏi và tranh luận
tại phiên toà. Là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo trong quá trình
tranh tụng, Luật sư có trách nhiệm tìm ra bằng chứng gỡ tội hoặc các tình tiết
giảm nhẹ cho bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử … để bị cáo
không bị buộc tội và xét xử oan, sai; trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử xem xét
những quan điểm nào được coi là đúng đắn hợp lý để ra phán quyết một cách
khách quan.
Bốn là : Sự tranh luận giữa bên buộc với bên bào chữa là Luật sư không
bị hạn chế thời gian và có sự tranh luận trực tiếp. Hội đồng xét xử phải có
phương pháp điều hành hợp lý và tạo điều kiện cho việc tranh luận đó tại
phiên toà, tránh việc thiên vị đối với bất cứ bên nào. Cần xác định rằng vấn đề
cơ bản của nguyên tắc tranh tụng là phải tạo ra cơ chế để các bên Nhà nước
và bị cáo cũng như Luật sư của họ tranh luận, đưa ra chứng cứ buộc tội hay
gỡ tội. Do đó, tranh luận tại phiên toà là phần việc rất quan trọng, người bào
chữa, bên bị buộc tội và bên buộc tội có quyền tranh luận dân chủ, công khai
và bình đẵng theo quy định của Luật tố tụng hình sự hiện hành. Tranh luận
đòi hỏi Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa, bị cáo, bị hại và những người tham

gia tố tụng khác phải đối đáp về từng vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng,
tránh việc tranh luận chung chung, không đi vào trọng tâm nội dung chủ yếu
của vụ án và Kiểm sát viên phải trả lời trực tiếp, không được né tránh nhằm
đảm bảo tính minh bạch trong tranh luận.
Năm là : Phán quyết của Hội đồng xét xử cũng phải căn cứ vào kết luận
điều tra qua hồ sơ vụ án, căn cứ vào cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát và
quan trọng hơn nữa là căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà dù cho kết
quả này có thể khác với toàn bộ hoặc một số tình tiết cụ thể trong kết luận
điều tra, trong bản cáo trạng truy tố. Bởi vì, hoạt động xét xử được coi là khâu
quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tố tụng và hoạt động đặc trưng cho
toàn bộ hoạt động của Toà án. Trong quá trình xét xử tại phiên toà hình sự
được tổ chức và thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, phần tranh
luận tại phiên toà thường thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng và quan
tâm nhiều đến vấn đề các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện pháp
luật như thế nào để đảm bảo tính công minh của bản án trong quá trình tranh
tụng và sẽ bị nghị ngờ, chê trách nếu bản ản quyết định của Toà án cấp sơ
thẩm bị cấp phúc thẩm cải, sửa và nhất là bị huỹ quá nhiều : Điều đó cũng
chứng tỏ tranh tụng tại phiên toà của cấp có án bị huỹ là chưa thực hiện tốt.
Trên cơ sở tranh tụng, Hội đồng xét xử xem xét những quan điểm nào được
coi là đúng đắn, hợp lý để ra phán quyết một cách khách quan dù có khác biệt
gì với kết luận điều tra, cáo trạng quy buộc tội trạng của Viện Kiểm sát.
Từ những đặc điểm vừa nêu cho thấy cần bổ sung nguyên tắc tranh tụng
vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi, bổ sung) nhằm nâng chất
lượng thực hiện một số điều trong chương 2: Về đảm bảo pháp chế xã hội chủ
nghĩa; tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bình
đẳng của mọi công dân trước pháp luật; không ai bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị
cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội; bảo đảm
quyền bào chữa của bị can, bị cáo... Đặc biệt là quyền bình đẵng trước tòa án

của phía buộc tội và phía bào chữa được thực hiện tại phiên tòa theo yêu cầu
tranh tụng giữa các chủ thể
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi
của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ,
tài liệu, đồ vật; nêu ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án.
Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó
nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án [17, Đ.19].
Như vậy, sự thật về vụ án sẽ được xác định một cách khách quan thông
qua sự tranh luận tại phiên tòa xét xử. Thẩm phán chủ tọa và Hội đồng xét xử
đóng vai trò điều khiển để phía buộc tội, phía bào chữa đối đáp và chứng
minh bảo vệ quan điểm; việc chứng minh bị cáo có phạm tội hay không thuộc
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, kết quả tranh tụng là bản án, quyết
định của Hội đồng xét xử.
Khái niệm năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố tại phiên tòa xét xử án hình sự.
Nghiên cứu chất lượng, hiệu quả đạt được của tổ chức, cơ quan qua thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được giao thì vấn đề cơ bản là phải xem xét vai trò,
năng lực của các cá nhân là thành viên trong tổ chức, cơ quan đó. “Năng lực
là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [35, tr.661] của những cá nhân cụ
thể thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp nhận, thực hiện
nhiệm vụ trong môi trường lĩnh vực công việc được xác định. Trong lĩnh vực
tố tụng hình sự, tại phiên tòa xét xử án hình sự đó là những chủ thể thể hiện
khả năng cụ thể của mình, thực hiện quyền và trách nhiệm trong khuôn khổ
do pháp luật quy định.
Tranh tụng tại phiên tòa, nếu xét về bản chất là một cuộc điều tra công
khai với đầy đủ sự tham gia của phía buộc tội, phía bào chữa và Hội đồng xét
xử. Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên được thể hiện từ thời điểm mở

phiên tòa và kết thúc sau khi Hội đồng xét xử công khai phán quyết. Do vậy,
nó không chỉ thể hiện riêng biệt ở một giai đoạn cụ thể nào qua điều hành của
Hội đồng xét xử mà là trong suốt quá trình xét xử vụ án tại phiên tòa hình sự
như: giai đoạn bắt đầu từ lúc khai mạc và kết thúc trước khi Kiểm sát viên
công bố cáo trạng; giai đoạn cáo trạng được công bố đến trước khi Kiểm sát
viên trình bày quan điểm vụ án; giai đoạn Kiểm sát viên trình bày quan điểm
của Viện Kiểm sát (như luận tội hoặc kết luận) và kết thức trước khi Hội đồng
xét xử nghị án, đặc biệt là giai đoạn tranh luận của phía buộc tội và phía bào
chữa, xem “Đây là giai đoạn trung tâm, là đỉnh điểm của quá trình tranh tụng
giữa các bên và được thực hiện ở phần tranh luận tại phiên tòa” [11, tr.54];
giai đoạn sau khi bị cáo nói lời sau cùng và kết thúc trước khi Hội đồng xét
xử công bố phán quyết của vụ án (xem như trùng với thời gian nghị án của
Hội đồng xét xử), còn gọi là giai đoạn thực hiện chức năng xét xử của tòa án;
giai đoạn tuyên án công khai của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, đây là giai
đoạn công bố kết quả của quá trình tranh tụng. Là các giai đoạn khác nhau
của quá trình tranh tụng nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặc chẽ theo trình
tự luật định và nội dung của quá trình này chính là hoạt động của các chủ thể
thực hiện chức năng quy định của luật tố tụng hình sự để đánh giá, kiểm tra
chứng cứ tại phiên tòa và từ đó các bên tham gia tranh tụng đề nghị Hội đồng
xét xử cân nhắc, quyết định từ những lập luận, tranh luận trực tiếp. Như vậy,
các giai đoạn có mối liên hệ biện chứng không tách rời nhau.
Để thực hiện được tính dân chủ, bình đẵng giữa các chủ thể trong quá
trình tranh tụng thì đầu tiên Hội đồng xét xử phải kiểm tra sự có mặt hoặc
vắng mặt của các chủ thể được triệu tập tham gia vào quá trình chứng minh
tại phiên tòa, thông suốt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, xem xét yêu cầu
và đề nghị của các bên. Có thể phân chia chủ thể trong quá trình này thành hai
phía, đó là phía buộc tội và phía bào chữa; các chủ thể thuộc bên buộc tội như
Kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện và người bảo
vệ quyền lợi người bị hại, nguyên đơn dân sự... mà trong đó Kiểm sát viên có
vai trò và vị trí đặc thù qua thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại

phiên tòa theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức Viện
Kiểm sát nhân dân. Từ trách nhiệm pháp lý này, năng lực Kiểm sát viên được
thể hiện qua trình bày những luận cứ buộc tội trạng của bị cáo đồng thời lắng
nghe và chọn lựa để tranh luận, phản bác đối với những quan điểm, lập luận
từ phía bào chữa là luật sư, người bào chữa khác hoặc của bị cáo. Với yêu cầu
của tranh tụng phải khách quan, có căn cứ giúp cho Hội đồng xét xử xem xét,
cân nhắc tính hợp pháp, tính khách quan của các chứng cứ được đánh giá qua
hoạt động điều tra công khai tại phiên tòa (còn gọi là xét hỏi, thẩm vấn) thì
các chủ thể phía buộc tội, phía bào chữa và thành viên Hội đồng xét xử thực
hiện quyền và trách nhiệm đó một cách độc lập theo nhận thức của từng phía
chủ thể đối với việc đang nghiên cứu, xử lý. Đó cũng là sự tiếp nối rất quan
trọng phục vụ cho phần tranh luận.
Thông qua tranh luận trực tiếp bằng lời, năng lực tranh luận tại phiên tòa
của các chủ thể (cả phía buộc tội và phía bào chữa) được thể hiện từ kiến thức
tổng hợp, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, biểu
lộ văn hóa ứng xử ... chủ yếu ở Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và luật
sư. Tuy không phải là chủ thể tham gia tranh tụng, nhưng Hội đồng xét xử
qua vai trò điều hành của chủ tọa phiên tòa cũng cần hội tụ các yêu cầu nêu
trên để thực hiện chức năng xét xử mà trong đó, có trách nhiệm thẩm vấn với
mục đích là làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án cả buộc tội, gỡ tội, các
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, đồng thời điều hành hợp
lý để tạo điều kiện cho phía buộc tội và phía bào chữa thực hiện đầy đủ quyền
tranh luận, ghi nhận, cân nhắc các ý kiến, các yêu cầu, đề nghị của các bên và
“các thành viên Hội đồng xét xử không được biểu lộ chính kiến của mình về
bất kỳ vấn đề gì thuộc nội dung vụ án cũng như chứng cứ đang xem xét tại
phiên tòa” [9, tr.64].
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự cũng là chủ
tiến hành tố tụng được giao trách nhiệm thực hiện trong quá trình xét xử vụ án
cụ thể. Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố được
thể hiện một cách tập trung ở giai đoạn tranh tụng với các chủ thể khác (chủ

thể của phía tham gia tố tụng). Như vậy, có thể hiểu năng lực tranh tụng của
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố là sự tổng hợp về kỹ năng nghề nghiệp,
kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội, khả năng biện luận, khả năng ứng xử, khả
năng đối đáp trực tiếp của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự để
nhằm bảo vệ quy buộc tội trạng của người phạm tội.
1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CỦA KIỂM SÁT VIÊN THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ
Khi nghiên cứu về một sự vật, hiện tượng thì về mặt nhận thức, yêu cầu
phải tìm hiểu xem cái gì, bộ phận nào cấu tạo nên nó. Tìm hiểu về năng lực
tranh tụng của Kiểm sát viên cũng vậy, tức là nghiên cứu về những yếu tố cơ
bản cấu tạo nên năng lực chủ thể đó hoạt động trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân là chức danh tư pháp. Người
được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên phải có đủ tiêu chuẩn và tuân theo quy
trình do pháp luật quy định. Quyền năng pháp lý của Kiểm sát viên thông qua
sự phân công của Viện trưởng chủ yếu ở lĩnh vực thực hành quyền công tố
(và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp), đây cũng là
chức năng được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân
dân, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Kiểm sát viên ... hiện hành.
Tại phiên tòa hình sự, là chủ thể tranh tụng, năng lực Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố được thể hiện một cách tổng hợp các mặt kiến thức, kỹ
năng, thái độ ứng xử và ý thức chấp hành pháp luật ... và được cấu thành từ
những yếu tố về tiêu chuẩn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các yếu tố về
điều kiện khác, như:đào tạo, cơ sở vật chất ...
1.2.1.Yếu tố tiêu chuẩn
Trước hết, yếu tố tiêu chuẩn được ghi nhận trong pháp luật
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm
khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp
vụ kiểm sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa,
có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp lệnh này,

có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được
tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên [25, tr.35, Đ2].
Tuyển chọn, bổ nhiệm một người vào vị trí công việc là cả một quá trình
sàng lọc và được cân nhắc theo những tiêu chí nhất định. Bên cạnh những yêu
cầu tiêu chuẩn cụ thể dễ chứng minh thì yếu tố khó đánh giá nhất là phẩm
chất, đạo đức. Nếu tài năng thường bộc lộ dễ nhận biết thì phẩm chất, đạo đức
lại tiềm ẩn bên trong khó có thể một sớm, một chiều mà đánh giá công nhận
ngay được. Là con người thì các quan hệ xã hội với xung quanh trong công
việc, trong đời thường chịu tác động nhiều chiều, nếu không vững vàng sẽ dễ
bị tha hóa dần dần về phẩm chất, đạo đức. Do vậy, mỗi cá nhân chủ động, tự
rèn luyện giữ gìn là chính.
Bổ nhiệm Kiểm sát viên là việc nhà nước trao quyền cho chủ thể thực
hiện một số quyền năng nhất định trong cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân.
Thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên là đấu tranh với hành vi phạm tội
của những chủ thể khác trong xã hội đã gây ra sự bất lợi cho cộng đồng nói
chung phải được xử lý nghiêm minh. Tính chất phức tạp của tội phạm, hoàn
cảnh kinh tế, đời sống của cán bộ, công chức nói chung luôn là sự thách thức
đối với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của Kiểm sát viên thực hành quyền công
tố đang thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của xã hội, tránh bị cám dỗ vật chất
và phải vững vàng trong thực hiện pháp luật, nghiêm minh trong xử lý.
Không phải lúc nào cũng đúng với việc “cần phải biết đặt người thích
đáng ở vị trí thích đáng” [12, tr.629]. Thực tế cho thấy không phải tất cả Kiểm
sát viên được bổ nhiệm đều giữ gìn được phẩn chất đạo đức mặc dù trong
công tác quản lý ngành luôn có những biện pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét
qua công tác cán bộ, công tác nghiệp vụ. Còn nơi này, nơi khác tuy cá biệt,
vẫn có Kiểm sát viên phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự do bị mua
chuộc vật chất, tha hóa trong cuộc sống do không giữ vững đạo đức nghề
nghiệp, lơi lỏng, bị cám dỗ từ những quan hệ xã hội thiếu lành mạnh trong đời
thường mà trong đó, có người đã công tác nhiều năm trong ngành được bố trí
giữ cấp chức ở địa phương, đơn vị. Tuyển chọn để được làm Kiểm sát viên

phải sàng lọc, cân nhắc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn cũng
là quá trình tiếp tục sàng lọc thông qua những yêu cầu cụ thể như: phải gương
mẫu chấp hành pháp luật, có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh
hoạt công cộng và đặc biệt là luôn tự soi rọi lại mình để giữ được “Công
minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” theo lời dạy của Bác Hồ
đối với cán bộ ngành kiểm sát.
Như vậy, cần xác định phẩm chất đạo đức là một trong những thành tố
của tiêu chuẩn rất quan trọng trước tiên khi xem xét về năng lực thực hành
quyền công tố.
Thứ hai, cùng với yếu tố tiêu chuẩn được luật quy định thì năng lực
Kiểm sát viên được cấu thành một cách tổng hợp từ kỹ năng nghề nghiệp;
kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội; khả năng ứng xử, biện luận, đối đáp trực
tiếp khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử án hình sự.
Trong hoạt động thực tiễn qua những môi trường và hoàn cảnh cụ thể,
mỗi cá nhân thể hiện được ít hay nhiều tính thạo việc, tính chuyên sâu từ công
việc đang làm. Việc thể hiện đó phản ánh sự phân định giữa việc làm ổn định,
lâu dài với việc làm có tính thời vụ; giữa tính chất lao động cần phải có đầu tư
cho tư duy từ chất xám nhiều hơn so với lao động cơ bắp đơn thuần.
Năng lực Kiểm sát viên được thể hiện trong quá trình lao động đặc thù.
Do hoàn cảnh lịch sử, cũng có giai đoạn tuyển chọn công tố viên từ các tổ
chức khác để làm nhiệm vụ công tố tại phiên tòa hình sự. Nhưng khi ngành
kiểm sát được thành lập theo Hiến pháp năm 1959 thì cùng với việc học tập
kinh nghiệm của những người trước; việc tuyển dụng, bổ nhiệm được chú

×