Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Báo cáo Thực tập Kế toán Tổng hợp, tại: Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.41 KB, 59 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT..............................2
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT..................................................2
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT...............................4
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................4
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh....................................................5
1.2.3. Công nghệ sản xuất một số sản phẩm......................................................8
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA
PHÁT..........................................................................................................18
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT........................................................20
1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.................................20
1.4.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty...............................................23
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT............................27
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN THÉP HÒA PHÁT..........................................................................27
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT...........................................................35
2.2.1. Các chính sách kế toán chung................................................................35
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.........................................36


2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán........................................38
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán...........................................40
2.2.5. Tổ chức hệ thống vận dụng hệ thống báo cáo kế toán............................42
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ...............................43
2.3.1. Tổ chức kế toán tiền mặt........................................................................43
2.3.1.1. Chứng từ sử dụng.............................................................................43
2.3.1.2. Tài khoản sử dụng............................................................................44

SV:

Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

2.3.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu............................................................47
2.3.2.1. Chứng từ sử dụng.............................................................................47
2.3.2.3. Tài khoản sử dụng............................................................................48
2.3.2.3. Quy trình ghi sổ Nguyên vật liệu......................................................49
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT........52
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN...........................................52
3.1.1. Ưu điểm.................................................................................................52
3.1.2. Hạn chế còn tồn tại................................................................................53
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN......................................53
KẾT LUẬN............................................................................................................55

SV:


Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN
BHXH
BHYT
CKTĐ Tiền
GTGT
HPG
HTK
KCN
KCS
KPCĐ
L/C
NPT
NV
NV
NVL
N-X-T
SXKD
TNDN
TNHH MTV
TP. HCM
TS

TSCĐ
TSCĐ
TSDH
TSNH
VCSH
XDCB

: Bảo hiểm thất nghiệp
: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế
: Các khoản tương đương tiền
: Giá trị gia tăng
: Hoa Phat Group
: Hàng tồn kho
: Khu công nghiệp
: Bộ phận kiểm tra chất lượng
: Kinh phí công đoàn
: Thư tín dụng (Letter of Credit)
: Nợ phải trả
: Nghiệp vụ
: Nguồn vốn
: Nguyên vật liệu
: Nhập- Xuất- Tồn
: Sản xuất kinh doanh
: Thu nhập doanh nghiệp
: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Tài sản
: Tài sản cố định
: Tài sản cố định

: Tài sản dài hạn
: Tài sản ngắn hạn
: Vốn chủ sở hữu
: Xây dựng cơ bản
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Quá trình sản xuất phôi Thép đúc.............................................................8
Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất Thép thanh cán nóng................................................11
Sơ đồ 1.3. Quá trình sản xuất thép cuộn (dây) (Ф6mm, Ф8mm).............................16
Sơ đồ 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát........18
SV:

Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

Sơ đồ 2.1. Bộ máy kế toán trong công ty.................................................................28
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính.............40
Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi.........................41
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ luân chuyển phiếu chi tiền............................................................44
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ luân chuyển phiếu thu tiền............................................................44
Sơ đồ 2.6. Quy trình ghi sổ tổng hợp Tiền mặt........................................................46
Sơ đồ 2.7. Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho.....................................................48
Sơ đồ 2.8. Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho......................................................48
Sơ đồ 2.9. Quy trình ghi sổ tổng hợp NVL..............................................................50
Sơ đồ 2.10. Trình tự ghi sổ theo phương pháp thẻ song song..................................51


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát........................6
Bảng 1.2. Bảng đánh giá khả năng huy động vốn....................................................20
Bảng 1.3. Bảng đánh giá mức độ độc lập về tài chính.............................................20
Bảng 1.4. Bảng đánh giá khả năng thanh toán.........................................................21
SV:

Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

Bảng 1.5. Bảng đánh giá khả năng sinh lợi.............................................................22
Bảng 1.6. Bảng đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty.......................................24

SV:

Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phát triển với trình độ
ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu
hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và Quốc tế. Hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi Luật
pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển đó. Trong xu thế chung ấy, hạch toán kế toán cũng không
ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức
tổ chức đề đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội.
Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ
không thể thiếu. Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính,
đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra quyết định kinh tế.
Là một sinh viên chuyên ngành Kế toán, em đã ý thức được tầm quan
trọng của ngành học mình theo đuổi. Trong thời gian học tập và rèn luyện tại
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được trang bị những kiến thức cơ sở,
nền tảng của ngành kế toán. Tuy nhiên, để hoàn thiện được những kiến thức
đó, thì thời gian thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát là
thực sự cần thiết. Sau giai đoạn đầu thực tập, em đã hoàn thành Báo cáo tổng
hợp. Nội dung của Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên
Thép Hòa Phát
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty
TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty TNHH Một thành viênThép Hòa Phát

SV:

1
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD:

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân
hàng đầu Việt Nam. Khởi nghiệp từ một công ty chuyên buôn bán các loại
máy xây dựng vào tháng 8 năm 1992. Sau đó, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang
các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh
(2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình
Tập đoàn. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công
ty mẹ cùng các Công ty thành viên. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức
niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
“HPG”.
Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ.
Trong đó, nổi bật nhất là việc triển khai dự án xây dựng khu liên hợp gang
thép tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với công nghệ lò cao, dây chuyền
đồng bộ, khép kín từ quặng sắt đến thành phẩm và tham gia vào lĩnh vực khai
thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát là một
trong ba doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam.
Tính đến tháng 12/2013, Tập đoàn Hòa Phát có 13 Công ty thành viên
với các lĩnh vực hoạt động sản xuất chính là Sản xuất thép - Khai thác khoáng
sản - Sản xuất than coke - Kinh doanh Bất động sản- Sản xuất nội thất - Sản
xuất máy móc thiết bị xây dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, TP. HCM, Bình Dương.
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát được tách từ Công ty Cổ phần

Tập đoàn Hòa Phát từ tháng 11 năm 2010 với số vốn điều lệ lên tới 600 tỷ đồng.
Trong đó, công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
Tên Công ty:
SV:

2
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
Tên tiếng Anh:
HOA PHAT STEEL ONE MEMBER COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 0900629369
Nhà máy: Khu Công nghiệp Phố Nối A – Giai Phạm – Yên Mỹ - Hưng Yên.
Văn phòng công ty: Tầng 9, Tòa nhà Hòa Phát, 39 Nguyễn Đình ChiểuHai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 62797096
Fax:
(84-43) 9747762/ 9747748
Năm 2010 là năm Tập đoàn Hòa Phát tiến hành tái cơ cấu hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ, tách mảng sản xuất và kinh doanh sắt thép. Đây
cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của Công ty TNHH MTV
Thép Hòa Phát.
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát ra đời trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang phục hồi sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Tuy xu hướng kinh tế đã có những chuyển biến tích
cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro

như: rủi ro cung vượt cầu, rủi ro cạnh tranh, rủi ro chính sách, rủi ro tỷ giá, rủi
ro lãi suất. Năm 2010 cũng là năm có ý nghĩa to lớn đối với đất nước vì đây là
năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010.
Tuy ra đời trong bối cảnh nền kinh tế xã hội không được thuận lợi, song
với chiến lược kinh doanh đúng đắn, đầu tư đúng hướng theo chiến lược sản
xuất khép kín quy mô lớn cùng với tiềm lực tài chính và uy tín của thép Hòa
Phát trên thị trường, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã khẳng định được
vị trí của mình trên thị trường thép Việt Nam và đã có một sự phát triển vững
chắc. Trong khi số lượng các doanh nghiệp trong nước làm ăn thua lỗ và phá
sản ngày một tăng lên thì công ty vẫn đứng vững trên thị trường với mức lợi
nhuận ấn tượng, trung bình hơn 200 tỷ đồng mỗi năm.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đang điều hành hai nhà
máy: Nhà máy Phôi thép và Nhà máy Cán thép tại tỉnh Hưng Yên. Nhà máy
Phôi thép tại KCN Phố Nối A - Giai Phạm - Yên Mỹ được đầu tư 13 triệu
SV:

3
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

USD với dây chuyền hiện đại, công suất đạt 250.000 tấn/năm. Nhà máy Cán
thép tại KCN Như Quỳnh - Văn Lâm được trang bị dây chuyền hiện đại nhất
của Danieli (Italia) với công suất 300.000 tấn/năm. Sản phẩm thép Hòa Phát
là thép cốt bê tông cán nóng, bao gồm: thép cuộn đường kính Ф6mm, Ф8mm,
Ф10mm, cuộn D8mm gai và thép thanh vằn đường kính từ D10mm –

D55mm.
Trong năm 2011, sản lượng thép của Công ty chiếm gần ½ sản lượng
sản xuất của cả Tập đoàn và đảm trách toàn bộ mảng tiêu thụ thép của Tập
đoàn Hòa Phát. Công ty đã triển khai rất nhiều cải tiến, nhất là nghiên cứu lắp
đặt thành công hệ thống lò sinh khí than cho Nhà máy Cán thép và nâng cấp
hai lò điện hồ quang cho Nhà máy Phôi thép tại Hưng Yên. Việc nâng cấp và
lắp đặt mới thiết bị này đã giúp các nhà máy hoạt động ổn định hơn và góp
phần rất lớn vào việc tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất cho Công ty.
Trong năm 2012 và 2013, Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát tiếp tục
phát triển sản xuất kinh doanh, lọt vào top 1000 doanh nghiệp nộp thuế
TNDN nhiều nhất trong cả nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA PHÁT
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
 Chức năng của Công ty
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là một Công ty TNHH với 100%
vốn đầu tư của công ty mẹ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Chức
năng của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát bao gồm:

Sản xuất thép

Tiêu thụ toàn bộ thép của cả Tập đoàn

Buôn bán phế liệu và phế thải, thiết bị ngành luyện và cán thép.
 Nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát là một đơn vị hạch toán kinh
doanh độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng tại ngân hàng, chịu sự quản lý
trực tiếp từ công ty mẹ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát. Công ty có
nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy
SV:


4
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện kinh doanh theo đúng Pháp luật,
đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Cung cấp
những sản phẩm có chất lượng tốt tới khách hàng. Quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty góp phần tạo ra sự phát triển của ngành thép Việt Nam nói
riêng đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển như: khai
thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy... Từ đó, hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty tạo nên sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung.
Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước
thông qua việc giải quyết tốt các vấn đề về lao động và việc làm, các vấn đề
về an sinh xã hội và bảo đảm vấn đề môi trường.


Mặt hàng kinh doanh
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thép Hoà Phát là các loại thép cốt

bê tông cán nóng bao gồm: thép cuộn đường kính 6mm, 8mm, 10mm,
cuộn D8mm gai và thép thanh vằn đường kính D10mm - D55mm. Điểm nổi
bật nhất về sản phẩm của Công ty là thép xây dựng D41- D55 mm, kích thước
lớn nhất hiện chưa có nhà sản xuất nào tại Việt Nam cung cấp.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là đơn vị hoạt động sản xuất và

kinh doanh mặt hàng thép xây dựng. Quá trình sản xuất kinh doanh được chia
làm ba khâu:
Thứ nhất là khâu cung ứng vật tư, máy móc thiết bị và sức lao động cho
quá trình sản xuất. Trong khâu này, mọi vật tư, máy móc thiết bị được mua và
nhân công được thuê để sẵn sàng phục vụ cho quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất phôi thép là thép phế liệu. Thép phế
liệu được nhập khẩu từ nước ngoài, giá trung bình khoảng 317$/tấn. Khi về
tới cảng Việt Nam, thép phế liệu được Công ty vận tải Hatexim hoặc công ty
vận tải Ngọc Hà vận chuyển tới kho chứa hàng. Công ty TNHH MTV Thép
Hòa Phát tiến hành thanh toán với bên bán bằng cách chuyển khoản, mở L/C.
Ngoài ra, để sản xuất phôi thép còn phải sử dụng vật liệu là: gang, than, vôi
SV:

5
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

và chất phụ gia. Những vật liệu này do Phòng vật tư đảm nhận việc đàm phán,
giao dịch và thực hiện mua sau khi được Giám đốc phê duyệt.
Về máy móc thiết bị, máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ để sản
xuất thép chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay dài
hạn. Công ty đã rất chú trọng trong công tác cải tiến công nghệ, lắp đặt những
hệ thống máy móc tự động mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm.
Về lao động, số lượng lao động của Công ty là 900 người. Cơ cấu lao
động được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1. Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát

Bộ phận

Khối văn phòng HN
Khối chi nhánh
Khối công ty con
Khối phục vụ sản xuất
Khối sản xuất trực tiếp
Tổng

Tổng hợp nhân sự theo trình độ
Trên
ĐH

1
0
0
0
0
1

ĐH Cao đẳng Trung cấp

36
10
3
43
3
95


2
6
1
62
68
139

1
3
0
68
118
190

Giới tính

CN nghề

LĐPT

Nam

Nữ

3
0
0
101
149

253

1
14
3
122
82
222

20
30
6
334
385
775

24
3
1
62
35
125

Tổng

44
33
7
396
420

900

(Nguồn: Phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, số lượng nhân viên thuộc khối sản xuất
trực tiếp chiếm số lượng nhiều nhất 420 người (46.67%), khối văn phòng Hà
Nội với vai trò quản lý có số lượng nhân viên là 44 người (4.88%) còn lại là
lao động thuộc khối chi nhánh, khối Công ty con và khối phục vụ sản xuất.
Cơ cấu này là hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất.
Việc tuyển mộ, tuyển dụng, sắp xếp và bố trí nhân lực, cũng như đào tạo
phát triển lao động... do Phòng tổ chức của Công ty đảm nhiệm. Những người
lao động được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu
cầu công việc. Họ cũng được hưởng những chính sách đãi ngộ rất tốt về cả
vật chất và tinh thần. Hiện tại các bộ phận trong Công ty TNHH MTV Thép
Hòa Phát đều thực hiện tính lương khoán theo sản phẩm.
SV:

6
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

Thứ hai là khâu thực hiện quá trình sản xuất.
Trong khâu này, bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất sản phẩm theo đúng
quy trình được thiết kế. Có bộ phận kỹ thuật luôn luôn giám sát từng bước
trong quy trình. Và cuối cùng khi thành phẩm được tạo ra có bộ phận kiểm
định chất lượng kiểm tra và tiến hành nhập kho thành phẩm.
Thứ ba là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát chịu trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ
sản phẩm thép của cả Tập đoàn Hòa Phát. Mảng tiêu thụ này do Phòng kinh
doanh chịu trách nhiệm tiến hành. Hiện nay, thị phần thép của Hòa Phát
chiếm 18% thị trường và ở vị trí dẫn đầu toàn ngành. Thị trường chủ yếu mà
Hòa Phát hướng đến là thị trường nội địa trong đó chủ yếu là thị trường miền
Bắc, Hòa Phát đang có xu hướng tiến tới thị trường miền Trung và miền Nam.
Hình thức bán hàng của Công ty rất linh hoạt, có thể là trả trước, trả ngay
hoặc trả sau. Kèm với đó là chính sách chiết khấu cho khách hàng thân quen
và cho khách hàng mua với số lượng lớn.

SV:

7
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

1.1.1 Công nghệ sản xuất một số sản phẩm

Sơ đồ 1.1. Quá trình sản xuất phôi Thép đúc
Thu mua Phế
thép, gang, than,
vôi, chất phụ gia

Loại bỏ

Kiểm tra


Phối, nạp liệu

Chế biến, phân loại liệu

Nấu chảy

Oxy hóa, nâng nhiệt

Tinh luyện thép

Ra thép

Bệ hồi chuyển

Thùng trung gian

Cắt phôi

Thao tác đúc

Gạt phôi

Sàn nguội

Kiểm tra

Dừng xử lý

Nhập kho


Sơn dầu, đánh
số lô Bộ phận kỹ thuật)
(Nguồn:

1. Đầu vào sản xuất
- Bao gồm tất cả các NVL như: Phế thép, gang, than, vôi, chất phụ
gia. Để đảm bảo cho sản xuất thì đầu vào phải được kiểm soát
tốt.
2. Kiểm tra đầu vào

SV:

8
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

- Bộ phận KCS, vật tư, thủ kho, phòng sản xuất, phân xưởng luyện
đúc, phân xưởng nguyên liệu, cơ - điện, o-xy tiến hành kiểm tra
đầu vào. Công việc kiểm tra được tiến hành dựa trên các quy
định tương ứng cho mỗi loại và được ghi sổ hay mở phiếu tùy
thuộc vào tình hình cụ thể. Sau đó sẽ tiến hành loại bỏ các vật
liệu không đạt chuẩn.
3. Chế biến, phân loại liệu
- Các vật liệu sau khi được kiểm tra sẽ được đưa vào chế biến để
phân loại tiếp.

- Công đoạn này do công nhân sản xuất thực hiện.
4. Phối, nạp liệu và nấu chảy
- Vật liệu sau khi được phân loại xong, nhanh chóng được nấu
chảy tạo điều kiện khử Phốt pho ban đầu. Kết thúc giai đoạn nấu
chảy, kim loại chảy lỏng hoàn toàn (không có liệu rắn), quấy đảo
kim loại và lấy mẫu phân tích các nguyên tố.
- Giai đoạn này do công nhân sản xuất và nhân viên kỹ thuật tiến
hành.
5. Oxy hóa, nâng nhiệt
- Giai đoạn này, căn cứ vào hàm lượng Cacbon trong thép lỏng để
quyết định tạo sôi hay tạo xỉ bọt. Khử Cacbon, Phốt pho, Nitơ...
và các tạp chất khác, giảm hàm lượng Cacbon tới giới hạn quy
định (nếu cần). Nâng nhiệt độ thép lỏng. Đồng đều nhiệt độ và
thành phần hoá học của thép lỏng. Ngưng thông điện, tiến hành
ra thép.
- Giai đoạn này do công nhân sản xuất và nhân viên kỹ thuật tiến
hành.
6. Ra thép

SV:

9
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

- Mở van khí Argon vào thùng. Khi ra thép được từ 3 đến 4 hàng

gạch cho vôi vào thùng. Khi thép đã đầy nửa thùng bắt đầu cho
hợp kim theo thứ tự : SiMn, FeSi theo đúng phiếu công nghệ.
- Do công nhân sản xuất và nhân viên kỹ thuật tiến hành.
7. Tinh luyện thép:
- Ở bước này thép được tinh luyện và chuyển vào bệ hồi chuyển
Sau đó được đưa sang thùng trung gian.
Kiểm tra

Phôi thép
Loại
- Công
nhân thực hiện có sự giám sát của nhân viên kỹ thuật.

8. Đúc
- KhiNung
thépphôi
lỏng trong thùng rót đã rót vào thùng trung gian, công
Nạp phôi

nhân vận hành khuôn chính điều chỉnh chế độ đúc theo các thao
tác được
hướng dẫn. Sau thaoCắt
tác đầu
đúcđuôi
tạo ra
Phôi thép
Cán thô
phôi
- Công nhân sản xuất thực hiện.
9. Cắt phôi

Cắt đầu đuôi MC2
Cán bán tinh và tinh
- Phôi được cắt theo kích thức đã quy định
- Công
sản xuất tiến hànhĐẩy thanh thép 3A
Khốinhân
cán tinh
10. Gạt phôi và Sàn nguội.
Đẩy
thép
- Phôi
sau
khithanh
được3Bcắt sẽ được gạt bề Tôi
mặtthép
bằng thiết bị gạt để tạo độ

mịn bề mặt phôi và được đưa vào sàn nguội làm nguội phôi
Cắt phân đoạn

Phanh đuôi thanh thép

- Do công nhân sản xuất tiến hành.

11. Sau khi được sàn nguội, phôi được bộ phận KCS tiến hành kiểm tra,
Nhả thanh thép ra sàn

Sàn số
nguội
sơn dầu đánh

lô và tiến hành nhập kho. nguội

Kiểm tra

Dừng xử lý

Cắt phân đoạn theo yêu
Phân
loại cán nóng
Sơ đồ 1.2.
Quy trình sản xuất Thép
thanh
cầu

SV:

Cân – treo Êtêkét, sơn
đầu thanh

10

Đóng bó
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A

Nhập kho


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:


(Nguồn: Bộ phận kỹ thuật)

SV:

11
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

1. Phôi thép
- Phôi thép được sản xuất tại Công ty hay nhập ngoài vào Công ty, là
phôi vuông có kích thước từ 120x120 (mm) đến 150x150 (mm), có
chiều dài tiêu chuẩn là 6m và 12m.
- Phôi thép được nhập vào kho của công ty, trước mỗi đợt cán thì sẽ
được nhập vào kho của nhà máy để sẵn sàng cho cán các sản phẩm
theo lệnh sản xuất.
- Việc bảo quản phôi tương đối đơn giản. Phôi được xếp thành đống
để chồng lên nhau theo dạng hình vuông sao cho thuận lợi cho cổng
trục và cầu trục dễ gắp phôi là được. Phôi có thể để ở bãi phôi ngoài
trời hoặc trong nhà máy.
2. Kiểm tra phôi thép
- Mỗi một loại sản phẩm thép sẽ được cán bằng một mác phôi tương
ứng với tiêu chuẩn riêng, được bộ phận kỹ thuật đưa ra yêu cầu cụ
thể về chất lượng như: kích thước, thành phần hóa học, độ cong
vênh, rỗ khí, nứt ngang, nứt dọc hay ngậm xỉ.
- Công việc này được chỉ đạo và thực hiện bởi quản đốc, phó quản

đốc và công nhân tổ lò, nhân viên KCS.
3. Nạp phôi vào lò
- Sau khi phôi được nhập vào kho của nhà máy đã qua kiểm tra chất
lượng thì sẽ được nạp vào lò gia nhiệt để cán. Công việc này được
thực hiện bởi công nhân của tổ lò gia nhệt.
4. Nung phôi
- Việc nung phôi trong lò gia nhiệt sẽ được vận hành bởi công nhân
vận hành lò trực thuộc tổ lò gia nhiệt.
5. Cán thô
- Phôi cán sau khi được gia nhiệt đến nhiệt độ cán thì sẽ được đưa vào
khu vực máy cán thô làm giảm diện tích vật cán xuống đến kích
thước yêu cầu sau giá cán cuối cùng của khu vực cán thô. Việc này
được thực hiện tự động hoặc bán tự động bởi công nhân vận hành
trên trạm điều khiển trung tâm (Pit 1).
6. Cắt đầu đuôi phôi

SV:

12
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

- Phôi cán sau khi đi qua khu vực cán phôi sẽ được cắt đầu, đuôi phôi.
Phần bị cắt bỏ chính là phần bị khuyết tật, nứt vỡ dễ gây sự cố khi
đưa vào khu vực gia cán tinh và bán tinh. Ngoài ra máy cắt đầu,
đuôi phôi còn có tác dụng cắt phôi thành từng đoạn nhỏ tầm 800mm

khi xảy ra sự cố trên đường cán cán.
- Thiết bị này được vận hành tự động bởi sự cài đặt sẵn trong phần
mềm chạy máy bởi cán bộ phụ trách.
7. Cán tinh và bán tinh
- Khu vực cán tinh và bán tinh dùng để cán ra thành phẩm thép lớn từ
D19 trở lên và thép nhỏ phải đi qua khối cán tinh đối với các sản
phẩm cán cuộn Ø6 đến Ø12 và từ D8 đến D18.
- Thiết bị này được vận hành tự động bởi sự cài đặt sẵn trong phần
mềm chạy máy bởi cán bộ phụ trách.
8. Khối cán tinh
- Khối cán tinh (Block) là một khối giá cán bao gồm 10 giá cán được
đặt nghiêng 45 độ so với phương thẳng đứng. Đây là bộ phận quan
trọng nhất của nhà máy, dùng để cán các sản phẩm nhỏ và có vận
tốc cao từ D18 trở xuống.
- Thiết bị này được vận hành tự động bởi sự cài đặt sẵn trong phần
mềm chạy máy bởi cán bộ phụ trách.
9. Đẩy thanh thép 3A
- Thép sau khi đi qua khu vực cán tinh và bán tinh hoặc khu vực
Block tùy từng loại sản phẩm mà được dẫn trực tiếp tới máy đẩy
3A. Máy đẩy có tác dụng đẩy tiếp thanh thép vào hộp tôi, giữ cho
tốc độ cán được ổn định.

SV:

13
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD:

10. Tôi thép
- Tôi thép là một thiết bị thực hiện quy trình công nghệ tôi bề mặt
giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà chi phí rẻ nhất có thể mang
lại.
- Việc cài đặt thông số hộp tôi được thực hiện bởi phần mềm chạy
máy do cán bộ phụ trách thực hiện cho mỗi loại sản phẩm.
11. Đẩy thanh thép 3B
- Thép sau khi đi qua hộp tôi sẽ được máy đẩy 3B đẩy tiếp xuống khu
vực cắt phân đoạn thành phẩm. Máy có tác dụng giúp ổn định vận
tốc cán.
12. Cắt phân đoạn
- Máy cắt phân đoạn có tác dụng cắt thép ra thành từng đoạn là bội số
của chiều dài thanh thép thành phẩm sao cho phù hợp với chiều dài
của sàn nguội.
13. Phanh đuôi thanh thép
- Thép sau khi qua máy cắt phân đoạn sẽ được phanh đuôi lại từ vận
tốc cán đến vận tốc hợp lý để thép ổn định vận tốc trong thiết bị nhả
thép xuống sàn nguội mà không bị sự cố.
14. Nhả thanh thép ra sàn nguội
- Thiết bị này có tác dụng: nhận thép từ phanh đuôi vào và giữ ổn
định thép sau đó nhả thép xuống sàn nguội một cách hợp lý và nhịp
nhàng với phanh đuôi và sàn nguội.
15. Sàn nguội
- Sàn nguội có cấu tạo phù hợp để hoạt động nhịp nhàng với cụm
thiết bị nhả thép xuống sàn nguội. Ngoài ra nó còn có tác dụng quan
trọng là làm nguội thép đến nhiệt độ thỏa mãn cho các công đoạn
tiếp theo.


SV:

14
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

16. Kiểm tra
- Khi thép được thả xuống sản nguội thì cần phải được kiểm tra chất
lượng bao gồm đơn trọng, bề mặt, màu sắc…
- Việc này được thực hiện bởi công nhân tổ công nghệ và nhân viền
KCS.
17. Cắt phân đoạn theo yêu cầu
- Đây là một cụm thiết bị được chế tạo phù hợp cho việc cắt thép
thành những đoạn có chiều dài nhất định theo tiêu chuẩn hoặc chiều
dài nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà máy.
18. Phân loại
- Sau khi cắt phân đoạn thép sẽ được phân loại những cây có chiều
dài thỏa mãn, những cây không có chiều dài thỏa mãn sẽ được tách
riêng. Việc này bao gồm cả việc tách số cây thép thành từng bó có
khối lượng hợp lý.
- Công việc này được thực hiện vởi công nhân tổ Thành phẩm.
19. Đóng bó
- Thép sau khi đã được phân loại sẽ được đóng bó cẩn thận théo tiêu
chuẩn.
20. Cân - treo eteket – sơn đầu thanh
- Thép sau khi được bóng bó sẽ được cân lấy trọng lượng, in eteket,

Kéo và đẩy dây thép vào tạo

Tôi hai
bề mặt
sơn
đầudây
bó.thép
cuộn
- Công việc này cũng được thực hiện bởi công nhân tổ thành phẩm và

nhân
viên
KCS.
Làm
nguội
thép
Tạo vòng
21. Nhập kho
- Thép sau khi được treo eteket, sơn đầu bó sẽ được nhập kho và đưa
vào biên bản sản xuất, kết thúc quá trình sản xuất thép thanh.
Dừng

Kiểm
trađược thực hiện bởi công
- Công việc
này
nhânxửthuộc
bộ phận cảng
kho.
Đóng


Sơ đồ 1.3. Dồn
Quácuộn
trình sản xuất thép cuộn (dây)
(Ф6mm,
Ф8mm)

Quy trình sản xuất thép dây tương tự như quy trình cán thép thanh ở 10
bước đầu tiên và từ bước 11 trở đi thay đổi như sau:

Cân – Treo Êtêkét

Phân loại
SV:

Kiểm tra
15
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A
Nhập kho


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

(Nguồn: Bộ phận kỹ thuật)
11. Tôi bề mặt thép dây
- Thiết bị này có tác dụng tương tự như tôi thép thanh. Giúp cải
thiện chất lượng thép cuộn, giúp thép có bề mặt bóng đẹp,
không bị bong tróc, rộp bề mặt và bảo quản được lâu hơn.

12. Kéo và đẩy thép vào đầu tạo cuộn
- Thép sau khi đi qua hộp tôi bề mặt sẽ được máy đẩy kẹp và đẩy
vào đầu tạo cuộn. Thiết bị giúp ổn định vận tốc thép đi vào đầu
tạo cuộn giúp thiết bị tạo cuộn hoạt động ổn định.
13. Tạo vòng
- Thiêt bị này có tác dụng tạo thanh thép thành từng vòng đều nhau
và nhả xuống bàn làm nguội thép một cách lần lượt và đều đặn.
14. Làm nguội thép
- Đây là một cụm thiết bị bao gồm các bàn con lăn nối tiếp nhau
và hệ thống quạt gió làm mát giúp làm nguội thép sau khi đã
được tạo thành vòng xuống nhiệt độ hợp lý thuận tiện cho các

SV:

16
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

thao tác tiếp theo. Ngoài ra nó còn có tác dụng đảm bảo chất
lượng thép được tốt đồng đều.
15. Kiểm tra
- Thép sau khi đi đến gần cuối khu vực làm nguội sẽ được kiểm tra
kích thước, bề mặt để điều chỉnh sao cho thỏa mãn các tiêu
chuẩn đề ra cho từng sản phẩm.
- Công việc này được thực hiện bởi công nhân tổ công nghệ và
nhân viên KCS.

16. Dồn cuộn
- Thép sau khi được làm nguội và kiểm ra sẽ được đưa vào cụm
thiết bị để dồn lại thành cuộn lớn thuận tiện cho đóng bó và vận
chuyển.
17. Đóng bó
- Thép sau khi được dồn cuộn sẽ đi tiếp vào khu vực đóng bó.
Đóng bó thép theo đúng tiêu chuẩn và chắc chắn.
18. Cân, treo eteket
- Bó thép sau khi được đóng bó cẩn thận sẽ được cân và treo
eteket cho từng bó.
19. Kiểm tra
- Thép sau khi đã được cân, treo eteket sẽ được kiểm tra lại lần
cuối, vào biên bản sản xuất để cho nhập kho thành phẩm, kết
thúc quá trình cán thép cuộn.
- Công việc này được thực hiện bởi công nhân tổ công nghệ và
nhân viên KCS.
20. Nhập kho
- Thép sau khi được kiểm tra lần cuối sẽ được nhập kho thành
phẩm để bảo quản và xuất bán cho khách hàng.
- Công việc này được thực hiện bởi nhân viên bộ phận cảng kho.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP HÒA
PHÁT
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Người đứng đầu là chủ tịch công ty - Ông Trần Tuấn Dương. Công ty hiện
đang quản lý hai nhà máy: Nhà máy Cán thép và Nhà máy Phôi Thép ở Hưng
SV:

17
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

Yên. Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, công ty còn có hai chi nhánh ở Thành phố Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một công ty con ở tỉnh Bình Định.
Sơ đồ 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
Chủ tịch công ty

Ban giám đốc công ty

Văn phòng công ty

Công
ty con
Bình
Định

Khối sản xuất

Chi

Chi

Phòng

Phòng


Phòng

Phòng

Nhà

Nhà

nhánh

nhánh

kinh

kế

vật tư

tổ

máy

máy

TP.

Đà

doanh


toán

chức

Phôi

Cán

HCM

Nẵng

thép

thép

(Nguồn: Phòng tổ chức)

Số cấp quản lý: 2 cấp.
 Cấp quản lý doanh nghiệp: Chủ tịch công ty, Ban giám đốc công ty
và các phòng ban chức năng.
 Cấp sản xuất: các phân xưởng của hai nhà máy.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý.
Chủ tịch công ty là Ông Trần Tuấn Dương. Ông là người đứng đầu
công ty, là người đại diện của vốn chủ sở hữu của công ty, có trách nhiệm
quản lý, điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị
đề ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty, điều hành công tác lao động, tiền lương; các chế độ
về tiền lương, tuyển dụng lao động…
Ban giám đốc công ty: Là người đại diện theo Pháp luật của công ty,

SV:

18
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

nhận nhiệm vụ từ Chủ tịch công ty và Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ được giao phó. Thay Chủ tịch giải quyết các công việc nội bộ,
đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong công ty và có trách
nhiệm báo cáo thương xuyên tới Chủ tịch về các công việc được giao.
Giám đốc nhà máy có vai trò tiếp nhận và triển khai thực hiện các kế
hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty. Điều hành, giám sát, đôn đốc
toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt
các mục tiêu về kế hoạch sản xuất, sản lượng, chất lượng, vệ sinh công
nghiệp, vệ sinh lao động, an toàn, kỷ luật. Chỉ đạo các phòng ban chức năng
của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách
có hiệu quả chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy.
Phòng kinh doanh gồm 12 người, trưởng phòng là Ông Đinh Quang
Hiếu. Phòng kinh doanh thực hiện việc nghiên cứu và khai thác thị trường,
mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, quảng bá sản phẩm… Xem
xét, ký kết hợp đồng bán hàng. Giao dịch, liên hệ với khách hàng, lệnh cho
thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách
hàng. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chức việc thực hiện kế hoạch sản
xuất của Nhà máy Phôi thép và Nhà máy Cán thép.
Phòng kế toán gồm 13 người. Kế toán trưởng là Bà Nguyễn Thị Thanh
Vân. Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh, lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị và phân tích
chúng nhằm cung cấp những thông tin tài chính cho Ban giám đốc một cách
chính xác, kịp thời.
Phòng vật tư gồm 12 người. Trưởng phòng là Bà Nguyễn Tố Hòa.
Phòng vật tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư. Đáp ứng
nhu cầu vật tư cho sản xuất. Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên
vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị
phục vụ sản xuất và các thiết bị khác. Giao dịch đàm phán với các nhà cung
ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất.
SV:

19
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD:

Phòng tổ chức gồm 17 người. Trưởng phòng là Bà Nguyễn Thị Thanh
Vân. Phòng vật tư có chức năng quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm
theo dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác. Căn cứ
vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới hay
cắt giảm nhân sự trình Ban giám đốc phê duyệt…
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT
1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Bảng 1.2. Bảng đánh giá khả năng huy động vốn
Đvt: VNĐ


Chênh lệch năm 2013
Chỉ tiêu
1.Nợ phải trả

Năm 2011

Năm 2012

với 2012

Năm 2013

%

1,689,357,118,460 1,516,412,946,857 1,614,780,892,466

98,367,945,609

6.49

42,718,892,120

6.64

2,376,486,890,443 2,160,200,788,120 2,301,287,625,849 141,086,837,729

6.53

2.Vốn chủ sở hữu
3.Tổng nguồn vốn


687,129,771,983

643,787,841,263

686,506,733,383

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng tính toán trên ta thấy, trong năm 2013, tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp tăng nhẹ hơn 141 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 6.53%. Cụ
thể:
- Nợ phải trả của công ty tăng hơn 98 tỷ đồng tương ứng với tốc độ
tăng 6.49%
- Vốn chủ sở hữu của công ty tăng hơn 42 tỷ đồng tương ứng với tốc
độ tăng 6.64%.
Qua phân tích, ta thấy tình hình huy động vốn của công ty tăng lên, điều
này là một tín hiệu tốt khi các doanh nghiệp hiện nay thường gặp khó khăn
trong vấn đề huy động vốn.
Bảng 1.3. Bảng đánh giá mức độ độc lập về tài chính
Chỉ tiêu

Năm
2011

Công thức

Năm
2012

Năm

2013

Chênh lệch
năm 2013 so
với 2012
%

SV:

20
Lớp: Kế toán tổng hợp 53A


×