Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bài giảng môn thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.84 KB, 73 trang )

Khái niệm
• Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) đánh
vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất
kinh doanh trong kỳ.

1


Đặc điểm
• Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất
trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự
đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng
chịu thuế.
• Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp bởi vậy mức động viên vào NSNN đối
với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.

2


Vai trò
• Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN (ở
Việt Nam tỷ trọng thuế thuế TNDN trong tổng số thu
NSNN từ 24% đến 30%)
• Thuế TNDN là công cụ quan trọng của nhà
nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế
• Thuế TNDN là công cụ của nhà nước để thực hiện
chính sách công bằng xã hội

3




Tổng quan về thuế TNDN

4


Người nộp thuế
• Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN

5


Thu nhập chịu thuế TNDN


Thu nhập chịu thuế TNDN gồm:

1.

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ
Thu nhập khác.

2.

6



Thu nhập từ hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
• Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp
dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh
nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt
động nhân với thuế suất tương ứng.

7


Thu nhập khác





Thu nhập từ chuyển nhượng vốn,
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài
sản;
• Thu nhập từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản

8



Thu nhập khác
• Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, kinh doanh ngoại
tệ;
• Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh ở ngoài Việt Nam;
• Thu nhập được chia từ thu nhập trước thuế của hoạt
động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh
tế trong nước;

9


Thu nhập khác





Hoàn nhập các khoản dự phòng;
Thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được;
Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ
chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ;
• Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm
trước bị bỏ sót.

10


Thu nhập khác

• Các khoản thu nhập khác không được hưởng
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

11


Thu nhập khác
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh:
 Liên quan trực tiếp đến doanh thu của hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thì tính vào thu nhập hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
 Không liên quan trực tiếp đến doanh thu của hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì tính vào thu nhập khác (không
được hưởng ưu đãi thuế TNDN).

• Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải
trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ
chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả
bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu
còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác,
nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí khi xác
định thu nhập chịu thuế.

12


Thu nhập khác
• Thu nhập từ lãi tiền gửi
 Lãi tiền gởi, lãi cho vay được bù trừ với lãi tiền vay, sau khi bù trừ
phần chênh lệch tính vào thu nhập khác hoặc được tính vào chi

phí được trừ.

• Thu nhập từ thanh lý tài sản, bán phế liệu, phế phẩm
 Tài sản được thanh lý; phế liệu, phế phẩm được bán mà không
liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh không được
ưu đãi thì nộp thuế theo quy định, không được hưởng ưu đãi.

• Thu nhập từ tiền phạt, tiền bồi tượng hợp đồng
 Chênh lệch thu chi tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng được tính
hoặc giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp không có thu
nhập khác để giảm trừ thì giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

13


Căn cứ tính thuế
• Thu nhập tính thuế trong kỳ
• Thuế suất

14


Thu nhập tính thuế

15


Thu nhập miễn thuế
• Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
• Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực
tiếp phục vụ nông nghiệp bao gồm: dịch vụ tưới, tiêu
nước; cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội
đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật
nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

16


Thu nhập miễn thuế
• Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời
kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công
nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. Thời gian
miễn thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt
đầu sản xuất sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử
nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới.

17


Thu nhập miễn thuế
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp có từ 51% số lao động bình
quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người
sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
• Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người
dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

18


Thu nhập miễn thuế
• Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ
phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh
nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát
hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo
quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả
trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu,
bên liên doanh, liên kết đang được hưởng ưu đãi thuế

19


Thu nhập miễn thuế
• Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động
giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật,
từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt
Nam. Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không
đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì phải nộp
lại thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất
25% tính trên số tiền nhận tài trợ sử dụng không đúng
mục đích.

20



Khoản lỗ được kết chuyển
• Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về
thu nhập chịu thuế.
• Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì
được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu
nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian
chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm
tiếp sau năm phát sinh lỗ. Doanh nghiệp tự xác định số
lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế.
• Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh
lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì sẽ không
được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm
tiếp sau.

21


Khoản lỗ được kết chuyển
• Trước năm 2007, doanh nghiệp phải đăng ký kế hoạch
chuyển lỗ và chuyển lỗ theo kế hoạch đã đăng ký (TT
số 128/2003/TT-BTC )
• Năm 2008, doanh nghiệp tự xác định số lỗ kết chuyển,
không phải đăng ký kế hoạch chuyển lỗ
• Từ năm 2009, doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ và
liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những
năm tiếp theo (CV 7250/BTC-TCT và TT 18/2011/TTBTC)
• Từ năm 2011, doanh nghiệp được bù trừ số lỗ của quý
trước vào các quý tiếp theo trong cùng một năm
tài chính
22



Thuế suất
• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%
• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài
nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp
với từng dự án, từng doanh nghiệp.

23


Phương pháp tính thuế

24


Phương pháp tính thuế
• Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch
hoặc năm tài chính
• Kỳ tính thuế đầu tiên (doanh nghiệp mới thành
lập) và cuối cùng (doanh nghiệp chuyển đổi loại hình,
hình thức sở hữu, sát nhập, chia tách, giải thể, phá
sản…) không vượt quá 15 tháng
• Trường hợp doanh nghiệp có chuyển đổi kỳ tính
thuế TNDN từ năm dương lịch sang năm tài chính
(hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN năm
chuyển đổi (kỳ chuyển tiếp) không được vượt quá 12
tháng (Thông tư số 18/2011/TT-BTC)


25


×