Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN, đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.31 KB, 90 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG BÁN
HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY....................3
1.1. Đặc điểm bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây..............3
1.1.1. Danh mục hàng bán và dịch vụ của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Hà Tây.......................................................................................................3
1.1.2. Thị trường của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây....................3
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây..4
1.2. Tổ chức quản lý họat động bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Hà Tây...........................................................................................................6
1.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản và sổ kế toán của Công ty Cổ phần Dược
phẩm Hà Tây.................................................................................................9
1.3.1. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán..............................................9
1.3.2. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán........................................................10
PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY...................................................................12
2.1. Kế toán doanh thu.................................................................................12
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán...........................................................12
2.1.1.1. Đối với phương thức bán buôn trực tiếp................................12
2.1.1.2. Đối với phương thức bán lẻ....................................................19
2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu..............................................................24
2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu......................................................34
2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.................................................41


2.2.1. Chiết khấu thương mại..................................................................41
2.2.2. Giảm giá hàng bán.........................................................................43
2.2.3. Hàng bán bị trả lại.........................................................................48
2.3. Kế toán phải thu khách hàng................................................................48
2.3.1. Kế toán chi tiết phải thu khách hàng.............................................48

SV: Bùi Thị Phương Thúy


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

2.3.2. Kế toán tổng hợp phải thu khách hàng..........................................52
2.4. Kế toán giá vốn hàng bán.....................................................................57
2.4.1. Chứng từ và thủ tục kế toán...........................................................57
2.4.2. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán..................................................58
2.4.3. Kế toán tổng hợp về giá vốn hàng bán..........................................63
2.5. Kế toán chi phí bán hàng......................................................................65
2.5.1. Chứng từ và thủ tục kế toán...........................................................65
2.5.2. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng...................................................69
2.5.3. Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng................................................72
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY...................................................................74
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xu hướng hoàn thiện
kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây........................74
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................74
3.1.2. Nhược điểm...................................................................................77
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược
phẩm Hà Tây...............................................................................................78

3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng........................................................78
3.2.2. Về tài khoản sử dụng, phương pháp tính giá và phương pháp kế
toán..........................................................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82

SV: Bùi Thị Phương Thúy


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
HATAPHAR

: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

TSCĐ

: Tài sản cố định

GTGT

: Giá trị gia tăng

CK

: Chuyển khoản


CKTM

: Chiết khấu thương mại

BH

: Bán hàng

Cty

: Công ty

TK

: Tài khoản

CH

: Cửa hàng

Q

: Quầy

PXK

: Phiếu xuất kho

XĐKQKD


: Xác định kết quả kinh doanh

SV: Bùi Thị Phương Thúy


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng số 2.1. Bảng kê bán lẻ hàng hóa.................................................................22
Bảng số 2.2: Bảng cân đối tiền hàng các hiệu thuốc............................................24
Bảng số 2.3 : Sổ chi tiết bán hàng với sản phẩm Canhkimol 5vỉ x 10v..............32
Bảng số 2.4. Bảng tổng hợp chi tiết hàng bán.....................................................33
Bảng số 2.5: Nhật ký chung (Trích).....................................................................37
Bảng số 2.6: Sổ Cái tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.............40
Bảng số 2.7. Sổ cái tài khoản 521........................................................................43
Bảng số 2.8. Sổ cái tài khoản 532........................................................................47
Bảng số 2.9. Sổ chi tiết thanh toán với người mua (Trích)..................................50
Bảng số 2.10. Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng..................................53
Bảng số 2.11: Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng............................................55
Bảng số 2.12: Sổ chi tiết giá vốn hàng bán..........................................................60
Bảng số 2.13: Bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán......................................62
Bảng số 2.14: Sổ Cái tài khoản giá vốn hàng bán................................................64
Bảng số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản chi phí bán hàng...........................................70
Bảng số 2.16: Sổ cái tài khoản chi phí bán hàng.................................................73
Y

Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT................................................................................14

Biểu số 2.2: Phiếu thu..........................................................................................16
Biểu số 2.3. Giấy báo Có của Ngân hàng VIETIN BANK..................................18
Biểu số 2.4. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ..........................................21
Biểu số 2.5 : Đơn đặt hàng của Công ty Cổ phần Dược – vật tư Y tế Sơn La.....27
Biểu số 2.6. Báo giá của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây..........................28
Biểu số 2.7. Báo cáo bán hàng của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Sơn
La.........................................................................................................................30
Biểu số 2.8. Hóa đơn GTGT................................................................................45
Biểu số 2.9: Hóa đơn GTGT của chi phí vận chuyển..........................................68
Biểu số 2.10. Hóa đơn hoa hồng..........................................................................69

SV: Bùi Thị Phương Thúy


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Trình tự ghi sổ của HATAPHAR........................................................11
Sơ đồ 2.1: Quá trình kế toán tổng hợp doanh thu................................................35

SV: Bùi Thị Phương Thúy


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dù là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa,
doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp dịch vụ đều cần quan tâm đến khâu tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Đây chính là khâu có vai
trò quan trọng, nó gắn kết sản xuất với tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của đời sống xã hội, thúc đẩy sản xuất, góp phần giúp cho doanh nghiệp ngày một
lớn mạnh.
Với doanh nghiệp sản xuất, quá trình kinh doanh là quá trình mua nguyên vật
liệu – sản xuất – bán ra. Trong đó hoạt động bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt
động kinh doanh. Tại khâu này, kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được doanh
nghiệp ghi nhận dưới hình thức doanh thu bán hàng. Thực hiện tốt quá trình này,
doanh nghiệp sẽ có điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với nhà nước, đầu tư phát triển và nâng cao đời sống của người lao động.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao
thì kế toán có vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu thập, xử lý
thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với khâu bán hàng thì
kế toán bán hàng phải phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập có liên
quan đến bán hàng, giúp cho những người sử dụng thông tin của kế toán nắm được
toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho người quản lý trong
việc ra quyết định kịp thời cũng như trong việc lập kế hoạch kinh doanh trong
tương lai.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán
nghiệp vụ bán hàng đối với doanh nghiệp, cùng với những kiến thức đã được học
tập ở trường và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, em
đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược
phẩm Hà Tây” cho chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý họat động bán hàng của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Hà Tây.


SV: Bùi Thị Phương Thúy

1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dươc phẩm Hà Tây.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Để hoàn thành được đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Đức Vinh.
Với thời gian thực tập có hạn, khả năng lý luận cùng trình độ hiểu biết còn
hạn chế nên chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như của tập thể cán bộ nhân
viên phòng kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây để giúp em củng cố
kiến thức, hoàn thiện chuyên đề hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Bùi Thị Phương Thúy

2


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
1.1. Đặc điểm bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
1.1.1. Danh mục hàng bán và dịch vụ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân
và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất,
kinh doanh các loại thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế – Các mặt hàng được
phép lưu hành trong cả nước đã được Bộ Y tế cũng như Cục quản lý Dược Trung
ương cho phép.
Do lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất, mua bán, xuất nhập
khẩu các loại dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và trang thiết bị y
tế nên danh mục hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng mang những đặc thù
riêng của ngành dược. Công ty kinh doanh một số loại thiết bị y tế như: máy đo
huyết áp, máy đo đường huyết, máy trị viêm mũi dị ứng, nhiệt kế hồng ngoại đo
trán, máy xông mũi họng … Công ty có hơn 1000 sản phẩm thuốc các loại (bao
gồm hàng công ty sản xuất được và hàng nhập khẩu) nhưng có thể phân chia thành
các loại như thuốc có nguồn gốc thảo dược; acid amin, vitamin và khoáng chất;
thuốc kháng sinh; thuốc chống viêm dạng men; thuốc giảm đau hạ sốt; thuốc đường
tiêu hóa; thuốc đường hô hấp; thuốc nhỏ Mắt – Mũi – Tai; thuốc kháng sinh tiêm
bột; thuốc kháng kí sinh trùng; thuốc gan mật; thuốc cơ xương khớp; thuốc phụ
khoa; thực phẩm chức năng…
Bảng trích một số loại thuốc Công ty kinh doanh được ghi trong Phụ lục 1.
1.1.2. Thị trường của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây chuyên sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm phục vụ ngành dược cho các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc như: dược
phẩm, mỹ phẩm, nguyên phụ liệu ngành dược, trang thiết bị, dụng cụ y tế, thực
phẩm chức năng, hóa chất xét nghiệm…Khách hàng của công ty chủ yếu là các
bệnh viện lớn, ngoài ra còn có các nhà thuốc, các phòng phám và khách hàng có
nhu cầu mua thuốc.


SV: Bùi Thị Phương Thúy

3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Kinh doanh trong ngành dược phẩm, công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh
gay gắt của các đối thủ cùng ngành. Do bản thân dược phẩm là sản phẩm không thể
thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng tăng cao nên việc
xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực
này không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi
xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành dược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng
ngược dòng với tốc độ trung bình 18.8%/năm trong giai đoạn 5 năm 2009 – 2013
(Theo Báo cáo ngành Vietinbanksc – Ngành Dược phẩm Việt Nam). Nhận thức
được điều này, các nhà lãnh đạo của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây đã chú
trọng xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thuốc chữa
bệnh trong cả nước. Vì vậy, thị trường của công ty rải hầu khắp các tỉnh miền Bắc
và một số tỉnh miền Trung, miền Nam. Sản
phẩmcủaHATAPHARđượccungứngquamạnglướiđại lý sâurộnglàcáccôngty dược
phẩmtạigần30tỉnhthànhtrongcảnướcnhư:CôngtycổphầnDượcphẩmCầnGiờ,
chinhánhdượcTW2tạiCầnThơ,dượcTW3tạiĐàNẵng,Côngty CổphầnDược phẩm
Nam Hà,DượcphẩmHảiPhòng,Hải Dương,TháiBình, Nam Định, Thanh hoá,
NghệAn,NinhBình, Cao Bằng,BắcCạn,TháiNguyên,Bắc Giang,Bắc
Ninh,QuảngNinh…RiêngtạiHà Tây
(cũ),mạnglướicáccửahàngdượcphẩmHàTâytrảirộngtớitấtcảcácxãphường,kể
cảcácxãvùngsâu,vùngxa.Nhờvàochínhsáchphânphốilinhhoạt,độingũ trình dược viên

năng động, HATAPHARngàycàngchiếmlĩnhđượcthịtrườngvùngvàhướng
tớixâydựngmạnglướiphânphốirộngkhắpcảnước.
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Mặc dù hoạt động chủ yếu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là sản
xuất thuốc nhưng để đánh giá được kết quả và hiệu quả họat động của Công ty thì
không thể không nhắc đến nghiệp vụ bán hàng. Đây là nghiệp vụ chủ yếu mang lại
lợi nhuận cho công ty. Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
được thực hiện, vốn của Công ty được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
giá trị. Công ty sử dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau, nhưng chủ yếu là
ba phương thức: bán buôn, bán lẻ trực tiếp và phương thức tiêu thụ qua các đại lý

SV: Bùi Thị Phương Thúy

4


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

(ký gửi).
 Về bán buôn trực tiếp tại công ty với số lượng lớn theo các hợp đồng kinh
tế và các đơn đặt hàng. Công ty căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết với khách hàng
để giao cho khách hàng hoặc vận chuyển đến địa điểm giao hàng. Khách hàng có
thể thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán và trả chậm trong một thời gian nhất
định. Khi đó, hàng hóa được coi là tiêu thụ và kế toán phản ánh vào doanh thu tiêu
thụ của Công ty.
 Về bán lẻ: Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng có thể là cá
nhân hay tập thể, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, không mang tính chất kinh doanh.
Phương thức bán hàng này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và

bắt đầu đi vào tiêu dùng, hàng hóa bán ra với số lượng ít, thanh toán ngay và thường
là thanh toán bằng tiền mặt. Phương thức này thường do các cửa hàng, chi nhánh
trực thuộc của Công ty thực hiện. Khi giao hàng cho các cửa hàng, các chi nhánh
trực thuộc, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu, quản lý của Công ty, do đó Công ty chưa
ghi nhận doanh thu. Doanh thu của Công ty chỉ được ghi nhận khi các cửa hàng,
quầy thuốc, chi nhánh này bán được hàng, khách hàng đã thanh toán và chấp nhận
thanh toán.
Phương thức bán lẻ của Công ty có một số nét đặc thù riêng biệt vì vậy kế
toán phương thức thức bán lẻ có những khác biệt. Kế toán các nghiệp vụ tiêu thụ
theo phương thức bán lẻ ở Công ty có thể khái quát một số nghiệp vụ cơ bản sau:
- Khi công ty xuất hàng cho các Chi nhánh, hiệu thuốc, kế toán ghi:
Nợ TK 1561
Có TK1368
- Khi các hiệu thuốc nhập hàng, kế toán ghi bút toán đảo:
Nợ TK 1368
Có TK1561
- Khi Chi nhánh, hiệu thuốc bán được hàng, báo về Công ty:
+ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632: giá trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Chiết khấu

SV: Bùi Thị Phương Thúy

5


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Nợ TK 6418: Chiết khấu mà các quầy bán lẻ được hưởng

Có TK 1561
+ Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131: Chi tiết chi nhánh, hiệu thuốc
Có TK 5111
Có TK 3331
 Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi): Hàng ký gửi vẫn thuộc
quyền sở hữu của Công ty cho đến khi chính thức tiêu thụ. Tiền hoa hồng trả cho
các đại lý được tính vào chi phí bán hàng. Đại lý của Công ty được đặt ở gần 30
tỉnh thành trên cả nước. Khi được chọn làm đại lý, đại lý được coi là bạn hàng của
Công ty, thay mặt Công ty bán hàng. Để đi đến mối quan hệ này, Công ty và bên
nhận đại lý phải ký kết một hợp đồng đại lý. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận về
phương thức đặt hàng, chủng loại và khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện theo
từng lần đặt hàng cụ thể, chất lượng hàng hóa, giá cả và phương thức thanh toán,
thù lao cho hoạt động đại lý, phương thức giao, nhận và vận chuyển hàng, trách
nhiệm của các bên. Các đại lý thường có quy mô lớn, thường là các chi nhánh, các
công ty Dược trên cả nước.
Để tránh những sai sót trong khâu bán hàng có thể xảy ra, Công ty thường
yêu cầu trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng phải ghi rõ những điều khoản
sau: Tên đơn vị mua hàng, địa chỉ đơn vị mua, mã số thuế của đơn vị mua, số
lượng, đơn giá, quy cách, phẩm chất của hàng hóa, thời gian, địa điểm giao nhận
hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, các chế độ ưu đãi cùng cách
thức giải quyết tranh chấp xảy ra. Công ty căn cứ vào đó để giao hàng và theo dõi
thanh toán.Hiện nay, Công ty luôn thực hiện việc bán hàng theo hợp đồng và đơn
đặt hàng.Vì theo hình thức này, hoạt động kinh doanh của Công ty có cơ sở vững
chắc về mặt pháp lý, do đó Công ty có thể chủ động lập kế hoạch tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kinh doanh của Công ty.
1.2. Tổ chức quản lý họat động bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Quản lý họat động bán hàng là một yêu cầu thực tế, xuất phát từ mục tiêu mà

SV: Bùi Thị Phương Thúy


6


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

doanh nghiệp đã đặt ra. Nếu Công ty quản lý tốt hoạt động bán hàng thì sẽ giúp
Công ty thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng của vốn, của hàng hóa, giúp cho
hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng, tránh ứ đọng hàng làm phát sinh chi phí
lưu kho lưu bãi, tiết kiệm được chi phí, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động bán hàng có hiệu quả thìmới đảm bảo được chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch
tiêu thụ và đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Do đó, quản lý hoạt động bán hàng là một khâu vô cùng quan trọng trong các hoạt
động tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp chuyên sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm thuốc. Đây là một mặt hàng kinh doanh khá nhạy cảm
vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng. Vì vậy đòi hỏi Công ty phải
tạo được niềm tin, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng. Hơn 45 năm hoạt động
trong ngành, HATAPHAR hiểu rằng, việc xây dựng một thương hiệu bền vững
trước hết phải bắt đầu từ chất lượng sản phẩm tốt. Công ty có một đội ngũ trình
dược viên năng động, có kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc. Công ty còn
có phòng QC (Quality control) phụ trách riêng về kiểm nghiệm chất lượng. Bên
cạnh việc phải đảm bảo chất lượng, để khách hàng có thể biết đến và tin tưởng các
sản phẩm thuốc của mình thì công tác quảng bá thương hiệu cũng được Ban Giám
đốc công ty hết sức chú trọng. Các phòng ban, các bộ phận, các cá nhân trong Công
ty được phân công phân nhiệm rất rõ ràng và hợp lý.
Để quản lý tốt hoạt động bán hàng phải kể đến công sức không nhỏ của
những người lãnh đạo Công ty là Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc (Phó

Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất và đảm bảo chất lượng, Phó Tổng Giám đốc phụ
trách kinh doanh và hậu cần, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Marketing và nghiên
cứu phát triển thị trường). Đây là những người ra các chiến lược kinh doanh, định
hướng phát triển cho Công ty, điều hành và quản lý chung các họat động trong và
ngoài Công ty, trong đó có họat động bán hàng. Mặt khác, Ban Giám đốc còn trực
tiếp tham gia tiếp cận thị trường, ký kết các Hợp đồng kinh tế lớn cho Công ty.
Phòng kế hoạch của Công ty giống như phòng kinh doanh, giúp lãnh đạo

SV: Bùi Thị Phương Thúy

7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Công ty đôn đốc thực hiện những kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tiếp thị, ký kết
các hợp đồng bán hàng, vận chuyển hàng, thanh toán, chiết khấu thương mại…
Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động đồng thời thông qua sự hỗ trợ
của các công ty Marketing chuyên nghiệp, thực hiện quảng cáo qua truyền thông,
hội thảo, website, tham gia tích cực các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây kinh doanh nhiều loại hàng hóa với
nhiều phương thức tiêu thụ và thanh toán khác nhau.. Hàng hóa tiêu thụ ở Công ty
Cổ phần Dược phẩm Hà Tây gồm có hai nguồn: hàng do công ty sản xuất và hàng
do công ty mua lại từ các công ty dược khác rồi sau đó bán ra ngoài. Cả hai nguồn
hàng tiêu thụ này đều được theo dõi chung trên tài khoản 1561 – Hàng hóa.Hàng
hóa sản xuất ra chỉ theo dõi tổng hợp trên tài khoản 155, sau đó chuyển sang tài
khoản 1561 để theo dõi. Để quản lý tốt hoạt động bán hàng thì tại phòng kế toán
cũng có sự phân công công việc như sau:Tại các đơn vị trực thuộc Công ty, kế toán

bán hàng sẽ có trách nhiệm phụ trách việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng phát
sinh tại đơn vị mình vào các hóa đơn, các bảng tổng hợp cuối tháng. Sau đó, các
hóa đơn này sẽ được chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Các kế toán viên sẽ có
trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn. Sau đó, kế toán tiêu thụ hàng
hóa sẽ có trách nhiệm cập nhật các hóa đơn này vào sổ kế toán chi tiết các tài khoản
5111, 632…Cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ có trách nhiệm tổng hợp lên báo cáo tài
chính và xác định khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước trong kỳ.
Ngoài ra, các nghiệp vụ bán hàng sẽ phát sinh các khoản thanh toán với
người mua, các khoản thanh toán với ngân hàng…Quản lý công tác bán hàng đồng
nghĩa với việc công ty phải theo dõi cụ thể đến từng đối tượng khách hàng, từ tên
tuổi, địa chỉ, mã số thuế, khoản nợ, thời hạn thanh toán. Công ty thực hiện việc
quản lý bằng cách mã hóa cho từng khách hàng của mình. Mỗi khách hàng có một
mã hiệu, gọi là mã khách hàng. Việc quản lý khách hàng này được hỗ trợ bằng phần
mềm máy tính, điều này khiến cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, tránh được các
sai sót cho Công ty.

SV: Bùi Thị Phương Thúy

8


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

1.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản và sổ kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Hà Tây
1.3.1. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, để thực hiện công tác hạch toán kế toán, Công ty Cổ phần Dược
phẩm Hà Tây đang áp dụng danh mục hệ thống tài khoản theo Quyết định

15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, có chọn lọc và bổ
sung tài khoản chi tiết cấp 2 và cấp 3 cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của
Công ty.Theo đó, các tài khoản sẽ được xây dựng chi tiết theo yêu cầu quản lý cũng
như đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Hàng tồn kho của Công ty được hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty đang sử dụng:
 Tài sản ngắn hạn: Tài khoản 111 (1111, 1112), 112
[1121(11211,11212,11213),1122], 131, 133, 136, 138, 139,141, 142, 151, 152
(1521, 1522), 153, 154,155, 156, 157.
 Tài sản dài hạn: Tài khoản 211 (2111, 2112, 2113, 2114, 2118), 213 (2131,
2136, 2138), 214 (2141, 2143), 222, 223, 228, 229, 241, 242, 243, 244.
 Nợ phải trả: Tài khoản 311, 315, 331, 333[3331(33311,33312), 3333,
3334, 3335, 3337, 3338, 3339], 334, 336, 338, 341, 342, 344.
 Vốn chủ sở hữu: Tài khoản 411( 4111, 4112, 4118), 412, 413, 414, 415,
418, 419, 421(4211, 4212).
 Doanh thu: Tài khoản 511 (5111, 5112, 5113), 515, 521, 531.
 Chi phí sản xuất kinh doanh: Tài khoản 621, 622, 627 (6271, 6272, 6273,
6274, 6277, 6278), 632, 635, 641 (6411, 6412, 6413, 6414, 6417, 6418), 642 (6421,
6422, 6423, 6424, 6425, 6426, 6427, 6428).
 Thu nhập khác: Tài khoản 711.
 Chi phí khác: Tài khoản 811, 821.
 Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911.
 Tài khoản ngoài bảng : Tài khoản 007.

SV: Bùi Thị Phương Thúy

9



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

1.3.2. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán
Dựa theo những đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh nên Công ty
đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” để ghi sổ kế toán. Việc áp dụng hình
thức kế toán này đã mang lại cho Công ty rất nhiều những thuận lợi trong công tác
kế toán áp dụng trên phần mềm kế toán máy VIETSUN.
Danh mục sổ kế toán Công ty đang sử dụng
Các loại sổ kế toán tổng hợp gồm:
+ Sổ Cái các TK
+ Sổ Nhật ký chung
Các loại sổ kế toán chi tiết gồm:
+ Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ, vật liệu, hàng hóa
+ Thẻ kho
+ Thẻ TSCĐ
+ Sổ chi tiết bán hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán
+ Sổ chi tiết tiền mặt
+ Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
+ Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người mua
+ Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán
Trình tự ghi sổ kế toán:Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra
được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký chung,
sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái từng tài khoản, lập Bảng cân đối số phát
sinh sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết).
Cuối kỳ, căn cứ số liệu ghi trên Bảng cân đối số phát sinh tài khoản để lập

SV: Bùi Thị Phương Thúy

10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

các Báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.1. Trình tự ghi sổ của HATAPHAR
Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung

Sổ Cái

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số

phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, Kiểm tra

SV: Bùi Thị Phương Thúy

11


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DƯỢC
PHẨM HÀ TÂY
2.1. Kế toán doanh thu
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Nghiệp vụ ghi nhận doanh thu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây diễn
ra hàng tháng với tần suất liên tục và có giá trị lớn. Việc ghi nhận doanh thu của
Công ty tuân theo Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam. Công ty chỉ ghi
nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
 Có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản
phẩm của Công ty.

 Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm,
hàng hóa.
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
 Công ty đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động bán hàng.
 Công ty xác định được các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng.
Khi không thỏa mãn được tất cả các điều kiện trên thì kế toán của Công ty
không hạch toán vào tài khoản doanh thu.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Toàn bộ số sản phẩm, hàng hóa Công ty tiêu thụ
đều thuộc đối tượng nộp thuế GTGT. Vì vậy, doanh thu bán hàng của Công ty là
toàn bộ số tiền bán thành phẩm, hàng hóa không bao gồm thuế GTGT.
2.1.1.1. Đối với phương thức bán buôn trực tiếp
a/ Chứng từ sử dụng
Đối với phương thức này, chứng từ sử dụng bao gồm Hợp đồng kinh tế hoặc
Hợp đồng nguyên tắc, Hóa đơn GTGT (biểu số 2.1), Phiếu thu (biểu số 2.2), Giấy
báo Có (biểu số 2.3) và một số chứng từ khác có liên quan.
 Hợp đồng kinh tế ghi nhận các giao kết giữa bên bán và bên mua về số
lượng hàng bán, thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng, phương thức thanh

SV: Bùi Thị Phương Thúy

12


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

toán cùng các điều khoản nhằm giảm vi phạm hợp đồng và tránh gây tranh cãi về
mặt pháp lý. Hợp đồng kinh tế mỗi bên giữ hai bản, một bản Công ty lưu tại phòng

Kế hoạch, một bản sẽ được chuyển sang phòng Kế toán.
 Hóa đơn giá trị gia tăng được Công ty sử dụng như trong biểu 2.1 khi lập
phải ghi đủ các yếu tố nhưtên, địa chỉ, mã số thuế đơn vị bán hàng, mua hàng, giá
bán chưa thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT; tổng giá thanh toán cả
thuế GTGT.
 Phiếu thu trong biểu 2.2 cung cấp những thông tin về số tiền mà khách
hàng nộp với lý do gì và người nộp tiền là ai.
 Giấy báo Có của ngân hàng theo biểu 2.3 nhằm mục đích thông báo cho
công ty số tiền mà khách hàng trả nợ thông qua ngân hàng đã về tài khoản của ngân
hàng với số lượng và ngày tháng nào. Giấy báo có là cơ sở để kế toán thanh toán
ghi sổ giảm công nợ cho khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về các loại chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ Công
ty đang thực hiện, ta xét ví dụ sau:
Ví dụ 1: Ngày 31/10/2014, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây bán cho
Công ty TNHH Dược phẩm Meza theo hợp đồng số 0011396/HĐ - DHT đã ký
ngày 31/10/2014 1440 hộp Mezapulgit hộp 30 gói, 5500 hộp Mezacosid H3 và
1620 hộp Mezathion. Khách hàng chấp nhận thanh toán bằng chuyển khoản và
tiền mặt.
Quá trình luân chuyển chứng từ để ghi nhận doanh thu của nghiệp vụ bán
hàng theo phương thức bán buôn trực tiếp là: khi nghiệp vụ bán buôn phát sinh tức
là khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Khi đó, dựa vào hợp đồng kinh tếđã ký,
phòng Kế hoạch của Công ty sẽ tiến hành lập hóa đơn GTGT theo mẫu biểu 2.1, sau
đó chuyển cho giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt nếu thấy các yêu cầu hợp lý.
Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên, Liên 1 lưu tại phòng Kế hoạch, Liên 2 giao
cho khách hàng, Liên 3 sau khi được thủ kho ghi thẻ kho sẽ chuyển về phòng Kế
toán của Công ty để tiến hành nhập liệu vào máy tính. Phòng kế toán sẽ dựa vào hóa
đơn GTGT để hạch toán doanh thu.

SV: Bùi Thị Phương Thúy


13


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY
Địa chỉ

: Số 10A phố Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Số tài khoản: 102010000237170 Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Hà Tây
Điện thoại: 04 33824685 / 33829328 – Fax: 04 33829054

Mẫu số: 01GTKT3/001

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: AA/14P

Liên 3: Nội bộ

Số:0021309

Ngày 31 tháng 10 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Địa chỉ


: Số 10A phố Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Số tài khoản : 102010000237170 Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Hà Tây
Mã số thuế : 0500391400
Họ tên người mua:

Tên đơn vị: Công ty TNHH Dược phẩm Meza
Địa chỉ: Nhà A5 – Khu CCCT Sông Đà 2 – Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM/CK

STT
A
1

Mã số thuế: 0104752195

Tên hàng hóa, dịch vụ
B
Mezapulgit Hộp 30 gói

ĐVT
C
Hộp

Số lượng Đơn giá
1
2
1440 20.000


Thành tiền
3=1*2
28.800.000

2

Mezacosid H3 vỉ x 10 viên

Hộp

5500

21.600

118.800.000

3

Mezathion hộp 6vỉ x10 viên Hộp

1620

42.000

68.040.000

Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ:
215.640.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT:

10.782.000
Tổng số tiền thanh toán:
226.422.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm hai mươi sáu triệu bốn trăm hai mươi hai ngàn đồng chẵn
Người mua hàng
Người bán hàngThủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Khi kế toán nhận được hóa đơn này tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Ở
nghiệp vụ trên, khách hàng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt và chuyển khoản.
Tuy nhiên dù khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản hay tiền mặt, kế toán vẫn
sử dụng TK 131 – Phải thu khách hàng làm tài khoản trung gian. Làm như vậy giúp

SV: Bùi Thị Phương Thúy

14


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

kế toán tránh được hiện tượng chứng từ trùng khi thực hiện kế toán máy.
Khách hàng đề nghị thanh toán một phần tiền hàng bằng tiền mặt, khi đó kế
toán sẽ lập Phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 3 Liên: một liên lưu tại quỹ, một
liên giao cho khách hàng, liên còn lại lưu tại phòng Kế toán của Công ty.

SV: Bùi Thị Phương Thúy


15


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Biểu số 2.2: Phiếu thu
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây

Mẫu số 01-TT

10A – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng BTC

Quyển số : 02

PHIẾU THU
Ngày 31 tháng 10 năm 2014
Liên 3

Số CT

: 60

Nợ


: 1111



: 131

Họ tên người nộp tiền

: Thu Thảo

Địa chỉ

: Cán bộ kinh doanh Công ty dược Meza

Lý do nộp

: Thu tiền bán hàng Công ty Dược Meza

Số tiền

: 16.422.000 VNĐ

Viết bằng chữ

: Mười sáu triệu bốn trăm hai mươi hai ngàn đồng

chẵn./.
Kèm theo 02 bộ chứng từ gốc
Ngày 31 tháng 10 năm 2014

Giám đốc

Kế toán

Người nộp

Người lập

(Ký, họ tên,

trưởng

tiền

phiếu

đóng dấu)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười sáu triệu bốn trăm hai mươi hai
ngàn đồng chẵn./.
Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): không

Số tiền quy đổi
Sau khi nhận được hàng, khách hàng thanh toán nốt số tiền còn lại bằng

SV: Bùi Thị Phương Thúy

16


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

chuyển khoản. Dựa vào các số liệu đã có trên phần mềm máy tính, kế toán tiền gửi
ngân hàng đối chiếu với Giấy báo Có nhận được từ ngân hàng. Nếu số tiền chuyển
đến khớp với số tiền khách hàng chấp nhận thanh toán trên hóa đơn thì kế toán tiền
gửi tiến hành nhập số liệu vào máy tính.

SV: Bùi Thị Phương Thúy

17


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Biểu số 2.3. Giấy báo Có của Ngân hàng VIETIN BANK
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chi nhánh


: 00320 CN HÀ TÂY – NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngày

: 02/11/14

Thời gian in : 16:06:05
LỆNH CHUYỂN TIỀN ĐẾN
Số chuyển tiền

: 320114111350049

Ngày giao dịch

: 02/11/14

Tình trạng

: Close Paid off

Ngày tình trạng

: 02/11/14

Mã sản phẩm

: DB031C

Số thứ tự


: 000000149

Ngân hàng gửi điện

: 01323001

Ngân hành nhận điện

:00320 CN Hà Tây – NHTMCP Công thương Việt Nam

Tên người chuyển

: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MEZA

Địa chỉ

: An Bình Hà Nội

Người thụ hưởng

: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY

Tài khoản người hưởng

: 10201 0000 237 170

Địa chỉ người hưởng

: Công thương Hà Tây


Loại tiền tệ

: VND

Số tiền

: 210, 000, 000

Số tiền bằng chữ

: Hai trăm mười triệu đồng chẵn ./.>

Nội dung

: TT tiền hàng

Giao Dịch Viên

10:28:36

Đến từ DHT
NHTMCP An Bình – CN Hà Nội

Kiểm Soát Viên

***** End of Report*****
2.1.1.2. Đối với phương thức bán lẻ

SV: Bùi Thị Phương Thúy


18


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

Đối với phương thức này, chứng từ sử dụng gồm:
Chứng từ gốc: Hóa đơn bán lẻ, hóa đơn GTGT, Bảng kê bán lẻ
Chứng từ thanh toán: Phiếu thu
Các chứng từ khác có liên quan
Đối với phương thức bán lẻ ở các quầy thuốc, các cửa hàng thuốc đặt ở các
huyện, khi xuất hàng hóa phòng Kế hoạch tiến hành lập Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ (Biểu số 2.4). Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng được lập
thành 3 liên: liên 1lưu lại cuống, liên 2 giao cho cửa hàng, liên 3 làm căn cứ để thủ
kho ghi thẻ kho, sau đó chuyển lên cho phòng kế toán để kế toán nhập liệu cho
phiếu này. Phần doanh thu xuất nội bộ ghi tăng các khoản phải thu. Doanh thu này
được ghi nhận như sau: doanh thu sản phẩm xuất bán chính bằng giá bán lẻ trong kỳ
sau khi đã tách thuế GTGT (Thuế suất 5%). Công ty sử dụng TK 511 – doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của công ty
trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài khoản 511 được công ty sử dụng
một tài khoản cấp 2 là TK 5111 - doanh thu bán hàng hóa.
Phần mềm kế toán thiết kế đối với hình thức thanh toán tiền ngay, để tránh
trường hợp nhập trùng giữa hóa đơn GTGT, và phiếu thu tiền mặt, kế toán tiến hành
hạch toán thông qua tài khoản 131.
Đối với hình thức xuất bán cho các hiệu thuốc, công ty còn sử dụng TK 1368
ghi tăng khoản phải thu nội bộ khác, khi xuất bán theo phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, công ty sử dụng giá bán nội bộ, giá này bằng tổng giá vốn và tỷ lệ
chiết khấu trên mỗi hóa đơn. Giá vốn hiện thời chưa có, chỉ cuối tháng sau khi chạy
giá vốn thì mới xác định.

Ở các quầy bán lẻ, vì đây là mặt hàng thuốc nên khâu bán lẻ là khâu cuối
cùng trước khi đến tay người tiêu dùng. Do vậy, người mua thuốc chủ yếu là cá
nhân mua để tiêu dùng nên thường không cần hóa đơn. Trường hợp khách hàng
mua với giá trị trên 200.000 đồng, nếu người mua không lấy hóa đơn, kế toán quầy
hàng vẫn lập hóa đơn tương tự như biểu 2.1, trên hóa đơn ghi rõ “người mua không
lấy hóa đơn”. Trong trường hợp đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng thì không

SV: Bùi Thị Phương Thúy

19


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD: Trần Đức Vinh

cần lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua có yêu cầu. Cuối ngày, kế toán quầy
hàng sẽ lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ và hóa đơn GTGT theo số liệu của
Bảng kê (Liên 1 và 2 lưu tại quyển, Liên 3 xé ra lưu hành nội bộ). Dựa vào hóa đơn
này để nhập số liệu vào máy tính.
Dưới đây là một số chứng từ minh họa cho nghiệp vụ Công ty xuất hàng bán
cho chi nhánh trực thuộc:
Ví dụ 2: Ngày 05 tháng 10 năm 2014, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây
xuất bán một số loại thuốc cho Chi nhánh Dược phẩm Ba Vì.
Khi xuất hàng hóa, phòng Kế hoạch sẽ lập PXK kiêm vận chuyển nội bộ:

Biểu số 2.4. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

SV: Bùi Thị Phương Thúy


20


×