Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghiên cứu nước ngoài về nợ công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.42 KB, 2 trang )

Nghiên cứu “Growth in a Time of Debt” (2010) của Reinhart và Rogoff là một nghiên
cứu tiên phong thu hút nhiều quan tâm của giới kinh tế cũng như các nhà hoạch định
chính sách về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cụ thể là
thông quan mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ, tăng trưởng và lạm phát.
Dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế tiến bộ và mới nổi và hơn 3700 số liệu định
kỳ hàng năm về hệ thống chính trị, thể chế, những thay đổi về tỷ giá cũng như hệ thống
tiền tệ và các điều kiện lịch sử khác kết quả nghiên cứu chỉ ra ngưỡng nợ nguy hiểm là
90% GDP, khi quốc gia có ngưỡng nợ công vượt qua con số này tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
thường niên sẽ bắt đầu giảm. Và nghiên cứu lập luận dựa trên riêng số liệu của các nề
kinh tế mới nổi chỉ ra rằng khi tổng số dư nợ nước ngoài chạm ngưỡng 60% GDP, tăng
trưởng hàng năm của nước đó sẽ giảm 2% và khi các mức nợ nước ngoài vượt quá
ngưỡng 90% thì tăng trưởng GDP của nước đó gần như cắt giảm một nửa.
Trong các cuộc nghiên cứu tương tự về vấn đề nợ công, Jaimovich, D và Panizza, U
(2010) đã chứng minh rằng các nước đang phát triển có xu hướng cam kết với nợ công
nhiều hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bất kỳ quốc gia
nào có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ có nợ công nhiều hơn. Tuy nhiên, kết
quả này có thể không còn thích hợp với tình hình hiện nay vì hầu hết các nước phát triển
có xu hướng muốn có nợ công càng nhiều càng tốt. Lý do dẫn đến sự nhần lẫn này là do
tác giả sử dụng số liệu của các nước OECD cho mục đích nghiên cứu. Sức mạnh và tiềm
năng của các nền kinh tế mới nổi đã bị được bỏ qua, và cuối cùng dẫn đến sai sót này
(Theo Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán).
Theo nghiên cứu “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A
Selective Survey”, Don P. Clark (2011) đưa ra giải đáp cho câu hỏi FDI có gây ra tăng
trưởng kinh tế hay không. Vì ngoại tác lan truyền công nghệ là yếu tố quyết định đến
tăng trưởng kinh tế dài hạn, cuộc nghiên cứu bắt đầu với bằng chứng cấp độ công ty về
ngoại tác lan truyền công nghệ của FDI đối với các công ty trong nước. Các tài liệu FDI
và tăng trưởng vĩ mô được đề cập tới. Cuối cùng nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của FDI


đến bất bình đẳng thu nhập và / hoặc việc làm, kỹ năng, hoặc công ăn việc làm. Trong
nhiều bối cảnh, các chính sách làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập đều được


xem xét đặc biệt ngay cả khi họ đang tăng cường phúc lợi. Và sau hết nghiên cứu đi đến
kết luận rằng FDI thường gắn liền với ngoại tác lan truyền công nghệ tích cực, tăng
trưởng kinh tế và tăng bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu cũng chỉ ra kết luận rằng sự
gia tăng FDI sẽ ảnh hưởng đến nợ công. Trung Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường
hợp này. Bằng chứng cho thấy rằng khi FDI đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó sẽ
càng là một kênh quan trọng làm thay đổi tỷ lệ lãi suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển
vòng quanh vốn, mà còn có thể vay nhiều hơn từ bên trong quốc gia đó. Do khả năng
luân chuyển vốn như vậy, hình ảnh xấu của FDI thường được gọi là cuộc chiến huy động
vốn. Khi cuộc chiến huy động vốn xảy ra, thảm họa sẽ tấn công bất kỳ một nền kinh tế
nào có liên quan kể vì chính phủ không thể kiểm soát cung tiền.
Reinhart C.M. & Rogoff K.S, “Growth in a Time of Debt”, 2011.
Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A Selective
Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011.



×