Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.44 KB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC NGÀNH XÂY DỰNG TẠI
HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri

HÀ NỘI, 2018

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận băn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực.
Người cam đoan

NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò và yêu cầu tầm quan trọng

1
7

7
9

của thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức

13

1.4. Những điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán

19

bộ, công chức.
1.5 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

22


chức ở một số nước và bài học đối với Việt Nam.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH XÂY DỰNG TẠI HỌC
VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
2.1 Giới thiệu chung về học viện.
2.2 Tình hình tổ chức, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ở học viện qua giai đoạn 5 năm 2013-2017.
2.3 Đánh giá chung.
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
NGÀNH XÂY DỰNG TẠI HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY
DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
3.1. Phương hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức ngành Xây dựng trong giai đoạn 2018 – 2020 và tầm nhìn 2030
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

31

31
41
51
61

61

64

74
76
78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC

Cán bộ, công chức

CCHC

Cải cách hành chính

ĐTBD

Đào tạo, bồi dưỡng

HVCBXD

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

QLNN

Quản lý nhà nước

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Nội dung bảng

Trang

Bảng 2.1 Mô hình tổ chức của Học viện

32

Bảng 2.2 Chất lượng nguồn nhân lực của Học viện;

36

Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả phiếu điều tra của học viên tham gia học

48

theo Đề án 1961 và 1956 của Thủ tướng chính phủ trong năm 2017;
Bảng 2.4. Kết quả tổng hợp số người được đào tạo, bồi dưỡng phân theo

48

đối tượng khóa học qua các năm;
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học trong 5 năm từ
2013 -2017 của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.


55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức (CBCC) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước (QLNN), cung cấp
dịch vụ một cách hiệu quả, hiệu suất và chất lượng. Xuất phát từ góc độ lý luận cán
bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Có thể thấy rõ nếu đội ngũ cán bộ công
chức còn hạn chế, yếu kém thì hiệu lực, hiệu quả QLNN sẽ có nhiều bất cập. Không
chỉ trong hoạt động của bộ máy nhà nước mà kéo theo nhiều hệ lụy cho phát triển
kinh tế - xã hội khiến quốc gia ngày càng tụt hậu do khả năng cạnh tranh ở mọi lĩnh
vực giảm sút, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế
giới. Đây là khẳng định về phương diện lý luận cực kỳ quan trọng đã được Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh cải cách hành
chính (CCHC) nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là thời điểm bắt đầu thời kỳ cách
mạng 4.0 với trí thông minh nhân tạo, internet vạn vật…
Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tổng kết 10
năm về việc thực hiện “Chiến lược cán bộ, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” khi đánh giá về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC thời gian qua đã chỉ
rõ: việc đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) còn “….nặng về ĐTBD lý luận chính trị, nhẹ
về ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức QLNN, ngay cả trong đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ cũng thiếu cân đối. Hình thức, nội dung ĐTBD chậm đổi
mới, thời gian học tập còn dài, nặng về trang bị lý luận, thiếu thực tiễn, chưa chú
trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, khả năng thực hành, xử lý tình huống và
yếu về đào tạo theo chức danh” … “nhiều người đi học nặng về bằng cấp, nhẹ kiến
thức, học chỉ để thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ mà không thiết thực phục vụ công

việc đang làm, dẫn đến mâu thuẫn giữa bằng cấp với trình độ, năng lực thực
tiễn…”.

1


Trên cơ sở đó Hội nghị đã xác định: “Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội
ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc…” cũng chỉ ra
nhiệm vụ phải: “tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác ĐTBD cán bộ theo quy
định, theo tiêu chuẩn chức danh CBCC, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới
cho cán bộ làm lãnh đạo quản lý, coi đây là giải pháp hàng đầu trong thực hiện
chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới”.
Cho đến nay nhìn lại chặng đường ĐTBD CBCC đã qua, có thể nói công tác
này có những bước tiến đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng cũng như quy
mô ĐTBD đối với đội ngũ CBCC, bước đầu tạo chuyển biến trong hoạt động
QLNN theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác ĐTBD CBCC cũng bộc lộ những
hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ QLNN minh bạch, hiệu
lực, hiệu quả như kỳ vọng cũng như yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, đó là
điều được nêu ra khi đánh giá về đội ngũ CBCC trong chương trình tổng thể CCHC
nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. Tình hình thực trạng nền hành chính đã chỉ rõ:
“Đội ngũ CBCC còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực
chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc còn chậm đổi mới, tệ quan
liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ
phận CBCC” 20.
Trong bối cảnh chung như trên của nền hành chính, của đội ngũ CBCC, việc
thực hiện chính sách ĐTBD CBCC ngành Xây dựng cũng mang những đặc điểm,
tính chất tương đồng, không khỏi có những hạn chế.
Trong thực tiễn QLNN ở lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị, thể hiện hạn
chế, yếu kém của đội ngũ CBCC càng bộc lộ rõ cả phẩm chất, bản lĩnh nghề nghiệp,

đạo đức cũng như kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành
Luận văn nghiên cứu đề tài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức ngành Xây dựng tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị” sẽ góp
phần đề ra giải pháp thực hiện chính sách ĐTBD CBCC được kịp thời, phù hợp và
chất lượng nhằm đạt được kết quả cao như kỳ vọng đặt ra trong việc xây dựng đội
ngũ CBCC ngành Xây dựng ở nước ta.

2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTBD CBCC đã được nhiều công
trình nghiên cứu và bài viết ở nhiều góc độ khác nhau thuộc nội dung của chính
sách ĐTBD CBCC. Luận văn điểm qua một số công trình nghiên cứu đề tài cấp Bộ
như sau:
Nguyễn Trọng Điều (2012) Tổ chức khoa học công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCC Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; Trần Quang Minh (2012) Công tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước; Nguyễn Hữu Tám (2012) Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ giảng viên
đào tạo, bồi dưỡng CBCC đáp ứng yêu cầu CCHC; Nguyễn Thanh Xuân (2012) Cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC và cán
bộ cơ sở ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc; Nguyễn Thanh Xuân (2013) Cơ
sở khoa học của việc đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với công chức
ngành Nội vụ; Vũ Thanh Xuân (2013) Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí
chức danh; Nguyễn Ngọc Vân (2014) Nghiên cứu hệ thống tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu ĐTBD
CBCC theo nhóm đối tượng CBCC cấp xã, CBCC cấp huyện, tỉnh…
Các góc độ nghiên cứu đa dạng từ cách thức khoa học ĐTBD; các hình thức
ĐTBD CBCC theo vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý; theo vị trí làm việc, về kiến
thức kỹ năng chuyên ngành; đánh giá chương trình ĐTBD…

Những nghiên cứu này đã chỉ ra được khá sâu sắc những tích cực cũng như
hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD CBCC, viên chức, từ đó rút ra
được một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD CBCC, viên chức.
Dù các công trình nghiên cứu và bài viết có một số kết luận có giá trị (tuy
chưa toàn diện và hệ thống) trong ĐTBD CBCC nhưng một số điểm yếu cốt tử
trong ứng dụng của nền hành chính nước ta nói chung, của lĩnh vực ĐTBD CBCC
nói riêng là việc đưa những kết luận có giá trị lý luận và thực tiễn vào để sửa đổi, bổ
sung, cập nhật kịp thời trong tổ chức thực hiện rất chậm hoặc là bỏ qua và không
chú ý đến (công trình cất ngăn kéo), khiến cho kết quả ĐTBD, chất lượng CBCC

3


chậm tiến bộ, hạn chế năng lực trong thi hành công vụ. Điều này đúng với nhận xét,
đánh giá trong những nội dung về CBCC tại các Nghị quyết Trung ương cũng như
các báo cáo tổng kết CCHC Nhà nước.
Đề cập về hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC ngành Xây dựng, cho đến này
chưa được tác giả nào nghiên cứu một cách đầy đủ. Đề tài nghiên cứu thực hiện
chính sách ĐTBD CBCC ngành Xây dựng từ thực tiễn Học viện Cán bộ quản lý
xây dựng và đô thị (HVCBXD) là đề tài nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này để
chúng ta có một sự nhìn nhận đầy đủ, toàn diện những mặt tích cực và hạn chế của
hoạt động thực hiện chính sách ĐTBD CBCC của ngành Xây dựng, từ đó đưa ra
những giải pháp phù hợp cho hoạt động ĐTBD CBCC ngày càng chất lượng, hiệu
quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quan điểm, chủ trương và chính sách của
Đảng và Nhà nước về vai trò, thực trạng đội ngũ CBCC, viên chức; thực trạng công
tác ĐTBD CBCC, viên chức nước ta nói chung, tại Học viện Cán bộ quản lý xây

dựng và đô thị nói riêng; luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới chất
lượng ĐTBD CBCC, viên chức nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thực hiện
chính sách ĐTBD của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ tính cấp thiết việc lựa chọn chủ đề trong luận văn trên cơ sở nghiên
cứu đánh giá của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí, những tồn tại hạn chế của đội
ngũ CBCC, viên chức nói chung và những bất cập về hoạt động xây dựng nói riêng.
- Nghiên cứu hệ thống hóa những tài liệu nghiên cứu những quan điểm của
Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Nhà nước về ĐTBD CBCC để làm
rõ một số khía cạnh nhận thức lý luận về thực hiện chính sách ĐTBD CBCC trong
điều kiện cải cách nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
- Nghiên cứu hệ thống hoá một số kinh nghiệm của nước ngoài cũng như
trong nước về ĐTBD CBCC, viên chức.

4


- Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách ĐTBD CBCC, viên chức ở Việt
Nam và ngành Xây dựng qua thực tiễn tại HVCBXD, đánh giá những kết quả, ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở đánh giá chung về kết quả đạt thực hiện chính sách ĐTBD
CBCC, viên chức; luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu
trong thực hiện chính sách ĐTBD CBCC, viên chức nhằm nâng cao chất lượng của
đội ngũ CBCC, viên chức ngành Xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Quan điểm của Đảng về vai trò, chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức;
chính sách của Nhà nước về ĐTBD CBCC, viên chức.
- Kinh nghiệm ĐTBD ở nước ngoài.
- Công tác tổ chức và thực hiện ĐTBD CBCC, viên chức ở nước ta và tại

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Chủ yếu tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.
- Tại một số địa phương tổ chức khoá học (điều tra, khảo sát học viên sau mỗi
khoá học).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, điều tra
khoảng 200 phiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp, lấy ý kiến chuyên gia và những nhà
quản lý, sử dụng CBCC.
Trên cơ sở các thông tin dữ liệu để phân tích so sánh thực trạng công tác
ĐTBD CBCC, viên chức tại Học viện với chính sách ĐTBD CBCC, viên chức cũng
như yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức để rút ra những kết luận
làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp đối với Học viện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTBD CBCC tại Học viện, để
làm rõ hơn chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng đội

5


ngũ CBCC, nghiên cứu tổng thể đổi mới nền hành chính Nhà nước và chính sách tự
chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập với bối cảnh nước ta đang hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường để từ đó thấy được sự hạn chế hoạt động thực thi chính sách
ĐTBD CBCC, viên chức tại Học viện.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đề ra một số giải pháp cụ thể về tổ chức bộ máy; chức năng, nhiệm
vụ; về nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức của Học viện cùng những đề xuất đổi
mới thực hiện chính sách ĐTBD CBCC của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống
chính trị nước ta.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay;
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức ngành Xây dựng tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng tại Học viện Cán bộ quản lý xây
dựng và đô thị.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong các văn bản
quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu của nước ta hiện nay. Hai khái
niệm này hiện có nhiều cách hiểu khác nhau. Cách thứ nhất hiểu theo nghĩa đào tạo
và bồi dưỡng là hai nội dung khác nhau; cách thứ hai hiểu theo nghĩa ĐTBD là hai
nghĩa không tách rời là hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị quản lý và sử
dụng CBCC nhằm cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp làm việc cho
CBCC. Theo từ điển Tiếng Việt thì “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực
theo những tiêu chuẩn nhất định”; “Bồi dưỡng là làm cho năng lực hoặc phẩm chất
tăng thêm” 6, tr. 593, 191.
Trong luận văn này, khái niệm ĐTBD theo nội dung tại văn bản quy phạm

pháp luật trong chính sách ĐTBD CBCC trong Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày
08/3/2010 Điều 5 của Nghị định này xác định đối tượng chịu tác động thực hiện
chính sách ĐTBD là CBCC nhà nước. Đồng thời nêu rõ khái niệm đào tạo là quá
trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của
từng cấp học, bậc học; còn bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến
thức, kỹ năng làm việc.
Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm đào tạo và bồi dưỡng CBCC không có
ranh giới một cách rạch ròi, hai khía cạnh này mang tính tương đối trong lĩnh vực
ĐTBD CBCC. Một CBCC khi tốt nghiệp một chuyên ngành trong bậc học, khi
được tuyển dụng vào một cơ quan nhà nước, phải tham gia khóa học về ngạch
chuyên viên thì những kiến thức, kỹ năng quy định cho vị trí công chức là hoàn
toàn mới mà công chức đó phải tiếp thu để thực hiện tốt công việc đảm nhiệm.

7


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×