Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.25 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN GIANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN GIANG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận văn là
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Người cam đoan

Nguyễn Văn Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA THỰCC HIỆN CHÍNH
SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO ....................................................... 16
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo......................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo .................. 20
Chương 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY28
2.1.Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu .................................................... 28
2.2. Quá trình hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng quản trị. ...................... 34
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội ............... 40
Chương 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO HỘ
NGHÈO .......................................................................................................... 59
TẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ............................................. 59
3.1 Định hướng hoạt động, mục tiêu tổng quát giai đoạn (2017- 2020) .......... 59
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách, gợi ý chính sách .................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xoá đói, giảm nghèo là chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng,
nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là một trong những chính sách xã hội cơ bản
của quốc gia hướng vào phát triển con người, đặc biệt là người nghèo, tạo cơ hội để
họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xoá đói, giảm nghèo
góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa
nông thôn và thành thị, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập trong xu thế toàn cầu
hoá. Thực tế cho thấy chính sách tín dụng đã có tác dụng to lớn trong xóa đói giảm
nghèo, hơn một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác dụng tích cực tới
giảm nghèo, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo, có điều kiện để mua sắm thêm các
phương tiện sản xuất cũng như tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng của công
cuộc xóa đói, giảm nghèo Nhà nước ban hành rất nhiều chính sách xóa đói giảm
nghèo trong đó tín dụng được coi là một trong những giải pháp cơ bản không những
ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện
tích trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi thấp)
13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; Đất nông nghiệp
25.874,8 ha chiếm 84,55%; Đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; Đất chưa
sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%.
Phía Đông Bắc giáp huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn; phía Đông Nam giáp
huyện Lạng Giang; phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên.
Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu
Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; có khoảng 10 vạn dân
với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan,

Hoa, Sán Dìu…. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang

1


27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính
gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Xuân Lương- Tam Kha);
tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn);
tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ
294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú
Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến
đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân
bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện.
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa
hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Do đó, xóa đói giảm nghèo (XĐGN) được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong đó tín dụng
đối với hộ nghèo là giải pháp quan trọng giúp người nghèo có vốn thoát nghèo.
Những năm qua, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo nói chung và
chính sách tín dụng cho người nghèo nói riêng ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Tốc độ giảm nghèo khá nhanh (nếu như
năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 50%, cao nhất nước, đến năm 2017 ước xấp xỉ
31%). Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện và nâng lên, có trên 97% dân
số tham gia bảo hiểm y tế, trên 74,5 % được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
trên 80% được sử dụng điện, đường ô tô tới trung tâm xã, phổ cập giáo dục, phát
triển nguồn nhân lực cơ bản đạt mục tiêu so với Nghị quyết Số 267/NQ-HĐND năm
2013 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững giai đoạn 2013- 2017 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện, tỉnh (theo chuẩn nghèo
Quốc gia giai đoạn 2013- 2017) xuống dưới 31,29% [20] góp phần vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói, giảm nghèo nói riêng. Bên

cạnh những thành tựu đã được được thì việc thực hiện chính sách tín dụng cho hộ
nghèo còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỉ lệ cao so
với địa phương khác trên toàn quốc. Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh ở mức
trên 30% đặc biệt những huyện vùng cao tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% [35]. Tác

2


động của chính sách tín dụng cho hộ nghèo còn thấp không tương xứng với nguồn
lực bỏ ra. Từ những phân tích trên học viên chọn đề tài: “Thực hiện chính sách tín
dụng cho hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang hiện nay” làm luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Chính sách công. Học viên mong muốn qua nghiên cứu này góp
phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về trên cơ sở đãnh giá hiện trạng
và gợi mở phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề đói nghèo xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với quá
trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và nền văn minh hiện đại.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách xóa đói
- giảm nghèo nói chung và thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo nói
riêng.
Nghiên cứu “xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng của người nghèo và của người da màu ở Nam phi” của Nathan Okurut. Bằng việc
sử dụng mô hình Propit và mô hình logit tác giả chỉ ra rằng người nghèo và người da
màu hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nghiên cứu còn nêu ra những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người nghèo và
người da màu như giới tính, độ tuổi, nhân khẩu, văn hóa, lối sống. Bên cạnh các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, kết quả nghiên
cứu còn chỉ ra rằng lĩnh vực tín dụng phi chính thức cùng tồn tại và yếu tố ảnh hưởng

đến số tiền vay phi chính thức được xác định. Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức được xác định một cách độc
lập, sự tương tác giữa thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức bị bỏ qua.
Nghiên cứu “Rà soát tổng quan các chương trình dự án giảm nghèo ở Việt
Nam” của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc [52]. Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ
cho hoạt động của Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội trong việc khảo sát một
cách tổng quan các chính sách và dự án giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Thông
qua việc rà soát, tổng kết tất cả các chương trình giảm nghèo của Việt Nam, từ 19

3


khâu thiết kế đến khâu thực hiện. Nghiên cứu này cố gắng đánh giá các dự án, chính
sách xóa đói giảm nghèo từ góc độ xem xét liệu các dự án, chính sách có hỗ trợ trùng
lặp các đối tượng hưởng lợi hay không. Nhóm nghiên cứu đã có những trao đổi với
các cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã tại bốn tỉnh; Trà Vinh, Nghệ An, Đăk Nông và Lào
Cai để tìm hiểu về tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo nhằm mục đích
đánh giá mức độ chồng chéo trong công tác thực hiện các chính sách giảm nghèo
trong thực tế. Về phạm vi, nghiên cứu này tập trung vào các dự án, chính sách với tất
cả các hợp phần hoặc có yếu tố hỗ trợ giảm nghèo trực tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra
những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo như; nhiều
hợp phần của chính sách có sự chồng chéo, ít có sự phối hợp giữa các chính sách và
các hợp phần của chính sách, tình trạng phân tán nguồn lực, không phát huy được
tổng lực giữa các chương trình, ít có sự lồng ghép với kế hoạch và kênh ngân sách
chính. Từ đó nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cho việc thực hiện
chính sách giảm nghèo ở Việt Nam có hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng:
thay cho việc đưa ra nhiều Chương trình mục tiêu Quốc gia và Chương trình giảm
nghèo khác nhau như hiện nay, Việt Nam cần hướng tới một Chương trình giảm
nghèo toàn diện giải quyết được những nhu cầu giảm nghèo tại Việt Nam và trao
quyền tự chủ, phân cấp ngân sách cho các tỉnh để việc xác định và thực hiện chính

sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh cũng như với nhu cầu của
người nghèo trong phạm vi của tỉnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đánh giá chi
tiết tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam mà chủ
yếu chỉ rà soát các chính sách, dự án giảm nghèo của Việt Nam.
Nghiên cứu về “Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ
nông dân ngoại thành Hà Nội” của Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng đã
chỉ ra thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn ngoại
thành Hà Nội. Nghiên cứu đã nêu được thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của
hộ nông dân trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ thuộc ngoại thành Hà Nội. Những hộ
không có tài sản thế chấp thì có thể vay thông qua sự bảo lãnh của Hội phụ nữ
(HPN), Hội nông dân (HND) và Hội cựu chiến binh (HCCB). Riêng đối với Ngân

4


hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hộ chỉ có thể giao dịch thông qua các tổ chức
đoàn thể xã hội vì các đối tượng vay là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình
gặp khó khăn nên họ không có tài sản thế chấp để vay. Đoàn thể xã hội đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ nông dân. Tìm hiểu
những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, kết quả nghiên
cứu chỉ ra các yếu tố thuộc về chủ thể thực hiện chính sách tín dụng, bao gồm bộ
máy tổ chức thực hiện, sự phối kết hợp giữa các cá nhân, cơ quan, và năng lực thực
hiện chính sách. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các đặc điểm của đối tượng thụ
hưởng chính sách như là năng lực, trình độ cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận
nguồn vốn, giới tính và trình độ kinh tế của các hộ nông dân.
Theo Báo cáo “Rà soát các chương trình/dự án giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số và trẻ em ở tỉnh Bắc Giang” của UBND tỉnh Bắc Giang và Sở Kế hoạch đầu tư
tỉnh Bắc Giang, tính tới thời điểm tháng 9/2013, toàn tỉnh Bắc Giang có tất cả 58 CT/Da
liên quan xóa đói giảm nghèo. Từ tổng hợp và phân tích lại các kết quả, báo cáo chỉ ra
muốn giảm nghèo cần phải sử dụng tổng hợp các biện pháp, các chương trình như: hỗ trợ

y tế cho người nghèo; hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; dạy nghề cho người nghèo; tín
dụng đối với hộ nghèo; chương trình nhà ở đối với hộ nghèo… Trong đó giải pháp tín
dụng đối với hộ nghèo là giải pháp quan trọng nhằm cung cấp nguồn vốn cho hộ nghèo
đã giảm số hộ nghèo xuống còn 30%. Báo cáo chỉ ra, để tăng cường hiệu quả của các
CT/Da giảm nghèo trong tỉnh thì cần cải thiện cơ chế quản lý, điều phối và phối hợp giữa
các sở, ban, ngành có liên quan. Ngoài ra báo cáo cũng chỉ ra những nguyên nhân tác
động đến việc thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang như:
Điều kiện tự nhiên; trình độ văn hóa; đặc điểm nhân khẩu; điều kiện kinh tế của hộ gia
đình, yếu tố từ bản thân người nghèo cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình,
dự án giảm nghèo của tỉnh Bắc Giang.
Trong nghiên cứu “Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm
nghèo ở nước ta hiện nay” tác giả Nguyễn Trung Tăng đã làm rõ những vấn đề cơ
bản về tín dụng cho người nghèo và cơ sở hình thành các quỹ xóa đói giảm nghèo.
Nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân của đói nghèo ở Việt Nam và khó khăn

5


thách thức trong xóa đói giảm nghèo là do thiếu nguồn lực để hỗ trợ và do thực hiện
phân bổ nguồn lực hỗ trợ thiếu công bằng. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực
hiện tín dụng đối với người nghèo và hoạt động của một số quỹ xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động
nguồn vốn và việc phân phối nguồn vốn giảm nghèo của ngân hành chính sách xã
hội và các quỹ xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay.
Nghiên cứu “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của
Ngân hàng chính sách Xã hội Việt Nam” của tác giả Đào Tấn Nguyên [27] bàn về
chủ trương giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam và sự ra đời của ngân
hàng chính sách ngân hàng dành cho người nghèo tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ rõ
đói nghèo là một vấn đề xã hội và để giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải có sự
phối kết hợp giữa Nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội. Nghiên cứu chỉ ra

nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo như điều kiện tự nhiên, đặc điểm bản thân, cơ
chế chính sách của Nhà nước, trong đó thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một trong
những nguyên nhân chính. Vì vậy, giải pháp tín dụng cho người nghèo là giải pháp
quan trọng giúp người dân có vốn kinh doanh, làm ăn để thoát nghèo.
Nghiên cứu “Phát triển nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội”
của tác giả Trần Hữu Trung [49] tập trung nghiên cứu về nguồn vồn cho vay của
NHCSXH, trong đó có nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Trong nghiên cứu của mình,
tác giả đã nhấn mạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã
hội chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và phụ thuộc vào việc huy động vốn tiết
kiệm của dân cư nên nguồn vốn cho vay hộ nghèo rất hạn chế. Vì thế, rất cần xã hội
hóa nguồn vốn cho vay chính sách, để huy động mọi cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội
tham gia tạo vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nghiên cứu cũng gợi ra một số giải pháp phát triển nguồn vốn cho vay của ngân
hàng chính sách xã hội.
Nghiên cứu “Quy trình xác định hộ nghèo và những vấn đề chính sách”
của tác giả Mai Thị Xuân Trung [50]. Nghiên cứu chỉ ra xác định hộ nghèo có ý
nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Trên cơ sở xác

6


định đúng hộ nghèo thì nguồn lực khan hiếm cho giảm nghèo mới được phân bổ
hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nhờ đó góp phần giảm bớt được sự bất bình
đẳng trong xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Nghiên cứu chỉ ra những nguyên
nhân dẫn đến việc sử dựng các nguồn vốn trợ giúp người nghèo không đúng mục
đích là do quy trình xác định hộ nghèo không thống nhất, do cán bộ thực hiện
chính sách lợi dụng chức vụ quyền hạn cố tình “phá rào” để giúp đỡ người thân
quen hoặc tư lợi cá nhân.
Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của Ban đại
diện HĐQT và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tại Chi nhánh tỉnh Bắc

Giang” của tác giả Lò Kiên Trinh, tập trung tìm hiểu vai trò của hoạt động kiểm tra,
giám sát của Ban HĐQT và các tổ chức nhận ủy thác tại Ngân hàng chính sách tỉnh
Bắc Giang - tức là chỉ nghiên cứu một nội dung của hoạt động thực thi chính sách
tín dụng mà không nghiên cứu sâu toàn bộ hoạt động thực hiện chính sách và kết
quả chung của hoạt động đó.
Nghiên cứu “Thực hiện chính sách giảm nghèo ở các tỉnh Tây bắc đến năm
2020” của tác giả Nguyễn Đức Thắng [36]. Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề cơ
bản về đói nghèo và đặc điểm đói nghèo ở các tỉnh Tây Bắc, nguyên nhân dẫn đến
đói nghèo và vai trò của các cơ quan Nhà nước trong thực thi chính sách giảm
nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra các hạn
chế trong thực thi và phân tích các yếu tố cản trở đến hoạt động thực hiện chính
sách giảm nghèo.
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu hiện có đều tập trung vào một khía cạnh
trong hoạt động cho vay hộ nghèo như: Nguồn vốn cho vay; chất lượng cho vay;
mô hình tổ chức cho vay; việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, thủ tục cho vay
hộ nghèo… mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện hoạt động thực thi chính sách
cho vay hộ nghèo, ảnh hưởng của hoạt động thực thi chính sách cho vay hộ nghèo
đến hiệu quả của chính sách tín dụng đối với hộ nghèo. Các nghiên cứu tuy tìm hiểu
việc thực hiện xóa đói giảm nghèo thông qua các biện pháp khác nhau nhưng đã gợi
mở ra các yếu tố chính có ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách, cụ thể có 3

7


nhóm yếu tố: Các yếu tố thuộc về bản thân chính sách, Các yếu tố thuộc về cá nhân
và tổ chức thực hiện chính sách; Các yếu tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính
sách. Trên cơ sở thừa kế kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng
khung lý thuyết về tổ chức triển khai thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo
trên địa bàn huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2017.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm đẩy nhanh và
thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở huyện Yên Thế, Tỉnh
Bắc Giang góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách tín dụng cho hộ nghèo và
thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo của huyện Yên Thế, Tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2017.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm đẩy nhanh và
thực thi có hiệu quả chính sách tín dụng cho hộ nghèo ở huyện Yên thế, tỉnh Bắc
Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chính sách tín
dụng cho hộ nghèo tại huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích
thực trạng thực thi chính sách tín dụng đối với hộ nghèo ở huyện Yên thế, tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2013-2017.

8


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×