Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.4 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH TÂM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỪ THỰC TIỄN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH TÂM

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỪ THỰC TIỄN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chuyên ngành
Mã số

: Chính sách công
: 834.04.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Học viên

Nguyễn Minh Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1 ................................................................................................................... 10
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN, ....... 10
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN .......................................................... 10
1.1. Nhận thức chung về thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên ......................................................................................................... 10
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về thực hiện chính sách
phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên .................................................... 21

1.3. Các bước thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên,
các yêu cầu cơ bản và phương pháp thực hiện chính sách phổ biến, giáo
dục pháp luật cho sinh viên ............................................................................ 25
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp
luật cho sinh viên............................................................................................ 34
Chương 2 ................................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC ................ 39
PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............. 39
2.1. Thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách phổ biến giáo dục pháp luật cho
sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...................................................... 39
2.2. Kết quả thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội...................................................................... 54
2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho
sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................. 60
Chương 3 ................................................................................................................... 64
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................................... 64
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
SINH VIÊN .................................................................................................... 64
3.1. Mục tiêu và định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phổ biến,
giáo dục pháp luật cho sinh viên .................................................................... 64


3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục
pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................... 68
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục
pháp luật cho sinh viên ......................................................................................
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 81



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số sinh viên chia theo ngành đào tạo bậc Đại học hệ chính quy
Năm học 2017-2018 ....................................................................................... 40
Bảng 2.2: Chương trình môn học pháp luật đại cương ............................................. 46
Bảng 2.3: Khối kiến thức cơ sở ngành - Ngành Luật ............................................... 47
Bảng 2.4: Tỉ lệ cán bộ giảng viên có chuyên môn luật được phân bổ tại các cơ
sở của trường Đại học Nội vụ Hà Nội............................................................ 52
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu về tài liệu sách, báo, tài liệu điện tử liên quan
đến pháp luật tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường đại học Nội
vụ Hà Nội ....................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho công dân nói
chung và cho sinh viên nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia
vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hóa pháp lý,
đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Trong đời sống xã hội,
pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật là phương tiện không
thể thiếu để đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Ngoài chức năng là
một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, pháp luật còn là thước đo hành vi xã
hội của con người và là công cụ để chúng ta kiểm nghiệm nhận thức, điều
chỉnh xã hội. Công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn có vị trí và vai trò vô
cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện
nay, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm
của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức,
đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành
động của từng chủ thể trong xã hội. PBGDPL là cầu nối để chuyển tải pháp

luật vào cuộc sống. Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống
được bắt đầu bằng hoạt động PBGDPL.
Thực hiện chính sách PBGDPL là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp
luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân, tất cả mọi người đều phải “Sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật” thì việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như
một yếu tố khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội
có trật tự, kỷ cương, văn minh mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị
chân chính, trong đó ý thức pháp luật đóng một vai trò quan trọng.
1


Tại các trường đại học và cao đẳng, chính sách PBGDPL được thực hiện
thông qua các hoạt động, chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa,
đây là hoạt động có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện của con
người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong đó có việc hình thành ý thức
pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhân dân. Thực hiện chính sách PBGDPL
cho sinh viên nhằm trang bị tri thức pháp luật cơ bản, định hướng, phát triển
nhân cách và tư cách công dân, nâng cao nhận thức, góp phần điều chỉnh hành
vi, hình thành thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp
luật và có tri thức pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề lĩnh vực
mình được đào tạo.
Trong những năm qua, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công
tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Trong rất nhiều văn
kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL.
Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm
vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là

thông qua các phiên tòa xét xử lưu động và bằng những phán quyết công
minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”.
Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến việc tăng
cường công tác PBGDPL như Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn
hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển
khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng
phối hợp công tác PBGDPL… Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán
bộ, nhân dân đã khẳng định: “PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục
2


chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng”; Luật PBGDPL ngày 20/6/2012 và các văn bản hướng
dẫn tổ chức, thực hiện…
Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của nhà nước về
PBGDPL, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học đã chỉ
đạo, tổ chức, triển khai thực hiện chính sách PBGDPL cho sinh viên có trọng
tâm, trọng điểm gắn với các ngành nghề đào tạo đặc thù của từng trường. Về
cơ bản, sinh viên các trường đại học đã được học thì đều hiểu biết về pháp
luật. Đại bộ phận sinh viên có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành nội quy,
quy chế của các nhà trường, thực hiện tốt các quy tắc và lối sống công cộng.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên có biểu hiện xuống cấp về đạo đức,
lối sống, vi phạm pháp luật, thậm chí phạm tội nghiêm trọng làm cho cả xã
hội phải quan tâm, lo lắng.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập tại
Quyết định số 2016/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, là
cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc

Bộ Nội vụ, có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình
độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề
khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Như các cơ sở
đào tạo khác trong hệ thống giáo dục, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ
chức thực hiện chính sách PBGDPL thông qua các hoạt động, chương trình
giáo dục chính khóa, giáo dục ngoại khóa và đạt được một số kết quả nhất
định. Đã có những thay đổi theo hướng đa dạng hóa và chuyển dần từ truyền
thụ một chiều sang phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên; giảng viên
đưa ra nhiều tình huống cụ thể và sáng tạo phương pháp mới nhằm tăng tính
tích cực, sáng tạo của sinh viên, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả PBGDPL.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện PBGDPL vẫn
3


còn một số hạn chế như chưa kết hợp hài hòa giữa trang bị kiến thức pháp luật
với việc hình thành kỹ năng, ý thức pháp luật và thói quen chấp hành pháp
luật của sinh viên. Chính vì vậy, công tác PBGDPL trong những năm qua đã
được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cùng các đoàn thể và đặc biệt là đội
ngũ giảng viên chuyên ngành triển khai thực hiện sâu rộng nhằm nâng cao
nhận thức pháp luật cho sinh viên, góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết nội bộ,
góp phần giữ vững trật tự trị an trong nhà trường.
Để việc thực hiện chính sách PBGDPL cho sinh viên thực sự mang lại
hiệu quả, có tác động tích cực nhằm nâng cao ý thức tuân thủ và xây dựng
thói quen chấp hành pháp luật cho sinh viên, thì việc tìm hiểu thực trạng thực
hiện chính sách PBGDPL và đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện
chính sách ấy là một đòi hỏi khách quan, cần có sự đi sâu nghiên cứu bài bản
và nghiêm túc. Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính
sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn Trường Đại

học Nội vụ Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công có
ý nghĩa lý luận, thực tiễn, thiết thực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách PBGDPL là một chính sách mang tính cấp thiết ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học
pháp lý quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công
bố, như:
- Luận văn thạc sĩ ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật (2011)
của tác giả Trần Phúc Lộc: “Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành
phố Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp” [18] đã phân tích một số vấn
đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, luận văn phân tích rõ đặc điểm, vai trò
và nguyên tắc giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; Nghiên cứu, đánh giá

4


thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng của công tác giáo dục pháp luật
cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nội; Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ Triết học (2013) của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền:
“Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua khảo
sát thực tế ở Hà Tĩnh)” [15] đã phân tích một số vấn đề lý luận chung về giáo
dục ý thức pháp luật; phân tích rõ đặc điểm, cấu trúc, tầm quan trọng và nội
dung của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay; nêu
thực trạng và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật
cho sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Tác giả Vũ Thị Hồng Vân với bài “Giáo dục pháp luật cho sinh viên
các trường đại học - Một yêu cầu cấp bách hiện nay” [37], Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật đã khái quát thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên các
trường đại học và nêu ra các giải pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên các

trường đại học như: nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy giáo dục pháp luật
cho sinh viên; hoàn thiện pháp luật về giáo dục pháp luật cho sinh viên; chuẩn
hóa nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chính khóa; đổi mới phương
pháp dạy và học pháp luật trong chương trình chính khóa; xây dựng chương
trình giáo dục pháp luật ngoại khóa và đổi mới cách thức hoạt động giáo dục
pháp luật ngoại khóa; nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy pháp luật
trong các trường đại học; tăng cường công tác xã hội hóa trong các hoạt động
giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học.
- Tác giả Dương Thị Thanh Mai với luận án Phó Tiến sĩ Luật học
(1996): “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam – hình thức
đặc thù của giáo dục pháp luật” [21] đã phân tích vai trò của giáo dục pháp
luật trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Luận án nêu
rõ những đặc trưng của công tác giáo dục pháp luật và đưa ra những giải pháp
5


nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp.
- Tác giả Lê Thị Thùy với luận văn thạc sĩ Luật học (2015): “Giáo dục
pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng nghề qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa”
[27] đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên
trường cao đẳng nghề Thanh Hóa, thông qua đó có phương pháp đổi mới
chương trình dạy và học bộ môn giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng
công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tác giả Đinh Xuân Thảo với Luận án Phó Tiến sĩ Luật học (1996):
“Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề ở nước ta hiện nay”[26] đã nêu thực trạng giáo dục pháp luật trong
các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, từ đó rút ra kinh
nghiệm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho
sinh viên.
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Trung Nghĩa (2000): “Giáo

dục pháp luật trong các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay”[22] đã nêu việc phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác thường xuyên,
quan trọng nhằm nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật của
nhà nước của cán bộ, chiến sĩ. Trước yêu cầu cao của sự nghiệp xây dựng
quân đội, bảo vệ tổ quốc, công tác này cần tiếp tục được coi trọng, đổi mới.
- Bài viết trên Trang Web của Trường Đại học Vinh: “Giáo dục pháp
luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Vinh” của ThS.
Đinh Văn Liêm và SV Trương Hồ Khánh Ly (2016)[16] đã tập trung tìm hiểu
thực trạng kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên
Trường Đại học Vinh, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung,
sinh viên Trường Đại học Vinh nói riêng.
- Tác giả Phùng Thị Loan với bài viết “Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các trường Đại học nhằm nâng cao ý thức pháp luật
6


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×