Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục từ thực tiễn quận Tây Hồ, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.74 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THANH HIỀN


Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ: “Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục từ
thực tiễn quận Tây Hồ, Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền. Tôi
xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu của công trình này là hoàn toàn
trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác.
Hà Nội, ngày…. tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Nga


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở CẤP HÀNH CHÍNH
QUẬN/HUYỆN.............................................................................................. 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản về chính sách công và đánh giá việc thực hiện
chính sách công ............................................................................................ 13
1.2.1. Khái niệm chính sách công ............................................................. 13
1.1.2. Đánh giá chính sách công .............................................................. 15
1.1.3. Bản chất của đánh giá chính sách công ......................................... 16
1.1.4. Vai trò của đánh giá chính sách công ............................................ 17
1.1.5. Yêu cầu đối với đánh giá chính sách công ..................................... 21
1.1.6. Phân loại đánh giá chính sách công............................................... 22
1.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách giáo dục........................................ 25
1.2.1. Khái niệm chính sách giáo dục....................................................... 25

1.2.2. Vai trò của thực hiện chính sách giáo dục ..................................... 26
1.3. Một số nội dung cơ bản về quản lý nhà nước của cấp quận/huyện trong
lĩnh vực giáo dục .......................................................................................... 29
1.4. Nội dung của đánh giá thực hiện chính sách giáo dục ......................... 31
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Ở ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 34
2.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống giáo dục quận Tây Hồ, Hà Nội ........ 34
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội quân Tây Hồ, Hà Nội ........ 34
2.2.2. Khái quát về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục ở quận Tây
Hồ, Hà Nội ................................................................................................ 36
2.2. Thực hiện chính sách giáo dục ở quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ......... 41
2.2.1. Quá trình thực hiện chính sách giáo dục ở quận Tây Hồ, Hà Nội ...... 41


2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục trên địa bàn quận Tây Hồ,
Hà Nội ....................................................................................................... 52
2.3. Đánh giá việc thực hiện sách giáo dục ở quận Tây Hồ, thành phố Hà
Nội. ............................................................................................................... 61
2.3.1. Thành tựu chủ yếu........................................................................... 61
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu ................................................................... 62
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: .................................................. 63
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH
GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở QUẬN TÂY HỒ
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 66
3.1. Một số quan điểm và định hướng về hoàn thiện đánh giá việc thực hiện
chính sách giáo dục ở quận Tây Hồ, Hà Nội ............................................... 66
3.2. Một số giải pháp về hoàn thiện đánh giá việc thực hiện chính sách giáo
dục ở quận Tây Hồ, Hà Nội ......................................................................... 67
3.2.1. Những giải pháp vĩ mô.................................................................... 67
3.2.2. Những giải pháp cụ thể mang tính đặc thù đối với quận Tây Hồ ........ 68

3.3. Một số kiến nghị chính sách ................................................................. 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đóng góp của thiết kế và thực hiện lên kết quả đầu ra .................. 19
Bảng 1.2: So sánh các chính sách giáo dục trước và sau Đổi mới ................. 27
Bảng 2.1: Kế hoạc thực hiện chính sách nâng cao năng lực cán bộ, giáo viên
trên địa bàn quận Tây Hồ ................................................................................ 56


Danh mục các từ viết tắt
CBVC

Cán bộ viên chức

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

GD-ĐT

Giáo dục, đào tạo

GV

Giáo viên

KT-XH


Kinh tế - xã hội

QLNN

Quản lý Nhà nước

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục là quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát
triển và rèn luyện năng lực (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) và phẩm chất (niềm tin,
đạo đức, thái độ…) ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và trở
nên có giá trị tức cực đối với xã hội. Theo cách hiểu hẹp hơn, giáo dục là một
quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và
lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội loài người. Giáo dục quan tâm đến
từng con người và quan tâm đến toàn xã hội, hướng tới sự phồn vinh của cộng
đồng, sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đồng thời hướng tới sự phát

triển của mỗi cá nhân, gắn với cuộc đời của mỗi con người.
Chính sách giáo dục là một trong những chính sách xã hội cơ bản trong
hệ thống các chính sách KT-XH của Nhà nước. Chính sách giáo dục là công
cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện
các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này. Chính sách giáo dục dục là tập
hợp hệ thống các quan điểm, mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các
phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó, trong một giai đoạn
nhất định của sự phát triển đất nước.
Chính sách giáo dục được thể hiện ở trong Hiến pháp 1992 và sửa đổi
năm 2013; Luật Giáo dục ban hành năm 2005 và sửa đổi năm 2009; Luật
Giáo dục nghề nghiệp năm 2015; Chiến lược quốc gia về Giáo dục; Các văn
bản pháp quy của Chính phủ/Bộ ngành về giáo dục....Chính sách giáo dục thể
hiện trên các khía cạnh sau: phổ cập giáo dục các cấp, tăng cường đào tạo và
giáo dục nghề nghiệp và phẩm chất của người lao động; tăng cường đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao; chú trọng đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho
giáo dục; thực hiện xã hội hoá giáo dục bằng việc khuyến khích sự tham gia

1


của của khu vực tư nhân vào cung cấp dịch vụ giáo dục và cơ sở vật chất giáo
dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khoá XI, về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế quốc tế, đã tiếp tục nhấn mạnh Giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT
phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với
tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến

căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm
văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Trong quy
hoạch vùng Thủ đô Hà Nội thì quận Tây Hồ là trung tâm của trục phát triển
vùng thủ đô đến năm 2030. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích
24,39 km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An,
Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía tây
giáp quận Nam Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình;
Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng
phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Dân số của quận (đến hết
năm 2016) là 164,1 nghìn người, mật độ dân số là 6724 người/km2, quận Tây
Hồ có mật độ dân số thấp trong các quận nội thành.
Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ có 30 trường mầm non với 444 lớp
học và 898 giáo viên mầm non quản lý hơn 10.696 học sinh mầm non. Đối
với bậc giáo dục phổ thông hiện có 30 cơ sở với 563 lớp học, hơn 1049 giáo

2


viên, quản lý hơn 22.539 học sinh.1 Cùng với những thành tựu trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội, trong thời gian qua lĩnh vực giáo dục và đào tạo quận Tây Hồ
cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, như: phổ cập giáo dục thành công;
xoá lớp tạm, trường tạm; chất lượng giáo dục được nâng cao về số lượng và
chất lượng; hình thức giáo dục được đa dạng hoá. Để đạt được những kết quả
trên, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ trong chính sách quản lý nhà nước
(QLNN) về giáo dục của chính quyền quận Tây Hồ. Tuy nhiên, cùng với quá
trình đô thị hoá phát triển nhanh, và sự gia tăng dân đột biến về dân số và
nhân khẩu đã khiến cho chính sách giáo dục chính quyền quận Tây Hồ gặp
phải một số bất cập như: (i) Tỷ lệ học sinh tăng cao, nhất là học sinh bậc mầm

non và tiểu học; (ii) Đầu tư của nhà nước cho hạ tầng giáo dục (trường lớp,
thiết bị trường học) gặp nhiều khó khăn so với yêu cầu thực tế; (iii) Sự gia
tăng nhanh của hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, khiến
cho công tác QLNN về giáo dục đối với các cơ sở đào tạo ngoài công lập gặp
nhiều bất cập; (iv) Trong quá trình hình thành và phát triển quận Tây Hồ, có
một số địa bàn chuyển từ xã thành phường, nên có chất lượng giáo dục, cơ sở
vật chất giáo dục sẽ thấp hơn mặt bằng chung. Do đó, để giải quyết những
vấn đề trên, đòi hỏi cần phải có những cơ chế tương đối đặc thù trong chính
sách giáo dục đối với những địa bàn này; (v) Chất lượng đội ngũ giáo viên và
quản lý chưa theo kịp sự gia tăng và yêu cầu của giáo dục trong tình hình
mới; (vi) vấn đề cắt giảm biên chế và đầu tư công trong hệ thống giáo dục
cũng đang làm cho QLNN ở quận gặp nhiều khó khăn.
Với lý do nói trên, tôi lựa chọn vấn đề “Đánh giá việc thực hiện chính
sách giáo dục từ thực tiễn quận Tây Hồ, Hà Nội” để làm đề tài luận văn cao

1

Cục Thống kê Tp. Hà Nội (2017), Niên giám Thống kê thành phố Hà Nội, 2017.

3


học chuyên ngành chính sách công là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả lý luận
và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề chính sách giáo dục và thực hiện chính sách sách dục (ở bậc
giáo dục phổ thông) hiện nay đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học, nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước trên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm,
nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Trong những năm trở lại đây quan tâm
đến giáo dục ở bậc phổ thông là định hướng xuyên suốt của Đảng và Nhà

nước, mà còn được rất nhiều các các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, sau đây là một số công trình khoa học như:
Nguyễn Thị Hồng Vân, 2006, Giáo dục phổ thông với phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Phát triển giáo dục,
số 4/2016. Bài báo đã đề cập đến thực trạng vấn đề giáo dục phổ thông trong
mối quan hệ gắn liền với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để góp phần
phát triển đất nước bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
quốc gia. Bài báo mới dừng lại ở cách tiếp cận vĩ mô trên toàn quốc, chứ chưa
nghiên cứu sâu ở một địa bàn cụ thể.
Đinh Văn Ân-Hoàng Thu Hoà (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khoá
của sự phát triển. NXB Tài chính, 2008. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn
đề cơ bản về vai trò của giáo dục đối với mỗi quốc gia; thực trạng đổi mới
giáo dục ở ở Việt Nam giai đoạn 1986-2008. Và định hướng một số giải pháp
nhằm chấn hung giao dục nước nhà để đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Cuốn
sách mới dừng lại nghiên cứu ở bối cảnh toàn cầu, vĩ mô quốc gia về giáo dục
và đào tạo, chứ chưa tiếp cận ở bậc giáo dục phổ thông và gắn với một địa
phương cụ thể.
Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”. (Luận án Tiến sĩ). Luận án đã
4


đề cập được vấn đề quan trọng và sự gắn kết hữu cơ giữa giáo dục đào tạo gắn
với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của giáo dục đại học, sau đại học; từ đó đưa ra các giải
pháp thiết thực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ giáo dục và
đào tạo. Ở đây, chúng ta thấy luận án mới chủ yếu tập trung vào phân tích vai
trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mà
ít đề cập đến chính sách giáo dục phổ thông.
Lê Quốc Hội (2014), Chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: Thực

trạng và Khuyến nghị, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 10/2014. Bài báo đã
nhấn mạnh giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế ở Việt Nam,
nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc phát
triển đất nước. Giáo dục và đào tạo có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc phát triển nguồn nhân lực. Thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo của
đất nước đã khẳng định những chính sách giáo dục đúng đắn nhưng đồng thời
cũng cho thấy nhiều hạn chế và cần thiết có sự đổi mới để tạo ra những bước
chuyển căn bản của giáo dục trong giai đoạn tới. Bài viết cũng đã đánh giá
chính sách GD-ĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2013, trên các khía
cạnh: phổ cập giáo dục các cấp, tăng cường đào tạo và giáo dục nghề nghiệp
và phẩm chất của người lao động; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao; chú trọng đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cho giáo dục; thực hiện xã
hội hoá giáo dục bằng việc khuyến khích sự tham gia của của khu vực tư nhân
vào việc cung cấp dịch vụ giáo dục và cơ sở vật chất giáo dục. Trên cơ sở đó
tác giả đề xuất những định hướng chính sách trong giai đoạn tới: đổi mới
quản lý giáo dục; nâng cao mực độ thụ hưởng kế quả GD-ĐT; đảm bảo công
bằng trong GD; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; huy động nguồn lực cho giáo
dục. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào rà soát chính sách giáo dục ở

5


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×