Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐÌNH TĂNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐÌNH TĂNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương
đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tơi trong q trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và quý thầy cô Học viện Khoa
học Xã hội, các bạn là học viên lớp Cao học Luật hiến pháp và luật hành
chính đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt khóa học.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo Cơng an thành phố Hồ Chí Minh
và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi về
tài liệu thực tế cũng như số liệu thống kê có giá trị trong q trình nghiên cứu
của tơi.
Trần Đình Tăng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi và
có sự hỗ trợ hướng dẫn từ PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương. Các kết quả nêu
trong Luận văn do tôi nghiên cứu chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu, dẫn chứng và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực.

Tác giả

Trần Đình Tăng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH
VỰC GIÁO DỤC............................................................................................. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ................................................................. 8
1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh
vực giáo dục ................................................................................................. 15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức
Phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ......................................................... 21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ
CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................... 27
2.1. Một số yếu tố đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh có tác động đến quản
lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục............... 27
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ trong lĩnh
vực giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 32
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh ................... 45
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 54
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh .... 54


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh .... 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NGO:

Non Governmental Oraganization
Tổ chức phi chính phủ

PCP:

Phi chính phủ

PCPNN:

Phi chính phủ nước ngồi

QLNN:

Quản lý nhà nước

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND:

Ủy ban nhân dân


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ (PCP) đã trở thành
một nhân tố quan trọng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực cứu trợ
nhân đạo và phát triển xã hội. Trong thời gian qua, các tổ chức PCP đã phát
triển rất mạnh mẽ, trở thành một hiện tượng có tính tồn cầu đến mức người
ta đã nói tới một “cộng đồng PCP” mà quan hệ đối ngoại của các quốc gia cần
phải tính đến. Trong quá trình phát triển xã hội bên cạnh nỗ lực của các chính
phủ và tổ chức quốc tế, các tổ chức PCP cũng đã góp một phần cơng sức đáng
kể nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo và những người bị thiệt
thòi trong xã hội. Vai trò của các tổ chức PCP ngày càng được khẳng định, sự
tham gia của họ trên các diễn đàn về kinh tế, xã hội và phát triển ngày một
tăng. Tiếng nói của các tổ chức PCP đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm
chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế
lớn như Liên hợp quốc (UN), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP) và đặc biệt các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như Ngân hàng
thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) quan tâm. Chính phủ nhiều nước
ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức PCP,
tăng cường thông qua các tổ chức PCP triển khai các dự án viện trợ nhằm
thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
Việt Nam có quan hệ với các tổ chức PCP từ khá lâu và trên nhiều lĩnh
vực như cứu trợ thiên tai, y tế, giáo dục đào tạo, trao đổi văn hóa và kỹ thuật,
xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường… Mức độ tham gia của các tổ chức
này vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng trở nên

sâu rộng, điều này không chỉ thể hiện qua số lượng các tổ chức PCP hoạt
động tại Việt Nam và giá trị nguồn viện trợ ngày càng tăng; lĩnh vực và địa
bàn hoạt động ngày càng mở rộng mà còn thể hiện qua mối quan hệ ngày
1


càng gắn kết giữa chính phủ, chính quyền các cấp của Việt Nam với các tổ
chức PCP.
Các tổ chức PCP tại Việt Nam hiện nay diễn ra ở nhiều ngành và nhiều
lĩnh vực. Các tổ chức PCP tuy có nhiều đóng góp tích cực giúp Việt Nam phát
triển kinh tế - xã hội, song cũng là đối tượng đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ
đối ngoại bởi hoạt động của họ có liên quan nhiều đến chính trị, đối ngoại, an
ninh, xã hội của quốc gia. Do đó, việc quản lý nhà nước (QLNN) đối với tổ
chức PCP tại Việt Nam là rất cần thiết.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những trung tâm lớn
của cả nước về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội....là địa bàn trong
điểm về an ninh quốc phòng. Hầu hết các quốc gia có quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức PCP phần lớn đều có trụ sở cơ quan
làm việc, có văn phịng liên lạc, văn phòng dự án và triển khai các mặt hoạt
động tại đây. Có thể nói, TP.HCM là đầu mối giao lưu rộng lớn đối với các
nước, đồng thời là nơi tiếp nhận và triển khai các dự án, các nguồn viện trợ từ
các tổ chức PCP.
Đặc biệt, tại TP.HCM hiện nay có hơn 150 tổ chức PCP được cấp giấy
phép hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, các tổ chức có dự
án và hoạt động hiệu quả chỉ chiếm khoảng 60%. Thực tế cho thấy, tổ chức
PCP trong lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM thường có các hình thức như: Cấp
học bổng du học, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hợp tác giảng dạy và
tài trợ về vật chất, phương tiện kỹ thuật học tập. Tuy nhiên, về mặt lý luận
cũng như thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện như
QLNN chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn

công tác quản lý đối với tổ chức PCP trong lĩnh vực này tại thành phố; tổ
chức bộ máy quản lý đối với tổ chức PCP chưa được kiện toàn; nhân sự chưa
đảm bảo tính chun mơn nghiệp vụ; cơ chế quản lý chưa thống nhất từ trung
2


ương đến địa phương, đặc biệt là chưa có cơ chế quản lý đặc thù cho
TP.HCM nhằm quản lý đối với tổ chức PCP nói chung và đối với tổ chức
PCP trong lĩnh vực giáo dục nói riêng tại thành phố một cách hiệu quả nhất…
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với
tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh” là cần thết, có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua có một số cơng trình nghiên cứu cơng tác QLNN
đối với tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu về vấn đề QLNN trên lĩnh vực
giáo dục, điển hình như:
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
QLNN đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Ngọc Phương, năm 2008.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Thực trạng viện trợ của Hoa Kỳ với Việt
Nam – Những vấn đề đặt ra cho công tác QLNN” của tác giả Ngô Nhất Phong,
năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ “Những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự trên lĩnh
vực giáo dục đào tạo của cộng đồng người Hoa ở TP.HCM - thực trạng và
giải pháp” của tác giả Nguyễn Thành Phương, năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ “Công tác đảm bảo an ninh trật tự trên lĩnh vực giáo
dục đào tạo tại Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn
Chung, năm 2011.
- Luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam – Hòa Kỳ trên lĩnh vực giáo dục
và đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh - những vấn đề đặt ra đối với công tác

QLNN” của tác giả Phạm Ngọc Khương, năm 2008.
Các cơng trình bước đầu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về các tổ chức PCP tại Việt Nam cũng như làm sáng tỏ một số vấn đề về công
3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×