Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.23 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ HOÀNG PHÚ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
CHO CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ HOÀNG PHÚ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
CHO CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ TỪ THỰC TIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã Số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN KHÁNH ĐỨC


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG .......................................................... 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm chính sách ........................................................................ 11
1.1.2. Khái niệm về chính sách công........................................................... 11
1.1.3. Khái niệm chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức....................... 13
1.1.4. Khái niệm công chức và công chức cấp cơ sở .................................. 14
1.1.5. Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng công chức ..................................... 21
1.2 Ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở ........................................................................................ 22
1.3. Nội dung và các giai đoạn thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở ........................................................................................ 29
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng chính
trị cho công chức cấp cơ sở ........................................................................ 29
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở .................................................................................... 30
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở .................................................................................... 31
1.3.4. Duy trì chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở .... 31
1.3.5. Điều chỉnh chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở32
1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bồi dưỡng
chính trị cho công chức cấp cơ sở .............................................................. 33
1.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách bồi
dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở ................................................... 34



1.4. Các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở ........................................................................................ 35
1.4.1. Yếu tố khách quan ............................................................................. 35
1.4.2. Yếu tố chủ quan ................................................................................. 37
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG
CHÍNH TRỊ CHO CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 40
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tại thành phố Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 40
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công
chức cấp cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2015 .................. 41
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi
dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở ................................................... 41
2.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chính sách .................................. 44
2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách ....... 46
2.2.4. Thực trạng duy trì chính sách ........................................................... 54
2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách ..................................................... 55
2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách ... 55
2.2.7. Thực trạng đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm ................................ 55
2.3. Kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ
sở tại thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 56
2.4. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công
chức cấp cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh..................................................... 57
2.4.1. Ưu điểm ............................................................................................. 57
2.4.2. Hạn chế ............................................................................................. 58
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................. 59


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG

CHÍNH TRỊ CHO CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 61
3.1. Nhu cầu, mục tiêu và định hướng tăng cường thực hiện chính sách bồi
dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở........................................................ 61
3.1.1. Nhu cầu tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở .................................................................................... 61
3.1.2. Mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở .................................................................................... 61
3.1.3. Định hướng tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị
cho công chức cấp cơ sở ............................................................................. 65
3.2. Các giải pháp thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức
cấp cơ sở tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới .......................................... 67
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức cấp cơ sở về công tác
bồi dưỡng chính trị trong giai đoạn mới .................................................... 67
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở tại TP Hồ Chí Minh ................................................... 68
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chính trị cho công
chức cấp cơ sở ............................................................................................. 68
3.2.4. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp bồi dưỡng,
hình thức tổ chức, quản lý và đánh giá kết quả bồi dưỡng chính trị cho
công chức cấp cơ sở .................................................................................... 68
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên, tài liệu học tập… cho công tác bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp
cơ sở ............................................................................................................ 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch luôn
lợi dụng mọi cơ hội, len sâu vào nội bộ, chống phá cách mạng Việt Nam.
Nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức cấp cơ sở, trong đó có trình độ lý
luận chính trị, là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; triển khai hiệu quả đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.
Việc bồi dưỡng chính trị phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, là yếu tố
then chốt nhằm triển khai các nội dung về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, nhất là trong
việc ngăn chặn hiện tượng lười học lý luận chính trị, một biểu hiện rất đáng
quan ngại, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sự suy thoái đó sẽ dễ dàng dẫn
đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý.
Phường, xã, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực
tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ công chức ở cơ sở phường, xã, thị
trấn (gọi tắt là công chức cấp cơ sở) có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ lý
luận chính trị là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả
trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cấp
phường, xã, thị trấn luôn có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền
của nước ta. Bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Nhà nước, Chính quyền
cấp trên; đội ngũ công chức cấp cơ sở có một vai trò rất quan trọng, là lực
lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp
phường, xã, thị trấn. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống chính trị
cấp phường, xã, thị trấn là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược,
quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cấp
1



phường, xã, thị trấn là cấp cơ sở gần gũi nhất với nhân dân, trực tiếp tổ chức
và vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Nhận thức sâu sắc việc bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp
cơ sở, thành phố Hồ Chí Minh coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng, để thành phố xứng đáng với tên gọi của Bác, tiếp tục xứng
đáng với niềm tin của Đảng và của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Người, Đảng ta xác định: “Xây dựng đội
ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân,
biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ,
chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách
đối với cán bộ cơ sở”. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở là nội dung then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính
trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Trong đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ
lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng.
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về Công
chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn chung của cán
bộ - công chức cấp xã là: hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Thông tư 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy
định một trong những tiêu chuẩn cụ thể đó là: Sau khi được tuyển dụng phải
hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với
chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm. Trình độ lý luận chính trị với hệ
thống tri thức khoa học và cách mạng là cơ sở, nền tảng tạo nên nhân sinh
quan, thế giới quan khoa học, xây dựng lập trường, quan điểm của công chức
cấp phường, xã, thị trấn.

2


Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, trong bối cảnh hội nhập khu vực và
quốc tế ngày càng sâu, rộng; trước những tác động của nền kinh tế thị trường,
bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực, việc giữ vững quan điểm, lập trường là
vấn đề quan trọng. Trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, công chức cần
nhận thức rõ hơn chức trách, nhiệm vụ của mình, có thái độ ứng xử với nhân
dân đúng đắn.
Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu cả
nước về thực hiện cải cách hành chính. Trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, công chức được đặc biệt chú trọng với mục tiêu xây dựng một đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở vững mạnh về phẩm chất đạo đức, lý luận chính
trị sắc bén; và vững mạnh về chuyên môn là những yếu tố được quan tâm và
chú trọng.
Mặc dù trong những năm qua cấp ủy và chính quyền thành phố Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm tới công tác thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị
cho công chức cấp cơ sở nhưng trên thực tế chưa đạt được chất lượng như
mong muốn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã chưa thật
sự gắn với quy hoạch, sử dụng cán bộ; không ít nhân tài chưa được phát hiện.
Chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, nội dung chương trình
và phương pháp đào tạo chậm đổi mới, chưa gắn với tổng kết thực tiễn của
đất nước trong những năm đổi mới; hệ thống đào tạo chưa thật hợp lý. Tuy
nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế về trình độ lý luận chính trị của một bộ phận
công chức cấp cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu với công việc dẫn tới việc giải
quyết công việc hiệu quả chưa cao, chưa huy động được sự hưởng ứng, đồng
lòng trong nhân dân. Thực tế các vụ việc, các điểm nóng trong giải quyết mặt
bằng, xử lý các vụ việc tại cơ sở trong thời gian qua cũng có yếu tố giải quyết
thiếu quyết đoán, chưa khoa học của cán bộ cơ sở.
Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí vai trò là trung tâm chính trị, kinh

tế, văn hóa thứ hai của cả nước, đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm xây
dựng đội công chức cấp cơ sở có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng làm việc
thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
3


nghiệp của công chức cấp cơ sở; đã đề ra nhiều giải pháp tích cực, phù hợp để
nâng cao trình độ chính trị cho đội ngũ công chức cấp phường, xã, thị trấn.
Nhìn chung, đội ngũ công chức cơ sở từng bước được phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích
cực góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững, cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm quốc
phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên để việc thực hiện chính sách
bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở thực sự mang lại hiệu quả, có tác
động tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công việc phục vụ lợi ích của người
dân, thì việc tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức
cấp cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những định hướng, giải pháp
nhằm hoàn thiện chính sách ấy là một đòi hỏi khách quan, cần có sự đi sâu
nghiên cứu bài bản và nghiêm túc. Từ những lý do trên, học viên đã chọn đề
tài: “Thực hiện chính sách bồi dưỡng chính trị cho công chức cấp cơ sở từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp ngành
Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác bồi dưỡng chính trị nói chung và bồi dưỡng chính trị cho công
chức cấp cơ sở nói riêng là một vấn đề quan trọng nên đã được nhiều nhà
khoa học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học chọn làm đề tài khoa học. Có
thể liệt kê ra một số công trình của các nhà khoa học sau:
- PGS Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học
cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội

dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong
việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận cứ là việc
đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong
công tác cán bộ mà học viên có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của
mình để đưa ra các tiêu chuẩn hóa công chức cấp cơ sở phù hợp với thành phố
4


Hồ Chí Minh trong xu thế phát triển của thời đại và đặc trưng của thành phố
Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên – 2001) Các giải pháp thúc đẩy cải
cách hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả cuốn
sách đã đưa ra quá trình cải cách hành chính ở nước ta, những khó khăn,
nguyên tắc và phương pháp thúc đẩy cải cách hành chính. Cải cách nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đây là nội dung quan trọng
trong các nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính nước ta giai đoạn 20102020. Luận văn có thể kế thừa những phương pháp cải cách hành chính trong
đó có nội dung cải cách đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với đặc điểm
công chức cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Phương Đông (2002), Vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị,
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Tạp chí Kiểm tra (07), tr 26-27.
Tác giả đã nêu lên tầm quan trọng và hiệu quả, hình thức, phương pháp giáo
dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay.
Luận văn có thể kế thừa những phương pháp khả thi trong giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức cho cán bộ đảng viên cấp cơ sở để góp phần củng cố và
nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị của đội ngũ công chức cấp xã ở thành
phố Hồ Chí Minh.
- PGS.TS. Nguyễn Trọng Điền (Chủ biên – 2007), Về chế độ công vụ
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Công trình nghiên cứu sâu về công chức,
công vụ và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam hiện

nay; đề tài phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn
của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, có tham
chiếu các mô hình công vụ của các nhà nước tiêu biểu cho các thể chế chính
trị khác nhau. Luận giải và đưa ra lộ trình thích hợp cho việc hoàn thiện chế
độ công vụ ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam.

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×