Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.19 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TNHH GANG THÉP
HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÀ TĨNH
Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 834.04.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN CÔNG TY TNHH GANG THÉP
HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÀ TĨNH
Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 834.04.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chương
trình đào tạo Thạc sỹ Chính sách công; các thầy, cô giáo Khoa Chính sách
công, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã
đào tạo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin biết ơn và trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn An Hà đã
tận tình, tâm huyết, giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi rất nhiều trong suốt thời
gian tôi thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý xây dựng và ủng hộ của thầy, cô giáo và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Phương Thảo



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................... 10
1.1. Một số khái niệm ..................................................................... 10
1.2. Các nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Việt
Nam ............................................................................................................. 15
1.3. Chính sách bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ............................................................................................... 26
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đối với
công ty Formosa của một số quốc gia ......................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG
NGHIỆP FORMOSA HÀ TĨNH ................................................................. 34
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh......................................................................................... 34
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của công ty
Formosa Hà Tĩnh......................................................................................... 35
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của cơ quan
quản lý nhà nước đối với công ty Formosa Hà Tĩnh .................................. 44
2.4. Đánh giá chung trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp FORMOSA Hà Tĩnh . 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................................... 62
3.1. Phương hướng tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường .......................................................................................................... 62
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
bảo vệ môi trường ....................................................................................... 65
KẾT LUẬN ............................................................................................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 84



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBM

Kế hoạch bảo vệ môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

NSNN


Ngân sách nhà nước

PTBV

Phát triển bền vững

QLMT

Quản lý môi trường

QLNN

Quản lý nhà nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm Pháp luật

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trước sự phát triển không ngừng về kinh tế, các khu đô thị,
khu công nghiệp, Khu kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu
cầu con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, một
trong những mặt trái của phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng là vấn đề ô
nhiễm môi trường gia tăng mà nước ta đang phải đối mặt. Ô nhiễm môi trường
gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, đời sống, an toàn sức khỏe
của nhân dân, và thiệt hại về kinh tế cũng như bất ổn xã hội. Quản lý và bảo vệ
môi trường là trách nhiệm của các quốc gia nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững, nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ
môi trường, Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Có rất nhiều nguyên nhân
gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường một trong những nguyên nhân đó là
chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp
lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Hàng năm, có
hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường nếu không được đánh giá một cách đầy đủ và thực hiện các biện pháp
phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả thì đây là những nguy cơ rất lớn đến môi
trường. Thực tế, FDI tại Việt Nam trong thời gian qua có chiều hướng dịch
chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, nhân lực,
không thân thiện với môi trường[5]. Trong khi đó, Việt Nam có xu hướng nới
lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác
trong quá trình thu hút vốn. Phía các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những hạn
chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật để tuồn những công nghệ lạc hậu,
thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng vào nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Vì vậy, với tình hình trên đã xảy ra rất nhiều vụ ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng từ các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Điển
1



hình như các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: Ô nhiễm sông Thị Vải
(Đồng Nai) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng mà nguyên nhân là do xả thải không
xin phép của Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan); Công ty TNHH
Miwon Việt Nam tại Phú Thọ xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hơn 10 lần
ra môi trường. Đặc biệt, năm 2016 đã xảy ra thảm họa môi trường biển tại 4
tỉnh miền Trung sau khi Công ty Formosa Hà Tĩnh đã thải một lượng lớn nước
thải chưa qua xử lý ra biển trong quá trình vận hành thử. Đây là một trong 7 sự
cố về môi trường nổi cộm trong năm 2016 được công bố trong Báo cáo môi
trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó, thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất từ tước đến nay là
nằm ở khu vực FDI cụ thể là do công ty Công ty Formosa Hà Tĩnh. Công ty
Formosa khi đầu tư vào Hà Tĩnh đã góp phần đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo
bỗng gia nhập câu lạc bộ thu ngân sách nghìn tỷ. Tuy nhiên, thảm họa môi
trường mà doanh nghiệp này gây ra để hại hậu quả phải mất hàng chục năm
sau, môi trường biển cũng chưa chắc khôi phục được như trước.
Chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay đã phát triển hơn
so với các giai đoạn trước và ngày càng hoàn thiện. Các quy định về bảo vệ
môi trường được ban hành đã góp phần cải thiện đáng kể công tác bảo vệ môi
trường các khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, thực
trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực FDI ngày càng phổ biến và tính chất ngày
càng nghiêm trọng hơn cho thấy công tác thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ở đây đang còn nhiều hạn chế mà chưa thực hiện được các giải pháp
giải quyết cơ bản ở các địa phương cũng như cơ quan trung ương đối với vấn
đề này.
Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, phải thay đổi tư duy, không thể thu hút FDI bằng mọi giá, đánh đổi với chi
phí cơ hội về môi trường, phải hướng đến sự tăng trưởng bền vững của nền
kinh tế, ngoài lợi ích kinh tế còn phải quan tâm đến lợi ích xã hội trong đó vấn


2


đề bảo vệ môi trường nhất là trong các công tác phòng ngừa, xử lý, khắc phục
ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường.
Chính vì vậy, thực hiện đề đề tài: “Thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường từ thực tiễn công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà
Tĩnh” là hết sức cần thiết, với mong muốn đưa ra những giải pháp hiệu quả
trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, ngăn ngừa thảm họa ô nhiễm
môi trường tại các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân từ các doanh nghiệp FDI,
khu công nghiệp, khu kinh tế diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng,
đáng báo động, trong đó, phần lớn là từ các khu công nghiệp, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài xả thải ra môi trường. Tình trạng đó khiến các cấp
các ngành đang rất quan tâm, chú trọng chỉ đạo xử lý. Đã có nhiều bài viết trên
sách, báo, tạp chí; luận văn, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về ô nhiễm
môi trường và việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Một số bài viết có
liên quan trong quá trình làm luận văn mà cá nhân tác giả đã tham khảo:
- TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các KCN và Khu chế xuất”, Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội;Tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng môi trường ở
các khu công nghiệp, khu chế xuất; Nguyên nhân của tình hình, làm rõ nguyên
nhân ở góc độ quản lý Nhà nước; Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường
ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; Đưa ra các kiến nghị và giải pháp có tính
đặc thù nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về môi trường để
đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất của cả nước. Cuốn sách đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu về vấn đề
nhìn nhận vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi

trường đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
- Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan- Trung
tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường – Đại học Đà Nẵng: “Nâng cao hiệu quả
3


thu gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng”, tác giả đã đề xuất các giải
pháp liên quan đến công đoạn vận chuyển và phân loại rác của thành phố nhằm
tạo sự ổn định, bền vững trong công tác quản lý chất thải rắn;
- Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
(2009), Sách “Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, cuốn sách đã đề cập đến các
vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: trách nhiệm của
doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường; các bước lập, thực hiện, thông qua báo
cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp; quy định của pháp luật về
xử lý chất thải của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; quy định về xả thải
vào nguồn nước; quy định về những loại hóa chất độc hại và doanh nghiệp bị
cấm thực hiện những hành vi nào đối với với hóa chất độc hại trong hoạt động
sản xuất; quy định về các điều kiện để xuất nhập khẩu các loại hóa chất; quy
định trong việc các doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn các chất ô nhiễm
trong nước thải ra môi trường xung quanh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
của mình.
- PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển- KS. Phạm Văn Đức- KS. Đinh Minh Trí
(2010), “Thực thi Luật và chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, NXB
Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội, tài liệu giúp người đọc hiểu sâu hơn về
môi trường và các chính sách pháp luật liên quan đến môi trường. Cuốn sách là
cuốn cẩm nang không thể thiếu đối với các nhà hoạt động môi trường, các nhà
nghiên cứu quản lý môi trường nắm rõ những thông tin, pháp luật, chính sách,
hành động, từ sản xuất đến tiêu dùng, từ tổ chức đến gia đình và cá nhân...góp
phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam;

- Luận văn thạc sĩ của Đinh Phượng Quỳnh (2011), “Pháp luật về bảo
vệ môi trường ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ ngành:
Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật. Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý
luận của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng của
pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: những thành tựu của pháp luật bảo
4


vệ môi trường; những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc điều chỉnh của pháp
luật bảo vệ môi trường. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện
pháp luật bảo vệ môi trường trong thời gian tới: hoàn thiện pháp luật bảo vệ
môi trường; hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường; hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động môi trường; hoàn
thiện các quy định về quản lý chất thải, nhất là các chất thải ở khu đô thị và khu
công nghiệp; hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường đất, nước, không
khí; ban hành các văn bản cụ thể hóa quá trình công khai hóa, dân chủ hóa hoạt
động bảo vệ môi trường…
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huệ (2012) về:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến chất
lượng nước suối Văn Dương, tỉnh Thái Nguyên”, trên cơ sở nghiên cứu nhằm
đánh giá những ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Từ có có
những đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng từ những hoạt động đó đến chất lượng
nước suối Văn Dương;
- Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện khoa học
xã hội của tác giả Phạm Xuân Vinh (2016) về : “Thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”, trên cơ sở
nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng, nâng cao trách nhiệm thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường ở các KCN tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời khẳng
định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện đồng bộ các chính sách bảo vệ môi

trường ở các KCN một cách hiệu quả nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế - xã hội với sự cân bằng sinh học và hệ sinh thái nhằm phục vụ
mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
Quảng Ngãi.
- Bùi Quang Tuấn và Hà Huy Ngọc Sách “Đổi mới phân cấp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
(2016), cuốn sách xuất phát từ thực tiễn cấp bách đặt ra đối với các vấn đề môi
5


trường và quản lý môi trường ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay. Công trình này đã nghiên cứu chuyên sâu về phân
cấp quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường. Trong đó, nghiên cứu đã đưa ra
cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý và nước về bảo vệ môi trường,
phân tích thực trạng công tác này, nghiên cứu thảm họa môi trường biển miền
trung: nhìn từ khía cạnh phân cấp quản lý Nhà nước. Cụ thể, nghiên cứu giúp
nhìn lại vấn đề quản lý nhà nước về môi trường đối với dự án Formosa Hà Tĩnh
đối với những vấn đề như: vấn đề cấp giấy chứng nhận đầu tư; Thẩm định, phê
duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án; Thẩm định về công nghệ của dự
án Formosa. Từ đó, thấy được bất cập trong chính sách bảo vệ môi trường nói
chung và trong phân cấp quản lý nhà nước đối với vấn đề môi trường nói riêng
và đưa ra các kiến nghị và giải pháp chính sách nhằm đổi mới phân cấp quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công, Học viện khoa học
xã hội của tác giả Phạm Ngọc Hà Ny (2017) về: “Chính sách bảo vệ môi
trường biển từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn đưa ra các phân tích,
đánh giá về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại vùng biển Quảng Nam
giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại và qua đó gợi ý, kiến nghị
những giải pháp thúc đẩy cũng như khắc phục những tồn tại.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã có những nghiên cứu về

mặt lý luận về thực hiện bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, các địa
phương và đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường, khắc
phục hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra. Một số bài viết nghiên cứu về thảm
họa môi trường biển miền Trung do Công ty Formosa gây ra nhưng chỉ dừng
lại ở phân tích thực trạng thảm họa môi trường. Chưa có công trình nào nghiên
cứu vấn đề thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Gang
thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh một cách tổng thể, đầy đủ, toàn diện dựa
trên cơ sở lý luận chính sách công. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này nhằm góp
phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp trong thực hiện chính sách
6


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×