Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực hiện chính sách đất đai từ thực tiễn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.01 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LẦM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM VÂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI TỪ THỰC
TIỄN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI,

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phí Vĩnh Tường

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự giúp đỡ của Tiến sĩ Phí Vĩnh Tường, luận văn này là sản phẩm của
quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài luận văn. Mọi quan
điểm, khái niệm, số liệu, phân tích, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu
khác được trích dẫn theo đúng quy định. Vì vậy, tác giả xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của chính mình.
Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Vân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

7

1.1 Đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai

7

1.2 Chính sách đất đai và những yêu cầu khi thực hiện chính sách đất đai

12

1.3 Kinh nghiệm một số quận ở các Thành phố lớn về thực hiện chính sách đất
đai, giao đất, cho thuê đất và bài học cho quận Than Xuân

16

Chương 2: THỰC TRANG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
CỦA CÁC TỔ CHỨC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH XUÂN

37


2.1 Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

37

2.2 Thực trạng thi hành các chính sách đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân

43

2.3 Một số vấn đề trong quá trình thực hiện các chính sách về giao và cho
thuê đất.

60

Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KIỆN TOÀN CÔNG TÁC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN

63

3.1 Những thành tựu đạt được khi thực hiện các chính sách đất đai trên địa
bàn quận Thanh Xuân.

63

3.2. Định hướng giao và cho thuê đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

64

3.3. Định hướng chính sách quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

64


3.4. Một số kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện các chính sách đất đai có liên
quan đến công tác giao và cho thuê đất đạt hiệu quả cao trên địa bàn quận
Thanh Xuân

66

KẾT LUẬN

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
QLNN

Quản lý nhà nước

QLĐĐ

Quản lý đất đai

GCNQSDĐ

Giáy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ&QSHN


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu nhà

HGĐ&CN

Hộ gia đình và cá nhân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

PNN

Phi nông nghiệp

MĐSDĐ

Mục đích sử dụng đất

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

TTXD, ĐT

Trật tự xây dựng, đô thị

GPMB

Giải phóng mặt bằng

ANQP

An ninh quốc phòng

KTXH

Kinh tế xã hội

CNĐKKD

Chứng nhận dăng ký kinh doanh

QLTT

Quản lý thị trường

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu


DSKHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi cả nước

23

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

34

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng diện tích đất đai quận Thanh Xuân
(Tính từ 2013 đến ngày 01/01/2017)

36

Hình 2.3.Biểu đồ sử dụng đất quận Thanh Xuân theo đối tượng được giao
quản lý, sử dụng đất

39

Hình 2.4.Mô tả cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng được giao sử dụng đất

40

Hình 2.5.Tình hình giao đất các tổ chức


46

Hình 2.6.Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức

47

Hình 2.7.Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDD của các tổ chức

48

Hình 2.8. Sử dụng đất của các tổ chức theo MĐSDĐ

50

Hình 2.9. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất theo loại hình tổ chức

51

Hình 2.10. Hiện trạng sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính

52

Hình 2.11.Sử dụng đất theo mục đích được giao, được thuê của các loại hình
tổ chức

53

Hình 2.12.Lô đất đầu tư xây dựng chậm của CTCP vận tải và dịch vụ TMHN

57


Hình 2.13.Đất của CTCP Cao su Sao vàng cho thuê cho mượn sai mục đích

59

Hình 2.14 .Đất của công ty cổ phần thiết bị Bưu điện làm bãi trông xe

60

Hình 2.15.Tình hình tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các tổ chức

61

Hình 2.16.Đất của CTCP Lắp máy điện nước và xây dựng hiện đang có tranh chấp

62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên quý giá, trong hoạt
động kinh tế xã hội. Đất đai là nguồn lực quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
quy hoạch và sử dụng đất đai góp phần hình thành và phân bố dân cư, các cơ sở
kinh doanh, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Ở Việt Nam, đất đai là tài sản do
Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay, chính phủ đang tiến hành công cuộc đổi
mới nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc ban hành các chính
sách để quản lý, sử dụng đất đai một cách khoa học, hiệu quả đã, đang và sẽ là
nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm
thực hiện.
Trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, Chính phủ và các bộ đã ban hành Nghị

định, Thông tư hướng dẫn cụ thể hình thành hệ thống các quy định pháp luật, tạo cơ
sở pháp lý về thực hiện chính sách đất đai phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH.
Theo số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất hàng năm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường (TN&MT) tính đến ngày 01/01/2016, tổng diện tích đất đã được Nhà
nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng là
25.227.783 ha, chiếm 76,22% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phân theo đối tượng
sử dụng thì HGĐ&CN đang sử dụng 15.109.457 ha, chiếm 45,65% tổng diện tích
đã giao, cho thuê. Các tổ chức trong nước sử dụng 9.730 nghìn ha, chiếm 38,6 %
tổng diện tích đã giao, cho thuê. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử dụng 56
nghìn ha (chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích đã giao, cho thuê). Cộng đồng dân cư
được giao 330.508 ha (chiếm1,31% tổng diện tích đã giao, cho thuê).
Trên thực tế, quỹ đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa được quản lý
chặt chẽ, sử dụng chưa hiệu quả. Nhiều vấn đề thực hiện chính sách đã phát sinh, dẫn
tới những hiện tượng như đất đai bị bỏ hoang trong một thời gian dài, không được sử
dụng đúng mục đích được giao, hay hoạt động chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn đất
trái phép; hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp, khiếu nại liên quan đến sử dụng đất diễn ra
thường xuyên, liên tục...
Thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế xã hội, nơi tập trung các cơ quan đầu
não, các khu công nghiệp quan trọng, là nơi thu hút lực lượng lao động từ mọi miền
đất nước. Sự tập trung của các hoạt động KTXH tạo nên áp lực đối với việc ban
hành các chính sách để quản lý và sử dụng đất. Công tác thực hiện chính sách đất

1


đai và quản lý đất đai (QLĐĐ) ở thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đạt
được nhiều kết quả to lớn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội
(KTXH) và phát triển đô thị.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề trong hiệu quả thực hiện chính sách đất
đai, bắt nguồn từ những bất cập của chính sách. Trong khi nhu cầu sử dụng đất ở

một số khu vực trên địa bàn Thành phố chưa được đáp ứng, một số khu vực khác lại
xảy ra tình trạng đất dự án “chết”, bỏ hoang và kéo dài nhiều năm qua. Thống kê
của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) Hà Nội cho thấy trong số 33 khu
đất được kiểm tra (trên các địa bàn các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, và Từ
Liêm) có 19 khu đất với tổng diện tích hơn 300.000 m2 bỏ hoang và 10 khu đất với
diện tích gần 160.000 m2 sử dụng sai mục đích .
Quận Thanh Xuân, là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, có nhiều cơ sở hoạt
động kinh tế, là nơi thu hút một lực lượng lao động dồi dào, nên áp lực đối với
việc quản lý và sử dụng đất là rất lớn. Công tác thực hiện chính sách đất đai ở
Thanh Xuân trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả to lớn, góp phần
tăng cường hiệu lực, hiệu quả về đất đai, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển
KTXH và phát triển đô thị. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề mâu thuẫn,
chính sách ban hành còn chồng chéo, nhu cầu sử dụng đất tại một số nơi trên địa
bàn quận vẫn chưa được đáp ứng, một vài nơi khác lại có tình trạng bỏ hoang,
đất dự án “chết”, kéo dài nhiều năm. Vấn đề nhức nhối trong công tác thực hiện
chính sách, gây lãng phí nguồn tài nguyên có hạn đất, gây thất thoát lớn cho
nguồn ngân sách Nhà nước và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế
của quận.
Hướng tới mục tiêu phân bổ và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, khoa
học, tiết kiệm, hài hòa được quyền lợi và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và
người sử dụng đất, việc nghiên cứu vấn đề “Thực hiện chính sách đất đai từ thực
tiễn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” ngày càng cấp thiết và đó là lý do học
viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã được công bố, đang được áp dụng hiện
hành liên quan đến vấn đề thực hiện chính sách đất đai trong đó có chính sách giao
đất và cho thuê đất các tổ chức.
Các công trình nghiên cứu ngoài nước

2



Liên quan đến chính sách đất đai và thực hiện chính sách về đất đai trên thế
giới đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Chính sách về đất đai - Land
policy” (2003) [19] và “Chính sách sử dụng đất của địa phương và sự khuyến khích
đầu tư - Local land use policy and investment incentives’’ (2004) [19] của Ngân hàng
Thế Giới, là những nghiên cứu đưa ra chính sách đất đai, những quy định, phương
thức quản lý và sử dụng đất của chính quyền địa phương có ảnh hưởng đến tốc độ và
kiểu mẫu phát triển đô thị, cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các
nhà hoạch định chính sách. ‘’Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt
Nam’’ của nhóm tác giả Marsh S.P, MacAulay T.G và Phạm Văn Hùng, (2007) [20]
làm rõ vai trò Chính sách đất đai đóng trong việc quyết định mức độ linh hoạt trong
việc sử dụng đất ở Việt Nam; Masahito Hatoyama, (2017) [21] đã xuất phát từ kinh
nghiệm quản lý đất đai của Nhật Bản để rút ra những bài học kinh nghiệm giúp Việt
Nam khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai, mặc dù có sự khác biệt về hình thức sở
hữu; trong khuôn khổ chương trình sáng kiến và nghiên cứu Chính sách chiến lược
Nhật Bản – ASEAN về phát triển thể chế quản lý đất đai; Ngoài ra còn một số các
công trình khác, mức độ nghiên cứu hạn chế hơn những công trình đã đề cập ở trên.
Những quan niệm khác nhau về đất đai, sở hữu đất đai, sự khác nhau về các nét văn
hóa – xã hội; trình độ khoa học, phát triển kinh tế. Nên, hệ thống chính sách đất đai
giữa các quốc gia cũng khác nhau. Nhưng các nghiên cứu này có giá trị khoa học cao
và là tư liệu tham khảo, học tập kinh nghiệm về thực hiện chính sách đất đai, chính
sách giao đất và cho thuê đất tại Việt Nam.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đối với QLNN về đất đai ở Việt
Nam có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007); Nguyễn Thế
Vinh (2007) . Các tác giả nghiên cứu, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thành công
và hạn chế trong hoạt động QLNN về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ thời gian
qua; Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) nghiên cứu về những vấn đề trong khung pháp lý
liên quan đến giao đất cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam;
Ngoài ra còn có các nghiên cứu như “Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách

đất đai cho phát triển KTXH tại Việt Nam” của nhóm tác giả Hồ Đăng Hòa, Lê Thị
Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcoim. F Mc. Pherson (2012) [22]; các đề tài
khoa học cấp bộ do Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển Nông nghiệp
và Nông thôn thực hiện [23]; hay nghiên cứu về “ Pháp luật về giao đất , cho thuê đất
ở nước ta, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”(2013) [24] do Viện nghiên cứu lập

3


pháp chủ trì đã đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về giao đất và cho thuê đất, đề
xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất và cho thuê đất nhằm góp phần
cung cấp thông tin khoa học phục vụ việc nghiên cứu sửa đổi bổ sung luật đất đai
năm 2003; Bên cạnh đó, nhiều công trình đã rà soát hệ thống luật và đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện sửa đổi, bổ sung chính sách đất đai phù hợp hơn của hệ thống
luật đất đai của Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đất đai của các
nhà khoa học trong và ngoài nước đối với chính sách đất đai của Việt Nam đã góp
phần hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn chính sách ở Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển KTXH trong bối cảnh có nhiều thay đổi do ảnh
hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thấy đất đai ngày càng có vị trí quan trọng
trong cuộc sống và những vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết vấn đề đất đai
ngày một lớn. Vì vậy liên tục đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai để tổ chức
thực hiện, nhất là cấp chính quyền địa phương là xu thế tất yếu. Chính sách đất đai
không thể có hiệu quả, hiệu lực và tác động tốt đến đời sống KTXH nếu như các cấp
thực thi nhiệm vụ không được tổ chức thực hiện khoa học; vai trò của người dân và
các tổ chức không được xem xét, đánh giá đặt đúng vị trí; những bài học trong quá
trình ban hành chính sách phải được nghiên cứu, đánh giá một cách thường xuyên, cụ
thể, từ đó có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh bổ sung kịp thời trong quá trình
thực hiện chính sách đất đai nhất là lĩnh vực giao đất, cho thuê đất đối với các tổ
chức, đặc biệt là tổ chức kinh tế.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đóng góp những luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện các chính sách của nhà
nước về đất đai (giới hạn đối với nội dung giao đất, cho thuê đất) trên địa bàn
quận Thanh Xuân. Đồng thời đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả triển khai
thực hiệc chính sách đất đai trên cơ sở luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn
dưới luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận ở mức cơ bản để đánh giá vấn đề. Thu thập
số liệu, tài liệu (từ các cuộc điều tra, khảo sát) có thể phản ánh được việc áp dụng các
chính sách giao đất, cho thuê đất, cũng như thực trạng sử dụng đất trên địa bàn
nghiên cứu.

4


- Vận dụng cơ sở lý luận và số liệu thứ cấp để đánh giá đúng thực trạng sử
dụng đất, thực trạng thực hiện giao đất, cho thuê đất và xác định các vấn đề của
chính sách về đất đai trong mối quan hệ với sử dụng đất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hộ gia đình và cá nhân (HGĐ&CN); tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
năm 2013 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Do sự khác biệt về mục đích sử dụng đất giữa các nhóm người sử dụng, trong

đó HGĐ & CN trên địa bàn quận Thanh Xuân chủ yếu sử dụng đất vào mục đích đất
ở đô thị, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo chủ yếu sử dụng đất vào mục đích công
cộng, nên thực tiễn áp dụng của các chính sách đất đai và việc đánh giá hiệu quả quản
lý nhà nước về đất đai rất rộng, phức tạp. Vì vậy, đề tài luận văn tập trung chủ yếu
đánh giá việc thực hiện chính sách đất đai đối với các tổ chức vì các tổ chức có diện
tích đất sử dụng lớn, và việc sử dụng đất đúng hay không đúng mục đích có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của quận cũng như nguồn thu của ngân
sách Nhà nước (Tổ chức trong luận văn bao gồm Cơ quan Nhà nước; tổ chức chính
trị; tổ chức xã hội; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ
chức sự nghiệp công; các tổ chức kinh tế, tổ chức ngoại giao và Ủy ban nhân dân xã).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để giải quyết được vấn đề đặt ra của đề tài, học viên sử dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống, xem xét vai trò của đất đai và việc thực hiện các chính sách về
đất đai vì mục tiêu thúc đẩy phát triển hoạt động KTXH, trong bối cảnh triển khai
các văn bản, chính sách pháp luật đất đai thời gian qua, trọng tâm là công tác giao
đất, cho thuê đất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau

5


(1) Phân tích, tổng hợp các lý thuyết về các chính sách đất đai giúp học
viên nắm rõ các quy định, chính sách của Nhà nước.
(2) Thu thập, phân tích số liệu thứ cấp (là số liệu được công bố trên các tài
liệu nghiên cứu, sách, tạp chí nghiên cứu, niên giám thống kê). Đề tài sử dụng số
liệu thống kê, có liên quan đến từng nội dung để phân tích tình hình thực hiện các
chính sách về giao đất, cho thuê đất theo Luật đất đai trong thời gian từ 2013 đến
nay. Việc nghiên cứu số liệu sẽ giúp học viên nắm được tình hình thực hiện các

chính sách đất đai, cụ thể về giao đất, cho thuê đất trên địa bàn nghiên cứu.
(3) Khảo sát định tính bằng phương pháp phỏng vấn và thảo luận với cán
bộ quản lý trên địa bàn Quận để nắm vững tình hình thực hiện các chính sách đất
đai đồng thời nắm được tình hình quản lý nhà nước đối với đất đai của Quận. Việc
kết hợp với điều tra, khảo sát ngoài thực địa giúp học viên có những căn cứ đánh
giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách đất đai và sử dụng đất trên địa bàn
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Đã tổng hợp được, ở mức độ cần thiết, những vấn đề lý
luận về việc thực hiện các chính sách đất đai nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên đất phục vụ phát triển KTXH,
- Ý nghĩa thực tiễn: Đã đánh giá được thực trạng áp dụng các chính sách
đất đai và các vấn đề QLNN về đất đai ở cấp quận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
khoa học giúp lãnh đạo Quận Thanh Xuân có những điều chỉnh khoa học nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai thực hiện chính sách đất đai và là cơ sở để
các địa phương khác tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài nội dung phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được bố cục thành ba chương với nội dung tiêu đề như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách đất đai và quản lý nhà nước về đất
đai.
Chương 2: Thực trạng thực hiện các chính sách đất đai của các tổ chức được nhà
nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn quận Thanh Xuân
Chương 3: Một số khuyến nghị kiện toàn công tác thực hiện chính sách đất đai trên
địa bàn quận Thanh Xuân

6


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai
1.1.1 Khái niệm
Đất đai là bao gồm các các vật thể được gắn liền trực tiếp với bề mặt đất, kể cả
những vùng bị nước bao phủ. Nó bao gồm vô số các tính chất tự nhiên trừu tượng, từ các
quyền lợi đối với sự phát triển hay xây dựng trên đất, đối với nước ngầm và khoáng sản
và các quyền lợi liên quan đến việc sử dụng và khai thác chúng.
Các nguồn tài nguyên và các tính chất của đất đai cần thiết được quản lý chúng có
thể được sử dụng và tránh sự hoang phí hay không. QLĐĐ dẫn đến việc đề ra các quyết
định và hoàn thiện các quyết định đó về đất đai. Các quyết định có thể chọn một cách
đơn lẻ bởi các cá nhân hay tập hợp một nhóm người. Nó liên quan đến quyền sở hữu đất
đai của các thế hệ hiện tại và tương lai. Nó bao gồm các quá trình khi mà các nguồn tài
nguyên đất đai là xác định trên không gian và thời gian theo như cầu, nguyện vọng và
mong muốn của con người trong một chừng mực đầu tư kỹ thuật và chính trị xã hội và
sự phân công hợp pháp và hợp lý của họ.
1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời
sống con người, đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá
trình sản xuất nào.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một
tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với mỗi ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc
dân, đất đai lại có những vị trí, vai trò khác nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm
cơ sở, địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp đất không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện
vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành sản xuất này, mà còn là yếu tố tích cực
của sản xuất. Quá trình SXNN có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiều vào
độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

a) Hình thức sở hữu
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định của mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật trên Trái đất. Đất đai tham
7


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×