Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những yếu tố nguy cơ ung thư TTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.99 KB, 8 trang )

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nguyễn Chí Cường1, Phan Thanh Hải*, Phạm Nhật Tuấn**, Nguyễn Đỗ
Nguyên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bằng chứng về nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư
tuyến tiền liệt. Những sách giáo khoa và các tài liệu trong nước có đề cập các yếu tố nguy cơ của ung
thư tuyến tiền liệt nhưng chưa thấy một nghiên cứu gốc nào được công bố.
Mục tiêu Xác định mối liên quan giữa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới từ 50 tuổi trở lên với các yếu
tố dân số xã hội, thói quen ăn uống, và thói quen sinh hoạt.
Phương pháp Một nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện ở những nam giới từ 50 tuổi trở lên đến
khám tại phòng khám đa khoa Hoà Hảo-Medic thành phố Hồ Chí Minh. Ung thư tuyến tiền liệt được
xác định với những tiêu chí lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả giải phẫu bệnh là dương tính. Chứng
được chọn ở những nam giới cùng tuổi đến khám tại phòng khám đa khoa Hoà Hảo-Medic cùng ngày
với ca bệnh. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp về những yếu tố dân số xã hội, tiền sử y
khoa, thói quen trong sinh hoạt, tần số sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống. Phân tích đa biến với
hồi quy logistic được sử dụng để xác định mối liên quan độc lập giữa các yếu tố phơi nhiễm với ung
thư tuyến tiền liệt.
Kết quả Những yếu tố tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt là đi tiểu đêm ≥3 lần với OR= 6,14 (KTC
3,33-11,33) và giá trị p <0,001, lạm dụng rượu bia với OR= 3,74 (KTC 1,77-7,88) và giá trị p
<0,001, thừa cân béo phì với OR= 2,22 (KTC 1,18-4,19) và giá trị p <0,01, có nhiều thêm một
con với OR= 1,24 (KTC 1,06-1,46) và giá trị p <0,0007, và tăng một năm tuổi với OR= 1,06 (KTC
1,01-1,10) và giá trị p <0,0009; trong khi ăn trứng ≥3 lần/tuần có tác dụng bảo vệ với OR= 0,30
(KTC 0,11-0,85) và giá trị p= 0,02.
Những yếu tố liên quan độc lập với UTTTL (n=260)
Yếu tố
OR điều chỉnh (KTC 95%)
P
Đi tiểu đêm ≥3 lần
6,14 (3,33-11,33)
<0,001
Lạm dụng rượu/bia


3,74 (1,77-7,88)
0,001
Thừa cân và béo phì
2,22 (1,78-4,19)
0,01
Số con tăng thêm 1
1,24 (1,06-1,46)
0,007
Tăng một năm tuổi
1,06 (1,01-1,10)
0,009
Ăn trứng ≥3 lần/tuần
0,30 (0,11- 0,85)
0,02
Kết luận Cần xây dựng những chương trình giáo dục sức khoẻ cho nam giới nhằm giảm những yếu tố
nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt đã được xác định qua nghiên cứu. Các bác sĩ lâm sàng cần quan
tâm và tư vấn về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt cho các đối tượng nam giới từ 50 tuổi trở lên có các
yếu tố nguy cơ.
Từ khóa Ung thư tuyến tiền liệt, yếu tố nguy cơ, nam tuổi 50 trở lên, Hoà Hảo-Medic
ABSTRACT
RISK FACTORS OF PROSTATE CANCER
Nguyen Chi Cuong*, Phan Thanh Hai*, Pham Nhat Tuan**, Nguyen Do
Nguyen**
Background There has been inconsistency among evidence of risk factors of
prostate cancer. Textbooks and other literatures in Vietnam have mentioned risk
factors of prostate cancer, but no original papers have been documented so far.
Objective To determine the relationship between prostate cancer and socio-demographic factors,
feeding habits, and lifestyle behaviors among males aged 50 years and above.
Methods A case control study was conducted among males aged 50 years and above coming to Hoa
Hao-Medic clinic at Ho Chi Minh city. Prostate cancer cases were identified with clinical criteria,

1 Phòng khám đa khoa Hòa Hảo-Medic
**

Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Chí Cường
ĐT: 0983988622
Email:


1


laboratory tests, and pathologic evidence. Controls were selected among males of the same age,
coming to the same health service, on the same day with cases, but without any evidence of prostate
cancer. Study subjects were directly interviewed about socio-economic factors, medical history,
lifestyle behaviors, and frequency of consuming foods and drinks. Multivariate analyses using logistic
regression were performed to determine factors independently associated with prostate cancer.
Results Males from 50 years old and above having nocturia 3 or more times per night, overweight or
obesity, alcohol abused, having one more child, and aged one more year were more likely to develop
prostate cancer, while eating eggs 3 times or more a week was found protective.
Conclusions Health education on reducing risk factors of prostate cancer is essentially needed for
males. Physicians should consider and advise screening for men aged 50 years and above having such
risk factors identified from this study.
Key words: Prostate cancer, risk factors, men aged 50 years and above, Hoa
Hao-Medic clinic

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh không lây nhiễm đứng hàng thứ nhì trên thế giới, trong đó
ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong
hàng đầu ở nam giới. Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Thế giới cho thấy năm

2012 có 1.094.916 người mắc bệnh và 307.481 người tử vong [3]. Tại Việt Nam,
năm 2008 UTTTL đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ở nam giới với 1.200 trường
hợp mới mắc, và 200 trường hợp tử vong. UTTTL thực sự đang là một gánh nặng
bệnh tật đối với gia đình và xã hội. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tuổi
là một yếu tố nguy cơ mạnh của UTTTL, với 85% trường hợp được chẩn đoán có
độ tuổi trên 65. Có 5-10% UTTTL là do gen gây ra, 30-35% do chế độ ăn uống và
lối sống không phù hợp như ăn nhiều thịt đỏ, ít ăn rau củ quả, tiêu thụ nhiều rượu
bia, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thừa cân béo phì, và ít hoạt động thể lực.
Có 25-30% trường hợp UTTTL tử vong liên quan đến hút thuốc lá, 20% do viêm
nhiễm mạn tính, 15-20% do những yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, ít hoạt
động thể lực [28]. Như vậy, UTTTL có thể phòng ngừa được bằng cách điều chỉnh
hành vi lối sống, chế độ ăn uống, và kiểm soát tốt môi trường sống.
Vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bằng chứng về nhiều yếu tố nguy cơ của UTTTL. Những
sách giáo khoa và các tài liệu trong nước có đề cập các yếu tố nguy cơ của UTTTL nhưng chưa thấy
một nghiên cứu gốc nào được công bố [2],[4]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những
yếu tố liên quan với UTTTL ở nam giới từ 50 tuổi trở lên.
PHƯƠNG PHÁP
Một nghiên cứu bệnh chứng với đối tượng nghiên cứu là nam giới từ 50 tuổi trở lên đến khám
tại phòng khám đa khoa Hòa Hảo-Medic, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 9,
2016 đến tháng 5, 2017. Để có 80% cơ hội, ở mức ý nghĩa 5%, chứng minh rằng béo phì tăng 2 lần
nguy cơ bị UTTTL, với tỉ lệ béo phì ở nhóm chứng là 25 % [1], cỡ mẫu được ước lượng là 130 người
cho mỗi nhóm (tỉ số chứng:bệnh 1:1). Bệnh là những trường hợp nam giới từ 50 tuổi trở lên có chẩn
đoán UTTTL với kết quả giải phẫu bệnh dương tính, và không mắc cách bệnh ung thư khác, hoặc các
bệnh mạn tính như suy tim, đái tháo đường, gout, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải
dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn. Tiêu chí chẩn đoán UTTTL được dựa theo Hiệp Hội tiết niệu và
thận học Việt Nam [4]. Những trường hợp qua thăm khám nghi ngờ UTTTL khi có tuyến tiền liệt phì
đại, hoặc có nhân phát hiện qua siêu âm; khám tuyến tiền liệt qua trực tràng phát hiện có bờ cứng
hoặc có chèn ép; và xét nghiệm PSA huyết thanh tăng cao (≥4ng/ml). Sau đó đối tượng sẽ được sinh
thiết làm giải phẫu bệnh. Tất cả những xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tại phòng khám đa
khoa Hòa Hảo-Medic. Tất cả những trường hợp bệnh được chọn trong suốt thời gian nghiên cứu, và

đồng ý tham gia. Chứng là nam giới từ 50 tuổi trở lên không có bất kỳ tiêu chí nào trong chẩn đoán
UTTTL, và có cùng tiêu chí loại với nhóm bệnh, được chọn thuận tiện từ những người đến khám và
điều trị tại phòng khám đa khoa Hòa Hảo-Medic, và đồng ý tham gia.
2


Những biến số phơi nhiễm chính bao gồm những biến số về thói quen sinh hoạt, và tần số sử
dụng các loại thực phẩm, và đồ uống. Những biến số về thói quen sinh hoạt gổm có thời gian ngồi
trong ngày (<6 giờ, 6-8 giờ, và >8 giờ), thời gian ngủ trong ngày (<6 giờ, 6-8 giờ, và >8 giờ), số lần
đi tiểu đêm (<3 lần, và ≥3 lần), cường độ hoạt động thể lực (thấp, trung bình, nặng), hút thuốc lá (số
gói hút-năm=số gói thuốc hút trung bình trong ngày nhân với số năm hút), hút thuốc thụ động, lạm
dụng rượu bia (theo AUDIT -The Alcohol Use Disorders Identification Test-)[30]; có tiếp xúc, và số
năm tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp (<20 năm, và ≥20 năm). Tần số sử dụng các loại thực phẩm,
và đồ uống (<3 lần/tuần, và ≥3 lần/tuần) được khảo sát với hành vi ăn các loại thịt đỏ (heo, bò, bê, dê,
cừu, trâu, ngựa, chó, mèo), gà/vịt, cá, hải sản, trứng, các loại trái cây đỏ (dưa hấu, cà chua, dâu tây,
cherry, thanh long ruột đỏ), trái cây không đỏ (chuối, thanh long, ổi, xoài, lê), các loại rau quả củ đậu
(bầu, bí đao, mướp, cải xanh, cải thìa, rau muống, sà lách, diếp cá, mồng tơi, đậu đỏ, đậu xanh, đậu
đen, đậu trắng/đậu hà làn, đậu cô ve), dầu thực vật, trà, và cà phê.
Những biến số dân số xã hội bao gồm tuổi, trình độ học vấn (≤ tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, ≥trên lớp 12), tình trạng hôn nhân (góa vợ/độc thân , có gia đình), số con, và
nghề nghiệp (nông dân, công nhân, buôn bán, viên chức nhân viên văn phòng). Đối tượng nghiên cứu
cũng được phỏng vấn về những tiền sử y khoa (tiền sử gia đình UTTTL, tiền sử mắc bệnh liên quan
đến đường tiết niệu và tuyến tiền liệt, tiền sử phẫu thuật liên quan đến đường tiết niệu), và đánh giá
chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index), phân thành 3 nhóm bình thường (18,5≤BMI≤22,9), gầy
(BMI≤18,5), và thừa cân béo phì (BMI≥23).
Dữ kiện được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, và phân tích bằng phần
mềm Stata 13.0. Mối liên quan đơn biến được xác định với phép kiểm chi bình
phương, hoặc hồi quy logistic khi biến số phơi nhiễm là định lượng liên tục. Xác
định mối liên quan độc lập với UTTTL của các biến số phơi nhiễm bằng phân tích
đa biến với hồi qui logistic. Mức độ kết hợp được ước lượng với tỉ số số chênh (OR:

odds ratio) điều chỉnh, và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR điều chỉnh.
Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức của Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Mối liên quan giữa các đặc tính dân số xã hội, thể lực, và tiền sử y khoa với UTTTL, tần số
(%) (n=260)
Biến số
Bệnh
Chứng
OR (KTC 95%)
P
(n=130)
(n=130)
Tuổi (năm)
Trung bình ± ĐLC*
71±9
67±7
1,07 (1,04-1,11)† <0,001†
Số con
Trung vị (KTPV)**
4 (2-6)
3 (2-4)
1,34 (1,18-1,53)† <0,001†
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học
35 (27)
13 (10)
1
Trung học cơ sở
20 (15)

28 (22)
0,27 (0,11-0,63)
0,002
Trung học phổ thông
27 (21)
35 (27)
0,29 (0,13-0,64)
0,003
> Lớp 12
48 (37)
54 (42)
0,33 (0,16-0,70)
0,004
Tình trạng hôn nhân
Góa vợ/độc thân
7 (5)
1 (01)
7,34 (0,92-333,3) 0,07§
Có gia đình
123 (95)
129 (99)
1
Nghề nghiệp
Nông dân
29 (22)
17 (13)
1,90 (0,95-3,93)
0,051
Công nhân, buôn bán, viên 101 (78)
113 (87)

1
chức
BMI
Bình thường
46 (35)
65 (50)
1
Nhẹ cân
21 (16)
16 (12)
1,85 (0,87-3,93)
0,10
Tiền béo phì và béo phì
63 (49)
49 (38)
1,81 (1,06-3,08)
0,02
Tiền sử gia đình UTTTL

2 (2)
5 (04)
0,39 (0,04-2,44)
0,44§
3


Không
Mắc các bệnh đường tiết niệu

Không

Phẫu thuật đường tiết niệu

Không
Phì đại lành tính tuyến tiền
liệt
Không


128 (98)

125 (96)

1

17 (13)
113 (87)

20 (15)
110 (85)

0,82 (0,38-1,76)
1

0,59

11 (08)
119 (92)

12 (9)
118 (91)


0,83 (0,31-2,18)
1

0,6

106 (82)
24 (18)

116 (89)
0,53 (0,24-1,14)
14 (11)
1
* Độ lệch chuẩn **Khoảng tứ phân vị § Chính xác Fisher † Hồi qui logistic

0,08

Bảng 2. Mối liên quan giữa các thói quen sinh hoạt với UTTTL, tần số (%) (n=260)
Biến số
Bệnh
Chứng
OR
p
(n=130)
(n=130)
(KTC 95%)
Thời gian ngồi/ngày
<6 giờ
87 (67)
90 (69)

1
6-8 giờ
25 (19)
26 (20)
0,99 (0,53-1,85)
0,98
>8 giờ
18 (14)
14 (11)
1,33 (0,62-2,83)
0,46
Thời gian ngủ/ngày
<6 giờ và >8 giờ
69 (53)
59 (45)
1,36 (0,81-2,28)
0,21
6-8 giờ
61 (47)
71 (55)
1
Đi tiểu đêm
≥3 lần
45 (35)
102 (78)
6,88 (3,95- 11,95)
<0,001
<3 lần
85 (65)
28 (22)

1
Cường độ hoạt động thể lực
Thấp
64 (49)
46 (35)
1
0,02
Trung bình-nặng
66 (51)
84 (65)
0,54 (0,33-0,90)
Số gói thuốc hút-năm
20 (1,6-40)** 6,6 (0,5-20,5)**
1,07 (1,02-1,87)
<0,001*
Hút thuốc thụ động

19 (14)
20 (15)
0,89 (0,42-1,88)
0,74
Không
111 (86)
110 (85)
1
Lạm dụng rượu bia

46 (35)
18 (14)
3,4 (1,78-6,69)

<0,001
Không
84 (65)
112 (86)
1
Tiếp xúc với hóa chất nông
nghiệp

40 (31)
20 (15)
2,47 (1,29-4,78)
0,003
90 (69)
110 (85)
1
Không
Số năm tiếp xúc với hóa chất
nông nghiệp
≥20
19 (48)
9 (45)
1,11 (0,33-3,75)
0,85
<20
21 (52)
11 (55)
1
* Hồi qui logistic; **Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Bảng 3. Mối liên quan giữa sử dụng thực phẩm, đồ uống với UTTTL, tần số (%) (n=260)
Biến số

Bệnh
Chứng
OR
p
(n=130)
(n=130)
(KTC 95%)
Ăn thịt đỏ
≥3 lần/tuần
107 (82)
106 (82)
1,05 (0,53-2,08)
0,87
<3 lần/tuần
23 (18)
24 (18)
1
Ăn thịt gà/vit
≥3 lần/tuần
6 (05)
5 (03)
1,20 (0,29-5,14)
0,75
4


<3 lần/tuần
Ăn cá
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần

Ăn hải sản
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Ăn trứng
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Ăn các loại trái cây đỏ
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Ăn trái cây không đỏ
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Ăn rau/củ/quả
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Ăn các loại đậu
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Sử dụng dầu thực vật
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Trà
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần
Cà phê
≥3 lần/tuần
<3 lần/tuần

124 (95)


125 (96)

1

110 (85)
20 (15)

109 (83,85)
21 (16,15)

1,05 (0,51-2,18)
1

9 (07)
121 (93)

3 (02)
127 (98)

2,77 (0,64-16,55)
1

0,12

7 (05)
123 (95)

16 (12)
114 (88)


0,40 (0,16-0,99)
1

0,04

59 (45)
71 (55)

74 (57)
56 (43)

0,62 (0,37-1,05)
1

0,06

65 (50)
65 (50)

83 (64)
47 (36)

0,56 (0,33-0,95)
1

111 (85)
19 (15)

120 (92)
10 (08)


0,48 (0,19-1,16)
1

0,07

9 (07)
121 (93)

9 (07)
121 (93)

1,00 (0,33-2,95)
1

1,00

104 (80)
26 (20)

95 (73)
35 (27)

1,41 (0,79-2,74)
1

92 (71)
38 (29)

72 (55)

58 (45)

1,95 (1,13-3,36)
1

82 (63)
48 (37)

80 (62)
50 (38)

1
1,06 (0,62-1,81)

0,86

0,01

0,79

Bảng 4. Những yếu tố liên quan độc lập với UTTTL (n=260)
Yếu tố
OR điều chỉnh (KTC 95%)
P
Đi tiểu đêm ≥3 lần
6,14 (3,33-11,33)
<0,001
Lạm dụng rượu/bia
3,74 (1,77-7,88)
0,001

Thừa cân và béo phì
2,22 (1,78-4,19)
0,01
Số con tăng thêm 1
1,24 (1,06-1,46)
0,007
Tăng một năm tuổi
1,06 (1,01-1,10)
0,009
Ăn trứng ≥3 lần/tuần
0,30 (0,11- 0,85)
0,02
Bảng 1 cho thấy tuổi tăng, có nhiều con, trình độ học vấn thấp, và thừa cân béo phì liên quan có ý
nghĩa thống kê với UTTTL. Số chênh mắc bệnh tăng theo số gói thuốc lá hút-năm, ở nhóm lạm dụng
rượu bia, có tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp, và giảm ở nhóm có cường độ hoạt động thể lực trung
bình-nặng (Bảng 2). Ăn trứng, trái cây không đỏ ≥3 lần/tuần có tác dụng bảo vệ, trong khi uống trà ≥3
lần/tuần tăng nguy cơ với UTTTL (Bảng 3). Ăn trái cây đỏ, hoặc các loại rau củ quả khác ≥3 lần/tuần
cũng có tác dụng bảo vệ với UTTTL, với giá trị p là 0,06, và 0,07, tương ứng.
Những biến số có liên quan với UTTTL trong phân tích đơn biến với p≤0,2 được đưa vào phân tích đa
biến với hồi qui logistic, và loại dần khỏi mô hình những biến số có p<0,1. Những yếu tố tăng nguy
cơ UTTTL là đi tiểu đêm ≥3 lần, lạm dụng rượu bia, thừa cân béo phì, số con tăng thêm 1, tăng 1 năm
tuổi; trong khi ăn trứng ≥3 lần/tuần có tác dụng bảo vệ (Bảng 4).
BÀN LUẬN
Các yếu tố nguy cơ của UTTTL
5


Đi tiểu đêm
Những người hay bị thức giấc đi tiểu ≥3 lần/đêm có nguy cơ bị UTTTL cao hơn so với người đi tiểu
dưới 3 lần trong đêm. Những người thức giấc đi tiểu đêm ≥3 lần có thể là bệnh nhân đã bị UTTTL

trước đó mà chưa phát hiện bệnh bởi vì thức giấc đêm là một trong số những triệu chứng của
UTTTL[4]. Do đó đây là yếu tố cảnh báo đối với nam giới, đặc biệt là những người trên 50 tuổi cần
phải theo dõi và khám sức khỏe tổng quát định kỳ, trong đó cần quan tâm đến khám tuyến tiền liệt khi
có dấu hiệu trên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nghiên cứu của Grunfel, Gapstur SM và cộng sự cũng tìm thấy những người bị rối loạn giấc ngủ có
nguy cơ cao bị UTTTL với RR=1,64 (KTC 95% 1,06-2,54) [11]. Giấc ngủ đầy đủ rất quan trọng đối
với quá trình tái sinh sinh học thông qua việc kích hoạt các cơ chế sửa đổi tế bào chủ yếu do hoạt
động của melatonin, tham gia vào việc điều hòa nội tiết tố, chuyển hóa axit béo, và tiêu thụ năng
lượng thông qua insulin [22]. Sự gián đoạn của nhịp sinh học có liên quan đến sự miễn dịch bị suy
giảm, kích hoạt các cytokine gây viêm và phát triển ung thư [20].
Lạm dụng rượu bia
Những người lạm dụng rượu bia có nguy cơ UTTTL cao hơn so với những người không bao giờ uống
hoặc uống rượu bia ở mức an toàn. Theo nghiên cứu của Leslie K. Dennis và Richard B. Hayes năm
2001 cho thấy uống rượu vừa phải (khoảng ba ly mỗi ngày) sẽ không ảnh hưởng đến nguy cơ
UTTTL, tuy nhiên, uống từ 7 ly trở lên/ngày có liên quan đến UTTTL [19]. Tương tự, theo nghiên
cứu của Dickerman BA và cộng sự, những người tiêu thụ nhiều rượu bia hoặc nghiện rượu bia thì
nguy cơ UTTTL cao hơn những người uống vừa phải hoặc không uống [16]. Về liều lượng đáp ứng
thì nghiên cứu của Zhao J và cộng sự cho thấy rằng mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiêu thụ
rượu bia và UTTTL [15].
Thừa cân béo phì
Kết quả đa biến cho thấy, những người thừa cân và béo phì tăng nguy cơ UTTTL so với người bình
thường. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Song X và cộng sự năm 2014[25]. Theo cơ chế
chuyển hóa của cơ thể, béo phì có thể làm tăng áp lực ổ bụng, thay đổi nội tiết tố, tăng hoạt động
cường giao cảm, tăng tiến trình gây viêm và sự ô xi hóa tế bào. Ngoài ra, béo phì còn làm giảm lượng
testosterone trong huyết thanh, chuyển đổi vòng thơm androgen ngoại biên, đề kháng insulin, và làm
thay đổi chuyển hóa mỡ gây tình trạng viêm, đây là những yếu tố thuận lợi để hình thành và phát triển
tế bào UTTTL [21]. Nghiên cứu của Amit R Patel và cộng sự năm 2009 cho thấy rằng béo phì có liên
quan đến nhiều loại ung thư, trong đó có UTTTL [26]. Ngoài ra, béo phì cũng là một yếu tố làm tăng
tỉ lệ tử vong ở những bệnh không lây nói chung và UTTTL nói riêng.
Có nhiều con

Nghiên cứu này cho thấy khi có thêm 1 con thì nguy cơ UTTTL tăng 24%. Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu của Giwercman và cộng sự thực hiện năm 2005 tại Thuỵ Điển, tìm thấy những người
đàn ông ít con thì giảm nguy cơ UTTTL[31]. Có lẽ có mối liên quan giữa nội tiết tố nam giới
androgen với UTTTL; tuy nhiên, một hạn chế của nghiên cứu ở phòng khám đa khoa Hòa Hảo-Medic
là đã không khảo sát về hoạt động tình dục của đối tượng nghiên cứu.
Tuổi cao
Nghiên cứu của Hội tiết niệu Châu Âu cho thấy UTTTL rất hiếm gặp ở đàn ông trẻ hơn 50 tuổi, tuổi
trung bình của người bị UTTTL là 70 tuổi [10]. Bệnh nhân ở phòng khám đa khoa Hòa Hảo-Medic
cũng có độ tuổi tương tự. Tuổi là một yếu tố nguy cơ gây UTTTL, khi tăng 1 năm tuổi thì nguy cơ
UTTTL tăng 5%. Nghiên cứu của Giwercman và cộng sự cho thấy tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh nhất
ảnh hưởng đến nguy cơ UTTTL [31].
Các yếu tố bảo vệ của UTTTL
Kết quả phân tích đa biến cho thấy những người ăn trứng ≥3 lần/tuần thì giảm nguy cơ UTTTL so với
những người ăn trứng ăn <3 lần/tuần. Khác với nghiên cứu của Richman EL và cộng sự năm 2011 tại
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ trên những đối tượng đã được chẩn đoán bị UTTTL cho thấy rằng những
người đàn ông tiêu thụ trên 2,5 trứng một tuần thì nguy cơ UTTTL tăng 1,81 lần so với những người
ăn ít hơn 0,5 trứng một tuần (HR=1,81; KTC 95% 1,13-2,89; p khuynh hướng=0,01)[23]. Tuy nhiên,
theo nghiên cứu của Dagnelie và cộng sự phân tích gộp nhiều công trình thì cho thấy rằng có rất nhiều
kết quả chứng minh tiêu thụ trứng làm giảm nguy cơ UTTTL[7].
Những hạn chế của nghiên cứu
Cỡ mẫu còn hạn chế và sai lệch thông tin có thể ảnh hưởng đến kết quả. S ai lệch thông tin có thể xảy
ra từ đối tượng được nghiên cứu, với những câu hỏi về thói quen ăn uống, hút thuốc lá, sử dụng rượu,
và hoạt động thể lực. Sai lệch do khai báo có thể xảy ra ở nhóm bệnh với những câu hỏi về những
6


hành vi không có lợi cho sức khỏe, thí dụ, hút thuốc lá, uống rượu. Những câu hỏi về tần số sử dụng
hàng tuần các loại thực phẩm hoặc đồ uống không thể đo lường chính xác số lượng; một người có thể
thường xuyên ăn thịt đỏ hàng tuần, nhưng mỗi lần chỉ tiêu thụ một lượng rất nhỏ. Laurence N.
Kolonel và cộng sự cho thấy đàn ông ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc UTTTL cao hơn 12% so với

nhóm ăn ít nhất [18].
Kết quả nghiên cứu cho thấy ăn cá không có mối liên quan với UTTTL, tương đồng với nghiên cứu
của Jorge EC và cộng sự (năm 2008) cũng cho thấy không mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ăn
cá với tỉ lệ mắc UTTTL, nhưng đối với những người đã bị UTTTL có ăn cá nhiều hơn hoặc bằng 5 lần
trong tuần thì nguy cơ tử vong thấp hơn 48% so với nhóm tiêu thụ cá ít hơn 1 lần mỗi tuần [16]. Tuy
nhiên theo nghiên cứu của Augustsson K và cộng sự (năm 2003) cho thấy ăn cá nhiều hơn 3 lần mỗi
tuần (so với mức tiêu thụ không thường xuyên, ít hơn hai lần mỗi tháng) sẽ giảm nguy cơ UTTTL, và
mối liên quan là mạnh nhất đối với ung thư di căn [5].
Theo Kirsh và cộng sự [17] tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ quả thì giảm nguy cơ UTTTL. Các tác giả
cho rằng trong trái cây và rau củ quả có chứa nhiều chất chống oxi hóa như carotenes hoặc
carotenoids, lycopens, phenols, vitamin E, vitamine C, bảo vệ tế bào tránh bị tác động có hại của chất
oxi hóa mà chất này được tạo ra tự nhiên do quá trình chuyển hóa của cơ thể sinh những gốc tự do và
phản ứng với những thành phần khác gây tổn thương tế bào làm phát triển ung thư. Như vậy, tiêu thụ
nhiều chất chống oxi hóa như trái cây, rau củ quả sẽ giảm thiểu gốc tự do, do đó giảm sự phát triển
ung thư [8]. Một chế độ ăn uống không lành mạnh làm gia tăng nguy cơ UTTTL, và tỉ lệ tử vong toàn
bộ [29], trong khi lượng thực phẩm giàu thực vật, thực phẩm giàu lycopene và ngũ cốc cao dường như
là yếu tố bảo vệ đáng kể chống lại UTTTL [27], [9].
Nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá với UTTTL, trong khi nhiều nghiên
cứu trên thế giới đã khẳng định rằng hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong
cao trên những người bị UTTTL [13],[12],[6]. Mối liên quan của tiền sử tiếp xúc với hóa chất trừ sâu
trong nông nghiệp là mạnh trong phân tích đơn biến, nhưng không có ý nghĩa thống kê trong phân
tích đa biến. Câu hỏi về tiếp xúc với hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp với hai trả lời có, không là
kém giá trị. Nghiên cứu của Settimi L và cộng sự (năm 2003) tại Ý cho thấy UTTTL có liên quan đến
việc tiếp xúc với hoá chất trừ sâu có hợp chất DDT, và dicofol (một chất clorua hữu cơ có cấu trúc
giống DDT) trong quá khứ [24]. Nghiên cứu của Jansens JP và cộng sự thực hiện tại Bỉ năm 2001
cũng cho thấy tỉ lệ tử vong cao do UTTTL có liên quan đến vùng địa lý trước kia có sử dụng hóa chất
nông nghiệp DDT [14].
KẾT LUẬN
Cần xây dựng những chương trình giáo dục sức khoẻ cho nam giới nhằm giảm
những yếu tố nguy cơ của UTTTL đã được xác định qua nghiên cứu. Bên cạnh đó,

các bác sĩ lâm sàng cần quan tâm và tư vấn cho các đối tượng nam giới từ 50
tuổi trở lên có nhiều con, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia, đặc biệt là thức
giấc đi tiểu ≥3 lần trong đêm cần tầm soát UTTTL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục, Y tế dự phòng- Bộ Y tế (2015) 25% dân số Việt Nam đang bị thừa cân béo phì, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y
tế,
truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
2. VNCDC (12 tháng 9 năm 2016) Công bố kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm
2015, www.vncdc.gov.vn.com, truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
3. VUNA (2014) Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt. , nhà xuất bản y học Hà Nội
Hà Nội,
4. VUNA (2014) Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt. , nhà xuất bản y học Hà Nội
Hà Nội,
5. Augustsson K, Dominique SM, Eric BR, Michael FL, Meir JS, Walter CW, Edward G (January 2003) "A
Prospective Study of Intake of Fish and Marine Fatty Acids and Prostate Cancer". Cancer Epidemiology,
Biomarkers & Prevention, Vol. 12, 64-67.
6. Batty GD, Kivimaki M, Gray L, Davey Smith G, Marmot MG, Shipley MJ (2008) "Cigarette smoking and sitespecific cancer mortality: testing uncertain associations using extended follow-up of the original
Whitehall study". Ann Oncol, 19, 996-1002.
7. Dagnelie A. G. Schuurman, R. A. Goldbohm, P. A. Van den Brandt (2004) "Diet, anthropometric measures and
prostate cancer risk: a review of prospective cohort and intervention studies". BJU Int, 93 (8), 1139-50.

7


8. Dreher A. F. Junod (1996) "Role of oxygen free radicals in cancer development". Eur J Cancer, 32A (1), 30-8.
9. Vanessa Er, Lane JA, Martin RM, Emmett P, Gilbert R, Avery KN, Walsh E, Donovan JL, Neal DE, Hamdy FC, et
al (2014) "Adherence to dietary and lifestyle recommendations and prostate cancer risk in theprostate
testing for cancer and treatment (ProtecT) trial". Cancer Epidemiol. Biomarkers Prev, 23, 2066-2077.
10. European Urology EAU (2014) Guidelines on Prostate Cancer. Part 1: Screening, Diagnosis, and Local
Treatment with Curative Intent—Update 2013, Published by Elsevier B.V.,

11. Gapstur SM, Diver WR, Stevens V L, Carter BD, Teras LR, Jacobs EJ (2014) "Work schedule, sleep duration,
insomnia, and risk of fatal prostate cancer". Am J Prev Med, 46 (3 Suppl 1), S26-33.
12. Giovannucci E, Liu Y, Platz EA, Stampfer MJ, Willett WC (2007) " Risk factors for prostate cancer incidence
and progression in the Health Professionals Follow-Up Study". Int J Cancer, 121, 1571-8.
13. Hickey K, Do KA, Green A (2001) "Smoking and prostate cancer". Epidemiol Rev, 23, 115-25.
14. Jansens JP, Van Hecke E, Geys H, Bruckers L, Renard D, Molenberghs G (2001) "Pesticides and mortality from
hormone-dependent cancers". Eur J Cancer Prevent, 10, 459-67.
15. Jemal A, Murray T, Ward E, Samuels A (2005) "Cancer statistics, 2005". CA Cancer J Clin 55 (1), pp. 10-30.
16. Jorge EC, Meir JS, Megan NH, Howard DS, Jing M (2008) "A 22-y prospective study of fish intake in relation
to prostate cancer incidence and mortality". Am J Clin Nutr., 88 (5), 1297-303.
17. Kirsh VA, Peters U, Mayne ST, Subar AF, Chatterjee N, Johnson CC, Hayes RB (2007) "Prospective study of
fruit and vegetable intake and risk of prostate cancer". J Natl Cancer Inst, 99 (15), 1200-9.
18. Laurence N Kolonel (2001) "Fat, Meat, and Prostate Cancer". the Johns Hopkins University Bloomberg
School of Public Health, 23 (1)
19. Leslie K. Dennis, Richard B. Hayes (2001) "Alcohol and Prostate Cancer". Epidemiol Rev, Vol. 23, No. 1
20. Oda A, Katayose Y, Yabuuchi S, Yamamoto K, Mizuma M, Shirasou S, Onogawa T, Ohtsuka H, Yoshida H,
Hayashi H, et al (2009) "Clock gene mouse period2 overexpression inhibits growth of human
pancreatic cancer cells and has synergistic effect with cisplatin". Anticancer Res, 29, 1201-1209.
21. Parikesit D, Mochtar CA, Umbas R, Hamid AR (2016) "The impact of obesity towards prostate diseases".
Prostate Int, 4 (1), 1-6.
22. Richard, Gallagher, Neil Fleshner (1998) Prostate cancer: 3. Individual risk factors, Canadian Medical
Association, pp. 807- 813.
23. Richman S. A. Kenfield, M. J. Stampfer, E. L. Giovannucci, J. M. Chan (2011) "Egg, red meat, and poultry
intake and risk of lethal prostate cancer in the prostate-specific antigen-era: incidence and survival".
Cancer Prev Res (Phila), 4 (12), 2110-21.
24. Settimi L, Masina A, Andrion A, Axelson O (2003) "Prostate cancer and exposure to pesticides in agricultural
settings". Int J Cancer, 104 (4), 458-61.
25. Song E. Pukkala, T. Dyba, J. Tuomilehto, V. Moltchanov, S. Mannisto, P. Jousilahti, Q. Qiao (2014) "Body mass
index and cancer incidence: the FINRISK study". Eur J Epidemiol, 29 (7), 477-87.
26. Tewari R, Rajender S, Natu SM, Dalela D, Goel A, Goel MM, et al (2012) "Diet, obesity and prostate health:

are we missing the link?". J Androl 2012, 33, 763-776.
27. Torfadottir JE, Valdimarsdottir UA, Mucci L, Stampfer M, Kasperzyk J.L, Fall K, Tryggvadottir L, Aspelund T,
Olafsson O, Harris TB, et al ( 2012) "Rye bread consumption in early life and reduced risk of advanced
prostate cancer". Cancer Causes Control, 23, 941-950.
28. Watters JL, Park Y, Hollenbeck A, Schatzkin A, Albanes D (2009) "Cigarette smoking and prostate cancer in a
prospective US cohort study". Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 18 (9), 2427-35.
29. Yang M, Kenfield SA, Van Blarigan EL, Batista JL, Sesso HD, Ma J, Stampfer MJ, Chavarro JE (2015) "Dietary
patterns after prostate cancer diagnosis in relation to disease-specific and total mortality". Cancer
Prev. Res, 8, 545-551.
30. Zhang G. P. Yang, Z. Li, X. N. Li, Y. Li, J. Hu, F. Y. Zhang, X. J. Zhang (2017) "[Reliability and validity of the
Chinese version on Alcohol Use Disorders Identification Test]". Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi, 38
(8), 1064-1067.
31. Giwercman A, Richiardi L, Kaijser M, Ekbom A, Akre O (2005) "Reduced risk of prostate cancer in men who
are childless as compared to those who have fathered a child: a population based case-control study".
Int J Cancer, 115 (6), 994-7.

8



×