Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TỪ MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÀ PHÊ TRONG VƯỜN ĐIỀU TẠI THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.4 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

BÙI GIA ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TỪ MÔ HÌNH
TRỒNG XEN CÀ PHÊ TRONG VƯỜN ĐIỀU TẠI
THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH,
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

BÙI GIA ĐOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TỪ MÔ HÌNH
TRỒNG XEN CÀ PHÊ TRONG VƯỜN ĐIỀU TẠI THÔN 5,
XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
chân thành tới:
Ba mẹ người đã sinh thành, nuôi nấng, yêu thương và dạy dỗ con nên
người, tạo cho con niềm tin, sức mạnh, chỗ dựa vững chắc để con có được ngày
hôm nay, con vô cùng yêu thương và biết ơn ba mẹ.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý
Thầy Cô giảng viên Khoa Lâm Nghiệp đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho em
trong suốt thời gian em học tập dưới mái trường đại học.
Em gửi lời vô cùng biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Lan Phương, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cán bộ xã Quốc Oai, Gia đình chú Đàm Văn Toán cùng toàn thể người dân
ở thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.
Thầy chủ nhiệm Phan Triều Giang cùng tập thể lớp DH08NK đã quan tâm
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tất cả các bạn gần xa của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những
năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012.
Sinh viên


Bùi Gia Đoàn

ii


TÓM TẮT
Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất từ mô hình trồng xen cà
phê – điều tại thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”, được thực hiện
từ ngày 12/02/2012 đến ngày 15/06/2012.
Đề tài tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất từ mô hình trồng xen cà phê – điều tại
địa phương. Mô tả sơ bộ mô hình, phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình, đánh giá
sự lựa chọn của mô hình, đánh giá sơ bộ hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái. Làm
cơ sở cho việc nhân rộng mô hình sang các hộ khác hay các vùng lân cận có điều
kiện tương tự.
Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá cho thấy mô hình trồng xen cà phê trong
vườn điều đã đem lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện canh tác của bà con
nơi đây.
Các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn mô hình là thị trường và
các chương trình khuyến nông, các yếu tố bên trong nông hộ cũng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn mô hình của người dân.
Mô hình cũng đem lại hiệu quả nhất định về mặt môi trường và xã hội ở địa
phương.

iii


SUMMARY
Research topic: "Evaluation of efficient land use patterns intercropping
coffee - the fifth village, Quoc Oai, Da Teh district, Lam Dong province," is
performed from 12/02/2012 to 15/06/2012.

Subjects learn from efficient land use patterns intercropping coffee - it
locally. Describe the preliminary model, analyze the economic efficiency of the
model, evaluating the choice of the model, preliminary evaluation of environmental
performance, eco. As a basis for scaling the model to other households or
neighborhoods with similar conditions.
Through research, analysis and model evaluation showed that intercropping
of coffee in the garden that gave the best performance, in accordance with the
farming conditions of people here.
The factors that most influence the choice model is the market and the
agricultural extension program, the elements within the household also affects the
decision to choose the model of the people.
The model also provides the most efficient in terms of the environment and
local society.

iv


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii


SUMMARY

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

x

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích


2

1.3 Mục tiêu

2

1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Giới thiệu về cây điều

4

2.2 Giới thiệu về cây cà phê

6

2.3 Một số mô hình trồng xen ở Việt Nam

7

2.3.1 Những khái niệm về trồng xen

7


2.3.2 Tổng quan một số mô hình trồng xen

9

Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

v

12


3.1 Địa điểm nghiên cứu thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng

12

3.1.2 Lịch sử hình thành và các sự kiện quan trọng của thôn

12

3.1.3 Điều kiện tự nhiên

12

3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

14

3.2 Nội dung nghiên cứu


14

3.3 Phương pháp nghiên cứu

15

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

15

3.3.2 Phương pháp điều tra

16

3.3.3 Xử lý, phân tích, và tổng hợp thông tin

17

3.3.3.1 Xử lý và tổng hợp thông tin

17

3.3.3.2 Phân tích thông tin

17

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19


4.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hệ thống sử dụng đất ở địa bàn
nghiên cứu

19

4.1.1Thời tiết, địa hình, tưới tiêu

19

4.1.2 Diện tích vườn nhà, chất lượng đất

20

4.1.3 Kiến thức chuyên môn về kỹ thuật canh tác của người dân

20

4.1.4 Cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính của nông hộ

21

4.1.5 Thành phần dân tộc hay truyền thống canh tác

22

4.1.6 Trình độ học vấn

22

4.1.7 Quyền sử dụng đất của người dân


23

4.2 Điều kiện hình thành mô hình cà phê xen điều

23

4.2.1 Mô tả cấu trúc của mô hình trồng cà phê xen điều

23

4.2.2 Điều kiện hình thành mô hình cà phê xen điều

25

4.3 Hiệu quả của mô hình

27

4.3.1 Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Cản trở của mô hình trồng xen

27

4.3.2 Đánh giá sự chấp nhân của người dân đối với mô hình trồng cà phê

vi


xen điều


30

4.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường

31

4.3.3.1 Đánh giá một số biện pháp trong công tác bảo tồn đất và nước tại địa
phương

31

4.3.3.2 Đánh giá khả năng bảo vệ môi trường của mô hình

32

4.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế

32

4.3.5 Đề xuất PTTX thích hợp nhất với thực tiễn địa phương

35

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

38

5.1 Kết luận

38


5.2 Kiến nghị

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC

43

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
PTTX
SWOT

Uỷ Ban Nhân Dân
Phương thức trồng xen
Strength - Weakness - Opportunity - Threat
(Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức)

PRA

Participatory Rural Appraisal
Đánh giá nông thôn có sự tham gia


FAO

Food Agriculture Organization
Tổ chức lương thực thế giới

PSC

Phù sa cổ

TĐVH

Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

CP
BVTV

Chính phủ
Bảo vệ thực vật

CBA


Cost Benefit Analysis

BPV

Benefit Present Value

CPV

Cost Present Value

NPV

Net Present Value

BCR

Benefit Cost Rate

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 3.1: Dòng lịch sử thôn 5

12

Bảng 3.2: Diện tích các loại đất xã Quốc Oai

13

Bảng 3.3: Phân bố quản lý sử dụng đất ở thôn 5, xã Quốc Oai

14

Bảng 3.4: Khung logic

15

Bảng 4.1: Năng suất và giá điều trong 3 năm gần đây ở thôn 5

19

Bảng 4.2: Tình hình tập huấn kỹ thuật

21

Bảng 4.3: Trình độ học vấn

23

Bảng 4.4: Tuổi của cây điều tại thôn 5


24

Bảng 4.5: Các khoảng cách trồng điều tại thôn 5

25

Bảng 4.6: Tuổi cây cà phê tại thôn 5

26

Bảng 4.7: Phân tích SWOT

28

Bảng 4.8: Giá điều trong 3 năm gần đây ở thôn 5

31

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

33

Bảng 4.10: Xác định PTTX ưu tiên bằng công cụ so sánh bắt cặp

34

Bảng 4.11: Xác định PTTX ưu tiên bằng ma trận cho điểm

35


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Cà phê

x

24


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay việc trồng xen các loại cây khác nhau trên cùng một diện
tích đất là một tập quán rất phổ biến của người dân nước ta cũng như trên thế
giới.Với sự đa dạng của các mô hình trồng xen phù hợp với đặc điểm từng vùng địa
lý và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng miền. Có rất nhiều mô hình trồng xen
như hoa màu với hoa màu, hoa màu với cây công nghiệp hay cây công nghiệp với
cây công nghiệp…, và có nhiều cách trồng xen: trồng xen ở một giai đoạn nào đó,
hoặc trồng xen song song cùng lúc. Đối với những hộ gia đình có ít đất sản xuất thì
việc áp dụng phương thức trồng xen thường được chọn. Trồng xen làm đa dạng cây
trồng trên cùng một diện tích canh tác, đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra, tránh được
những tổn thất xấu có thể xảy ra, khi có sự biến động giá cả thị trường hoặc thời tiết
bất lợi, đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân. Vì vậy, các mô hình trồng xen được áp dụng

rộng rãi từ đồng bằng tới miền núi. Trên thực tế chứng minh được các mô hình
trồng xen đã đem lại những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, góp phần cải thiện sinh thái, tăng nguồn thu nhập cho người dân, ổn định dân
sinh xã hội.
Ở thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã và đang áp dụng
phương thức trồng xen vào trong đất sản xuất canh tác. Trước kia người dân chỉ
trồng độc canh một loại cây là cây điều nhưng gần đây giá cả bấp bênh, sâu bệnh,
thời tiết bất lợi với lại cây điều đã già cỗi nên mang lại thu nhập thấp làm cho đời
sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Đứng trước vấn đề đó người dân tại đây đã
áp dụng phương thức trồng xen các loại cây khác vào vườn điều nhằm mục đích

1


nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại thu nhập cao hơn. Trên thực tế người dân đã
áp dụng trồng xen các loại cây như sầu riêng, tiêu, cà phê, ca cao, cao su, cỏ vào
trong vườn điều. Qua tìm hiểu cũng như thực tế cho thấy cây cà phê là loại cây chịu
bóng rất tốt, chăm sóc đơn giản, giá cả lại cao nên được người dân tại thôn 5 đưa
vào trồng xen. Mô hình trồng cà phê xen điều đã góp phần tăng thu nhập cho người
dân, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, mô hình này còn hướng tới những mục
tiêu lâu dài về mặt xã hội cũng như môi trường, mô hình còn làm thay đổi cách
nhìn, cách làm của người dân trong sản xuất.
Trên cơ sở thiết thực đó, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất từ mô hình trồng xen cà phê – điều tại thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ
Tẻh, tỉnh Lâm Đồng ”.
Đề tài được sự phân công của bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội – Khoa Lâm
Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương.
1.2 Mục đích
Trên cơ sở những kiến thức được đào tạo ở trường và các công cụ thích hợp

áp dụng vào thực tế để tiến hành điều tra, thu nhận những kết quả mà người dân
trên địa bàn thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng mang lại trên diện
tích cà phê xen điều. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
của việc sử dụng đất mang lại từ việc trồng xen cà phê với điều.
1.3 Mục tiêu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào ba mục tiêu chính
cũng là ba chỉ tiêu đưa ra đánh giá.
 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của hệ thống sử dụng đất tại thôn 5,
xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
 Đánh giá hiệu quả của hệ thống sử dụng đất tại địa phương.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả về môi trường sinh thái.
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội.
 Đề xuất

2


1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho những người làm công
tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các hộ gia đình trồng
điều.
Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tham khảo tốt cho trung tâm khuyến nông, các
công ty, nông trường, trang trại trồng điều, các nhà hoạch định chiến lược ngành
điều thuộc vùng Tây Nguyên.
Mô hình còn đưa ra hướng đi chiến lược cho người nông dân, giúp họ có cách
nhìn nhận đúng đắn để từ đó đưa ra những giải pháp cũng như kĩ thuật áp dụng tốt
hơn vào mô hình trồng xen này.
Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con dân tộc ở vùng khó
khăn xóa đói giảm nghèo. Mô hình còn nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, cải

thiện môi trường sinh thái, biến những ước mơ làm giàu của người dân trở thành
hiện thực. Qua đó cần nhân rộng mô hình tới tất cả người dân trên địa bàn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây điều
Cây điều có tên khoa học Anacardium occidentale L. Một số vùng nước ta
còn gọi là cây đào lộn hột. Tên tiếng Anh thường gọi là “Cashew”.
Cây điều được du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ 18, ban đầu được trồng
phân tán trong các vườn hộ gia đình và đồn điền. Sau năm 1975 cây điều được chọn
là cây trồng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp lấy hạt, trái. Từ năm 1980 trở đi,
cây điều được quan tâm mở rộng diện tích trồng theo hướng thu hoạch hạt phục vụ
cho chế biến xuất khẩu. Năm 1988 ngành chế biến xuất khẩu nhân điều được hình
thành; diện tích cây điều lúc đó vào khoảng 35.000 ha trồng từ hạt, trong đó non
nửa diện tích đã cho thu hoạch. Năm 1999 diện tích cây điều cả nước đã tăng lên
240.000 ha, sản lượng hạt thô 70.000 tấn; cả nước có 60 cơ sở chế biến hạt điều,
kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu đô la Mỹ (USD).
Cây điều (Anacardium occidentale L.) là cây công nghiệp lâu năm có giá trị
kinh tế cao, chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau (đất đồi
trọc, đất triền đồi hoang hóa, đất kém phì nhiêu đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa...).
Đặc biệt, cây điều sinh trưởng và phát triển tốt trên tầng đất xám, đất đỏ vàng, đất
phù sa nhưng phát triển kém trên tầng đất bị úng thủy. Điều sinh trưởng tốt với khí
hậu nhiệt đới, chịu được biên độ dao động từ 70C-460C (thích hợp nhất là 240C280C). Trong năm tháng nào nhiệt độ dưới 150C điều sinh trưởng và phát triển giảm
rõ rệt. Điều thích nghi với độ cao từ 500 m hoặc 600 m trở xuống so với mặt nước
biển. Độ cao từ 700 m trở lên cây điều ghép sẽ sinh trưởng và phát triển kém.
Lượng mưa thích hợp nhất trung bình từ 1.000 – 2.000 mm/năm, nhưng vẫn sinh
trưởng được ở lượng mưa từ 400-1.000 mm/năm, độ ẩm < 75 % là thích hợp nhất.


4


Sinh trưởng và phát triển của cây điều liên quan chặt chẽ đến chế độ ánh sáng. Độ
ngày dài và độ mây che phủ. Ở những vùng có độ dài ngày và đêm bằng nhau rất
thích hợp cho việc trồng Điều. Vùng có nhiều sương mù cây vẫn sinh trưởng bình
thường nhưng cho trái kém, thích hợp với những vùng có thời gian chiếu sáng
khoảng 2.000 giờ/năm.
Diện tích điều tập trung ở khu vực miền Trung vào phía Nam Việt Nam,
phân bố ở 4 vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và
Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất, chiếm 60
% diện tích trồng điều ở Việt Nam, kế đến là duyên hải Nam Trung Bộ (24 %) và
Tây Nguyên (11 %), Đồng Bằng Sông Cửu Long (5 %). Theo FAO (2004 ) diện
tích điều thu hoạch của Việt Nam có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, năm
2004 đạt 282.300 ha. Hiệp hội điều Việt Nam (2005) báo cáo diện tích điều nước ta
khoảng 380.000 ha bao gồm diện tích điều trồng mới và thu hoạch. (Trích dẫn Lê
Tài Hùng Biện, 2009).
Tại khu vực nghiên cứu tỉnh Lâm Đồng, cây điều có mặt trên đất Lâm Đồng
từ trên dưới 30 năm. Cây điều được xem là một trong những loại cây trồng “xóa đói
giảm nghèo” nhanh của nhà nông. Diện tích điều của cả tỉnh Lâm Đồng khoảng
16.000 ha. Trong đó, ba huyện phía nam trồng nhiều nhất. Huyện Đạ Huoai có
6.400 ha, huyện Cát Tiên có 4.700 ha và huyện Đạ Tẻh có 2.400 ha. Và vùng điều
lớn đáng kể thứ hai của Lâm Đồng là huyện Đam Rông với gần 1.000 ha. (Khắc
Dũng, 2011).
Cây cao từ khoảng 3 m đến 9 m. Lá mọc so le, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu
trắng có mùi thơm dịu. Quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2 - 3 cm, vỏ ngoài
cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng
hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả,
còn quả tật đính vào là hạt, do đó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài

quả). Hạt hình thận có chứa dầu béo.
Ngoài ra, cây điều còn được coi là một loài cây đa mục đích có khả năng
thích ứng theo mùa, chịu hạn tốt, cung cấp loại quả hạch ăn được có thể tiêu thụ

5


ngoài thị trường lấy thu nhập, năng suất quả và hạt khoảng 45 kg/cây/năm; khoảng
450-850 kg/ha trong rừng trồng, bên cạnh đó điều còn cung cấp các loại sản phẩm
gỗ như: gỗ xẻ nhỏ, gỗ nhiên liệu…(Bùi Việt Hải, 2001).
Phần mềm mọng nước (quả giả) được dùng ăn tươi dưới hình thức thái
mỏng, thêm muối và ớt như một loại rau gia vị trong bữa ăn hoặc làm đồ tráng
miệng. Phần mềm này phối hợp với một số quả khác làm nước sinh tố giải khát phổ
biến ở các tỉnh phía Nam, có hương vị thơm ngon, lạ miệng.
Về mặt y học, quả điều (quả thật), vỏ quả măng cụt, rau má mỗi thứ 30 g, hạt
cau già 4 g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước, còn 100 ml, thêm mật
ong, uống làm hai lần trong ngày, chữa kiết lỵ lâu ngày. Dầu ép từ quả pha loãng,
bôi hằng ngày chữa hắc lào, nứt nẻ kẽ chân, gót chân.
Phần mềm mọng nước của điều chứa 10 % đường, vitamin C với hàm lượng
cao (261,5 mg trong 100 g phần ăn được), nhiều gấp 5-6 lần ở cam, chanh, chuối.
Từ bộ phận này, có thể ép lấy dịch rồi cho lên men thành một thứ rượu nhẹ, thơm
ngon mùi dâu tây, vị ngọt, hơi chua, chát, có tác dụng bổ dưỡng, làm ăn ngon, lợi
tiểu, chống nôn. Dùng ngoài, lấy dịch ép này xoa bóp chữa đau nhức hoặc ngậm súc
chữa viêm họng, nhấm nháp chống nôn mửa.
2.2 Giới thiệu về cây cà phê
Cây cà phê lần dầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ
năm 1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến
đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở
đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới
bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200 - 300 ha và năng suất chỉ đạt từ 400 - 600

kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 500.000 ha và sản lượng
có khi lên đến 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2
trên thế giới.
Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90 % diện
tích, cà phê chè (Arabica) 10 % và cà phê mít (Excelsa) 1 %. Do cà phê vối có hàm
lượng caffeine cao (2 - 4 %) nên hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (caffein

6


1 - 2 %) nên giá chỉ bằng một nửa. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao và
thưòng được trồng độ cao từ 1000 - 1500 m, nhiệt độ từ 16 - 25°C, lượng mưa
khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới
1000 m, nhiệt độ khoảng 24 - 29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm và cần nhiều
cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
Một trong nhưng lý do diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều do chúng có
sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn cà phê chè lại rất mẫn cảm với các
bệnh như bệnh gỉ sắt (do nấm Hemileia vastatrix), bệnh khô cành, khô quả (do nấm
Colletotrichum coffeanum và vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae), bệnh
nấm hồng (Corticium salmonicolor)…
Phương pháp cổ điển nhất để chọn giống cà phê bao gồm các bước tuyển
chọn quần thể hoang dại tiếp theo lai, đánh giá sản lượng, lai ngược và lai giữa các
loài. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian lâu, thường khoảng 30 năm mới
chọn ra được giống mới. Ngày nay, công nghệ sinh học đã được ứng dụng rộng rãi
trong cải tạo và chọn giống cà phê như nuôi cấy mô, chuyển nạp gen và đánh giá
chất lượng cây giống bằng một số phương pháp sinh học phân tử cho kết quả nhanh.
Theo chiến lược của ngành cà phê Việt Nam sẽ giảm diện tích cà phê vối và
tăng diện tích cà phê chè tuy nhiên vấn đề giống là vấn đề quan trọng nhất. Trước
đây giống cà phê chè ở Việt Nam là giống Typica, Bourbon, Caturra amarello hoặc
một số giống được trồng mang tính thí nghiệm như Mundo Novo, Catuai. Hiện nay,

các vùng mới trồng cà phê chè đều thuộc giống Catimor nhưng giống này có nhược
điểm hương vị thiên về cà phê vối nên cần phải nghiên cứu thêm. Với nhu cầu cấp
bách hiện nay là cần có giống cà phê chè mới có hương vị thơm ngon và kháng
được bệnh thì cần phải ứng dụng các tiến bộ khoa học trong tuyển chọn và nhân
giống cà phê từ các nguồn nhập ngoại và sẵn có ở Việt Nam.
2.3 Một số mô hình trồng xen ở Việt Nam
2.3.1 Những khái niệm về trồng xen
Trồng xen là hình thức cach tác các loại cây trên cùng một diện tích có thể
tận dụng tối đa tiềm năng của đât, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ tăng sản

7


phẩm, tiết kiệm công nhân làm đất, làm cỏ, tưới nước, bón phân cho cây trồng. Một
số loài cây có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau (loài ưa bóng và loài ưa sáng). Đối với cây
trồng dài ngày thì việc trồng xen cây ngắn ngày sẽ tạo điều kiện cho người lao động
sớm có thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài”.
Boursard (1982) quan niệm trồng xen tức là sự phối hợp hay là xen kẽ các
loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích tạo nên một tổng thể thực vật có
nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp lẫn nhau giữa các cây trồng có vóc dáng
và hệ rễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây trồng này nhận được năng lượng mặt trời
nhiều nhất ở độ cao khác nhau và hệ thống rễ khai thác các tầng đất khác nhau.
(Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Korikanthimath và cộng sự (1994) cho rằng trồng xen hay trồng phối hợp
bằng đa dạng hóa cây trồng thì ngược với trồng thuần. Mục đích chính của đa dạng
hóa là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm duy nhất và tăng tổng thu
nhập cho các chủ vườn từ sản phẩm của các cây trồng phụ. Hiệu quả của các nguồn
cơ bản sản xuất cây trồng như không gian, đất, bức xạ mặt trời và nước có thể đạt
được tối đa nhờ áp dụng các hệ thống thâm canh như canh tác đa tầng, các hệ thống
canh tác đa tầng thực chất là các hệ thống đa canh có thành phần cây trồng khác

nhau. (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Đoàn Văn Điếm (1997) quan niệm trồng xen kẽ các loại cây có yêu cầu
cường độ bức xạ khác nhau là biện pháp rất hiệu quả, vừa tranh thủ được không
gian vừa không bỏ phí năng lượng. Một số loại cây trồng xen có tương tác có lợi do
bổ sung dinh dưỡng cho nhau (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Willey (1979) định nghĩa khi hai hay nhiều hơn những cây trồng được trồng
cùng nhau trên cùng một mảnh đất, những cây trồng này có thể gieo cùng hoặc thu
hoạch cùng thời gian. Trồng xen hay canh tác đa tầng góp phần đa dạng hóa sức sản
xuất và thu nhập, giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do biến
động về sinh thái và thị trường. Nó cũng giúp cho sự bảo tồn sinh thái và điều này
là thiết yếu không những chỉ để duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ

8


môi trường cho các thế hệ con cháu tương lai. (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết,
2004).
2.3.2 Tổng quan một số mô hình trồng xen
Hiện nay trên khắp mọi miền đất nước các mô hình trồng xen đã và đang tồn
tại rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng đó không những được thể hiện ở nhiều
loại kiểu trồng xen mà còn là sự đa dạng nhiều loài cây trong một mô hình. Từ mô
hình mía xen màu ở ấp Quyết Thắng xã Hiệp Hưng. Với việc trồng bí rợ vào rẫy
mía người dân đã thu được hiệu quả rất cao cụ thể: Anh Ngũ Văn Đời, ở ấp Quyết
Thắng, xã Hiệp Hưng là một trong những hộ áp dụng mô hình trồng xen bí rợ vào
rẫy mía cho hiệu quả kinh tế cao ở địa phương. Anh Đời cho biết: “Trước kia, chỉ
độc canh cây mía nên thu nhập không cao. Thấy diện tích đất giữa hai hốc mía còn
trống nhiều, tôi đã nảy sinh ý định trồng xen canh một số loại hoa màu để có thêm
thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình trong lúc chờ bán mía”.
Với diện tích 8 công đất tôi trồng 2.500 dây bí rợ (trồng giữa hai đầu hàng
mía), sau 3,5 tháng trồng tôi thu hoạch như sau:

-

Vốn đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV: 3.500.000 đ.

-

Thu hoạch: 1,5 kg/dây x 2.500dây = 3.750 kg.

-

Thu nhập: 3.750 kg x 7.000 đ/kg = 26.250.000 đ.

-

Lãi: 22.750.000 đ. (lãi bình quân 2.750.000 đ/1.000 m2).
Theo tính toán của anh Đời nếu kết hợp trồng xen canh thêm hoa màu thì lợi

nhuận trên cùng diện tích có thể nâng lên đáng kể, đồng thời giúp anh có chi phí để
trang trải cuộc sống gia đình và tiền đầu tư chăm sóc cây mía tốt hơn. Anh Đời nói
thêm: “Nhờ có mô hình trồng rẫy dây trên nền đất mía, nhiều năm qua, nguồn thu
nhập của gia đình khá hơn, không còn phải trông chờ vào cây mía như trước đây
nữa”. Hoặc những mô hình trồng thâm canh cây cam xen ổi do huyện đoàn Thanh
Chương phối hợp với trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm
thuộc viện nghiên cứu rau, quả Trung Ương xây dựng đã bước đầu mang lại hiệu
quả thiết thực. Mô hình thâm canh “cam xen ổi” được triển khai trên quy mô 20 ha
với 40 hộ thanh niên tham gia, được tiến hành thử nghiệm trong 4 năm. Theo đó,

9



cam là loại cây chủ đạo, giống được trồng là cam Xã Đoài và cam bù. Ổi trồng từ
giống của Đài Loan và ổi Đông Dư. Đây là những loại giống có năng suất, chất
lượng cao. Theo mô hình cứ 3 cây cam trồng xen 1 cây ổi, và chúng có chức năng
tương tác, hỗ trợ nhau trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh suốt quá trình phát triển. Để
chương trình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trước khi triển khai cán bộ Trung Tâm
thực nghiệm đã trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các
hộ. Theo các nhà khoa học, cây cam rất dễ nhiễm bệnh vàng lá Greening do môi
giới truyền bệnh là rầy chổng cánh. Nhưng loại rầy này lại sợ một chất có trong cây
ổi và thường tranh xa khu vực trồng ổi. Do vậy, ổi xen cam là biện pháp tối ưu để
phòng bệnh cho cam. Mô hình này cũng là mô hình đầu tiên được trồng thí điểm tại
Nghệ An.
Hay những mô hình trồng dừa xiêm dứa-ca cao-măng cụt cho hiệu quả kinh
tế cao của các nông dân ở huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Tại khu vườn 1,2 ha
trồng trồng xen dừa xiêm dứa, ca cao, măng cụt ở xã Thạnh Ngãi của ông Tư Lộc
đã đem về cho ông thu nhập cao. 100 cây dừa xiêm dứa trồng năm 2006 ông thu
hoạch gần một năm nay, giá thấp nhất 8.000 đồng/trái, cao nhất 15.000 đồng/trái,
đạt thu nhập trên 20 triệu đồng. Trong 2 năm 2008 - 2009, mỗi năm ông Tư Lộc thu
hoạch, sơ chế bán khoảng 1 tấn hạt ca cao, đạt thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Năm
nay, ca cao cho năng suất tăng hơn năm 2009 khoảng 30 % với giá bán ổn định ở
mức cao, vườn ca cao sẽ đem về cho ông Tư Lộc thu nhập trên 70 triệu đồng. Theo
tính toán của ông Tư Lộc, 3 năm nữa với diện tích 1,2 ha đất trồng xen gồm 240 cây
dừa xiêm dứa, 1.000 cây ca cao, 200 cây măng cụt giúp ông có khoảng thu nhập
không dưới 300 triệu đồng/năm. Chỉ riêng cây dừa xiêm dứa trồng được 7 năm tuổi,
cho trái ổn định, bình quân 1 cây ông bán 10 trái mỗi tháng, mỗi trái giá bình quân
10.000 đồng, ông sẽ có nguồn thu trên 250 triệu đồng.
Kế đến là mô hình trồng bơ trái vụ xen canh cà phê của chị Lê Thị Vân, xã
Eakpan, Cư Mgar (Đăk Lăk). Trên diện tích 5 ha cà phê trồng xen 70 cây bơ, Theo
chị ước tính, với lượng trái và hoa như thế, thu nhập từ bơ có thể đạt được hơn 65
triệu đồng trong năm nay và hơn 150 triệu/5 ha vào năm thứ 8 (chưa tính cà phê).


10


Các năm sau năng suất sẽ tiếp tục tăng cao và ổn định. Riêng cà phê chị đã trồng
khoảng 7 năm, sản lượng luôn ổn định trên 2 tấn cà phê nhân, với giá hiện nay
khoảng 40 ngàn đ/kg, hàng năm chị cũng thu về trên 80 triệu đồng. “Bơ trồng xen
cà phê rất phù hợp. Cây bơ tiếp nhận ánh sáng ở tầng cao, khai thác dinh dưỡng ở
tầng sâu; che bóng, chắn gió , giảm nước tưới và sâu bệnh hại cà phê", chị Vân chia
sẻ.
Bên cạnh mô hình bơ xen cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình
trồng xen cà phê-sầu riêng của bà con ở xã IaKly, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
cũng mang lại những hiệu quả thiết thực cho người dân. Trên diện tích 3,5 ha cà phê
được trồng với mật độ 3 m x 3 m, từ năm 2001 - 2003, ông Ri trồng xen 500 cây
sầu riêng. Các giống sầu riêng Ri6, cơm vành hạt lép được ông mang từ miềm Tây
Nam Bộ lên, trồng xen trong vườn cà phê với khoảng cách 12 m một cây (cứ 3 cây
cà phê trồng xen một cây sầu riêng). Năm 2009, số tiền thu được từ sầu riêng của
gia đình ông là 350 triệu đồng. Trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê không
chỉ cho thu nhập cao từ sầu riêng do cây được liên tục chăm sóc, tưới nước trong
mùa khô mà còn có tác dụng che bóng, chắn gió cho vườn cà phê. Điều này giúp
vườn cà phê của gia đình ông Ri trở nên bền vững và có năng suất ổn định 5,5 - 6
tấn nhân/ha liên tục trong 4 năm liền. Bên cạnh đó, năm 2009 ông cũng đã trồng
thêm cây lạc dại để che phủ mặt đất, chống xói mòn trong vườn cà phê. Những yếu
tố đó đã mang lại cho ông danh hiệu vườn cà phê có năng suất cao, bền vững và
thân thiện với môi trường.
Trên đây là một số ví dụ về những mô hình trồng xen ở một số địa phương
ngoài ra còn rất nhiều mô hình khác mà người dân đang áp dụng trong vườn sản
xuất của mình. Chúng không những góp phần tạo thêm thu nhập nâng cao đời sống
vật chất cho người dân mà còn góp phần mang lại lại những hiệu quả tích cực cho
xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh họ.


11


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng
3.1.1 Lịch sử hình thành và các sự kiện quan trọng của thôn 5
Thôn 5 được thành lập vào năm 1986 và có các sự kiện quan trọng được
trình bày theo bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1 : Dòng lịch sử thôn 5
Năm
1986
1988
1993
2000
2003
2005
2006
2009
2010
2011

Sự kiện quan trọng
Thành lập thôn.Có 86 hộ.
Người dân bắt đầu trồng cây điều.
Kéo điện.
Làm đường trải nhựa.
Giao khoán rừng cho 46 hộ.
Xây trường mầm non phân hiệu Hoa Sen 3.

Có 2 dự án của Mỹ: Winrock và Acdivoca. Nội dung dự án
Acdivoca: trồng xen ca cao dưới tán cây điều. Nội dung dự án
Winrock: trồng rừng bảo tồn sinh học.
Có chương trình 30A: giảm nghèo, hỗ trợ giống cây cao su và ca
cao cho người nghèo.
Xây đập và hệ thống mương bêtông tưới tiêu.
Hệ thống đập và mương bê tông tưới tiêu đưa vào hoạt động. Số
hộ là 134.
(Theo kết quả điều tra, 2012).

3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thôn 5 nằm phía Bắc xã Quốc Oai. Phía Bắc giáp thôn 7 - xã
Quốc Oai. Phía Nam giáp thôn 3 - xã Quốc Oai. Phía Tây giáp thôn 4 - xã Quốc
Oai. Phía Đông giáp xã Mỹ Đức - huyện Đạ Tẻh .

12


Địa hình: Thôn 5 có địa hình rất đặc biệt. Hai bên là địa hình đồi cao. Ở giữa
là địa hình bằng phẳng.
Khí hậu: Thôn 5, xã Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo nên nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời. Nhiệt độ không khí
trung bình hằng năm cao 250 - 270. Mưa là yếu tố biến đổi mạnh nhất của khí hậu
khu vực với lượng mưa rất lớn 2500 - 2700 mm, tập trung vào các tháng 6, 7 và 8.
Đất đai: Địa bàn xã Quốc Oai có 02 nhóm đất chính đó là:
+ Nhóm đất Đỏ vàng có diện tích 8540 ha, được chia làm 03 nhóm phụ gồm:
đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ biến đổi do trồng lúa nước
và đất đỏ vàng trên đá phiến sét.
+ Nhóm đất Dốc tụ có diện tích 41,6 ha: nhóm đất này được hình thành trong
các thung lũng, hợp thủy từ các mẫu đất trên địa hình cao đưa xuống.

Bảng 3.2: Diện tích các loại đất xã Quốc Oai
STT

01
02
03

TÊN ĐẤT

DIỆN

HIỆU

TÍCH

FP

390.7

4,55

FP1

52,1

0,06

FS

8.097,2


94,81

Nâu vàng trên phù sa
cổ
Nhóm đất phụ nâu
vàng trên phù sa cổ

% so với tổng



Nhóm đất đỏ vàng
trên đá phiến sét

diện tích đất tự
nhiên

(Nguồn: UBND xã, 2012)
Có địa hình phân mạch. Có độ cao 200 - 650 m so với mực nước biển.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quốc Oai là 8.598,01 ha.
+ Đất nông nghiệp:

8.400,34 ha chiếm 97,7 %

+ Đất đất phi nông nghiệp:

118,17 ha chiếm 1,37 %

+ Đất chưa sử dụng:


79,50 ha chiếm 0,93 %

13


Thôn 5, xã Quốc Oai có 200 ha diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu trồng các
loại cây như điều, cà phê, tiêu, ca cao, cao su, sầu riêng, lúa, sả chanh, cây ăn quả
Đất lâm nghiệp 145 ha.
Bảng 3.3: Phân bố quản lý sử dụng đất ở thôn 5, xã Quốc Oai
Mục đích sử dụng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Cây điều

130

65

Cây cà phê
Cây tiêu

25

12,5


8

4

Cây ca cao

5

2,5

Cây cao su

22

11

Cây lúa

18,5

9,25

Ao cá

3

1,5
(Nguồn: UBND xã, 2012).


3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và đặc điểm chung: Thôn 5 có 134 hộ với 543 nhân khẩu với 413
người từ 14 tuổi trở lên. Trong đó có 4 hộ dân tộc Tày với 9 nhân khẩu, 5 hộ dân tộc
Mường với 13 nhân khẩu. Dân cư sống tập trung hai bên đường, chủ yếu sản xuất
nông nghiệp. Số hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao.
Tôn giáo: Hầu hết người dân ở thôn 5 không theo tôn giáo.
Nông nghiệp: Đa số người dân ở thôn 5 trồng cây công nghiệp như điều,
tiêu, cà phê, ca cao, cao su. Một số hộ trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu, cỏ chăn nuôi
và cây sả chanh. Trong đó, cây điều vẫn là cây chủ lực. Tổng diện tích đất nông
nghiệp của thôn 5 là 200 ha
Lâm nghiệp: Việc giao khoán đất rừng chưa mang lại hiệu quả cho người
dân. Có 46 hộ được nhận giao khoán.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Với các mục tiêu đã xác định, đề tài tập trung vào các nội dung sau đây:

14


×