Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 97 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.26 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG THANH TIẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 97 THUỘC BAN
QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN
LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG THANH TIẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIIA1 TẠI TIỂU KHU 97 THUỘC BAN
QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LỘC NINH, HUYỆN
LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i
 


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên
ngành Lâm Nghiệp, hệ chính quy, tại trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình của quý thầy cô giáo hướng dẫn, quý thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp,
quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ban giám hiệu
trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tập thể ban quản lý rừng phòng hộ
Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và các bạn bè.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
-

Trước hết, tôi xin gửi lòng biết ơn cha mẹ và những người thân của tôi đã ủng
hộ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi có được thành quả như ngày hôm
nay.

-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận.


-

Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chi Minh đã giảng dạy tôi trong
suốt quá trình học tập.

-

Quý thầy cô khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận.

-

Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình giúp đỡ
tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận.

-

Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh
cùng toàn thể cán bộ phòng kỹ thuật, kiểm lâm đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực tập

-

Cảm ơn tập thể lớp DH08LN đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp, động viên và
giúp đỡ tôi trong công việc cũng như trong suốt thời gian học tập tại trường.

ii
 



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái
IIIA1 tại tiểu khu 97 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh” được tiến
hành tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, thời gian từ 16/04/2012 đến 29/04/2012.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lập 3 ô tiêu chuẩn tạm thời theo phương pháp điều
tra lâm học, diện tích điều tra là 2.000 m2 (40 x 50 m). Số lượng ô mẫu cho trạng
thái này là 3 ô.
Kết quả nghiên cứuthu được bao gồm những nội dung chính sau:
1.

Cấu trúc tổ thành loài
Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được số lượng loài thực vật thường gặp

ở trạng thái rừng IIIA1 là 27 loài.Trong đó,có 4 loài chính tham gia vào công thức tổ
thành, đó là: dầu lông, dầu đồng, cà gằng và cà chắc.Công thức tổ thành:
26,68 % dđ + 17,50 % dl + 15,06 % cc + 11,60 % cg
2.

Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 của lầm phần IIIA1

2.1.

Đường cong N – D1,3 của ô tiêu chuẩn 1 có dạng một đỉnh lệch trái (Sk =

1,24) và nhọn (Ku = 1,05). Mô hình phân bố N – D1,3 phù hợp nhất với phân bố
giảm.
N1 = 263,9686*exp(-0,2408*D) +1
2.2.


Đường cong phân bố N – D1,3 của ô tiêu chuẩn 2 có dạng một đỉnh lệch trái

(Sk = 0,79) và bẹt (Ku = -0,3). Mô hình phân bố N – D1,3 phù hợp với phân bố giảm.
N2 = 114,7321*exp(-0,1735*D) + 0,5
2.3.

Đường cong phân bố N – D1,3 của ô tiêu chuẩn 3 có dạng một đỉnh lệch trái

(Sk = 0,52) và bẹt (Ku = -0,55). Mô hình phân bố N – D1,3 phù hợp với phân bố
giảm.
N3 = 102,0517*exp(-0,134405*D) – 1
3.

Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao H của lâm phần IIIA1

iii
 


3.1.

Phân bố chiều cao (N/H) của ô tiêu chuẩn 1 có dạng một đỉnh lệch trái (Sk =

0,17) và bẹt (Ku = -1,03), trong đó có 31,4 % số cây phân bố tập trung trong lớp
không gian từ 7 – 8 m; 7,98 % số cây có chiều cao nhỏ hơn 7 m; còn lại 61,63 % số
cây có chiều cao lớn hơn 8 m.
3.2.

Phân bố chiều cao (N/H) của ô tiêu chuẩn 2 có dạng một đỉnh lệch trái (Sk =


0,33) và bẹt (Ku = -0,81), trong đó có 47,42 % số cây phân bố tập trung trong lớp
không gian từ 7 – 9 m; 12,37 % số cây có chiều cao nhỏ hơn 7 m; còn lại 40,21 %
số cây có chiều cao lớn hơn 9 m.
3.3.

Phân bố chiều cao (N/H) của ô tiêu chuẩn 3 có dạng một đỉnh lệch phải (Sk =

-0,29) và bẹt (Ku = -0,87), trong đó có 65,71 % số cây phân bố tập trung trong lớp
không gian từ 9 – 12 m; 22,86 % số cây có chiều cao nhỏ hơn 9 m; còn lại 11,43 %
số cây có chiều cao lớn hơn 12 m.
4.

Tương quan chiều cao H và đường kính D1,3

4.1.

Phân bố chiều cao và đường kính (H/D1,3) của ô tiêu chuẩn 1 có mối tương

quan rất chặt (r = 0,9594) và Sy/x = 0,0052.
Phương trình cụ thể:
4.2.

H = 1/(0,0416549 + 0,703509/D)

Phân bố chiều cao và đường kính (H/D1,3) của ô tiêu chuẩn 2 có mối tương

quan rất chặt (r = 0,9468) và Sy/x = 0,068.
Phương trình cụ thể:
4.3.


H = exp(1,09962 + 0,321116*sqrt(D))

Phân bố chiều cao và đường kính (H/D1,3) của ô tiêu chuẩn 3 có mối tương

quan rất chặt (r = 0,9938) và Sy/x) = 0,002.
Phương trình cụ thể:

H = 1/(0,0415899 + 0,716449/D)

5.

Độ hỗn giao của rừng tại khu vực nghiên cứu là 0,09

6.

Trữ lượng (M/D1,3) tập trung nhiều nhất ở cỡ đường kính 14 – 16 cm chiếm

16,75 % (5,58 m3/ha) tổng trữ lượng của lâm phần. Trữ lượng của rừng trạng thái
IIIA1 tại khu vực nghiên cứu là 33,32 m3/ha.
7.

Tổ thành loài cây tái sinh: Đã thống kê được số lượng loài cây tái sinh tự

nhiên dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu có 22 loài, mật độ cây tái sinh là 625

iv
 


cây/ha. Trong đó có 8 loài chiếm ưu thế đó là: Trâm, Trường, Dầu lông, Cơm

nguội, Sơn Đào, Cà gằng, Dầu lông, Săn đen.
8.

Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu tỷ lệ cây khỏe chiếm 87,88 %

còn cây yếu là 12,12 %.
9.

Qua trắc đồ David và Richards, đề tài đã xác định được độ tàn che bình quân

của rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu bằng 0,38.

v
 


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... x
Chương 1MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 
Chương2ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................... 3 
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................................................. 3 
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .............................................................................................. 3 

2.1.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 3 
2.1.1.2 Địa hình ........................................................................................................... 4 
2.1.1.3 Khí hậu ............................................................................................................ 4 
2.1.1.4 Tài nguyên nước.............................................................................................. 4 
2.1.1.5 Tài nguyên đất ................................................................................................. 4 
2.1.1.6 Tài nguyên rừng .............................................................................................. 5 
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản.................................................................................... 5 
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 6 
2.2.1 Dân số................................................................................................................. 6 
2.2.2 Lao động............................................................................................................. 6 
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 7 
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 7 
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 7 
3.2.1 Cơ sở phương pháp luận .................................................................................... 7 

vi
 


3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 8 
3.2.2.1 Phương pháp điều tra ...................................................................................... 8 
3.2.2.2 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu .................................................... 9 
3.2.2.3 Phương pháp đánh giá tương quan hồi quy .................................................. 14 
Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 16 
4.1 Cấutrúc tổ thành loài: .......................................................................................... 16 
4.2 Phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) ........................................................... 19 
4.3 Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) .................................................................. 26 
4.4 Tương quan chiều cao và đường kính (H/D1,3) ................................................... 30 
4.5 Độ hỗn giao của rừng .......................................................................................... 37 
4.6 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ............................................... 37 

4.7 Tình hình tái sinh dưới tán rừng.......................................................................... 39 
4.7.1 Tổ thành loài cây tái sinh ................................................................................. 39 
4.7.2 Chất lượng cây tái sinh..................................................................................... 41 
Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 45 
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49 
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 50 

vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Cv %

Hệ số biến động, %

D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm


D_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm

D_lt

Đường kính 1,3 m lý thuyết

H

Chiều cao thân cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

Hdc

Chiều cao dưới cành, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm

H_lt

Chiều cao lý thuyết

P_value


Mức ý nghĩa (xác suất)

Pa, Pb

Mức ý nghĩa (xác suất) của các tham số a và b

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

S

Độ lệch tiêu chuẩn

Sk

Hệ số độ lệch của phân bố

Ku

Hệ số độ nhọn của phân bố

Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy


viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 4.1.Tổ thành loài thực vật trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu................... 17 
Bảng 4.2.Bảng phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) của ô tiêu chuẩn 1............. 20 
Bảng 4.3.Đặc trưng thống kê phân bố N-D của ô tiêu chuẩn 1 .................................. 21 
Bảng 4.4.Bảng phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) của ô tiêu chuẩn 2............. 21 
Bảng 4.5.Đặc trưng thống kê phân bố N-D của ô tiêu chuẩn 2 .................................. 22 
Bảng 4.6.Bảng phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) của ô tiêu chuẩn 3............. 23 
Bảng 4.7.Đặc trưng thống kê phân bố N-D của ô tiêu chuẩn 3 .................................. 24 
Bảng 4.8.Đặc trưng thống kê phân bố N - H của trạng tháirừng IIIA1 ....................... 27 
Bảng 4.9.Phân bố N – H của trạng thái rừng IIIA1 ..................................................... 28 
Bảng 4.10.Phân bố N – H tích lũy của trạng thái rừng IIIA1 ...................................... 29 
Bảng 4.11.Bách phân vị của phân bố N- H của trạng thái rừng IIIA1 ........................ 30 
Bảng 4.12.Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thực nghiệm (H/D1,3) ......... 31 
Bảng 4.13.Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thực nghiệm (H/D1,3) ......... 33 
Bảng 4.14.Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thực nghiệm (H/D1,3) ......... 35 
Bảng 4.15.Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) ................................................. 38 
Bảng 4.16.Tổ thành loài cây tái sinh trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ........... 40 
Bảng 4.17.Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu ........................................ 41 
Bảng 4.18.Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIIA1 ....................... 43 

ix
 



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1.Biểu đồ biểu diễn tổ thành loài trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu. .... 18 
Hình 4.2.Phân bố N-D thực nghiệm của ô tiêu chuẩn 1 ............................................. 20 
Hình 4.3.Phân bố N-D thực nghiệm của ô tiêu chuẩn 2 ............................................. 22 
Hình 4.4.Phân bố N-D thực nghiệm của ô tiêu chuẩn 3 ............................................. 23 
Hình 4.5.Phân bố N-D lý thuyết của ô tiêu chuẩn 1 ................................................... 25 
Hình 4.6.Phân bố N-D lý thuyết của ô tiêu chuẩn 2 ................................................... 26 
Hình 4.7.phân bố N-D lý thuyết của ô tiêu chuẩn 3.................................................... 26 
Hình 4.8.Phân bố N – H của trạng thái rừng IIIA1 ..................................................... 29 
Hình 4.9.Biểu đồ biểu diễn tương quan (H/D1,3) từ các hàm thực nghiệm ................. 31 
Hình 4.10.Biểu đồ biểu diễn quy luật tương quan giữa H và D cho ÔTC 1của trạng
thái rừng IIIA1 ............................................................................................................. 32 
Hình 4.11.Biểu đồ biểu diễn tương quan (H/D1,3) từ các hàm thực nghiệm ............... 33 
Hình 4.12.Biểu đồ biểu diễn quy luật tương quan giữa H và D cho ÔTC 2 của trạng
thái rừng IIIA1 ............................................................................................................. 34 
Hình 4.13.Biểu đồ biểu diễn tương quan (H/D1,3) từ các hàm thực nghiệm ............... 35 
Hình 4.14.Biểu đồ biểu diễn quy luật tương quan giữa H và D cho ÔTC 3 của trạng
thái rừng IIIA1 ............................................................................................................. 36 
Hình 4.15.Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của trạng thái
rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 38 
Hình 4.16.Tổ thành loài cây tái sinh trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu ............ 40 
Hình 4.17.Biểu đồ phân bố số cây theo chất lượng .................................................... 42 

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế của
đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ,cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế
nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng
giảm sút cả về số lượng và chất lượng.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giời có 11 triệu ha
rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha
rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt
Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng.Năm 1943
độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy.
Từ khi Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (02/05/1997) về tăng cường các biện
pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ
phục hồi rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm 2003 tổng diện tích rừng nước ta đã là
12 triệu ha, tương đương với và độ che phủ là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên có 10
triệu ha và rừng trồng có 2 triệu ha.
Để đạt được kết quả như trên, Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất rừng cho
các tổ chức, các cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ. Những
chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích rừng, giảm diện
tích đất trống đồi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Có được kết quả đó là do

`1
 


những cơ chế chính sách trên của Chính phủ đã bước đầu tạo được sự chuyển biến
theo hướng xã hội hoá nghề rừng, làm cho rừng có chủ và người dân đã chủ động
tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng.
Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ, phục
hồi và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết trong đó nghiên cứu cấu trúc và

tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng là một khâu cơ bản không thể thiếu.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, trong khuôn khổ một
khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được sự đồng ý và phân công của bộ môn Lâm
Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thêm, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA1tại
tiểu khu 97 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc rừng tự nhiên thông qua
việc mô hình hóa một số quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), quy
luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H).
Góp phần đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng rừng, đặc biệt là phát huy khả năng phòng hộ, bảo vệ
nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và trình độ có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu một số
đặc điểm cơ bản của cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 tại tiểu khu 97 thuộc
ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung như: cấu trúc tổ thành loài, độ
hỗn giao của loài, phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3, phân bố số cây theo
chiều cao H, phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3, tương quan giữa chiều
cao và đường kính, đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng và xác định độ tàn che
của rừng thông qua việc vẽ trắc đồ theo phương pháp của David và Richards.

`2
 


Chương2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Lộc Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Phước nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Là một huyện tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu quốc
tế Hoa Lư - cửa ngõ thông thương của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với
không chỉ Campuchia mà còn với các nước trong khu vực ASEAN.
-

Phía Bắc và Tây huyện giáp Vương quốc Campuchia

-

Phía Nam giáp huyện Bình Long

-

Phía Đông giáp huyện Phước Long và huyện Bù Đốp
Một phần nhỏ diện tích của huyện phía Tây - Nam giáp tỉnh Tây Ninh.
Huyện Lộc Ninh có 16 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 15 xã, với diện

tích tự nhiên: 86.057 ha. Dân số trung bình 114.982 người, với trên 10 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Dân số nông thôn có 104.162 người chiếm 90,6%. Dân số thành
thị có 10.820 người chiếm 9,4% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 133,6 người/km2
(số liệu năm 2006).
Lộc Ninh có 7/16 đơn vị hành chính có biên giới với Vương quốc Campuchia,
đây là một trong những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, thuận lợi cho giao thương
kinh tế với nước bạn Campuchia trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua cửa
khẩu quốc tế Hoa Lư.
 


3
 


2.1.1.2 Địa hình
Địa hình Lộc Ninh thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn huyện có
tới 97,85% DTTN có độ dốc nhỏ hơn 15o , diện tích đất có độ dốc từ 15 - 200 chỉ
còn 2,15% DTTN.
2.1.1.3 Khí hậu
Lộc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có nền
nhiệt cao quanh năm.
Là huyện nằm trong vành đai có lượng mưa cao nhất vùng Đông Nam Bộ,
lượng mưa bình quân 2.045 - 2.315 mm và phân bố 85 - 90% tập trung vào mùa
mưa.
Tổng tích ôn trong năm 9.3600C; Số giờ chiếu sáng bình quân trong ngày
6,6 giờ; Lượng mưa bình quân năm 2.285 mm; Lượng bốc hơi bình quân 1.168 mm;
Độ ẩm không khí bình quân 80,8%; Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%; Tháng có
độ ẩm thấp nhất là 16%; Nhiệt độ bình quân năm là 26,20C.
2.1.1.4 Tài nguyên nước
-

Nguồn nước mặt: Hệ thống sông, suối, hồ, bàu là nguồn nước mặt của huyện

Lộc Ninh gồm: Sông Bé, sông Măng nằm ở phía Đông, phía Tây có rạch Chàm là
thượng nguồn của sông Sài Gòn, phía Nam huyện có suối Cần Lê.
-

Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Lộc


Ninh nói riêng, các vùng thấp dọc theo các con sông, suối đều có thể khai thác phục
vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất.
2.1.1.5 Tài nguyên đất
Kết quả điều tra thổ nhưỡng của tỉnh Bình Phước trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000,
huyện Lộc Ninh có các loại đất cơ bản được xác định là phù hợp với sản xuất nông
lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất trồng trọt.

4
 


Cơ cấu các loại đất phân theo thổ nhưỡng
Đơn vị: ha, %
Loại đất

Diện tích

Cơ cấu

86.057,0

100

43

0.05

2- Nhóm đất xám

8.351


9.78

3- Nhóm đất đen

514

0.60

4- Nhóm đất đỏ vàng

70.516

82.58

5- Nhóm đất dốc tụ

4.048,5

4.74

6- Nhóm đất sông hồ

1.561,5

1.83

1.023

0.42


Tổng DTTN
1- Nhóm đất phù sa

7- Nhóm đất khác

Nguồn: - Qui hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh thời kỳ 2004-2010
- Thống kê, kiểm kê DT đất, ngày 01-01-2006- Phòng TK huyện Lộc Ninh.

2.1.1.6 Tài nguyên rừng
Theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006-2010; huyện
Lộc Ninh có tổng diện tích là 25.862,8 ha, trong đó diện tích có rừng 18.932,2 ha, đất
trống 2.991,1 ha, đất sản xuất nông nghiệp 3.774,2 ha, đất khác 165,3 ha.
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn Huyện Lộc Ninh có nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa kinh tế lớn,
như đá vôi, đá xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh, cát sỏi…
Mỏ đá vôi Tà Thiết có trữ lượng lớn, khoảng 360 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu
cho nhà máy sản xuất xuất xi măng Tà Thiết khoảng 2 triệu tấn/năm.
Đá xây dựng phân bố ở các xã Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quang, Lộc An.
Đất sét có thể làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói phân bố
ở các xã Lộc Hưng, Lộc Quang, Lộc Thành.
 

5
 


2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số

Năm 2005, dân số trung bình toàn huyện có 113.219 người, chiếm khoảng
13,9% dân số trung bình của tỉnh Bình Phước. Tốc độ tăng trưởng dân số đạt
3,54%/năm thời kỳ 2001-2005, năm 2007 có 117.220 người. Ước đến năm 2010
dân số của Huyện đạt 130.000 người, tăng 16.781 người so với năm 2005. Tốc
độ tăng trưởng dân số trung bình thời kỳ 2006-2010 ước khoảng 2,80%/năm.
2.2.2 Lao động
Cùng với tăng trưởng dân số, lao động làm việc trong các ngành kinh tế cũng
tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2005 có 46.079 lao động, năm 2006 có 46.999,
năm 2007 có 47.707 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng lao động bình quân khoảng 4,3%/năm thời kỳ 2001-2005. Đến năm 2010
ước khoảng 53.223 lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
lao động bình quân thời kỳ 2006-2010 ước đạt khoảng 2,9%/năm.
Như vậy, quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động với chuyển dịch của cơ
cấu kinh tế huyện Lộc Ninh diễn ra theo xu hướng phù hợp và tích cực. Lao động di
chuyển từ khu vực nông nghiệp, có năng suất thấp sang làm việc khu vực công
nghiệp và dịch vụ, có năng suất cao hơn.

6
 


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Trên mục tiêu nghiên cứu đã xác định được, các nội dung nghiên cứu được
thực hiện trong đề tài gồm:
(1) Xác định cấu trúc về tổ thành loài cây.
(2) Xác định phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3).
(3) Xác định phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn).
(4) Xác định trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3).

(5) Xác định tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3).
(6) Xác định độ hỗ giao của rừng.
(7) Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng.
(8) Xác định độ tàn che của rừng thông qua việc vẽ trắc đồ theo phương pháp
David và Richards.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Cơ sở phương pháp luận
Trên nội dung nghiên cứu cụ thể được xác định như trên, phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là khảo sát khu vực nghiên cứu, điều tra,
quan sát và thu thập số liệu trên thực địa, thu thập các số liệu liên quan tới đề tài,
thu thập các số liệu tại các ô mẫu và phân tích các hiện tượng thấy được trong rừng
tự nhiên thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh. Từ đó, tổng hợp và rút ra
những nhận định chung về một số đặc điểm và cấu trúc của rừng tự nhiên, qua đó

7
 


đề xuất ra những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hớp với tình hình thực tế của
rừng.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, kế thừa những tài liệu có sẵn, kế thừa
những thành quả của những tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn hướng nghiên cứu
đơn giản, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đáp ứng được yêu cầu của một khóa
luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lâm Nghiệp.
Trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài
nguyên rừng, tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu.
3.2.2.1 Phương pháp điều tra
-


Lập ô tiêu chuẩn:
Áp dụng các quy trình điều tra trong các công tác ngoại nghiệp để điều tra

trên các ô mẫu điển hình. Cụ thể, đề tài tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn tạm thời theo
phương pháp điều tra lâm học, diện tích điều tra là 2.000 m2 (40 x 50 m). Số lượng
ô mẫu cho trạng thái này là 3 ô.
-

Điều tra tầng cây cao:
Cây gỗ lớn được quy định ở đây là những cây có đường kính ngang ngực lớn

hơn hoặc bằng 8 cm (D1,3 8 cm). Xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của
tầng cây gỗ, loài nào chưa rõ ghi sp1, sp2 …Đo chiều cao của 3 cây ở tầng tán chính
trong ô. Căn cứ vào chiều cao của 3 cây này để mục trắc chiều cao Hvn của toàn bộ
các cây đã đo đường kính.
Đường kính ngang ngực được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác 0,5
m hoặc thước mét dây và ghi số hiệu cây ở vị trí 1,3 m. Đo toàn bộ cây đứng có
đường kính D1,3 8 cm.
Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng
gậy đo cao kết hợp mục trắc.
Đường kính tán (Dt, m) được đo bằng thước mét dây. Đo hình chiếu tán lá
trên mặt phẳng nằm ngang theo hai hướng Đông Tây và Bắc Nam, sau đó tính trị số
bình quân.

8
 


-


Xác định phẩm chất cây:
Phẩm chất cây phân theo ba loại a, b, c và ghi chú tình hình dây leo ảnh

hưởng tới cây rừng.
o Loại a: cây thân thẳng, phẩm chất tốt tán cân đối, không có hiện tượng sam
bọng, sâu bệnh.
o Loại b: thân cong, phát triển trung bình, tán mất cân đối, không có hiện
tượng sam bọng, sâu bệnh.
o Loại c: thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn, có từ hai thân trở lên, có
hiện tượng sam bọng, sâu bệnh.
Kết quả có được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ lớn.
-

Xác định độ tàn che:
Dùng phương pháp vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp David và Richards,

biểu diễn trên giấy kẽ ô ly với dãi rừng có diện tích 500 m2 (10 m x 50 m), vẽ với tỷ
lệ 1/200. Sử dụng các yếu tố đã xác định để vẽ như: chiều dài tán lá, chiều cao vút
ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính, đường kính tán và xác định tọa độ từng cây
sau đó tính diện tích tán lá che trên giấy kẽ ly, tính theo tỷ lệ %.
-

Điều tra cây tái sinh:
Trong ô tiểu chuẩn 2.000 m2, tiến hành lập 4 ô dạng bản, diện tích mỗi ô

dạng bản là 25 m2 (5 m x 5 m) được thiết kế ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Thống kê tất
cả cây tái sinh vào phiếu điều tra cây tái sinh theo các chỉ tiêu :
o Tên loài cây tái sinh
o Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước có khắc vạch, độ chính xác đến cm
o Điều tra số lượng cây tái sinh

o Số liệu điều tra được ghi biểu riêng cho từng ô dạng bản
3.2.2.2 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu
Nhập số liệu vào máy tính để xử lý, phân tích tính toán bằng phần mềm
Excel 2010hoặc startgraphic Plus 3.0và 15.1.
Các nhân tố điều tra, đo điếm trong ô tiêu chuẩn được tổng hợp, xử lý tính
toán bao gồm:

9
 


-

Cấu trúc tổ thành loài (tầng cây gỗ):

Để tính tổ thành loài cây, đề tài sử dụng công thức của Daniel Marmillod
IVi% =

%

%

Trong đó:
 IVi%: là tỉ lệ tổ thành của loài i.
 Ni%: là % theo số cây của loài i trong quần xã thực vật rừng.
 Gi%: la % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong quần xã thực vật
rừng.
Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV ≥ 5 % mới thực sự có ý nghĩa
về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần
một nhóm loài cây nào đó lớn hơn 50 % tổng số các thể của tầng cây cao thì nhóm

loài đó được coi là nhóm ưu thế. Cần tính tổng IV % của những loài có trị số loài
này lớn hơn 5 %, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV % đạt 50 %.
-

Tính mật độ cây gỗ lớn (N/ha):
N/ha =

* 10.000

Trong đó:
 n: tổng số các thể trong 3 ô tiêu chuẩn
 S: diện tích của 3 ô tiêu chuẩn (6.000 m2)
-

Tính toán độ hỗ giao:
K=

Trong đó:
 K: là độ hỗn giao
 X: là tổng số loài cây
 N: là tổng số cây
Khi X = N => K = 1

: rừng thuần loài

Khi X < N => 0 < K < 1

:rừng hỗn loài có độ hỗn giao

0 < K < 0,5


: rừng hỗn loài có độ hỗn giao thấp

10
 


0,5< K < 1
-

:rừng hỗn loài có độ hỗn giao cao

Những đặc trưng thống kê cơ bản của D và H:
Tính những thống kê mô tả phân bố N-D và N-H. Những chỉ tiêu tính toán

bao gồm giá trị trung bình ( X ) và khoảng tin cậy 95%, mốt (M0), trung vị (Me), giá
trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), phương sai (S2), sai tiêu chuẩn (S), sai số
chuẩn của số trung bình (Se), hệ số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku) và
các tứ phân vị (Q0,25, Q0,50, Q0,75).
Kiểm định tính phù hợp của những phân bố lý thuyết với số liệu thực
nghiệm.Để đạt mục đích này, đầu tiên phân chia D và H thân cây thành cấp. Cấp D
được phân chia từ từ 2-4cm tùy theo phạm vi phân bố đường kính của mỗi trạng
thái rừng. Chiều cao thân cây cũng được phân chia theo cấp với mỗi cấp 2m. Nói
chung, số cấp D và H nằm trong khoảng từ 6 đến 12 cấp. Sau đó, mô tả phân bố ND và N-H bằng những mô hình lý thuyết phù hợp.Những mô hình lý thuyết dự kiến
được chọn là mô hình phân bố mũ, mô hình phân bố khoảng cách và phân bố
Weibull. Ở đây phân bố mũ được chọn theo dạng:
N = a*exp(-b*D) + k
Trong đó a, b và k là những hệ số của mô hình, exp là cơ số Neper.
Mức độ phù hợp của các mô hình lý thuyết với số liệu thực nghiệm được
đánh giá theo thống kê 2. Những phân bố phù hợp nhất với số liệu thực nghiệm

được chọn theo hai tiêu chuẩn – đó là xác suất chấp nhận lớn nhất (Pmax) và tổng sai
lệch bình phương nhỏ nhất, nghĩa là minΣ(Flt-Ftn)2 với Ftn và Flt tương ứng là tần số
thực nghiệm và tần số lý thuyết. Những phân bố phù hợp nhất được sử dụng để tính
tần suất (Px), tần suất dồn hay tích lũy (Fx), tần số lý thuyết (Flt), tần số dồn hay tích
lũy (Ftl), tỷ lệ dồn (%), tần số cây phân bố trong các cấp D và H bình quân, tần số
cây nằm trong khoảng X ± S và X ± 2*S, với X = D và H.
-

Tính toán tiết diện ngang (G, m2/cây):
G= *

-

,

Tính thể tích thân cây (V, m3/cây):
V= *

,

* H * f1,3

11
 

(với f = 0,45)


-


Tính độ tàn che của rừng:
Kết hợp quan trắc và phẩu đồ ngang để xác định độ che phủ (%) hình chiếu

tán cây rừng so bề mặt tán cây rừng theo phương pháp vẽ trắc đồ của David và
Richards.
-

Tổ thành loài cây tái sinh:
Thống kê thành phần cây tái sinh theo loài; sau đó sắp xếp theo chi và họ. Kế

đến, xác định mật độ cây tái sinh bình quân theo ô dạng bản rồi quy đổi ra đơn vị
1ha.
Phân chia cây tái sinh theo nhóm loài, cấp chiều cao và cấp chất lượng.
Chiều cao cây tái sinh được phân chia theo cấp, bắt đầu từ< 1 m, 1-1,5 m, 1,5 - 3 m
và cấp cuối cùng từ 3 trở lên. Chất lượng cây tái sinh được phân chia thành 2 cấp đó
là: khỏe và yếu.
Xác định số cây trung bình theo loài:
=





Trong đó:


: là số cây trung bình theo loài




: là tổng số cá thể điều tra

 ni: là số lượng cá thể loài
Mật độ cây tái sinh được xác định:
N/ha =

.



Trong đó:



: là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh
: là tổng số cây tái sinh điều tra được
Sau đó, lập bảng và vẽ biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp H, cấp chất

lượng và theo nhóm loài.
-

Tính toán các đặc trưng mẫu:

12
 


Để tiến hành phân bố số cây theo các chỉ tiêu D1,3, H… Đề tài tập hợp các số
liệu theo hình thức chia tổ sau:
Số tổ: m = 3,3*log (n) + 1 hoặc m = 5*log (n)

o Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/ m
Trong đó:
 m: là số tổ của trị số quan sát
 n: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu)
 k: là cự ly tổ
 Xmax: là trị số quan sát lớn nhất
 Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất
Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu:
o Giá trị trung bình mẫu:
x

1 m
 fi * xi
n 1
Với i = 1,… m

o Độ lệch tiêu chuẩn:
S=



 

o Hệ số biến động:
Cv = * 100 %
̅

o Biên độ biến động:
R = xmax – xmin
o Độ lệch phân bố:

Sk =



 
∗ 

o Độ nhọn phân bố:
Ku =



 


3

13
 


o Phương sai:
2

S =



∗ 


 



∗ 

Các đặc trưng mẫu này được tính toán trực tiếp bằng phần mềm Excel 2010
hoặc Statgraphics Centurion V 3.0.
-

Kiểm tra giả thuyết về luật phân bố:
Cho giả thuyết H0: F(x) = F0(x), trong đó F0(x) là một hàm phân bố hoàn

toàn xác định. Để kiểm tra giả thuyết H0, người ta dùng tiêu chuẩn khi bình phương
(

) của Pearson:
=∑

   

Trong đó:
: là trị số thực nghiệm
: là trị số lý thuyết
Nếu

í




với bậc tự do df = m – p – 1 (p là tham số lý thuyết cần ước

.

lượng, m là số tổ sau khi gộp) thì phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực
nghiệm (
Nếu

).
í



.

với bậc tự do df = m – p – 1 thì phân bố lý thuyết không

phù hợp với phân bố thực nghiệm (

).

3.2.2.3 Phương pháp đánh giá tương quan hồi quy
Áp dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy để mô hình hóa một
đường hồi quy thực nghiệm theo một dạng toán học nào đó. Việc chọn một hàm lý
thuyết thích hợp nhất ngoài việc căn cứ vào các chỉ số thống kê có được từ các
phương trình xây dựng, kiểm tra sự tồn tại của các tham số phương trình, kiểm tra
sự tồn tại của các hàm hồi quy (logic toán học), còn phải căn cứ vào tính phù hợp
của quy luật sinh trưởng và phát triển của rừng (logic sinh học). Nhìn chung,
phương pháp để thiết lập một phương trình hồi quy là:
-


Thử nghiệm một số dạng phương trình toán học

-

Xác định hệ số tương quan ( r )

14
 


×