Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TÌM HIỂU CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM HƯƠNG – DƯỢC LIỆU CỦA NGƯỜI CHURU TẠI XÃ TÀ HINE, HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.45 KB, 64 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐINH VĂN TIẾN

TÌM HIỂU CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG
LÀM HƯƠNG – DƯỢC LIỆU CỦA NGƯỜI CHURU
TẠI XÃ TÀ HINE, HUYỆN ĐỨC TRỌNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

 
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐINH VĂN TIẾN


TÌM HIỂU CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG
LÀM HƯƠNG – DƯỢC LIỆU CỦA NGƯỜI CHURU
TẠI XÃ TÀ HINE, HUYỆN ĐỨC TRỌNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


LỜI CẢM TẠ
Lòng thành cảm ơn
Ông bà, cha mẹ - những người đã chăm sóc, dạy dỗ con nên người, để con có
được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp,
Bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội,
Toàn thể thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường,
Ủy Ban Nhân Dân Xã Tà Hine, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến
ThS. Nguyễn Quốc Bình đã tận tình hướng dẫn, động viên cũng như giúp đỡ tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
Gởi lời cám ơn đến
Tập thể lớp DH08NK – những người đã đồng hành cùng tôi, cùng tất cả bạn bè
luôn bên cạnh, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Ngày 13 tháng 6 năm 2012
SV. ĐINH VĂN TIẾN

ii 
 

 


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Tìm hiểu thực vật được sử dụng làm Hương – Dược liệu
của người ChuRu tại Xã Tà Hine, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng” được tiến
hành từ ngày 10/2/2012 đến ngày 10/5/2012 tại Xã Tà Hine, Huyện Đức Trọng,
Tỉnh Lâm Đồng.
Với đề tài nghiên cứu có nội dụng là thực hiện việc mô tả các loài thực vật được
sử dụng làm hương – dược liệu của người ChuRu. Để làm được điều này thì đã tiến
hành việc phỏng vấn trực tiếp và lập bảng câu hỏi điều tra các hộ gia đình người
đang sinh sống và làm việc tại địa phương.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài thì đã cho biết một số vần đề liên quan tới việc
sử dụng cây thuốc của người dân:
-

Hình thái, đặc điểm, công dụng và cách thức sử dụng các loài cây được sử

dụng làm hương – dược liệu của người ChuRu.

-

Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc thu hái, sơ chế, chế
biến, cũng như cách bảo quản từng loài cây hương – dược.

-

Kiến thức bản địa của người dân về cách thức gây trồng các loài thực vật
được sử dụng làm hương – dược liệu của người dân nơi đây.

Với việc khai thác và sử dụng giá mức nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nói
chung và tài nguyên về hương – dược liệu nói riêng thì việc gây trồng chúng là điều
rất quan trọng. Từ đó sẽ giúp cho việc phát huy và bảo tồn được nguồn tài nguyên
về hương – dược liệu đang ngày càng suy giảm hiện nay.

iii 
 

 


ABSTRACT

The research topic: “Understanding plant is used as Condiment –
Pharmaceuticals of Chu Ru in Ta Hine Village, Duc Trong Distric, Lam Dong
Province” was conducted from February 10th, 2012 to May 10th, 2012 in Ta Hine
Village, Duc Trong Distric, Lam Dong Province.
With research that content is made to describe the plant species used as a

Condiment – Pharmaceuticals of Chu Ru. To do this, then proceeded to set up a live
interview and questionnaire survey of households who are living and working
locally.
During the study period, subjects mentioned a number of issues related to the
use of medicinal plants of the people:
-

Morphology, characteristics, use and how to use plants are used as a
Condiment – Pharmaceutical plant of Chu Ru.

-

Advantages and disadvantages of the farmers in harvesting, processing,
processing, preservation each of Condiment – Pharmaceutical plant.

-

Indigenous knowledge of people about how to cultivate the plants are used as
Condiment – Pharmaceutical of the farmers here.
With the excessive exploitation and using of forest resources in general and

the Condiment – Pharmaceutical plant in particular, the cultivation of them is very
important. Thus, it will promote and conserve the resources of Condiment –
Pharmaceutical plant decline today.

iv 
 

 



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm tạ
Tóm tắt

ii
iii 

ABSTRACT

iv 

Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.3. Đặc điểm địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.2. Kinh tế, xã hội
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu
3.1.2. Đối tương
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp luận
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. 1. Các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu, công dụng và
cách chế biến của người ChuRu
4.1.1. Các loài thực vật được sử dụng làm hương liệu, công dụng và
cách chế biến
4.1.2. Các loài thực vật được sử dụng làm dược liệu, công dụng và

 

 

v
vii
viii
ix
1
3
3
4
5
5
6
8

8
8
8
8
9
9
9
10
12
12
14


cách chế biến
4.2. Những thuận lợi và khó khăn của người ChuRu trong việc sử dụng,
chế biến, bảo quản các loài thực vật làm hương – dược liệu
4.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hái, chế biến và bảo quản
các loài cây được sử dụng làm dược liệu
4.2.1.1. Những khó khăn
4.2.1.2. Những thuận lợi
4.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hái, chế biến và bảo quản
các loài cây được sử dụng làm hương liệu
4.2.2.1. Những khó khăn
4.2.2.2. Những thuận lợi
4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trước áp lực của các loại hương - dược liệu
hóa học (Tây Y)
4.2.3.1. Những thuận lợi
4.2.3.2. Những khó khăn
4.3. Khả năng trong việc gây trồng một số loài thực vật làm hương – dược liệu
trên đất canh tác

4.3.1. Kiến thức bản địa của ngươi dân trong canh tác và gây trồng
các loài cây hương – dược liệu
4.3.2 Điều kiện gây trồng
4.3.3 Xác định các loài, nhóm cây cần ưu tiên và các loại đất canh tác
khác nhau
4.3.3.1 Các loài, nhóm cây ưu tiên
4.3.3.2. Các loại đất trồng khác nhau
4.3.4. Cách thức gây trồng trên các loại đất canh tác khác nhau
4.3.4.1. Cách thức gây trồng các cây hương liệu
4.3.4.2. Cách thức gây trồng các loài cây dược liệu
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi 
 

 

18
26
26
26
28
29
29
30
31

31
31
33
33
33
34
34
36
36
36
38
41
41
42
43
A


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

GACP:

Good Agricultural and Collection Practices
(Thực hành tốt trồng trọt và thu hái)

NXB:


Nhà Xuất Bản

TG:

Tác giả

vii 
 

 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1:

Các cây được sử dụng làm hương – dược liệu

Bảng 4.2:

Các cây được lựa chọn sử dụng làm hương liệu
của người dân

Bảng 4.3:

12

14

Các cây được lựa chon sử dụng làm dược liệu

của người dân

19

Bảng 4.4:

Những khó khăn của người dân với cây dược liệu

27

Bảng 4.5:

Những thuận lợi của người dân với cây dược liệu

28

Bảng 4.6:

Những khó khăn của người dân với cây hương liệu

29

Bảng 4.7:

Những thuận lợi của người dân với cây hương liệu

30

Bảng 4.8:


Bảng các cây được ưu tiên trồng

35

Bảng 4.9:

Bảng các lý do được gây trồng

35

Bảng 4.10: Cây hương liệu và cách gây trồng

37

Bảng 4.11: Cây dược liệu và cách gây trồng

39

viii 
 

 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Bản đồ xã Tà Hine

6


Hình 4.1: Cây Pap

15

Hình 4.2: Cây Hà thủ ô

15

Hình 4.3: Cây Lam pat

16

Hình 4.4: Cây Phút ế

16

Hình 4.5: Cây Yêm kruc

16

Hình 4.6: Cây Po hara

17

Hình 4.7: Cây Trầm lõi, trầm đặc

17

Hình 4.8: Cây Phút dac


18

Hình 4.9: Cây Ngải cứu

18

Hình 4.10: Cây Cà dược

20

Hình 4.11: Cây Nhĩ

20

Hình 4.12: Cây Lác sớt

21

Hình 4.13: Cây Krơm

21

Hình 4.14: Cây Mã tiền

22

Hình 4.15: Cây Mật nhân

22


Hình 4.16: Cây Pác kê

23

Hình 4.17: Cây Kquh

23

Hình 4.18: Cây rau Tàu bay

24

Hình 4.19: Cây Ra bay

24

Hình 4.20: Cây Húng chanh

24

Hình 4.21: Cây Võ sữa

25

ix 
 

 



 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trước đến này, mỗi loại thực vật có một hương thơm và mùi vị đặc trưng,
chính điều này đã giúp cho con người sản xuất ra rất nhiều sản phẩm là hương –
dược liệu để phục vụ cho cuộc sống. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc sử dụng
thực vật để tạo ra hương thơm và dung để chữa bệnh của những người dân tộc thiểu
số ở mọi miền trên đất nước ta. Theo thời gian cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học nói chung và ngành y học nói riêng, công nghệ chế biến các loại dược liệu
ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ hơn bằng các công nghệ, kỹ thuật, hóa chất
và các máy móc hiện đại. Tuy nhiên, kiến thức về hương - dược liệu chưa được chú
ý đến, đặc biệt là các kiến thức bản địa của các cộng đồng người đồng bào dân tộc ít
người về các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu. Các kiến thức ngày
càng bị suy giảm, làm cho những giá trị về hương - dược liệu của các loài cây cỏ
trong thiên nhiên bị mất dần.
Mỗi dân tộc sử dụng các loại thực vật khác nhau ở mỗi địa phương để làm đẹp,
chữa bệnh, tạo hương. Chính đều này đã tạo nên cho mỗi dân tộc có một số bài
thuốc riêng, những bài thuốc này được truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi bài
thuốc đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc chữa bệnh, đặc biệt là nhưng căn
bệnh thường xảy ra mỗi ngày. Và người dân tộc ChuRu cũng không phải là một
ngoại lệ. Họ có nguồn kiến thức bản địa vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn kiến
thức về các loài thực vật được sử dụng làm hương - dược liệu. Kho kiến thức này
của họ đã được đúc kết qua rất nhiều thế hệ và lưu truyền từ đời này qua đời khác.


 


Nguồn kiến thức này tuy chưa được khoa học công nhận. Tuy nhiên, qua việc áp

dụng vào thực tiễn thì đã cho những kết quả hơn cả sự mong đợi. Bằng chứng là qua
bao đời nay họ đã sử dụng chúng để chữa bệnh cho cộng đồng: với các bài thuốc
Đông y đều được điều chế từ các loài cây dược liệu có nguồn gốc tự nhiên đang
được bảo vệ và ngăn chăn việc khai thác một cách chặt chẽ. Vì vậy, việc chú trọng
đến nguồn kiến thức này và sử dụng chúng một cách có hiệu quả đang là một vấn đề
mà chúng ta cần phải quan tâm tới.
Ở mỗi một địa phương thường có một dân tộc nhất định sinh sống, họ sống
thành những buôn, bản. Việc sinh sống như vậy để họ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc
sống và trong sinh hoạt. Khi sinh sống như vậy thì họ thường vào rừng để tìm kiếm
các loại rau rừng, lấy gỗ củi, măng tre và các loại LSNG khác để phục vụ cho cuộc
sống, mưu sinh. Khi đó thì họ cũng tìm kiếm những loại thực vật giúp họ chữa các
loại bệnh thường gặp phải. Từ đó khi thực hiện nghiên cứu ở địa phương sẽ giúp tìm
hiểu được tình hình về gỗ, lâm sản ngoài gỗ hiện có ở trong vùng. Ngoài ra, khi thực
hiện như vậy sẽ giúp hiểu biết thêm và các loại thực vật được sử dụng làm hương –
dược liệu mà có khi hàng ngày chúng ta gặp nhưng lại không biết được những tác
dụng của nó lại như vây.
Vấn đề đặt ra là người dân họ còn được tự do khai thác và thu hái các loài thực
vật có giá trị về hương – dược liệu. Liệu các loài cây hương – dược liệu hiện có
trong tự nhiên có cung cấp đủ cho nhu cầu về hương – dược liệu ngày càng nhiều
trong cuộc sống của người dân. Và điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để giữ lại
được các bài thuốc bản địa của người dân tộc ít người. Thông qua việc tìm hiểu về
việc sử dụng các loài cây hương – dược liệu để biết thêm về một vài phong tục tập
quán của người dân tộc ChuRu.


 

 



Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan
Việc sử dụng các loại thực vật làm thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ
thời nguyên thủy tổ tiên chúng ta trong khi đi kiếm ăn, có khi ăn phải những cây có
chất độc gây nôn mửa, hôn mê có khi gây chết người, từ đó con người dần dần nhận
thức được vị thuốc nào được và vị thuốc nào không ăn được.
Kinh nghiệm được tích lũy, không những giúp con người biết lợi dụng tính chất
của cây cỏ đẻ lầm thức ăn mà còn biết sử dụng chúng để chữa bệnh, hay dùng
những cây có vị độc để làm thuốc độc giúp ích cho việc săn bắn, bảo vệ tổ quốc khi
có giặc xâm lăng.
Trong nguồn tài nguyên LSNG phong phú của nước ta, các cây Hương – Dược
liệu trong tự nhiên chiếm một vị trí khá quan trọng về số lượng loài giá trị sử dụng
và giá trị kinh tế. Theo kết quả điều tra của ngành Y tế, ở Việt Nam có tới gần 4.000
loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có hơn 90% là cây mọc tự
nhiên và tập trung trong các quần xã rừng. Từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên, hằng
năm đã khai thác được một lượng lớn các loại cây dùng làm hương - dược liệu, sử
dụng cho nhu cầu làm thuốc ở trong nước và xuất khẩu.
Theo kết quả điều tra của viện Dược liệu – Bộ Y tế ( kết quả điều tra từ năm
1961 đến năm 2004) đã ghi nhận ở nước ta có 3.948 loài cây thuốc thuộc 307 họ của
9 ngành thực vật bậc cao cũng như bậc thấp (kể cả nấm), cũng theo kết quả điều tra


 

 


này, trong số 3.948 loài cây thuốc đã biết ở trên, phần lớn các loài là được ghi nhận
từ kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng các dân tộc ở khắp các địa phương.

2.2. Các nghiên cứu liên quan
“ Trồng cây thuốc và thu hái dược liệu hoang dã theo tiêu chuẩn GACP” bài viết
này nói nên cách thực hành trồng giống cây thuốc bao gồm: chọn một số giống cây
thuốc, trồng trọt cây thuốc (điều kiện tự nhiên, địa điểm gây trồng, cách thức bón
phân, tưới tiêu và cách chăm sóc bảo vệ cây thuốc), thu hoạch, bảo quản và đóng
gói. Và cách thực hành thu hái dược liệu hoang dã bao gồm: loại cây được thu hái,
địa điểm thu hái, giấy phép thu hái và người thu hái. Qua bài viết này cho ta biết
được cách thức gây trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản một số cây thuốc hoang dã
trong tự nhiên.
“Trồng và sơ chế cây làm thuốc” NXB văn hóa dân tộc. Cuốn sách được tổng
hợp từ nhiều nguồn tài liệu phong phú, cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng,
chăm sóc và sơ chế những cây thuốc nam thường gặp. Ngoài ra, cuốn sách còn đưa
đến cho người đọc rất nhiều bài thuốc có công hiệu tốt trong việc điều trị các căn
bênh thường gặp phải như: bệnh cảm cúm, bệnh táo bón, chứng khó ngủ, trị ho, tiêu
chảy và nhiều bài thuốc được dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh, và trẻ em.
“Đa dạng nguồn gen cây thuốc ở rừng đặc dụng Yên Tử, Quảng Ninh”. TG:
Phùng Văn Phê, Nguyễn Trung Thành. Trong bài nghiên cứu tổng số loài cây thuốc
điều tra trong khu vực được nghiên cứu là 143 loài thuộc 131 chi, 69 họ của ba
ngành thực vật. Thực vật làm thuốc ở rừng đặc dụng Yên Tử được đánh giá là đa
dang về dạng sống, với sự có mặt của 6 dạng sống khác nhau trong 143 loài, gồm:
dạng thân bụi, dạng thân thảo, dạng thân gỗ, dây leo thân gỗ, dây leo thân thảo, thân
tre. Qua bài nghiên cứu cho ta thấy được sự đa dạng về số lượng, chủng loài của các
cây làm thuốc ở mỗi địa phương nói riêng và trên khắp đất nước nói chung.
“Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc”. Bài nghiên cứu nói nên tình trạng
khai thác bừa bãi, không hợp lý không quan tâm đến thế hệ sau này của người dân.


 

 



Các bài thuốc bị mất dần, không còn do công tác điều tra và lưu trữ thông tin về các
bài thuốc. Một số cách thức giúp bảo tồn, sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên
cây thuốc. Ngoài ra, còn nói nên tên khoa học và cấp độ bảo tồn của một số cây
thuốc quý.
“ Cây dược liệu bản địa: Thách thức và khả năng phát triển trên đất canh tác
của người Bana tại Xã Konpne, Huyện KBang, Tỉnh Gia Lai ”. TG: Nguyễn Cao
Cường. Bài viết nói nên các loài thực vật được sử dụng làm dược liệu là rất phong
phú và đa dạng. Việc phụ thuộc khá nhiều của người dân tộc Bana và cộng đồng
người đồng bào dân tộc nơi đây vào rừng. Trong bài còn nêu lên được một số hay
trong việc chữa bệnh của người. Các loài được ưu tiên gây trồng, cũng như cách
thức gây trồng các loài cây dược liệu trên đất canh tác của người dân tộc Bana.
2.3. Đặc điểm địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Xã tà Hine có diện tích: 4.345,12 ha. Là một vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc,
có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn của Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
-

Vị trí địa lý: Là một xã vùng cao của huyện Đức Trọng, với chiều cao trung

bình là trên 900m so với mực nước biển.
-

Phạm vi ranh giới:
+ Phía Đông giáp xã Đà Loan
+ Phía Tây giáp xã Ninh Gia
+ Phía Bắc giáp xã Phú Hội
+ Phía Nam giáp xã Ninh Loan


-

Địa hình: Địa hình ở đây khá phức tạp, bao gồm nhiều loại địa hình như: đồi

núi, đồng bằng và thung lũng.
-

Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do có độ cao trên

900m nên có nhưng nét đặc trưng sau:


 

 


Hình 2.1: Bản đồ xã Tà Hine
Nguồn[15]
+ Nhiệt độ trung bình là 21,20C, ôn hòa, biên độ giao động nhiệt giữa ngày và
đêm lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt đới
và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm
tốt.
+ Mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, lượng mưa trung bình cả
năm là 1.492mm, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn nên khá
thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3.
-

Tài nguyên nước: Nguồi nước ở đây khá dồn dào, bao gồm khá nhiều hồ


chứa và các dòng suối nhỏ bao quanh. Chính vì vậy khi vào mùa khô phải kết hợp
hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới
có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước.


 

 


2.3.2. Kinh tế, xã hội
-

Tình hình chung: Xã Tà Hine là xã nghèo của huyện Đức Trọng, trên địa bàn

xã có 5 thôn với tổng số 706 hộ/ 3.082 người (tháng 5/ 2011), người dân ở đây đa số
là người dân tộc thiểu số trong đó, người dân tộc ChuRu chiếm 62%, người dân tộc
K’Ho chiếm 20%, còn lại là dân tộc khác và người Kinh, đời sống của họ còn gặp
nhiều khó khăn.
-

Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới điện hầu như đã được phủ khắc nơi của xã, có hệ

thống đường nhựa chạy dài nối liền với các xã khác trong huyện điều này thuận tiện
cho việc đi lại và việc giao lưu buôn bán của người dân.
-

Giáo dục, y tế: Ở địa phương đã có trường mẫu, trường tiểu học, trường trung

học cơ sở. Ngoài ra, ở đây cũng đã có trạm y tế để giúp thuận tiện cho việc khám

chữa bệnh của người dân.


 

 


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu
Với việc tìm hiểu về các loại thực vật được sử dụng làm Hương – Dược liệu của
người dân tộc, để biết thêm và đặc điểm và tác dụng của các loài thực vật được đề
cập tới và nhưng nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.
-

Mô tả được các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu, công

dụng và cách chế biến của người ChuRu
-

Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của người ChuRu trong việc sử

dụng các loài thực vật để làm dược liệu.
-

Xác định được khả năng gây trồng các loài thực vật làm dược liệu trên đất


canh tác.
3.1.2. Đối tương
Đối tượng nghiên cứu đề tài là người dân tộc ChuRu đang sinh sống và cư trú tại
xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
 Các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu
-

Tên loài, sinh vật hậu, hình thái của các loài cây được người ChuRu dùng

làm hương liệu.


 

 


-

Tên loài, sinh vật hậu, hình thái của các loài cây được người ChuRu dùng

làm dược liệu.
-

Công dụng, cách chế biến và cách sử dụng của người ChuRu.

-

Cách thức khai thác các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu


theo nhóm công dụng và nhóm loài của người ChuRu.
 Những thuận lợi và khó khăn của người ChuRu trong việc sử dụng, chế biến
các loài thực vật làm hương – dược liệu:
-

Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và bảo quản các loài cây

được sử dụng làm hương – dược liệu.
-

Những thuận lợi và khó khăn trước áp lực của các loại hương - dược liệu hóa

học (Tây Y).
 Khả năng trong việc gây trồng một số loài thực vật làm hương – dược lieu
trên đất canh tác:
-

Kiến thức bản địa của người dân trong canh tác và gây trồng các loài cây

hương – dược liệu.
-

Xác định các loài, nhóm cây cần ưu tiên gây trồng trên các loại đất canh tác

khác nhau.
-

Cách thức gây trồng trên các loại đất canh tác khác nhau.


-

Điều kiện trồng

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp luận
Với việc tìm hiểu về thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu của người
dân tộc, dùng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân để thực hiện. Sử
dụng các công cụ truyền thông giúp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào công
tác nghiên cứu. Lập bảng câu hỏi điều tra để tiến hành phỏng vấn cá nhân, nhóm, hộ
gia đình nhằm thu thập được những thông tin cần tìm hiểu.


 

 


3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã thu thập các thông tin sau:
* Thông tin thứ cấp: Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
khu vực nghiên cứu, các thông tin liên quan đến những loài cây Hương – Dược liệu
tại địa phương, địa điểm thu hái, loài và các đặc điểm của chúng, bộ phận được sử
dụng, mùa vụ, cách chế biến và sử dụng của người dân ở địa phương.
* Thông tin sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ ở trong xã gồm có:
Chủ tịch: Ya Hanh
Cán bộ địa chính: Ya Duyên
Cán bộ Lâm nghiệp: chú Minh
-


Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn trực tiếp thầy lang là Ya Đồng để thu thập

những thông tin then chốt về các loại cây được sử dụng làm hương - dược liệu của
người dân nơi đây. Ngoài ra, còn phỏng vấn những người có liên quan đến việc sử
dụng hương – dược liệu: người dân và một số cán bộ địa phương khác.
-

Phỏng vấn hộ gia đình: Đã phỏng vấn 32 hộ gia đình thuộc Thôn Phú Cao,

Xã Tà Hine, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
-

Điều tra thực địa khu vực sinh sống, các LSNG cho mục đích là hương –

dược liệu có sự hướng dẫn của người địa phương.
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Thông tin từ tài liệu thứ cấp: Từ các thông tin thu thập được tiến hành chọn lọc
các thông tin có liên quan đến một số đặc điểm của địa phương, các thông tin liên
quan đến các loại LSNG nói chung và các thông tin về các loài cây hương – dược
liệu nói riêng.
* Thông tin từ phỏng vấn cá nhân: Từ các nguồn thông tin thu thập được khi phỏng
vấn các cá nhân đã được phân loại, đánh giá các thông tin. Chia ra thành các nội
dung giống nhau hay khác nhau sau đó tổng hợp lại các nội dung cần thiết cho việc
viết đề tài.

10 
 

 



* Thông tin từ phỏng vấn hộ: Thực hiện đánh giá ý kiến theo hộ hoặc theo % ý kiến.
Tổng hợp ý kiến theo bảng.
* Tổng hợp các thông tin đã thu được, so sánh, đánh giá, đối chiếu các thông tin để
viết đề tài.
* Đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, quan sát và thảo luận nhóm các thông tin thu
được sau đó tổng hợp các thông tin cần thiết để đánh giá những thuận lợi và khó
khăn của các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu trước những áp lực
của các loại hương – dược liệu hóa học (Tây y).

11 
 

 


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4. 1. Các loài thực vật được sử dụng làm hương – dược liệu, công dụng và cách
chế biến của người ChuRu
Qua thời gian điều tra và thu thập các thông tin về các loài thực vật được sử
dụng làm hương – dược liệu của người dân tộc ChuRu tại xã Tà Hine, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Bảng 4.1: Các cây được người dân sử dụng làm hương – dược liệu
Tên khoa học

Số hộ
sử
dụng


Tên cây
(1)

(2)

(3)

Phần trăm hộ
sử dụng (%)
(4)

1. Cây Lam pạt

Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers

14

58.33

2. Cây Hà thủ ô

Streptocaulon juventas Merr

11

45.83

3. Cây Cà dược

Datura metel L


10

41.67

10

41.67

10

41.67

Curcuma zedoaria (Berg.)
4. Cây Nhĩ

Roscoe (Amomum zedoaria Berg.)

5. Cây Pap

Gleditsia pachycarpa Balex Gagn

6. Cây Lac sớt

Crinum asiaticum L

7

29.17


7. Cây Krơm

Callisia fragrans Lindl

7

29.17

12 
 

 


(1)

(2)

(3)

(4)

8. Cây Phút ế

Ocimum gratissmum Linn

6

25.00


9. Cây Võ sữa

Schefflera octophylla (Lour.) Harms

6

25.00

10. Cây Mã tiền

Strychnos nux-vomica L

6

25.00

11. Cây Po hara

Ficus racemosa L

6

25.00

6

25.00

Eurycoma longifolia Jack subsp.
12. Cây Mật nhân


Longifolia (Crassula pinnata Lour)

13. Cây Kquh

Wedelia chinensis (Osbeck) Merr

5

20.83

14. Cây Yêm kruc

Eclipta alba Hassk

5

20.83

15. Cây Pac kê

Acanthopanax aculeatus Seem

5

20.83

16. Cây Ngải cứu

Artemisia vulgaris L


5

20.83

17. Cây Phút dac

Rhodomyrtus tomentosa (Ait) Hassk

5

20.83

18. Cây Trầm Lõi,

Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte

5

20.83

trầm đặc
19. Cây Ra bay

Cassia tora L

4

16.67


20. Cây Húng chanh

Plectranthus amboinicus (Lour.)

4

16.67

4

16.67

22. Cây Xè

3

12.50

23. Trái cắp

3

12.50

24. Cây Hau

2

8.33


21. Cây Tàu bay

Crassocephalum
crepidioides (Benth.) S.Moore

Nguồn: Điều tra và tổng hợp
Qua bảng số liệu, số cây được sử dụng và lựa chọn của người dân nơi đây là
tương đối ít. Tuy là ít những các cây hương – dược liệu trên khá quen thuộc với
người dân. Họ sử dụng các loài cây này rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày của

13 
 

 


mình. Các cây giúp cho người dân rất nhiều trong việc chữa bệnh, làm đẹp, tạo
hương, và rất nhiều mục đích khác.
4.1.1. Các loài thực vật được sử dụng làm hương liệu, công dụng và cách chế
biến
Từ bảng các cây được sử dụng làm hương – dược liệu của người dân sau khi
phân tích và tổng hợp để biết được các loài nào được dùng làm hương liệu và các
loài nào được dùng làm dược liệu. Qua đó cũng giúp chúng ta biết được các đặc tính
cơ bản của từng cây được sử dụng của người dân. Các đặc tính và công dụng của
các loài cây được sử dụng làm hương liệu của người ChuRu.
Bảng 4.2: Các cây được lựa chọn sử dụng làm hương liệu của người dân
Tên cây
Cây Pap

Số hộ


Phần trăm

dùng

hộ dùng (%)

Mục đích

Bộ phận sử
dụng

10

42 Làm đẹp

Hoa quả hạt

Cây Hà thủ ô

6

25 Làm đẹp

Rễ củ

Cây Lam pạt

5


21 Làm đẹp, khác



Cây Phút ế

5

21 Làm đẹp

Thân, lá

Cây Yêm kruc

5

21 Làm đẹp



Cây Po hara

4

17 Làm đẹp, khác

Lá, cả cây

4


17 Tạo hương

Thân

Cây Phút dac

4

17 Làm đẹp



Cây Võ sữa

3

13 Khác

Cả cây

Cây Ngải cứu

3

13 Làm đẹp

Thân, lá

Cây Trầm lõi,
trầm đặc


Nguồn: Điều tra và tổng hợp
Các cây được lựa chọn sử dụng làm hương liệu không những ít về số lượng các
loài cây mà còn ít cả về số hộ gia đình sử dụng. Điều này cho thấy là các cây hương

14 
 

 


liệu dường như còn xa lạ với người dân. Các loài cây được lựa chọn chủ yếu là
những loài cây dùng để làm đẹp cho người phụ nữ. Chỉ có ít các loài cây được sử
dụng cho các mục đích khác như: tạo hương, làm cảnh… cần có các biện pháp giúp
người dân hiểu biết thêm về các loài cây được dùng làm hương liệu.
Dưới đây là một số hình ảnh, công dụng cũng như cách thức sử dụng các loài
cây hương liệu của người dân nơi đây:
 Cây Pap ( tên địa phương )
-

Tên thông dụng: cây Bồ kết

-

Tên

khoa

học:


Gleditsia

pachycarpa Balex Gagn
-

Công dụng: Giúp làm mượt, trị

gàu và làm đen tóc.
-

Cách dùng: Lấy quả khô mang

đem nướng sau đó vo vào nước, dùng
để gội đầu.

Hình 4.1: Cây Pap

 Cây Hà thủ ô
-

Tên khoa học: Streptocaulon

juventas Merr.
-

Công dụng: Giúp làm đen tóc.

-

Cách dùng: Cây chỉ sử dụng


phần thân củ, sau khi thu hái về rửa
sạch phơi khô đun nước uống hằng
ngày.
 Cây Lam pạt ( tên địa phương )
-

Hình 4.2: Cây Hà thủ ô

Tên thông dụng: cây Sống đời

15 
 

 


×