Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA BA TRẠNG THÁI RỪNG IIA, IIIA1, IIIA2 Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐOÀN TẤN HUY

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA BA TRẠNG THÁI
RỪNG IIA, IIIA1, IIIA2 Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐOÀN TẤN HUY

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA BA TRẠNG THÁI
RỪNG IIA, IIIA1, IIIA2 Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i
 


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo đại học chính quy
tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu Đại học Nông Lâm; Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Đại học Nông Lâm;
Quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học
đại học tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Thêm, Trưởng bộ môn
Lâm sinh, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã hướng dẫn tác giả
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ
nhiệt tình của cha, mẹ; anh, em; bạn bè và tập thể lớp DH08QR. Nhân dịp này,
tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả nguyện sẽ mang những kiến thức đã học trong nhà trường để
đóng góp cho sự ngiệp cao cả của ngành Lâm nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2012
ĐOÀN TẤN HUY
Sinh viên Đại học khóa 2008

ii
 



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm tái sinh tự nhiên của ba trạng thái rừng IIA,
IIIA1, IIIA2 ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại xã Mã Đà, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; thời gian từ 2/2012 đến 6/2012.
Phương pháp nghiên cứu : Mỗi trạng thái rừng lập 3 ô tiêu chuẩn 2000 m2,
trong mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 5 ô dạng bản 25 m2. Đo đếm, xác định các chỉ tiêu
cần nghiên cứu. Công cụ tính toán là bảng tính Microsoft Office Excel và phần
mềm thống kê Statgraphics Plus Version 3.0 và SPSS1 10.0.
Kết quả thu được ở 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2:
- Thống kê được 3 ưu hợp thực vật – đó là ưu hợp Thành ngạnh – Chò chai –
Bằng lăng – Vừng tam lang; Chò chai – Nhãn rừng – Làu táu – Lò bo – Trường –
Bằng lăng và Chò chai – Dầu rái – Làu táu – Bình linh – Máu chó.
- Đối với trạng thái rừng phục hồi IIA có mật độ trung bình 908 cây/ha, đường
kính thân cây trung bình là 9,7 cm, chiều cao thân cây trung bình là 11,2 m, tiết
diện ngang trung bình là 8,12 m2/ha và trữ lượng trung bình 47,01 m3/ha.
- Đối với trạng thái rừng nghèo IIIA1, mật độ trung bình 965 cây/ha, đường
kính thân cây trung bình là 15,7 cm, chiều cao thân cây trung bình là 13,4 m, tiết
diện ngang trung bình là 23,8 m2/ha và trữ lượng trung bình 204,1 m3/ha.
- Đối với trạng thái rừng trung bình IIIA2, mật độ trung bình 922 cây/ha,
đường kính thân cây trung bình là 16,6 cm, chiều cao thân cây trung bình là 16,3
m, tiết diện ngang trung bình là 27,16 m2/ha và trữ lượng trung bình 283,78 m3/ha.
- Tái sinh tự nhiên của ba trạng thái rừng cho thấy tình trạng tái sinh rừng
diễn ra rất tốt. Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng phục hồi là 25,120 cây/ha;
trong đó số cây tốt là 10,693 cây/ha hay 42,6%. Mật độ cây tái sinh của trạng thái
rừng nghèo là 24,667 cây/ha; trong đó số cây tốt là 11,440 cây/ha hay 46,4%. Mật
độ cây tái sinh của trạng thái rừng trung bình là 24,560 cây/ha; trong đó 15,627
cây/ha hay 63,6%.
                                                            

1

SPSS = Statistical Products for Social Services

iii
 


SUMMARY
Research subjects: "Characteristics of the three natural regeneration of forest
status IIA, IIIA1, IIIA2 at Ma Da area in Dong Nai" was conducted at Ma Da
Commune, Vinh Cuu district, Dong Nai province from time 2/2012 to 6/2012.
Research Methodology: Each set of three state forests in 2000 m2 plots in
each cell in standard cell layout Version 25 m2. Measured, determine the criteria to
be studied. The calculation tool is Microsoft Office Excel spreadsheet and
statistical software Statgraphics Plus Version 3.0 and SPSS 10.0.
The results obtained in three forest conditions IIA, IIIA1, IIIA2:
- Statistics are 3 advantages of plants - the advantages of The prongs bottles - By mausoleum - Sesame lull; for Bottle - Label forest - jabber - Lo bo Schools - By lentils and bottles - Oil and otter - jabber - Soldiers - The blood of
dogs.
- For state forest recovery IIA average density of 908 trees/ha, average tree
diameter is 9,7 cm, height of trees average 11,2 m, average basal area is 8,12 m2/ha
and volume average 47,01 m3/ha.
- For IIIA1 poor forest condition, the average density of 965 trees/ha,
average tree diameter is 15,7 cm, average tree height of 13,4 m, average basal area
is 23,8 m2/ha and volume average 204,1 m3/ha.
- For average IIIA2 state forest, the average density of 922 trees/ha, average
tree diameter is 16,6 cm, average tree height of 16,3 m, average basal area of 27,16
m2/ha and 283,78 m3/ha volume average.
- Regeneration of three natural forest condition shows the status of forest
regeneration was very good. Density of tree regeneration of forest recovery status

is 25,120 plants/ha, of which a good number of trees is 10,693 plants/ha or 42,6%.
Density of tree regeneration of poor forest condition is 24,667 plants/ha, of which
a good number of trees is 11,440 plants/ha or 46,4%. Density of tree regeneration
of forest condition average 24,560 plants/ha, of which 15,627 plants/ha or 63,6%.

iv
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vi


Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii

Chương 1. Mở đầu

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

Chương 2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội


6

Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

10

3.1. Nội dung nghiên cứu

10

3.2. Phương pháp nghiên cứu

10

Chương 4. Kết quả và thảo luận

14

4.1. Đặc trưng lâm phần của 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2

14

4.2. Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIA

19

4.3. Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIIA1

22


4.4. Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIIA2

24

4.5. Một số đề xuất

27

Chương 5. Kết luận và kiến nghị

29

5.1. Kết luận

29

5.2. Kiến nghị

30

Tài liệu tham khảo

32

Phụ lục

33

v

 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

D1.3

Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m

G

Tiết diện ngang thân cây

H

Chiều cao cây

KBT – ĐN

Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai

M


Trữ lượng rừng

N/ha

Mật độ cây/ha

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

TB

Trung bình

V

Thể tích thân cây

vi
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang


Hình 4.1. Phẩu diện mô tả ưu hợp Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng…

16

Hình 4.2. Phẩu diện mô tả ưu hợp Chò chai – Nhãn rừng – Làu táu…

17

Hình 4.3. Phẩu diện mô tả ưu hợp Chò chai – Dầu rái – Làu táu…

18

Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và phẩm chất trạng thái IIA

20

Hình 4.5. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và nguồn gốc trạng thái IIA

21

Hình 4.6. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và phẩm chất trạng thái IIIA1

22

Hình 4.7. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và nguồn gốc trạng thái IIIA1

23

Hình 4.8. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và phẩm chất trạng thái IIIA2


25

Hình 4.9. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp N-H và nguồn gốc trạng thái IIIA2

26

vii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.2. Dân cư và thành phần dân tộc trong KBT - ĐN

6

Bảng 4.1. Đặc trưng lâm học của 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2

14

Bảng 4.2. Ưu hợp Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng – Vừng tam lang

15

Bảng 4.3. Ưu hợp Chò chai – Nhãn rừng – Làu táu – Lò bo – Trường...


16

Bảng 4.4. Ưu hợp Chò chai – Dầu rái – Làu táu – Bình linh – Máu chó

17

Bảng 4.5. Tình trạng tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIA

19

Bảng 4.6. Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIA

20

Bảng 4.7. Tình trạng tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIIA1

22

Bảng 4.8. Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIIA1

23

Bảng 4.9. Tình trạng tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIIA2

24

Bảng 4.10. Nguồn gốc cây tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIIA2

25


viii
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo, rừng không những là cơ sở của sự
phát triển kinh tế mà còn giữ chức năng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo
vệ môi trường sống cực kỳ quan trọng. Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái phức tạp,
bao gồm nhiều loài cây với các quy luật khách quan khác nhau được hình thành
theo không gian và thời gian. Sự cân bằng và ổn định của rừng được duy trì bởi
nhiều yếu tố mà sự hiểu biết và nắm bắt của con người hiểu biết còn rất hạn chế.
Do cấu trúc tổ thành và khả năng tăng trưởng của rừng thay đổi theo từng
giai đoạn phát triển nên sức sản xuất của rừng phục hồi không có tính bền vững cả
về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, hạn chế khả năng cung cấp ổn định sản
phẩm theo yêu cầu của thị trường. Do đó những tính năng tác dụng của rừng tự
nhiên phục hồi rất hạn chế, thậm chí không phù hợp cho sản xuất Lâm nghiệp theo
quan điểm bền vững, nếu không có sự tác động có định hướng của con người.
Rừng gỗ tự nhiên sau khi bị con người khai thác, tác động vì các mục đích
khác nhau dẫn đến môi trường sinh thái thay đổi. Đây là thời điểm có nhiều thuận
lợi cho đa số cây tái sinh ưa sáng dưới tán rừng có điều kiện để sinh trưởng. Tùy
theo mức độ tác động, mức độ khai thác của con người, kỹ thuật khai thác, vận
xuất, vận chuyển gỗ trong quá trình khai thác làm cho thành phần hệ sinh thái rừng
bị thay đổi với nhiều mức độ khác nhau. Do đó tái sinh rừng cũng chịu ảnh hưởng
và dẫn đến những đặc trưng lâm học của rừng phục hồi sau khai thác cũng rất khác
nhau.
Trong thời gian qua, việc khai thác và sử dụng quá mức, công tác quản lý
bảo vệ rừng kém hiệu quả làm cho rừng giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và


1
 


chất lượng. Những tác động này đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tồn tại của rừng,
làm xáo trộn các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên của rừng, diễn thế rừng đi
theo chiều hướng tiêu cực, đất đai bị thoái hoá, rừng có sức sản xuất thấp và kém
ổn định, tuy nhiên việc khôi phục nó không dễ dàng và nhanh chóng được.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai là
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có về các loại gỗ và đặc sản rừng.
Nguồn tài nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi
trường sống. Hiện nay kiểu rừng kín, thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới tại khu vực
này có diện tích 27,497 ha, độ che phủ khoảng 83,4% diện tích đất tự nhiên. Theo
số liệu thống kê của khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và văn hóa Đồng Nai năm
2010 (Khu BTTN, 2010): Hệ thực vật rừng nơi đây rất phong phú và đa dạng, bao
gồm khoảng 900 loài cây gỗ phân bố trong 77 họ.
Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai được thành lập trên cơ sở
chuyển đổi từ các lâm trường. Rừng tại đây có nhiều đặc trưng nổi bật về giá trị đa
dạng sinh học và văn hóa, lịch sử. Chức năng cơ bản của Khu bảo tồn tại đây là bảo
tồn đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan và di tích lịch sử phục vụ mục đích nghiên
cứu khoa học, giáo dục, giải trí, nghỉ dưỡng.
Sau khi thành lập, Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai đã thực
hiện nhiều chương trình khôi phục lại rừng trên nhiều diện tích, đặc biệt là ở phân
khu phục hồi sinh thái như: Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh … Các giải pháp này
được áp dụng bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định.Việc phục hồi rừng
bằng các loài thực vật tiêu biểu tại khu BTTN không những đã được chú trọng
ngay từ khi thành lập và hiện nay công tác này càng được đề cao hơn.
Hơn nữa cấu trúc rừng còn liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, điều kiện
tự nhiên, nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục
hồi rừng còn thiếu cơ sở khoa học. Đặc biệt, tại khu vực xã Mã Đà - huyện Vĩnh

Cửu - tỉnh Đồng Nai chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về Đánh
giá khả năng phục hồi rừng tự nhiên. Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn, đề
tài: “Đặc điểm tái sinh tự nhiên của ba trạng thái rừng IIA, IIIA1 và IIIA2 ở khu vực

2
 


Mã Đà tỉnh Đồng Nai” đã được đặt ra, nhằm phần nào giải quyết những yêu cầu
cấp thiết hiện nay trong quá trình phục hồi và phát triển rừng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Bổ sung một số đặc điểm tái sinh cơ bản của kiểu rừng kín, thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới rừng phục hồi và sau khai thác tại khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng
Nai để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá hiệu quả quá trình phục hồi rừng tự
nhiên trong quá trình chuyển hóa rừng sản xuất thành rừng đặc dụng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định đặc điểm tái sinh cơ bản của các trạng thái rừng phục hồi và rừng

sau khai thác hiện có tại khu vực nghiên cứu.
-

Đề xuất các giải pháp xử lý lâm sinh hợp lý phục vụ công tác phục hồi và

phát triển tài nguyên rừng bền vững.

3
 



Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mã Đà có tỉnh lộ 761,767,322 là trục lộ chính nối liền với trung tâm
huyện, vật chất cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, diện tích đất đai thuộc sự quản lý của
Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, địa giới hành chính của xã Mã Đà
như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Bình Phước và xã Phú Lý;
- Phía Nam giáp thị trấn Vĩnh An;
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Thống Nhất và huyện Trảng Bom;
- Phía Tây giáp xã Hiếu Liêm.
2.1.2. Địa hình
Xã có dạng địa hình đồi thấp lượn sóng chia cắt nhẹ và dạng địa hình bằng
dọc theo thềm sông với độ cao từ 5 - 15 mét tạo nên dải đất phù sa hẹp chủ yếu là
Aluvi hiện đại, chia cắt nhẹ, độ dốc nhỏ hơn 30. Địa hình có nhiều hướng thấp dần
từ Đông Bắc sang Tây Nam. Cao trình cao nhất ở phía Đông Bắc 35 - 55m, cao
trình thấp nhất ở phía Tây Nam 5 - 10m.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
Vĩnh Cửu nói chung và khu vực Mã Đà nói riêng là khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo nhịêt
lượng cao cho cây trồng phát triển quanh năm. Nhiệt độ bình quân 260C, nhiệt độ
tối cao trung bình 280C vào tháng 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24,60C vào tháng
12 và 1. Lượng mưa lớn (2,500-2,800mm/năm), phân bố theo mùa (mùa khô và

4
 



mùa mưa) đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp. Mùa khô kéo dài 6
tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân: 25,5 mm/tháng, có
tháng 1 và 2 hầu như không có mưa. Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm, lượng mưa bình quân: 333mm/tháng. Độ ẩm bình quân 83%, tối cao
91% vào các tháng 8 và 9, tối thấp 73% vào các tháng 3 và 4.
- Thủy văn:
Trên địa bàn xã bị phân hoá theo mùa. Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 6 năm sau, lượng nước chỉ xấp xỉ 20% lượng nước cả năm. Mùa khô lượng
dòng chảy nhỏ nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước
bị hạn chế đã gây tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và cho nông nghiệp. Mùa
mưa: vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất hiện lũ, nước trên sông Đồng Nai
lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là
những năm mưa lớn Hồ Trị An xả ở mức tối đa.
- Sông ngòi:
Hiện tại xã có hồ Trị An với lượng nước lớn. Thượng nguồn gồm hai nhánh
chính là Đa Nhim và Đa Dung. Do sông sâu và dốc nên khả năng bồi đắp phù sa
kém, chỉ xuất hiện giải đất phù sa chạy dọc theo ven triền sông. Phía Bắc xã có
Suối Đá, suối Mã Đà, suối Sai, suối cây Sung, suối Bà Cai và một số suối nhỏ
khác, tất cả các suối trong khu vực lâm trường Mã Đà cũ đều chảy theo hướng
Đông - Tây và đổ ra sông Bé. Bên cạnh đó, trên phạm vi xã có nguồn nước đáng kể
từ hồ Trị An với diện tích 285 km2 (trên địa phận huyện xã Mã Đà 160 km2) dung
tích khoảng 2,542 tỷ m3 nước. Trên khu vực đập nước đã xây dựng nhà máy thủy
điện Trị An, hồ Trị An vừa cung cấp nước phục vụ nhà máy điện, vừa là cảnh quan
sinh thái, vừa là nơi cung cấp thủy sản cho khu vực. Ngoài hồ Trị An còn có hồ Bà
Hào, hồ có diện tích 150 ha là cảnh quan sinh thái khi khách tham quan du lịch
Chiến khu D.

5

 


2.1.4. Tài nguyên
- Tài nguyên thiên nhiên đất đai:
Theo tài liệu Quy hoạch, xã có 02 nhóm chính đó là đát xám và đất đỏ vàng.
Nhóm đất xám được hình thành trên phù sa cổ có địa hình cao bằng thoát nước,
tầng đất hữu hiệu dày từ 30 đến 100 cm, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát trong đất
cao. Đất có màu xám đến xám hơi vàng, địa hình thấp ngập nước đất có màu xám
xanh (gley), những nơi mức nước ngầm lên xuống không đều đất bị kết von. Đất
nghèo dinh dưỡng ( Mùn, đạm, lân, kali). Đất xám tập trung nhiều trên địa hình đồi
bằng lượn sóng nhẹ, thoát nước thích hợp với các loại cây hoa màu và cây lâm
nghiệp, đồng thời thích hợp với việc sử dụng các mục đích xây dựng, giao thông.
Nhóm đất đỏ chiếm diện tích nhỏ, đất bị kết von, tầng đất mịn mỏng, đất chua và
nghèo dinh dưỡng . Khả năng chỉ bố trí trồng các loại cây lâm nghiệp.
- Tài nguyên nước:
Mã Đà có tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong phú. Trong đó
quan trọng nhất là sông Đồng Nai, có ý nghĩa trong việc cung cấp nước phục vụ
sinh hoạt, nông nghiệp và tạo thế cân bằng sinh thái của vùng.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Mã Đà nằm trong khu BTTN và văn hóa Đồng Nai (KBT – ĐN) thuộc
tỉnh Đồng Nai. Theo số liệu điều tra năm 2009, trong và xung quanh KBT – ĐN có
tổng số hộ là 5,798 – 26,690 khẩu với 9 dân tộc sinh sống trong khu vực. Riêng xã
Mã Đà có tới 1,725 hộ với 7,959 khẩu (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Dân cư và thành phần dân tộc trong KBT - ĐN
Dân tộc
Kinh
Hoa
Chơ Ro
Khơ Me

Tày
Mường
Khác
Cộng

Xã Mã Đà
Hộ
Khẩu
1,680 7,705
6
28
12
96
9
45
0
0
2
9
16
77
1,725 7,959

Xã Hiều Liêm
Hộ
Khẩu
1,106 4,793
6
27
11

55
7
35
6
27
10
48
7
34
1,153 5,019

Xã Phú Lý
Hộ
Khẩu
2,700 12,622
10
45
117
585
40
200
11
50
27
135
15
75
2,920 13,712

6

 

Hộ
5,486
22
140
56
17
39
38
5,798

Tổng
Khẩu
25,120
100
736
280
77
192
185
26,690

% hộ
94,6
0,4
2,4
1,0
0,3
0,7

0,7
100


Dân cư phân bố rải rác thành nhiều cụm, sinh sống xen lẫn trong các khu
rừng, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, một bộ phận dân
cư còn sống lệ thuộc vào đất rừng, rừng và các lâm sản phụ trong các khu rừng tạo
áp lực rất lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của KBT - ĐN. Các hoạt động kinh
tế chính là nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán và dịch vụ.
Hộ nghèo có ít đất, (trung bình 0,87 ha/hộ.), thường làm nông nghiệp và làm
thuê. Cây trồng chủ yếu là cây nông nghiệp ngắn ngày như: mì, lúa, bắp, mía; hoa
màu như đậu, bầu, bí ; cây lâu năm như : keo lai, điều, xoài, cà phê. Thu nhập của
các hộ này được bổ sung bằng việc thu hái lâm sản ngoài gỗ, săn, bẫy bắt động vật
rừng, làm thuê ở các nơi khác, v.v… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường
chưa được cấp, do đất hợp đồng với các Lâm trường trước đây theo Nghị định 01
của Chính phủ. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 230.000 VND/người/tháng.
Hộ trung bình có khoảng 5 ha đất sản xuất, các hoạt động kinh tế bao gồm:
làm nông, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, một số ít buôn bán lâm sản. Cây trồng chủ yếu
là cây nông nghiệp ngắn ngày như: mì, lúa, bắp, mía; hoa màu như đậu, bầu, bí ;
cây lâu năm như : keo lai, điều, xoài, cà phê. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thường chưa được cấp, do phần lớn là đất hợp đồng với các Lâm trường trước đây
theo Nghị định 01 của Chính phủ. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 630.000
VND/người/tháng.
Diện tích đất sản xuất bình quân 14,6 ha. Đối với những hộ giàu, các hoạt
động kinh tế chính là làm trang trại, làm nông, chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh
dịch vụ. Cây trồng chủ yếu là cây nông nghiệp ngắn ngày như: mì, lúa, bắp, mía;
hoa màu như đậu, bầu, bí ; cây lâu năm như : keo lai, điều, xoài, cà phê, cao su.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường chưa được cấp, do phần lớn là đất hợp
đồng với các Lâm trường trước đây theo Nghị định 01 của Chính phủ. Thu nhập
bình quân đầu người khoảng 800.000VND/người/tháng.

-

Sản xuất nông nghiệp
Hệ thống canh tác nông nghiệp trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch

từ canh tác rẫy thuần túy truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp, từ sản xuất

7
 


độc canh sang xen canh giữa các loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây
lương thực với cây ăn trái,…
Các loài cây trồng lâu năm gồm có Điều, các loại Xoài (xoài Ba Mùa, xoài
cát Hòa Lộc, xoài Tượng) và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả
khác như: Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu,… Cây ngắn
ngày có diện tích không lớn, cây trồng chủ yếu là mỳ (sắn), được trồng manh mún
ở những diện tích đất trống trảng cỏ và ven các vườn rẫy. Nhìn chung thu nhập từ
diện tích trồng mỳ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập từ nông nghiệp của
vùng.
-

Sản xuất lâm nghiệp
Việc thành lập KBT - ĐN và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có

đất sản xuất nông lâm nghiệp trước đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu
nhập của nhiều người dân trong vùng, do vậy sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác
quản lý bảo vệ rừng của KBT - ĐN. Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban nhân dân
tỉnh đã giao cho huyện Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực hiện Dự án quy
hoạch sắp xếp ổn định các khu dân cư xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm. Theo

đó ngoài những ngành nghề khác, về sản xuất lâm nghiệp, các cơ quan ban ngành
và chính quyền địa phương sở tại sẽ định hướng chuyển dịch vùng đệm thành khu
vực trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trọng điểm của vùng.
-

Các ngành nghề khác
Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại chủ

yếu tập trung tại khu trung tâm các xã và nhìn chung chưa phát triển, trong vùng
hiện tại chưa phát triển được nền sản xuất hàng hoá nên khả năng tiêu thụ và giao
lưu sản phẩm còn yếu. Sức mua bán mới chỉ dừng ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu
thiết yếu của đời sống hàng ngày và sản xuất.
Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết công
ăn việc làm cho lao động các xã vùng sâu, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu đã
thành lập hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh đa ngành nghề như: cung ứng
vật tư nông nghiệp, đan lát mây, tre, lá xuất khẩu… cho người dân thuộc các xã.

8
 


Nếu việc phát triển các làng nghề như trên thành công sẽ có tác dụng rất tích cực
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị trong việc giảm thiểu những tác
động có hại cho tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.
-

Tình trạng phụ thuộc vào rừng
Các hộ nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiếu số đều gặp khó khăn (thiếu ăn)

vào khoảng thời gian tháng 5 – 6 và tháng 10 – 12 do ít đất canh tác và năng suất

thấp. Trong thời gian này, các hộ gia đình thiếu ăn đều phải đi vay mượn và đến
mùa lại đi làm thuê có tiền để trả nợ. Để khắc phục giai đoạn này, người dân phải
vào rừng thu hái lâm sản, làm thuê. Việc săn, bẫy bắt các loài động vật: gà rừng,
chồn, chim, cua, ếch, v.v... cũng xảy ra trong lúc nông nhàn, thiếu đói, để ăn và bán
lấy tiền.
-

Về trình độ văn hóa
Trình độ học vấn của người dân còn nhiều hạn chế, 48% hộ nghèo biết đọc

và biết viết, chủ yếu học hết cấp 1-2. Tỷ lệ biết đọc và viết ở nhóm trung bình và
giàu lần lượt là 80% và 85%. Những người mù chữ thuộc hai nhóm này thường là
những người già vì trước đây họ không đi học.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa, thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa
cao, sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống bấp
bênh. Vì vậy, một số người vẫn thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy cắp lâm sản và
tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo
vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của KBT - ĐN.

9
 


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Đặc trưng lâm phần của 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2
(2) Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIA

(3) Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIIA1
(4) Đặc điểm tái sinh của trạng thái rừng IIIA2
(5) Đề xuất một số giải pháp nhằm xúc tiến khả năng tái sinh tự nhiên
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Kế thừa số liệu thứ cấp
Trên cơ sở kế thừa số liệu cơ bản của về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tếxã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả
khác để tiến hành các giải pháp phục hồi (Tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh, tái sinh nhân tạo,...).
3.2.2. Thu thập những đặc trưng lâm phần
* Phân chia đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 3 trạng thái rừng, đó là: Rừng non phục hồi
IIA, rừng nghèo IIIA1 và rừng trung bình IIIA2. Để xác định chính xác những trạng
thái rừng, trước hết đã sử dụng những bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng
sẵn có của khu vực nghiên cứu. Sau đó, điều tra trên thực địa để xác định chính xác
vị trí và ranh giới của 3 trạng thái rừng. Những trạng thái rừng được phân chia dựa
theo chỉ dẫn của Loeschau, M., (1966) và Quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng theo Thông tư số 34/2009/TT-BNN.

10
 


* Số lượng, kích thước và phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn.
Điều tra đặc trưng cây gỗ lớn được thực hiện trên các ô tiêu chuẩn (OTC)
điển hình tạm thời, diện tích mỗi ô là 2000 m2 (40 x50 m), trên mỗi trạng thái thái
rừng lập 03 OTC. Với 3 trạng thái rừng dự kiến sẽ có 9 OTC được thiết lập để điều
tra.
* Xác định những đặc trưng lâm học của ba trạng thái rừng khác nhau.
Đối với cây gỗ lớn, những chỉ tiêu cần thống kê mô tả bao gồm thành phần
loài cây, N, D1.3 , H. Nội dung đo đếm trong ô tiêu chuẩn như sau:

- Xác định thành phần loài.
- Chỉ tiêu D1.3 của từng cây: dùng thước kẹp kính với độ chính xác 0,5 cm.
- Chỉ tiêu H của từng cây được đo bằng thước đo cao Blume-Leisse với độ chính
xác 0,5 m.
* Mô tả hiện trạng tái sinh dưới tán rừng. Cây tái sinh được đo đếm trong
những ô tiêu chuẩn 2.000 m2. Mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 5 ô dạng bản với diện tích 25 m2
(5mx5m). Những ô dạng bản này được bố trí ở gần 4 góc của ô và một ô nằm ở trung
tâm ô tức ở điểm giao giữa 2 đường chéo của ô mẫu hình chữ nhật theo sơ đồ như
sau:
Ô tiêu chuẩn (40 x 50 m).

Bề rộng ô tc 40 m

Ô dạng bản (5 m x 5 m).
Ô dạng bản mỗi cạnh 5 m
Bề dài ô tc 50 m
Thống kê tất cả các cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:
+ Thành phần loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì dùng ký hiệu sp1, sp2,
sp3,...và thu thập mẫu để xác minh.
+ Chiều cao cây tái sinh được đo bằng cây sào khô khắc vạch với độ chính xác
0,1m.
+ Chất lượng cây tái sinh được chia theo 3 cấp: Cây tốt là cây có thân thẳng,
không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh; cây xấu là những cây

11
 


cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh; còn lại là những cây
chất lượng trung bình.

+ Xác định nguồn gốc cây tái sinh.
+ Điều tra số lượng cây tái sinh.
Kết quả thu thập được ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
3.2.3.1. Xác định những đặc trưng lâm phần
Những đặc trưng lâm phần cần tính toán bao gồm mật độ bình quân (N,
cây/ha), đường kính bình quân (D, cm), chiều cao bình quân (H, m), tiết diện ngang
thân cây bình quân (G, m2/ha) và trữ lượng bình quân (M, m3/ha). Để đạt được mục
tiêu này, trước hết tập hợp những ô tiêu chuẩn đại diện cho ba trạng thái rừng. Kế
đến, tính các đặc trưng N, D, H, G và M cho từng ô tiêu chuẩn. Sau đó tính các đặc
trưng N, D, H, G và M bình quân cho từng trạng thái và quy đổi ra đơn vị 1 ha.
Những cách thức tính toán những đặc trưng lâm phần được thực hiện theo chỉ dẫn
chung của lâm học và điều tra rừng. Cuối cùng dựa trên những kết quả tính toán để
phân tích so sánh đặc trưng lâm phần giữa ba trạng thái rừng.
3.2.3.2. Xác định tình trạng tái sinh rừng
Hướng xử lý số liệu tái sinh rừng nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:
a. Những thành phần loài cây nào tái sinh dưới tán rừng?
b. Mật độ cây tái sinh của 3 trạng thái rừng như thế nào?
c. Những loài cây hợp mục đích kinh doanh tái sinh như thế nào?
d. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (N-H) và cấp chất lượng của 3 trạng
thái rừng thuân theo quy luật nào?
e. Sự thay đổi trạng thái rừng có ảnh hưởng như thế nào đến mật độ cây tái sinh và
phân bố N-H và cấp chất lượng?
f. Sự khác biệt về tình trạng tái sinh dưới tán 3 trạng thái rừng như thế nào?
Để trả lời rõ những câu hỏi trên đây, trình tự xử lý số liệu như sau:

12
 



+ Trước hết, thống kê thành phần cây tái sinh theo loài; sau đó sắp xếp theo chi và
họ. Kế đến, xác định mật độ cây tái sinh bình quân theo ô dạng bản rồi quy đổi ra
đơn vị 1ha.
+ Tiếp đến, phân chia cây tái sinh theo nhóm loài, cấp chiều cao và cấp chất lượng.
Chiều cao cây tái sinh được phân chia theo cấp với mỗi cấp 0,5 m, bắt đầu từ < 0,5
m, 0,5-1,0 m, 1,0-1,5 m,..., cấp cuối cùng từ 2 trở lên. Chất lượng cây tái sinh được
phân chia thành 3 cấp – đó là tốt (A), trung bình (B) và yếu (C).
+ Sau đó, lập bảng và vẽ biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp H, cấp chất lượng và
theo nhóm loài.
+ Cuối cùng, phân tích những số liệu để làm rõ những câu hỏi đã đặt ra.
3.2.4. Công cụ tính toán
Tất cả những cách thức xử lý số liệu ở mục 3.2.3 được thực hiện theo những
chỉ dẫn chung của lâm học và điều tra rừng.Công cụ tính toán là bảng tính
Microsoft Office Excel và phần mềm thống kê Statgraphics Plus Version 3.0 và
SPSS2 10.0.

                                                            
2

SPSS = Statistical Products for Social Services

13
 


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc trưng lâm phần của 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2 có 105 loài
thuộc 69 chi và 34 họ (Phụ lục 1). Những họ thực vật ưu thế là họ Lành ngạnh –

Ban (Clusiaceae), họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử Vi (Lythraceae), họ Bồ
hòn (Sapindaceae) và họ Máu chó ( Myristicaceae).
Kết quả nghiên cứu 9 ô tiêu chuẩn điển hình cho thấy (Bảng 4.1), mật độ
trạng thái rừng IIA là 908 cây/ha, mật độ trạng thái rừng IIIA1 là 965 cây/ha, mật độ
trạng thái rừng IIIA2 là 922 cây/ha; trung bình 932 cây/ha, biến động giữa các lâm
phần 3,2%. Đường kính bình quân là 14,0 cm, dao động từ 9,7 cm đến 16,6 cm;
biến động giữa các lâm phần 26,8%. Chiều cao bình quân 13,6 m, dao động từ 11,2
m đến 16,3 m; biến động giữa các lâm phần 18,8%. Tiết diện ngang bình quân 19,7
m2/ha, dao động từ 8,1 m2/ha đến 27,2 m2/ha; biến động giữa các lâm phần 51,7%.
Trữ lượng bình quân 178,3 m3/ha, dao động từ 47,0 đến 283,8 m3/ha; biến động
67,6%.
Bảng 4.1. Đặc trưng lâm học của 3 trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2
Trạng thái

N(cây/ha)

D(cm)

H(m)

G(m2/ha)

M(m3/ha)

(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

(6)

IIA

908

9,7

11,2

8,1

47,0

IIIA1

965

15,7

13,4

23,8

204,1


IIIA2

922

16,6

16,3

27,2

283,8

Bình quân

932

14,0

13,6

19,7

178,3

14
 


Phân tích chi tiết quần xã thực vật trên 9 ô tiêu chuẩn điển hình cho thấy, 3
trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2 có 105 loài cây gỗ. Chúng hình thành 3 ưu hợp điển

hình là Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng – Vừng tam lang; Chò chai – Nhãn
rừng – Làu táu – Lò bo – Trường – Bằng lăng và Chò chai – Dầu rái – Làu táu –
Bình linh – Máu chó.
Ưu hợp Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng – Vừng tam lang (Bảng 4.2)
bao gồm 68 loài với độ ưu thế trung bình là 1,5%/loài. Ưu hợp này có 5 loài ưu thế
(Thành ngạnh, Chò chai, Bằng lăng, Vừng tam lang và Sp) với 50,6% tổ thành;
trong đó một loài cây họ Sao – Dầu (Chò chai) đóng góp 11,3%, còn 4 loài khác là
39,3%. Những loài còn lại (63 loài) đóng góp 49,4% tổ thành; trung bình mỗi loài
là 0,8%.
Bảng 4.2. Ưu hợp Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng – Vừng tam lang
(Trạng thái rừng IIA. Ô tiêu chuẩn 1, 2, 3 – Mã Đà, Đồng Nai. Đơn vị tính 1 Ha)

TT

Loài

(1)

(2)

N

G

(Cây) (m2)
(3)

(4)

V

(m3)

N

G

V

TB

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Thành ngạnh

182

2,56 14,41

20,0


31,5

30,7

27,4

2

Chò chai

100

0,77

6,28

11,0

9,5

13,4

11,3

3

Sp

48


0,39

2,20

5,3

4,7

4,7

4,9

4

Bằng lăng

32

0,29

1,61

3,5

3,5

3,4

3,5


5

Vừng tam lang

15

0,38

1,91

1,7

4,7

4,1

3,5

Cộng 5 loài

377

4,38 26,42

41,5

54,0

56,2


50,6

68 63 loài khác

532

3,74 20,58

58,5

46,0

43,8

49,4

Cộng 68 loài

908

8,12 47,01

100

100

100

100


15
 

Tỷ lệ (%) theo:


H, m
40
Cho

Bl

30

Cho

Bl

20

Vtl

Vtl
Th

10

40 m

0m

Bl

l

Dr



Vlt

10 m

Hình 4.1. Biểu đồ phẫu diện mô tả ưu hợp
Thành ngạnh – Chò chai – Bằng lăng – Vừng tam lang
Dải rộng 10 m, dài 40 m. Không vẽ cây cao dưới 10 m.
Kí hiệu: Th: Thành ngạnh; Cho: Chò chai; Bl: Bằng lăng; Vtl: Vừng tam lang

Bảng 4.3. Ưu hợp Chò chai – Nhãn rừng – Làu táu – Lò bo – Trường – Bằng lăng
(Trạng thái rừng IIIA1. Ô tiêu chuẩn 1, 2, 3 – Mã Đà, Đồng Nai. Đơn vị tính 1 Ha)

TT

Loài

(1)

N

G


V

2

3

(Cây)

(m )

(m )

N

G

V

TB

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


(7)

(8)

(9)

1

Chò chai

100

3,93

41,80

10,4

16,5

20,5

15,8

2

Nhãn rừng

165


1,99

11,67

17,1

8,4

5,7

10,4

3

Làu táu

88

1,82

14,79

9,2

7,6

7,2

8,0


4

Lò bo

33

1,75

17,99

3,5

7,4

8,8

6,5

5

Trường

38

1,37

12,08

4,0


5,8

5,9

5,2

6

Bằng lăng

35

0,98

8,51

3,6

4,1

4,2

4,0

Cộng 6 loài

460

11,85


106,83

47,7

49,8

52,3

49,9

47 loài khác

505

11,93

97,27

52,3

50,2

47,7

50,1

Cộng 53 loài

965


23,78

204,10

100

100

100

100

53

16
 

Tỷ lệ (%) theo:


×