Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) TRỒNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP QUY NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
=====o0o=====

HỒ MINH VŨ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium) TRỒNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP
QUY NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
=====o0o=====

HỒ MINH VŨ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium) TRỒNG TẠI CÔNG TY TNHH LÂM NGHIỆP
QUY NHƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả ngày hôm nay và có thể hoàn thành khóa luận này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo
Khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm, tập thể Ban
Quản lý công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Quý thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp, quý thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, những người giảng dạy tôi trong suốt thời
gian tôi học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy ThS.Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy
nhơn, tỉnh Bình Định. Các cô chú, anh chị công nhân viên đã cung cấp những
thông tin cần thiết và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và tất cả các bạn bè
trong tập thể lớp DH08QR đã giúp đỡ và bên cạnh tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện khóa luận, những kỉ niệm về các bạn có lẽ tôi sẽ không bao
giờ quên.
Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian hạn chế và trình độ
chuyên môn chưa cao nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự

góp ý và nhận xét của quý thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh viên

Hồ Minh Vũ

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai giâm hom
(Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Công ty TNHH Lâm
nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tiến hành tại công ty TNHH Lâm
Nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong khoản thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối
tháng 6 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng Keo
lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu có dạng một đỉnh lệch trái hoặc
tiệm cận với phân bố chuẩn ở các năm trồng 2008 đến 2010 hoặc có xu
hướng lệch phải ở các tuổi lớn hơn (năm 2005 đến 2007). Hệ số biến động về
đường kính giữa các năm trồng không có sự chênh lệch lớn, dao động trong
khoảng từ 16,41 – 22,17 %.
2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của rừng Keo lai
giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu có dạng một đỉnh lệch trái ở các năm
trồng 2005, 2006, 2008, 2009, 2010 hoặc có dạng một đỉnh lệch ở các năm
trồng 2007, 2011. Hệ số biến động dao động trong khoảng từ 5,75 – 23,53%.

3. Sinh trưởng về đường kính (D1,3/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = exp(a + b/X) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa D1,3 theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

D1,3 = exp(3,05123 - 3,31866/A)

4. Sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b*sqrt(X) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa H theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

H = -7,01558 + 8,86503*sqrt(A)
iii


5. Sinh trưởng về thể tích (V/A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = exp(a + b/X) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa V theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

V = 0,000718255*A2,74265

6. Tăng trưởng về đường kính (id1,3)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = (a + b*X)2 là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa id1,3 theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể:

id1,3 = (2,43761 - 0,229101*A)2


7. Tăng trưởng về chiều cao (ih)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b*X+ c*X2+ d*X3là
phù hợp nhất để mô tả cho mối tương quan giữa ih theo tuổi (A).
Phương trình cụ thể: ih =-10,5143+ 10,7492*A - 2,50714*A2 + 0,172222*A3
8. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình: Y = a + b*ln(X) là phù hợp
nhất để mô tả cho mối tương quan giữa Hvn theo đường kính (D1,3) của loài
Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu.
Phương trình cụ thể:

Hvn = -15,1738 + 7,47715*ln(D1,3)

9. Hình số bình quân chung của loài Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên
cứu là: f1,3 = 0,59.

iv


ABSTRACT
The thesis: “Study on the growth situation of Acacia hybrid (Acacia
auriculiformis x Acacia Mangium) man-made forests at the Quy Nhơn
Forestry Limited Company, Binh Dinh province," was conducted from march
2012 to june 2012.
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh
The research results could be summarized with some main contents as
follows:
1. Distribution of stem number according to diameter at breast height – rank
(N/D1.3):
Curve to form a peak difference at all age levels. Coefficient of variation in
diameter between the plant has a relatively large difference between 16,41 – 22,17%.

2. Distribution of stem number according to tree height - rank (N/Hvn):
Curve to form a peak difference at all age levels. Coefficient of variation in
height between the plant has a relatively large difference between 5,75 – 23,53%.
3. Growth of the diameter (D1.3/A)
The best mathematical equation to model the correlation of diameter (D1,3)
with age (A) with an equation as:
D1,3 = exp(3,05123 - 3,31866/A)
4. Growth of the height (Hvn/A)
The best mathematical equation to model the correlation of height (H) with
age (A) with an equation as:
H = -7,01558 + 8,86503*sqrt(A)
5. Growth of the volume (V/A)
The best mathematical equation to model the correlation of volume (V) with
age (A) with an equation as:
V = 0,000718255*A2,74265

v


6. Increment of the diameter (id1.3)
The best mathematical equation to model the correlation of diameter
increment (id1.3) with age (A) with an equation as:
id1,3 = (2,43761 - 0,229101*A)2
7. Increment of the height (ih)
The best mathematical equation to model the correlation of height increment
(ih) with age (A) with an equation as:
ih =-10,5143+ 10,7492*A - 2,50714*A2 + 0,172222*A3
8. Correlative equation between the tree height and the diameter (H/D1,3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation
of the tree height (H) with the diameter (D1.3) with an equation as:

Hvn = -15,1738 + 7,47715*ln(D1,3)
9. Form of the Acacia hybrid at the study area was calculated from the
analytic trees is f1,3 = 0,59.

vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ... .................................................................................................................. iii
Abstract .. ................................................................................................................... v
Mục lục... ................................................................................................................. vii
Danh sách chữ viết tắt và kí hiệu .............................................................................. ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... x
Danh sách các hình.................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng ............................................................ 3
2.2 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới................ 4
2.3 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng việt nam ..................... 6
2.4 Những nghiên cứu về loài Keo lai giâm hom ...................................................... 8
2.5 Nhận xét và thảo luận chung ................................................................................ 9
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 10
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................... 10

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 10
3.1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất .......................................... 12
3.1.3 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội ................................................... 13
3.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 13
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Keo lai giâm hom............................................. 13

vii


3.2.2 Đặc điểm phân bố Keo lai giâm hom................................................... 13
3.2.3 Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ....................................................... 14
3.2.4 Đặc tính sinh thái ................................................................................. 14
3.2.5 Công dụng và ý nghĩa kinh tế .............................................................. 14
3.2.6 Kỹ thuật cắt cành giâm hom ............................................................... 14
3.2.7 Kỹ thuật trồng Keo lai giâm hom ........................................................ 15
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 16
3.4.1 Nội nghiệp ........................................................................................... 16
3.4.2 Ngoại nghiệp ........................................................................................ 19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 21
4.1 Quy luật phân bố của một số nhân tố sinh trưởng ............................................. 21
4.1.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) ...................................... 21
4.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn).......................................... 24
4.2 Đặc điểm của rừng Keo lai trồng tại khu vực nghiên cứu ................................. 27
4.2.1 Sinh trưởng về đường kính (D1,3/A)..................................................... 28
4.2.2 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A) ........................................................ 30
4.2.3 Sinh trưởng về thể tích (V/A) .............................................................. 33
4.3 Đặc điểm tăng trưởng của rừng Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu
4.3.1 Tăng trưởng về đường kính (id1,3) ....................................................... 36
4.3.2 Tăng trưởng về chiều cao (ih) .............................................................. 38

4.4 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/ D1,3). ........................................ 40
4.5 Xây dựng biểu quá trình sinh trưởng tạm thời cho rừng Keo lai giâm hom trồng
tại khu vực nghiên cứu. ............................................................................................ 42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 44
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 44
5.2 Tồn tại và kiến nghị............................................................................................ 45
 Tài liệu tham khảo
 Phụ biểu

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm, cm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lúy thuyết, cm

H

Chiều cao của cây, m

Hvn


Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lúy thuyết, m

id1,3

Lượng tăng trưởng về đường kính, cm

ih

Lượng tăng trưởng về chiều cao, m

log

Logarit thập phân (cơ số 10)

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P

Mức ý nghĩa (xác xuất)


PTNT

Phát triển Nông thôn

4.1

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

R2

Hệ số xác định mức độ tương quan

S

Độ lệch chuẩn

2

S

Phương sai mẫu


SK

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (quy luật phân bố N/D1,3) ................ 22
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (quy luật phân bố N/H) ................... 25
Bảng 4.3: So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
đường kính D1,3 và tuổi (D1,3/A) .............................................................................. 28
Bảng 4.4: So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
chiều cao H và tuổi (H/A) ........................................................................................ 31
Bảng 4.5: So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
thể tích (V) và tuổi (V/A) ......................................................................................... 33
Bảng 4.6: So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan tăng
trưởng đường kính theo tuổi (id1,3/A) ...................................................................... 36
Bảng 4.7: So sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương quan giữa
tăng trưởng chiều cao theo tuổi (ih/A) ..................................................................... 38
Bảng 4.8: Biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của rừng Keo lai giâm hom
tại công ty TNHH Lâm Nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.................................... 43

x



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng
Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu...................................................... 23
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của rừng
Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu...................................................... 26
Hình 4.3: Đường biểu diễn tương quan (D1,3/A) của loài Keo lai giâm hom trồng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 29
Hình 4.4: Đường biểu diễn tương quan Hvn/A của loài Keo lai giâm hom trồng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 32
Hình 4.5: Đường biểu diễn tương quan V/A của loài Keo lai giâm hom trồng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 34
Hình 4.6: Đường biểu diễn tương quan id1,3/A của loài Keo lai giâm hom trổng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 37
Hình 4.7: Đường biểu diễn tương quan ih/A của loài Keo lai giâm hom trồng tại
khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 39
Hình 4.8: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3) của
loài Keo lai giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu............................................... 41

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với con người, là nơi
cung cấp các sản phẩm và nguyên liệu cho đời sống sinh hoạt và sản xuất, rừng có
chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, cải thiện khí hậu. Rừng là lá phổi xanh của

trái đất, hấp thụ khí CO2, tăng lượng O2, giữ nước, giữ đất, chống thiên tai lũ lụt hạn
hán … và có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Rừng còn có chức năng đa dạng sinh học, là nơi cư trú nhiều loài động thực vật,
ngoài ra rừng còn có chức năng thẩm mỹ, du lịch sinh thái, an ninh quốc phòng, tâm
linh. Song vào những thập niên gần đây, rừng càng ngày càng bị khai thác khốc liệt,
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong rừng như các loài động vật,
thực vật. Do nhu cầu về các sản phẩm từ rừng rất cấp thiết, nhu cầu về kinh tế cộng
với áp lực gia tăng dân số làm cho nhu cầu ngày càng tăng cao đặc biệt là nhu cầu
về gỗ và nguyên liệu từ rừng như: Nguyên liệu giấy, nhựa, cao su … Vì vậy, để vừa
có thể cung cấp cho nhu cầu của con người mà vẫn giữ được sự đa dạng sinh học
trên trái đất thì trồng rừng là một trong những công việc rất quan trọng, cần thiết để
đáp ứng nhu cầu của con người.
Chính vì thế nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình trồng rừng như
chương trình 327, chương trình 661, chương trình 5 triệu hecta rừng … nhằm phủ
xanh đất trống đồi trọc, giảm tác động đến tài nguyên rừng với nhiều loài cây với
các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, tăng thu nhập cho người dân sống
ở vùng nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tuy
nhiên, trong công tác trồng rừng vẫn còn nhiều hạn chế do sự thiếu hiểu biết và điều
kiện tiếp cận khoa học kĩ thuật tiến bộ. Vì vậy để nâng cao năng suất và chất lượng
1


rừng trồng, cần lựa chọn các loài cây phù hợp với từng loại đất, lựa chọn các biện
pháp tác động phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rừng ...
Để làm được điều này chúng ta cần có các số liệu thống kê chính xác về tài nguyên
rừng thông qua việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây và
rừng, mối quan hệ giữa chúng với điều kiện hoàn cảnh và các biện pháp tác động.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý và phân
công của Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp và sự hướng dẫn của

thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của
rừng Keo lai giâm hom (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại
công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tiến hành thực
hiện trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6 năm 2012, qua đó góp
phần vào công tác trồng rừng và cải thiện năng suất rừng trồng, đặc biệt đối với
rừng Keo lai giâm hom tại khu vực nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc của rừng Keo lai giâm hom ở
các tuổi 1 – 7 thông qua việc nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ
tiêu sinh trưởng cơ bản như: đường kính (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn).
 Đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai giâm hom tại khu vực
nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng và đánh giá
các đặc điểm tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng như D1,3, Hvn, V.
 Làm cơ sở cho việc dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của rừng Keo
lai giâm hom được trồng tại khu vực nghiên cứu.
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: rừng Keo lai giâm hom ở tuổi từ 1 – 7
được trồng tại tiểu khu 352 – 353 thuộc đội III Long Mỹ, xã Phước Mỹ, thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ có thể tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu sinh
trưởng cơ bản là đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn), thể tích (V) của loài Keo lai
giâm hom trồng tại khu vực nghiên cứu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về sinh trưởng và tăng trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy về chất của cây, nó kéo dài liên tục trong

suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng và là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản
xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động
đã áp dụng. Do vậy khi ta tiến hành các tác động vào rừng tức là xáo trộn một phần
vốn sản xuất, phải hướng tới mục tiêu lâu dài, liên tục và ổn định bằng các biện
pháp kỹ thuật phù hợp để đưa rừng đạt sản lượng, năng suất trên một đơn vị diện
tích (Giang Văn Thắng, 2002).
Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của cây rừng và quần thể rừng nào đó là
tìm hiểu và nắm bắt những quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu
sinh trưởng như: đường kính, chiều cao, mật độ của cây. Những quy luật này mô tả
và trình bày bằng phương pháp toán học cụ thể nào đó và chúng được gọi là hàm
sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng.
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách
khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện tự nhiên, các biện
pháp tác động) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để có những biện pháp kỹ
thuật thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây và rừng, nhằm đưa rừng đạt
chất lượng tốt và năng suất phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra.
Sinh trưởng của các cá thể trong rừng quan hệ chặt chẽ với điều kiện sống và
hoàn cảnh sống khác nhau nhất định. Trong cùng một loài cây, ở điều kiện sống
khác nhau nhất định, sinh trưởng sẽ khác nhau.
Nghiên cứu sinh trưởng của rừng là một vấn đề được rất nhiều nhà lâm học
quan tâm, đã giúp chúng ta tìm ra hệ thống các bảng biểu sinh trưởng phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý, dự đoán và lập kế hoạch phục vụ cho công tác lâm nghiệp.
3


2.2 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Cho đến nay, vấn đề mô hình hóa sinh trưởng và sản lượng rừng được tranh
luận rộng rãi và ngày hoàn thiện hơn. Sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi về
kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các yếu tố

môi trường và các biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên cứu thực
nghiệm thì không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây.
Nhận thức được điều này, từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những nghiên cứu của
các tác giả Octtelt, Pauslen, Bause, Borggreve, Breymann, Cotta, Draudt, Hartig,
Weise… Nhìn chung, những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng và lâm phần phần
lớn được xây dụng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các
công trình của Meyer, Stevenson (1949), Schumacher (1960), Alder (1980)…
(Hoàng Sĩ Động, 2002).
Nhận định chung, các phương trình nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng
rừng của các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới chủ yếu là áp dụng kỹ thuật
phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy, từ đó xác định trữ
lượng, sản lượng gỗ của lâm phần.
Trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác giả khác
như: Verhulst (1845), Kosun (1935), Frane (1968) Korf (1973), Wenk (1973),
Schumacher (1983) … hầu như những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và
lâm phần phần lớn được xây dụng bằng các mô hình toán học chặt chẽ và được
công bố trong các công trình của Meyer và Stevenson (1943), Schumacher và Coile
(1960) hay gần đây nhất là của Wenk (1973). Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều
có dạng toán học khá phù hợp, biểu diễn quá trình sinh học duới sự chi phối tổng
hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh. Đây là những hàm toán học mô phỏng được
quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng như lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra
lâm phần để dự đoán giá trị của đại lượng sinh trưởng (Hoàng Sĩ Động, 2002).
Đã từ lâu, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu
ứng dụng toán thống kê với sự hỗ trợ của máy vi tính và các phần mềm xử lý số liệu
4


chuyên dụng như Excel, Statgraphics … nhằm tìm ra các phương tình toán học phù
hợp mô phỏng quy luật sinh trưởng của các loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau

trên khắp các châu lục. Tuy nhiên, các hàm toán học hay các các hàm sinh trưởng
được tìm ra chỉ thích hợp với một số loài cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó,
đối với các loài cây khác, ở vùng sinh thái khác, các hàm toán học này có phù hợp
hay không cần phải kiểm chứng thực tế để kết luận mức độ phù hợp của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên tác giả như:
Hàm Gompertz:
Hàm Backmann:

Log(Y) = a0 + a1.Log(A) + a2.Log2(A)

Hàm Korf:
Hàm Korsum:
Hàm Mirscherlich:
Hàm Meyer:
Trong đó:
Y: là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính).
m: là giá trị cực đại có thể đạt được của Y.
a0, a1, a2: là tham số của phương trình.
A: là tuổi của cây rừng hay lâm phần.
e: là mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182)
Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompertz
là cơ sở ban đầu cho phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác (dẫn nguồn
Nguyễn Minh Trí, 2002).
Trong nghiên cứu sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng
của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân tố quan
trọng tạo nên trữ lượng rừng. Từ đó Thomasius (1972) đã đề ra học thuyết về không
gian sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = Log(N).log(D).ec.A


5


Trong đó:
K: không gian sinh trưởng tối ưu.
N: mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A.
D: kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c: tham số phương trình.
(dẫn nguồn Đặng Thế Trung, 2008)
2.3 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng ở Việt Nam
Ở nước ta, nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp đã nghiên cứu ứng dụng và đề
nghị một số dạng phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số
loài cây và của một số loài hình rừng trồng cũng như quan hệ giữa các nhân tố sinh
trưởng tiêu biểu như:
Vũ Đình Phương và cộng sự (1973) đã mô tả quá trình sinh trưởng về chiều
cao bình quân (Hbq) với tuổi của lâm phần của cây Bồ đề trồng (Styrax tonkinensis)
thuần loài đều tuổi bằng phương trình toán học dạng:
A.Hbq = a0 + a1.A + a2.A2
Trong đó:
A: tuổi của cây hay của lâm phần.
Hbq: là chiều cao của cây hay chiều cao bình quân của lâm phần.
a0, a1, a2: là tham số của phương trình.
(dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006)
Phùng Ngọc Lan (1981-1985) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng của
Schumacher và Gompertz cho một số loài cây như: Thông nhựa, Mỡ, Bồ đề và
Bạch đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số
phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau một cách có
hệ thống.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy

luật sinh trưởng của các nhân tố sinh trưởng dưới nhiều dạng toán học khác nhau
(hàm logarit, hàm mũ) cho các lâm phần Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm

6


ẩm Bắc Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm Schumacher

có độ

liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây
rừng.
Trong đó:
y: là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
x: tuổi của cây hay lâm phần.
a0, b: là các tham số của phương trình.
k: là hệ số biểu thị loài (k = 0,2 – 2,0)
e: Là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828).
Ngoài ra, trong những năm gần đây nhiều sinh viên Khoa Lâm nghiệp,
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã có những nghiên cứu về sinh trưởng của
các loài như Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Đước, Tràm úc, Neem, Thông ba lá ...
và đã đề nghị nhiều dạng phương trình toán học khác nhau nhằm mô tả quy luật
sinh trưởng cho các loài cây này ở một số khu vực như: Lâm Đồng, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng ...
Tóm lại, việc nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về sinh trưởng,
tăng trưởng và sản lượng rừng là đi vào định lượng, những nghiên cứu đều xuất
phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về mối quan hệ giữa sinh trưởng và sản
lượng với điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng và sản lượng vào
không gian sinh trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tác động. Từ đó xây
dụng các mô hình sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây đáp ứng từng mục tiêu

kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu thị
cho quá trình sinh trưởng của nhân tố định lượng phải thỏa mãn một số tiêu chí như:
hàm đó phải biểu diễn đúng nhất cho quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu,
có hệ số tương quan cao nhất, sai số phương trình nhỏ nhất, các tham số của phương
trình phải tồn tại, phương trình dễ sử dụng, đơn giản, dễ tính toán. Còn cụ thể hàm
nào còn tùy thuộc vào bản thân của số liệu và đặc tính sinh học của từng loài cây,
từng vùng sinh thái cụ thể. Trong trường hợp, cùng một số liệu thực nghiệm có
nhiều hàm khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện các phương pháp so sánh nhiều

7


hàm, để cuối cùng lựa chọn hàm tốt nhất. Đây chính là quan điểm mà đề tài kế thừa
để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu đặt ra.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện tác giả sẽ vận dụng, đặc
biệt có chú trọng tới các vấn đề về cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp
nghiên cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của
đề tài đặt ra.
2.4 Những nghiên cứu về loài Keo lai giâm hom
Những năm gần đây, nhu cầu về gỗ và nguyên liệu từ gỗ ngày càng gia tăng
nên các nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng, đặc biệt là rừng trồng cũng ngày
càng được chú trọng hơn. Nhìn chung, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào
việc tìm hiểu quy luật sinh trưởng của cây rừng và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
cũng như việc tạo cây con nhằm mục đích nâng cao năng suất rừng trồng, đáp ứng
về nhu cầu nhiên liệu và gỗ rừng. Cây Keo lai là loài cây trồng khá phổ biến ở nước
ta hiện nay vì có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và thích nghi với đặc điểm điều kiện
tự nhiên của nước ta. Sau đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện ở nước ta về
loài cây này.
Nghiên cứu sinh khối Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium)

trồng thuần loài tại Hòa Bình (09/2010) do ThS. Nguyễn Viết Khoa thực hiện. Tác
giả đã xác định được sinh khối cây cá thể và lâm phần Keo lai theo cấp đất và tuổi,
xây dựng mối quan hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra cụ thể.
Nghiên cứu khảo nghiệm giống Keo lai ở Bình Định do công ty Nguyên liệu
giấy Quy Nhơn thực hiện từ tháng 10 năm 1996. Vùng thí nghiệm có nhiệt độ trung
bình hàng năm 26,80C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,80C, nhiệt độ trung bình
thấp nhất là 24,10C. Lượng mưa hàng năm 1960 mm, tập trung vào tháng 9 – 12.
Lượng bốc hơi nước hàng năm 1040 mm. Như vậy vùng thí nghiệm là vùng khô
nóng khá điển hình ở nước ta. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các dòng Keo lai
có tỷ lệ sống là 83 – 89%. Trong khi đó Keo lá tràm là 70%, Keo tai tượng là 35%.
Những thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất của Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam.
8


2.5 Nhận xét và thảo luận chung
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về
chiều cao, thể tích, đường kính… đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
về sinh trưởng cây rừng trong nước và trên thế giới. Qua đó, các tác giả đã đưa ra
nhiều dạng hàm toán học khác nhau nhằm mô tả chính xác quy luật sinh trưởng của
mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái khác nhau. Nhìn chung, các hàm dùng để mô
phỏng quy luật sinh trưởng đều có dạng phức tạp, biểu diễn quá trình sinh học phức
tạp của cây rừng hoặc lâm phần, dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội tại
và ngoại cảnh.
Tổng kết các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đề cập trên có
thể nhận xét rằng: bằng phương pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển dần
sang định lượng dưới dạng các mô hình toán học là một trong những hướng nghiên
cứu thể hiện sự khác biệt vượt bậc. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu sự thay đổi về
số lượng của đại lượng sinh trưởng theo thời gian của mỗi tác giả đều có những
hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề khác nhau.


9


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Theo tài liệu của phòng kỹ thuật – Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định cung cấp, các đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân sinh kinh tế
- xã hội tại khu vực nghiên cứu có các đặc điểm cơ bản như sau:
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có trụ sở tại 1134 Hùng Vương – thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Lâm phần của công ty phần
lớn diện tích tập trung ở 2 khu vực: phường Bùi Thị Xuân và xã Phước Mỹ với tổng
diện tích đất tự nhiên lần lượt là 2.815,9 ha và 2.403,8 ha.
 Tọa độ vuông góc hệ quy chiếu VN 2000
 X: từ 1505.214 – 1538.179
 Y từ 582.631 – 620.110
 Về cận giới:
 Phía Bắc giáp: xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước và xã Cát Chánh
huyện Phù Cát.
 Phía Nam giáp: tỉnh Phú Yên
 Phía Đông giáp: Biển Đông
 Phía Tây giáp: xã Canh Hiển và Canh Hiệp, huyện Vân Canh.
a. Địa hình - đất đai
 Địa hình: Chủ yếu chia làm 3 vùng:

10



+ Núi cao và trung bình: phía Tây và Tây Nam thành phố Quy Nhơn chạy dọc
ranh giới Biển Đông Phú Yên và dãy núi chạy dọc Nhơn Hải, Nhơn Hội,
Nhơn Lý có độ cao trên 400 m, độ dốc từ 10 – 300.
+ Vùng địa hình thấp: phân bố ở xã Phước Mỹ, Canh vinh, Canh Hiển huyện
Quan Canh, Phước Hòa huyện Tuy Phước.
+ Vùng cát ven biển: bao gồm vùng cát ổn định đã có rừng trồng, cỏ và vùng
cát chưa ổn định hình thành các cồn cát di động tùy theo mùa gió Bấc hay
Nam, cát di động tạo thành những động cát có hình dạng và quy mô khác
nhau. Diện tích tập trung chủ yếu ở xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hội.
→ Địa hình bị chia cắt tương đối phức tạp, độ dốc lớn.
 Đất đai: chủ yếu là đất feralit màu vàng xám phát triển trên núi đá mẹ granit,
thành phần cơ giới xét pha sỏi, tỷ lệ đá lẫn 40 – 50 %, tỷ lệ đá nỗi 15 – 30 %,
độ dày tầng đất mặt < 5 %. Vì địa hình dốc nên bị xói mòn và rửa trôi mạnh.
 Tổng diện tích đất 10.361,1 ha trong đó:
 Nhóm đất cát (C): diện tích 150,0 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích tự nhiên.
 Nhóm đất xám (X): diện tích 10.219,1 ha, chiếm 98,6% tổng diện tích tự
nhiên.
b. Khí hậu - thủy văn:
 Khí hậu: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
o Nhiệt độ không khí
 Nhiệt độ bình quân năm:

26,70C

 Nhiệt độ cao nhất:

39,90C

 Nhiệt độ thấp nhất:


13,30C

o Độ ẩm không khí
 Độ ẩm trung bình năm:

81%

 Độ ẩm trung bình mùa khô:

70%

 Độ ẩm trung bình mùa mưa:

85%

11


o Lượng mưa
 Lượng mưa trung bình năm 1700 mm, mùa mưa tập trung vào
tháng 9 – 12, lượng mưa trong các tháng này chiếm từ 60% - 65%
lượng mưa cả năm.
 Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, tháng mưa ít nhất là tháng 3 và
tháng 4. Lượng mưa chiếm từ 35% - 40% tổng lượng mưa cả năm.
– Thủy văn: trong khu vực điều tra không có sông lớn, chỉ có một số suối nhỏ
(suối Cây Cám, suối Đất Võ,…), hầu hết các suối đều ngắn và dốc, mùa khô
nước ít hoặc không còn nước, mùa mưa nước chảy mạnh thường gây ra lũ.
3.1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất
TT


Hạng mục
Tổng diện tích đất

Phân theo chức năng
Tổng diện
tích (ha) Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
6.703,30
1.484,70 2.181,10
10.369,10

1

Đất có rừng

6.413,60

3.823,30

716,40

1.873,90

a

Rừng tự nhiên

1.135,50

1.135,50


-

Trạng thái IIB

465,6

465,6

-

Trạng thái IIA

669,9

b

Rừng trồng

5.278,10

2.687,80

716,4

1.873,90

Rừng trồng có trữ lượng

3.116,36


2.643,86

472,5

1.545,80

Rừng trồng không có TL

615,94

43,94

243,9

328,1

*

Rừng mới trồng

-

trồng năm 2008

246,4

3

97


146,4

-

Trồng năm 2009

212,64

40,94

46,9

124,8

-

Trồng năm 2010

156,9

100

56,9

2

Đất chưa có rừng

3.955,50


2880

768,3

307,2

Trạng thái Ia

961,5

908,5

5,2

47,8

-

Trạng thái Ib

2270,7

1.389,00

763,1

118,6

-


Trạng thái Ic

703,6

562,8

-

Núi đá

19,7

19,7

12

140,8


3.1.3 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
 Tổng nhân khẩu 1.381 hộ trong đó dân số là 5298, có 3187 lao động chiếm
60,15 % tổng dân số của khu vực, thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh
(khu kinh tế mới di dân lập nghiệp).
b. Tình hình sản xuất, đời sống và thu nhập
 Tình hình kinh tế: thu nhập bình quân đầu người từ 2,0 – 2,5 triệu
đồng/người/tháng.
 Thu nhập chủ yếu của người dân là làm thuê, trồng rừng, một số ít chăn nuôi,
trồng lúa … chưa thâm canh nên năng suất thấp, đời sống khó khăn cả về vật

chất lẫn tinh thần.
c. Cơ sở hạ tầng
 Trong xã đã có trường học, trạm xá phục vụ việc giáo dục và khám chữa
bệnh cho nhân dân, hệ thống điện, điện thoại, phát thanh truyền hình được
phủ sóng toàn vùng. Các công trình cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng
xây dựng mới, tu sửa bảo dưỡng nâng cao chất lượng phục vụ đời sống nhân
dân trong vùng.
3.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Keo lai giâm hom
Đối tượng nghiên cứu cụ thể ở đề tài là những diện tích điển hình Keo lai
giâm hom (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng các năm từ 2005 đến
2011 trên các tiểu khu 352 – 353 thuộc đội III Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.
3.2.2 Đặc điểm phân bố Keo lai giâm hom
Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Ở Việt
Nam, cây trồng ở hầu hết khắp nơi trên toàn quốc, cây dễ thích nghi trên các dạng
đất, thích nghi nhất ở tỉnh Quảng Bình trở vào. Lượng mưa từ 1500 – 2000
mm/năm, pH = 3 – 7, độ cao 800 m so với mực nước biển.

13


×