Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI CÔNG VIÊN TAO ĐÀN, PHƯỜNG BẾN THÀNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THÁI THẢO

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA THỰC VẬT
THÂN GỖ TẠI CÔNG VIÊN TAO ĐÀN, PHƯỜNG BẾN
THÀNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
****************

HUỲNH THÁI THẢO

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA THỰC VẬT
THÂN GỖ TẠI CÔNG VIÊN TAO ĐÀN, PHƯỜNG BẾN
THÀNH, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của các Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
trong suốt những năm tháng học tập tại trường. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 
Thầy Nguyễn Minh Cảnh – Trưởng Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Cô Vũ Thị
Nga – Giáo viên chủ nhiệm lớp QR34 cùng các Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy Viên Ngọc Nam đã
dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên của Ban Quản lý Công
viên Tao Đàn – TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thu thập số liệu ngoài thực tế.
Xin chân thành cảm ơn TS. Lê Minh Trung – Trưởng phòng Kỹ thuật
Công ty Công viên cây xanh TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, gia đình đã sinh
thành nuôi dưỡng, dạy dỗ và là nguồn động viên rất lớn để con trưởng thành
đến ngày hôm nay.
TP. HCM, tháng 6 năm 2012
Huỳnh Thái Thảo


i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của thực vật thân gỗ tại công
viên Tao Đàn, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”. Số liệu được
thu thập từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2012. Thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh
trưởng như đường kính ngang ngực D1,3, chiều cao vút ngọn Hvn, diện tích tán Stán
từ những cây có kích thước nhỏ nhất đến lớn nhất với tổng diện tích là 10 ha.
Dựa vào phương pháp nghiên cứu sinh trưởng, sinh khối cũng như nghiên
cứu tích tụ carbon của các tác giả trong nước và nước ngoài đề tài đã tính toán
được lượng carbon tích tụ và lượng CO2 hấp thụ cho công viên Tao Đàn.
Đề tài đã thu được những kết quả sau: Kết quả nghiên cứu về đa dạng
thành phần loài của khu vực nghiên cứu với 827 cá thể thuộc 83 loài, 31 họ, trong
đó có 5 loài ưu thế sinh thái là Dầu, Sọ khỉ, Sao đen, Lim sẹt và Nhạc ngựa.
Tổng sinh khối trên mặt đất của toàn công viên là 4.575,80 tấn, trong đó
sinh khối trên mặt đất của khu A đạt 1.305,94 tấn chiếm 28,54%, khu B đạt
1.042,44 tấn chiếm 22,78%. Cao nhất là khu C đạt 2.073,73 tấn chiếm 45,32% và
thấp nhất là khu Trống Đồng đạt 153,70 tấn chiếm 3,36%.
Lượng carbon tích tụ của toàn công viên là 2.150,63 tấn, trong đó cao nhất
là khu C đạt 974,66 tấn và thấp nhất là khu Trống Đồng đạt 72,24 tấn. Lượng
carbon tích tụ của khu A đạt 613,79 tấn, khu B đạt 489,95 tấn.
Tổng trữ lượng CO2 tương đương hấp thụ của toàn bộ khu vực nghiên cứu
là 7.885,64 tấn, tính đến thời điểm nghiên cứu.
Ước lượng giá trị bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của toàn bộ thực vật
thân gỗ tại công viên Tao Đàn vào khoảng 822.866.960 VND tương đương với
39.428,22 USD.

ii



SUMMARY
The thesis, “Study on capability of CO2 absorption of woody plant at Tao
Dan Park, Ben Thanh Ward, District 1, Ho Chi Minh city”. The data were collected
from March 2012 to April 2012 about growth parameters such as diameter at breast
height D1,3, total height Hvn and canopy cover (Stan) from the smallest trees to the
largest trees with the total area of 10 hectares.
Based on the method of researching the growth and biomass as well as
carbon stock from domestic and oversea authors, the study calculated the carbon
stock and CO2 absorption at Tao Dan Park.
The results are as followings: There are about 827 individuals belonging to
81 species, 31 families, in which 5 species such as Dipterocarpus altus Roxb,
Khaya senegalensis Juss., Hopea odorata Roxb, Peltophorum pterocarpum Back.
Ex. Heyne and Swietenia macrophylla King in Hook.
The total aboveground biomass of the Park is 4,575.80 tons, included the
total aboveground biomass of Area A is 1,350.94 tons (28.54%); Area B is 1,042.44
tons (22.78%). The highest aboveground biomass is 2,073.74 tons (45.32%) in Area
C and the lowest is 153.70 tons (3.36%) in Trong Dong Area.
The carbon stock of the Park is 2,150.63 tons, included the highest one is
Area C (974.65 tons) and the lowest one is Trong Dong Area. The carbon stock of
Area A is 613.79 tons and that of Area B is 489.95 tons.
The equivalent total reserve of carbon absorption is 7,885.64 tons at the
study time.
Estimating the monetary value from the capacity of the total CO2 of woody
plant absorption at Tao Dan Park is about 822,866,960 VND that is equivalent to
39,428.22 USD.

iii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

i

TÓM TẮT

ii

SUMMARY

iii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3

2.1 Khái niệm về sinh khối

3

2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến sinh khối

3

2.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài


3

2.2.2 Nghiên cứu ở trong nước

4

2.3 Nghiên cứu về hấp thụ CO2

5

2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

5

2.3.2 Nghiên cứu ở trong nước

6

2.4 Một số nghiên cứu liên quan đến cây xanh đô thị ở trong và ngoài nước

8

2.5 Một số phương pháp định lượng carbon trong lâm nghiệp

9

2.5.1 Phương pháp luận chung

9


2.5.2 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng

10

2.5.3 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường

10

iv


2.5.4 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích

11

2.5.5 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần

12

2.5.6 Phương pháp dựa trên số liệu cây lẻ

12

2.5.7 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác

13

2.5.8 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý 13
2.6 Đánh giá giá trị của rừng hấp thụ CO2


13

2.7 Nhận định

14

Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Đối tượng và khu vực nghiên cứu

16

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

16

3.1.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

16

3.1.2.1 Tổng quan khu vực liên quan vị trí nghiên cứu

16

3.1.2.2. Sơ lược về công viên nghiên cứu

18

3.2 Nội dung nghiên cứu


20

3.3 Phương pháp nghiên cứu

20

3.3.1. Phương pháp luận

20

3.3.2. Phương pháp thực hiện

20

3.3.2.1. Ngoại nghiệp

20

3.3.2.2. Nội nghiệp

22

Chương 4 KẾT QUẢ

24

4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu

24


4.2 Đa dạng thành phần loài tại khu vực nghiên cứu

25

4.3 Đặc trưng của các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu

28

4.4 Tương quan giữa Stán và D1,3

29

4.5 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu

31

4.6 Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu

32

4.7 Quy luật phân bố số cây theo cấp diện tích tán tại khu vực nghiên cứu

34

4.8 Tương quan giữa Hvn và D1,3

35

4.9 Xây dựng phương trình tương quan sinh khối và D1,3


37

v


4.10 Tích tụ carbon và hấp thụ CO2 của công viên Tao Đàn

40

4.11 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với D1,3

42

4.12 Phân bố % lượng CO2 theo cấp đường kính

44

4.13 Lượng giá bằng tiền khả năng hấp thụ CO2 của công viên Tao Đàn

44

4.14 Bản đồ trữ lượng carbon

45

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

5.1 Kết luận


47

5.2 Kiến nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGB

Above ground biomass – Sinh khối trên mặt đất

B

Biomass – Sinh khối

BEF

Hệ số biến đổi

CO2

Carbon Dioxide – Cacbonic


CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

D1,3

Đường kính đo tại chiều cao 1,3 mét

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban Liên Chính phủ về
Biến đổi khí hậu

IVI

Impotant Value Index – Chỉ số giá trị quan trọng

FAO

Food and Agriculture Organization – Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc

FSIV

Forest Science Institute of Viet Nam – Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam

Hvn


Chiều cao vút ngọn

GIS

Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu

GEF

Quỹ môi trường toàn cầu

REDD

Giảm phát từ mất rừng và suy thoái rừng

RACSA

Công cụ đánh giá nhanh về dự trữ carbon

UNDP

United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển
Liên hợp quốc

VOB

Thể tích thân cây tính cả vỏ


WD

Tỷ trọng gỗ

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG 
Trang
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số cá thể, số loài, số họ của từng khu vực trong phạm vi
nghiên cứu

25 

Bảng 4.2: Bảng chỉ số quan trọng IV của các loài trong khu vực nghiên cứu

26 

Bảng 4.3: Các đặc trưng của các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu

29 

Bảng 4.4: Các phương trình phù hợp với tương quan Stán và D1,3

29 

Bảng 4.5: Bảng phân bố số cây theo cấp đường kính

31 


Bảng 4.6: Bảng phân bố số cây theo cấp chiều cao

32 

Bảng 4.7: Bảng phân bố số cây theo cấp diện tích tán (m2)

34 

Bảng 4.8: Các phương trình phù hợp với tương quan Hvn – D1,3

35 

Bảng 4.9: Các phương trình phù hợp với tương quan Wk và D1,3

37 

Bảng 4.10: Sinh khối trên mặt đất ở từng khu vực

39 

Bảng 4.11: Lượng carbon tích lũy và lượng CO2 hấp thụ ở từng khu vực

41 

Bảng 4.12: Các phương trình tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 và D1,3

42 

Bảng 4.13: Giá trị khả năng hấp thụ CO2 của công viên Tao Đàn


45 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ địa bàn quận 1

18 

Hình 4.1: Vị trí khu vực nghiên cứu

24 

Hình 4.2: Biểu đồ chỉ số quan trọng IV của các loài trong khu vực nghiên cứu

27 

Hình 4.3: Biểu đồ chất lượng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu

28 

Hình 4.4: Đồ thị tương quan giữa Stán - D1,3

30 

Hình 4.5: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính


32 

Hình 4.6 : Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao

33 

Hình 4.7: Đồ thị phân bố số cây theo cấp diện tích tán

35 

Hình 4.8: Đồ thị tương quan giữa Hvn - D1,3

36 

Hình 4.9: Đồ thị tương quan giữa Wk - D1,3

38 

Hình 4.10: Đồ thị tích lũy sinh khối trên mặt đất ở từng khu vực

40 

Hình 4.11: Đồ thị tỷ lệ hấp thụ CO2 ở từng khu vực

42 

Hình 4.12: Đồ thị tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 và D1,3

43 


Hình 4.13: Đồ thị phân bố % lượng CO2 theo cấp đường kính

44 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Rừng cung
cấp cho ta những sản vật quý hiếm. Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ
sự sống. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên
nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu
bất tận cho các nhà sinh vật học.
Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt.
Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên
sinh chỉ còn 10% (Ngọc Cẩm, 2011). Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến
đổi khí hậu, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên
tai do các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina gây ra với tần suất
ngày càng nhiều và khốc liệt.
Một trong những nguyên nhân góp phần gây nên biến đổi khí hậu đó là hiệu
ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải
vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2 đáng lẽ được
rừng cây hấp thụ lại không được hấp thụ nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng
nhà kính do đó tăng theo không ngừng.
Để giảm thiểu những tác động xấu do biến đổi khí hậu, một trong những biện
pháp hiệu quả là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2
chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

Chính vì vậy tích lũy cacbon dần trở thành vấn đề quan tâm của toàn cầu. Cây xanh

1


đô thị cũng góp phần vào hấp thụ CO2, bảo vệ môi trường, cung cấp ôxy, ngăn và
lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu và giúp ổn định nguồn nước ngầm trong
lòng đất. Ngoài ra, cây xanh đô thị làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là
đối với các bệnh tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại.
Ở Việt Nam vấn đề mảng xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Cây
xanh ở thành phố Hồ Chí Minh ít và phân tán, chủ yếu tập trung ở các công viên
trên địa bàn quận 1 và quận 3. Khi xếp hạng thành phố thì cây xanh được coi là một
trong số các tiêu chí thuộc nhóm hàng đầu, đứng trên cả tiêu chí giá cả sinh hoạt. So
sánh với tiêu chí mảng xanh của các thành phố châu Á thì thành phố Hồ Chí Minh
nằm ở nhóm cuối cùng. Tiêu chuẩn cây xanh ở đô thị châu Âu là 12 - 15 m2/người,
ở đô thị châu Á là 8 - 10 m2/người, trong khi đó ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có là
0,5 - 0,7 m2/người (Công ty công viên cây xanh thành phố Hồ Chí Minh, 2010).
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ CO2 của thực vật thân gỗ tại công viên Tao Đàn, phường Bến
Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”. Nhằm ứng dụng phương pháp nghiên
cứu, tính toán góp phần cung cấp thông tin để phục vụ Nghị định số 99/2010/NĐ –
CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng
cho công viên Tao Đàn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của thực vật thân gỗ tại công viên Tao Đàn,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Bước đầu tính toán giá trị hấp thụ CO2 làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hấp thụ CO2 trên mặt đất của thực vật thân gỗ tại công viên Tao

Đàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Công viên Tao Đàn, phường Bến Thành, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về sinh khối
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên
cây) ở trên hoặc dưới mặt đất. Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần.
Mặt khác để có được số liệu về hấp thụ carbon, khả năng và động thái quá trình hấp
thụ carbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng. Chính vì vậy điều tra
sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ carbon của rừng.
Việc xác định sinh khối rừng không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho
các nhà quản lý đánh giá hiệu quả chất lượng của rừng, hoạch định chính sách kinh
doanh rừng mà còn là cơ sở quan trọng để xác định lượng CO2 mà quần thể cây
rừng hấp thụ và tích lũy carbon trong quá trình sinh trưởng.
2.2 Một số nghiên cứu liên quan đến sinh khối
2.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Kiyoshi Fujimoto và ctv (1999) thực hiện nghiên cứu về carbon tích lũy dưới
mặt đất của rừng ngập mặn Micronesia. Sinh khối carbon dưới mặt đất được khảo
sát cho rừng ngập mặn trên đảo Pohnpei, Micronesia. Carbon tích lũy trong môi
trường sống rừng ngập mặn ở một kiểu đá ngầm hình thành từ san hô gồm một lớp
than bùn dày 2 m, là một kiểu môi trường sống ở những hòn đảo nhệt đới ở Thái
Bình Dương, ở đây ước lượng khoảng 1.300 tấn C/ha. Tỷ lệ carbon tích lũy trong
suốt giai đoạn của quá trình dâng lên dần dần thì có ý nghĩa hơn trong giai đoạn
mực nước biển ổn định.
Quirine M. Ketterings và ctv (2000) đã sử dụng phương trình sinh khối để dự

đoán sinh khối cây trên mặt đất cho rừng tự nhiên hỗn giao, tác giả đã sử dụng nhân
tố đường kính thân cây của cây cá thể và các tham số a, b theo phương trình: B = a

3


* Db (B là sinh khối, D là đường kính thân cây và a, b là tham số). Tham số b được
ước lượng từ mối quan hệ tại khu vực nghiên cứu cụ thể giữa H và D, H = k * Dc và
b = 2+ c. Tham số a được tính từ tỷ trọng gỗ trung bình của mỗi địa điểm nghiên
cứu a = r * p, r là mối quan hệ không ổn định giữa các khu vực nghiên cứu. Như
vậy, mô hình tính sinh khối sẽ là: B = r * p * D2+c. Ưu điểm của phương pháp này là
không hạ cây mà sử dụng tỷ trọng gỗ của từng loài cây. Trong đó, tỷ trọng gỗ được
tra từ trang web của tổ chức Nông Lâm kết hợp Thế giới.
Chave J. và ctv (2004) đã ước lượng carbon tích tụ của rừng nhiệt đới dựa
trên ô định vị dài hạn. Mô hình tương quan để chuyển đổi dữ liệu điều tra sang ước
lượng sinh khối cây trên mặt đất. Nghiên cứu này đã thực hiện tại 27 địa điểm
nghiên cứu khác nhau với tổng số 2.410 cây có đường kính ≥ 5 cm. Các tác giả đã
phát triển mô hình tương quan giữa tỷ trọng gỗ và đường kính thân cây. Mô hình
này được kiểm tra tính phù hợp cho rừng thứ cấp, rừng già, rừng ẩm, khô và rừng
ngập mặn. Các nhân tố dự đoán quan trọng nhất cho sinh khối cây trên mặt đất là
đường kính, tỷ trọng gỗ, chiều cao cây và kiểu rừng. Sai số thường gặp là 0,5 – 6,5
%.
Magcale – Macandog D.B. và ctv (2006) đã xây dựng được một bản đồ ước
lượng sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh thông qua hệ thống thông tin địa lý
(GIS) và sử dụng những số liệu công bố về đường kính ngang ngực của những cây
mẫu ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây Swietenia macrophylla và
Dipterocarpus spp. để ước lượng sinh khối trên bề mặt đất của rừng thứ sinh.
Phương pháp này đã chứng minh giá trị của GIS trong ước tính sinh khối rừng ở các
vị trí và điều kiện môi trường khác nhau.
2.2.2 Nghiên cứu ở trong nước

Lê Hồng Phúc (1996) đã có công trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng,
sinh khối và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) vùng Đà Lạt, Lâm
Đồng”. Tác giả đã kết luận rằng mật độ rừng trồng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng,
tăng trưởng, sinh khối và năng suất của rừng.

4


Vũ Văn Thông (1998) đã nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá lẻ và
lâm phần keo lá tràm tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả cũng đã thiết lập được một số
mô hình dự đoán sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp sử dụng cây mẫu. Theo kết
quả nghiên cứu thì dạng hàm W = a + bD1,3 và LnW = a + bLnD1,3 mô tả tốt mối
quan hệ giữa sinh khối các bộ phận với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính. Tuy nhiên,
đề tài này cũng mới dừng lại ở việc nghiên cứu sinh khối các bộ phận trên mặt đất,
chưa tiến hành nghiên cứu sinh khối rễ và lượng vật rơi.
Viên Ngọc Nam (2009) đã nghiên cứu sinh khối Dà quánh (Ceriops
zippeliana Blume) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd) tại Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Tác giả đã sử dụng phương pháp trực tiếp chặt hạ
cây, đo đếm ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm. Kết quả tác giả so sánh được
tỉ lệ sinh khối khô so với tươi của Dà quánh thấp hơn Cóc trắng và lập được bảng
tra nhanh sinh khối tươi, khô của loài Dà quánh và Cóc trắng thông qua phương
trình sinh khối với các bộ phận cây cá thể. Đồng thời tác giả đã đưa ra mối tương
quan giữa các nhân tố điều tra thể hiện ở các phương trình sau:
Tương quan giữa chiều cao với D1,3 của cây cá thể của Cóc trắng và Dà
quánh lần lượt là:
Cóc trắng: Hvn = 1/(0,0795684 + 0,278892/D1,3)
Dà quánh: Hvn = 1/(0,1299 + 0,3064/D1,3)
Tương quan giữa thể tích với D1,3 và Hvn cụ thể giữa Cóc trắng và Dà quánh
lần lượt là:
Ln(Vct) = -4,11696 + 1,8082*ln(D1,3) + 0,9409*ln(Hvn)

Ln(Vdq) = -9,575 + 0,9959*ln(Hvn) + 1,7509*ln(D1,3)
Kết quả nghiên cứu của tác giả giúp cho việc tính toán ngoài thực địa được
dễ dàng.
2.3 Nghiên cứu về hấp thụ CO2
2.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Subarudi và ctv (2004) đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự
án CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của

5


các hộ nông dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một
số tỉnh ở Indonesia và được cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho
thấy trữ lượng các bon hấp thụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra một tấn các
bon là 35,6 – 45,9 USD. Một tấn C tương đương với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán
một tấn CO2 là từ 9,5 – 12,5 USD. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bài
học và khuyến cáo cho việc thực hiện những dự án tiếp theo.
Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên cứu vai trò
của rừng ngập mặn trong hấp thụ carbon ở tỉnh Trat, Thái Lan với phương pháp
phân tích hàm lượng các bon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy
lượng carbon trung bình chứa trong ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata, R.
apiculata, B. cylindrica) chiếm 47,77 % trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì
hấp thu lượng carbon nhiều hơn rừng ít tuổi. Lượng carbon cao nhất là loài R.
apiculata 11 tuổi với 74,75 tấn/ha, Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha trong
khi cũng tuổi đó B. cylindrica chỉ có 1,47 tấn/ha bởi vì hai loài trên sinh trưởng tốt
hơn.
Menine van Noordwijk (2010) đã sử dụng công cụ RACSA (công cụ này
giúp lượng hóa tích lũy carbon một cách khoa học) để giám sát carbon trong khu
Nunukan phía đông Kalimantan, Indonesia và kết quả đã tìm ra trung bình dự trữ
carbon trên mặt đất của một số hiện trạng rừng trong đó rừng nguyên sinh chiếm

nhiều nhất 230 tấn/ha so với rừng phục hồi sau khai thác, còn hệ thống du canh du
canh lúa nương 19 tấn/ha, ít nhất là Cỏ tranh 4 tấn/ha.
2.3.2 Nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về các trữ lượng carbon rừng ở Việt Nam là tương đối mới, dữ
liệu hiện tại duy nhất về các trữ lượng carbon rừng là do FSIV đã thực hiện ở một
số loài Thông và Keo. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đang được tiến hành ở các
trường Đại học ở khắp Việt Nam xem xét hấp thụ đối với các loại rừng khác nhau.
Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi
tại các vùng đất không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc và Hà Trung,
Thạch Thành và Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Năm dạng cỏ được nghiên cứu là cỏ

6


chỉ, cỏ lông lợn, cỏ lá tre, lau lách và tế guột; cây bụi gồm cây cao dưới 2 m và cây
cao 2 – 3 m. Tác giả xác định trữ lượng carbon thông qua việc xác định sinh khối
tươi và khô của thảm tươi và cây bụi. Kết quả cho thấy lau lách có trữ lượng carbon
cao nhất là 20 tấn/ha, cây bụi 2 - 3 m khoảng 14 tấn/ha. Cỏ chỉ, cỏ lông lợn có
lượng carbon thấp nhất khoảng 3,9 tấn/ha.
Ngô Đình Quế và ctv (2007), đã tính toán được khả năng hấp thụ CO2 của
một số toán và dự báo khối lượng sinh khối khô của rừng/đơn vị diện tích (tấn/ha)
tại thời điểm cần thiết trong quá trình sinh trưởng. Từ đó tính trực tiếp lượng CO2
hấp thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ của rừng, họăc tính khối lượng carbon (C)
với bình quân là 50% của khối lượng sinh khối khô, rồi từ C lại suy ra CO2 theo
phương pháp của GS. Y.Morikawa mà tổ chức JIFPRO áp dụng. Lập ô tiêu chuẩn,
giải tích cây điển hình theo cấp tuổi và cân đo khối lượng sinh khối tươi và khô. Từ
đó sẽ có tổng khối lượng tích luỹ CO2 trong quá trình quang hợp để tạo thành sinh
khối rừng trồng.
Bảo Huy (2008) đã nghiên cứu phương pháp ước tính trữ lượng carbon của
rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở

Việt Nam. Để xác định sinh khối rừng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên,
cần nghiên cứu một cách có hệ thống thông qua các phương pháp rút mẫu thực
nghiệm trên hiện trường, phân tích carbon tích lũy trong các bể chứa trên và dưới
mặt đất, mô hình hóa các mối quan hệ giữa sinh khối, lượng carbon tích lũy, CO2
hấp thụ của cây rừng và lâm phần với các nhân tố điều tra, sinh thái rừng. Đây là cơ
sở quan trọng cho việc xác định, dự báo năng lực hấp thụ CO2 của các trạng thái,
kiểu rừng khác nhau. Nghiên cứu đã áp dụng thử nghiệm cho đối tượng rừng lá
rộng thường xanh ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông để ước lượng CO2 hấp thụ của
thực vật thân gỗ (bể chứa carbon trên mặt đất rừng). Kết quả đã đưa ra các mô hình
xác định sinh khối tươi, khô, lượng CO2 hấp thụ theo bộ phận thân cây (thân, vỏ, lá
và cành), cây cá thể và lượng CO2 hấp thụ theo từng trạng thái, lâm phần.
Nguyễn Xuân Phước (2009) nghiên cứu khả ăng hấp thụ CO2 của rừng keo
tai tượng tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đạt được là: Khả năng hấp thụ

7


CO2 cá thể cây keo tai tượng thay đổi theo cấp đường kính và từng bộ phận cây.
Cây cá thể có đường kính trung bình 12,33 cm thì hấp thụ được 96,25 ± 21,2 kg,
trong đó bộ phận thân chiếm tỷ lệ cao nhất 60,8 %, cành chiếm 15,8 %, lá chiếm
10,4 % và thấp nhất là vỏ chiếm 9,3 %, Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể keo tai
tượng phụ thuộc vào cấp tuổi, đường kính bình quân và mật độ rừng. Quần thể cấp
tuổi I đạt 28,37 ± 3,08 tấn/ha, quần thể cấp tuổi II là 61,16 ± 8,59 tấn/ha, quần thể
cấp tuổi III là 121,07 ± 13,06 tấn/ha. Tổng trữ lượng CO2 tương đương của toàn bộ
khu vực nghiên cứu là 206.148,68 tấn. Ước tính giá trị bằng tiền thu nhập từ khả
năng hấp thụ CO2 của toàn bộ quần thể keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu đạt
khoảng 1.109.920 Euro, tương đương với 28,73 tỷ đồng/năm. Khả năng hấp thụ
CO2 của cá thể và quần thể keo tai tượng có mối quan hệ khá chặt với các nhân tố
điều tra như D1,3, Hvn, M. Mối quan hệ này được xác định bằng các phương trình
tương quan ở các dạng đơn giản, dễ áp dụng, có hệ số xác định (R2) khá cao, vì vậy

có thể sử dụng các phương trình đã thiết lập để xác định nhanh hoặc dự báo khả
năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng.
2.4 Một số nghiên cứu liên quan đến cây xanh đô thị ở trong và ngoài nước
Vũ Thị Phương Thủy (2009) đã ứng dụng GIS quản lý cây cổ thụ tại quận Ba
Đình, Hà Nội. Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra mô tả, đo đếm kết hợp sử
dụng ảnh vệ tinh IKONOS và GPS để xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu cây xanh tại
quận Ba Đình. Kết quả nghiên cứu của đề tài là đã lập được lý lịch để điều tra cây
cổ thụ về chu vi, đường kính, chiều cao cây, đường kính tán của 284 cây cổ thụ
trong toàn quận Ba Đình. Trên cơ sở dữ liệu điều tra về cây cổ thụ, tác giả đã xây
dựng bản đồ quận Ba Đình tỷ lệ 1:5.000, kể cả cơ sở dữ liệu về mảnh bản đồ, cơ sở
dữ liệu xếp theo loài, cơ sở dữ liệu về họ, cơ sở dữ liệu về phố, cơ sở dữ liệu
phường xã, cơ sở dữ liệu quận, cơ sở dữ liệu đặc điểm hình thái, cơ sở dữ liệu giá trị
cảnh quan, cơ sở dữ liệu giá trị bảo tồn nguồn gen, cơ sở dữ liệu dự kiến quy hoạch,
cơ sở dữ liệu biện pháp. Kết quả này cũng là bước đầu giúp cơ quan quản lý ứng
dụng công nghệ tin học trong việc bảo vệ môi trường xanh của thành phố.

8


Davey Resource Group (2008) mô tả các đặc điểm cấu trúc của cây xanh
đường phố Pittsburgh (Pennsylvania, USA) để xác định giá trị bằng tiền của môi
trường, lợi ích về kinh tế và xã hội mà nó cung cấp cho thành phố và cư dân của nó.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp STRATUM, phương pháp này được dựa
trên các mẫu cây được thành lập, số mô hình và phương pháp thống kê (được phát
triển bởi các nhà dịch vụ lâm nghiệp Mỹ) để cung cấp một tính toán tổng hợp những
lợi ích được sản xuất bởi cây xanh đường phố Pittsburgh. Kết quả nghiên cứu
29.641 cây xanh ở Pittsburgh đã đánh giá giá trị của cây xanh trong việc giảm dòng
chảy nước mưa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí CO2 tương đương giá trị bằng tiền
là 2,4 triệu đôla mỗi năm.
2.5 Một số phương pháp định lượng carbon trong lâm nghiệp

2.5.1 Phương pháp luận chung
Quá trình biến đổi carbon trong hệ sinh thái được xác định từ cân bằng
carbon gồm carbon đi vào hệ thống – thông qua quang hợp và tiếp thu các hợp chất
hữu cơ khác và carbon mất đi từ quá trình hô hấp của thực vật và động vật, lửa, khai
thác, sinh vật chết cũng như những quá trình khác. Phương pháp điều tra và động
thái biến đổi carbon trong rừng có thể được tóm tắt thành bốn nhóm lớn (theo IPCC,
2000):
(1) Phương pháp dựa trên đo đếm các bể carbon
- Điều tra thảm thực vật dưới tán.
- Điều tra thể tích thân cây – Điều tra rừng.
- Tổng sinh khối của cây – Tương quan sinh trưởng.
- Sản phẩm gỗ - mô hình sản phẩm gỗ.
- Đất và rác hữu cơ.
- Gỗ rác, vụn - thể tích và sinh khối;
- Đo đếm rác hữu cơ và phân tích carbon ;
- Thu thập mẫu cácbon hữu cơ và phân tích carbon.
(2) Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon
(3) Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám

9


(4) Phương pháp mô hình hóa (Thường được sử dụng kết hợp với các phương
pháp trên).
Pearson và ctv (2005) ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của
GEP, do UNDP và GEF đã xây dựng phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon
dựa trên 5 bước tiến hành:
- Xác định vùng dự án.
- Phân cấp diện tích.
- Quyết định bể carbon đo đếm.

- Xác định kiểu số lượng.
- Kích thước và hình dạng ô đo đếm.
- Xác định dung lượng ô đo đếm.
Hiện nay phương pháp này được sử dụng nhiều nơi. Ở nước ta, Viên Ngọc
Nam (2010), đã dựa vào phương pháp này để xác định giá trị tích tụ carbon của một
số loại rừng ở phía Nam và đã đề xuất phương pháp xác định giá trị hấp thu
carbonic của rừng để áp dụng trong chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2.5.2 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được
tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng
(thông thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Carbon thường được
tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi mặc định là 0,5. Vì vậy việc chọn
hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.
Trữ lượng sinh khối của rừng phụ thuộc chủ yếu vào tổ thành loài cây, độ phì
của đất và tuổi rừng. Do sai số của phương pháp này tương đối lớn nên nó thường
chỉ được dùng để ước lượng trong điều tra nhanh sinh khối rừng trên phạm vi quốc
gia .
2.5.3 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phương pháp đo đếm trực
tiếp truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác
nhau cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra,

10


khi tiến hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường
không được đo đếm.
2.5.4 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Dựa trên hệ số chuyển đổi để tính tổng sinh khối trên mặt đất từ sinh khối
thân cây, phương pháp này gồm 3 bước sau:

1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra.
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây bằng cách
nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng carbon trong gỗ.
3. Tính tổng số sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh
khối (BEF).
Phương pháp này được áp dụng cho rừng khép tán thành thục thứ cấp trong
điều kiện khí hậu ẩm và khô. Dữ liệu cần thiết cho phương pháp là thể tích thân cây
VOB/ha, điều tra thể tích tất cả các loài cây với đường kính tại vị trí 1,3 m nhỏ nhất
là 10 cm (Brow S., 1997) đã sử dụng phương trình sau:
ABD = VOB * WD * BEF
Trong đó:
ABD (tấn/ha): Sinh khối trên mặt đất.
VOB (m3/ha): Mật độ thể tích thân cây.
BEF: Hệ số chuyển đổi (Tỷ số giữa sinh khối trên mặt đất với sinh
khối thân cây).
WD: Tỉ trọng gỗ trung bình (Sử dụng bảng tra tỷ trọng gỗ của các loài
theo tổ chức Nông Lâm nghiệp Thế giới. Những loài cây không có
trong danh sách thì WD = 0,57 ở Khu vực Châu Á (FAO, 1997).
WD = {(V1/Vt * WD1 + (V2/Vt)*WD2 +....+ (Vn/Vt) * WDn}
Trong đó:
V1, V2,...,Vn lần lượt là thể tích của loài 1, 2, ..., n
Vt: Tổng thể tích
WD1, WD2, ..., WDn lần lượt là tỷ trọng gỗ của loài 1, 2,..., n
BEF = Exp{3,213 – 0,506*Ln(BV)}

11


đối với BV < 190 t/ha (b1)
BEF = 1,74 đối với BV ≥ 190 t/ha

BV= VOB * WD
Trong đó:
BV: Sinh khối thân cây
VOB: Thể tích thân cây
Theo nghiên cứu của phương pháp này thì lượng carbon chứa trong sinh khối
cây từ 40 – 50 %, từ đó đưa ra công thức tính sau khi nghiên cứu thực nghiệm:
C (thực vật) = 0,5 * B
Trong đó: B là sinh khối khô, C là carbon.
2.5.5 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ,
tuổi, chiều cao tầng trội và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ
với nhau và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này
được sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ carbon cho lâm phần.
Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình
đường thẳng để dự đoán sinh khối từ các phép đo đếm cây cá lẻ đơn giản. Hạn chế
chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất định số liệu
các nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương trình
2.5.6 Phương pháp dựa trên số liệu cây lẻ
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ carbon
là dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá lẻ, trong đó có hàm lượng carbon trong
các bộ phận của cây. Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ được xác định từ
mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá lẻ như chiều cao,
đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân tố này
của cây.
Y (sinh khối, hấp thụ carbon) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ).
Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế như: không thống nhất về
định nghĩa đường kính ngang ngực ở các nước khác nhau, lựa chọn mẫu một cách

12



chủ quan không đại diện cho tổng thể, lựa chọn mô hình toán học không đảm bảo
độ tin cậy.
2.5.7 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng carbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C = H’ * E * D
Trong đó H’ là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ và E là hệ số
chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh khối, lượng
carbon và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác (Snowdon và ctv, 2002).
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng lượng carbon bị mất do
khai thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng carbon của rừng
và động thái của biến đổi carbon trong rừng.
2.5.8 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa
lý (GIS) với các công cụ như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định
vị toàn cầu (GPS)… để đo đếm lượng carbon trong hệ sinh thái và biến đổi của
chúng. Nó thường được áp dụng cho các điều tra ở phạm vi quốc gia hoặc vùng có
diện tích rừng lớn. Phương pháp này đòi hỏi thiết bị xử lí, nhân lực trình độ cao.
2.6 Đánh giá giá trị của rừng hấp thụ CO2
Rừng có chức năng sinh thái và môi trường quan trọng nếu được quản lý một
cách bền vững. Quản lý rừng bền vững có thể cung cấp nguồn thu nhập ổn định lâu
dài từ các sản phẩm như gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra rừng còn gián tiếp bảo đảm
cho sản xuất bền vững của các ngành khác như nông nghiệp, thủy sản bằng những
ích lợi và chức năng sinh thái của nó như nguồn nước, bảo vệ đất, và tạo ra các kiểu
khí hậu ổn định.
Từ lâu giá trị của tài nguyên rừng là một trong những vấn đề nghiên cứu
trung tâm của lâm nghiệp. Nhưng mãi cho đến gần đây, các nghiên cứu ngoài gỗ
còn có các nghiên cứu về các dịch vụ rừng mang lại.
Theo Cavatassi (2004) thì tổng giá trị kinh tế (TEV) được xác định:
TEV = (Giá trị sử dụng) + (Giá trị lựa chọn) + (Giá trị chưa được sử dụng)


13


Trong đó:
+ Giá trị sử dụng: Gồm giá trị sử dụng trực tiếp các sản phẩm hay dịch vụ từ
rừng như gỗ, củi đun, lâm sản ngoài gỗ, giải trí, giáo dục, du lịch…Giá trị sử dụng
không trực tiếp là các chức năng hệ sinh thái trong việc bảo vệ đất, nước, hấp thụ
carbon, đa dạng sinh học…
+ Giá trị lựa chọn: Đề cập đến các giá trị trong tương lai trực tiếp hay gián
tiếp. Nó thể hiện ở chỗ, những người quan tâm trả tiền cho dịch vụ môi trường, đa
dạng sinh học để bảo tồn rừng.
+ Giá trị chưa sử dụng: Là những giá trị không liên quan đến sử dụng rừng,
Như sự tồn tại và phát triển của các loài, dạng sống, sự đòi hỏi bảo tồn rừng cho thế
hệ tương lai.
2.7 Nhận định
Qua tổng quan tài liệu trong và ngoài nước thì việc xác định sinh khối cũng
như khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng được nghiên cứu rất phổ biến.Tuy nhiên
phạm vi nghiên cứu ở trong nước chủ yếu là rừng trồng và vấn đề nghiên cứu đối
với cây xanh đô thị còn nhiều hạn chế. Trong khi đó cây xanh đô thị giữ vai trò rất
quan trọng đối với cuộc sống của con người thành thị.
Để xác định sinh khối cũng như xác định lượng CO2 hấp thụ của cây rừng,
nhiều phương pháp đã được thực hiện khác nhau từ nghiên cứu sinh khối đến
nghiên cứu bằng công nghệ viễn thám. Tùy vào từng điều kiện nghiên cứu và khu
vực thực hiện mà có phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt
nhất phục vụ cho thực tiễn.
Tuy nhiên, phương pháp xác định sinh khối dựa trên việc xây dựng phương
trình tương quan giữa sinh khối và các nhân tố điều tra thường được sử dụng. Ưu
điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, tương đối chính xác mà không
làm tổn hại đến cây rừng đặc biệt là cây xanh đô thị. Việc lựa chọn phương pháp

nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến cây trong điều kiện nghiên cứu ở công viên là
điều quan trọng.

14


×