Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

THIẾT KẾ BÀN TRANG ĐIỂM ĐA NĂNG TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ THỊ THU TRANG

THIẾT KẾ BÀN TRANG ĐIỂM ĐA NĂNG TẠI XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

LÊ THỊ THU TRANG

THIẾT KẾ BÀN TRANG ĐIỂM ĐA NĂNG TẠI XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến:



Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy tôi đến ngày

hôm nay và là nguồn động viên lớn lao giúp tôi vượt qua những khó khăn.


Ban giám hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh.


Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Chế

Biến Lâm Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp
tôi hoàn thiện đề tài này.


TS. Hoàng Thị Thanh Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ

tận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


Ban lãnh đạo cùng tập thể các anh chị em công nhân xí nghiệp chế

biến gỗ Đông Hòa đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài này.


Tập thể lớp chế biến lâm sản 34 và bạn bè gần xa đã động viên giúp


đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2012
Lê Thị Thu Trang

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế bàn trang điểm đa năng” được thực hiện tại xưởng A của xí
nghiệp gỗ Đông Hòa từ ngày 20/02/2012 đến ngày 20/5/2012.
Sản phẩm bàn trang điểm đa năng có kích thước tổng thể là 500×1240×1570
(mm) mang phong cách hiện đại nhưng cũng không kém phần sang trọng, ngoài chức
năng là một chiếc bàn trang điểm nó còn kết hợp như một chiếc tủ đầu giường, thêm
vào đó là phần kệ trang trí để người sử dụng có thể dùng để lưu giữ những cuốn tạp
chí về thời trang hay là trở thành một góc để trưng bày trong phòng ngủ.
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm bàn trang điểm đa năng này là gỗ
xoan đào, ván ghép thanh xoan đào và ván MDF ở các chi tiết khuất và ít chị lực. Tỷ
lệ lợi dụng nguyên liệu là P = 71,12 (%). Công nghệ gia công sản phẩm đơn giản phù
hợp với tình hình máy móc và trình độ tay nghề công nhân tại công ty. Sản phẩm sử
dụng chủ yếu là liên kết mộng âm dương và liên kết vis.
Sau kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu công nghệ và giá thành cho sản
phẩm thu được kết quả là sản phẩm đảm bảo độ bền cao, an toàn cho người sử dụng,
giá xuất xưởng của sản phẩm Bàn trang điểm đa năng là 2.264.171 (VNĐ).

iii


SUMMARY


Project:

“Design versatile dressing table” is made in wood processing

enterprises Dong Hoa in the factory A from 20/02/2012 until 20/05/2012.
Product versatile dressing table the overall size is 500 x 1240 x 1570 (mm).
This product brought modern style but no less luxurious. In addition features a
dressing table as it combines abedside, in addition to the decorative shelves so users
can use to keep the fashion magazine or to become an angle for display in the
bedroom.
The main material to produce this versatile dressing table is teak wood, teak
planks and MDF in the more hidden and less her power. The rate of material
advantage is P = 71.12 (%). Technologies product line with simple machines and the
skill level of workers in the company. Products are used primarily associated positive
and negative dreams vis link.
After the durability test and calculate the target technology and the cost of the
product obtained as a result ensure product durability and safety for users, ex-factory
price of the product is versatile dressing table 2,264,171 (VND).

iv


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................... x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 2
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 2

1.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 3

1.3.

Những yêu cầu khi thiết kế sản phẩm mộc.................................................... 3

1.3.1.

Yêu cầu về thẩm mỹ ............................................................................... 3

1.3.2.

Yêu cầu về sử dụng ................................................................................. 4

1.3.3.

Yêu cầu về kinh tế: ................................................................................. 4

1.3.4.

Yêu cầu về môi trường: .......................................................................... 5


Chương 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 6
2.1.

Tổng quan về tình hình phát triển của công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam 6

2.2.

Tổng quan về công ty Công nghiệp & XNK Cao su ..................................... 7

2.2.1.

Giới thiệu về công ty Công nghiệp & XNK Cao su ............................... 7

2.2.2.

Cơ cấu nhân sự trong xí nghiệp .............................................................. 8

2.2.3.

Tình hình máy móc và nguyên liệu trong xí nghiệp ............................... 8

2.2.3.1.

Máy móc tại xí nghiệp ..................................................................... 8

2.2.3.2.

Nguyên liệu của xí nghiệp ............................................................. 10

2.2.3.3.


Quy trình sản xuất tại xí nghiệp ..................................................... 10

2.2.4.

Một số sản phẩm công ty đang sản xuất ............................................... 12

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ....................... 14

v


Mục tiêu, mục đích thiết kế ......................................................................... 14

3.1.
3.1.1.

Mục tiêu thiết kế....................................................................................... 14

3.1.2.

Mục đích thiết kế ...................................................................................... 14

3.2.

Nội dung thiết kế ......................................................................................... 14

3.3.

Phương pháp thiết kế ................................................................................... 15


3.4.

Cơ sở để thiết kế sản phẩm mộc .................................................................. 15

3.5.

Tiến trình thiết kế sản phẩm ........................................................................ 15

3.5.1.

Giai đoạn quan sát tham khảo các sản phẩm cùng loại ........................ 16

3.5.2.

Giai đoạn lựa chọn nguyên liệu và đưa ra mô hình thiết kế ................. 21

3.5.2.1.

Lựa chọn nguyên liệu ..................................................................... 21

3.5.2.2.

Đưa ra mô hình thiết kế.................................................................. 24

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
4.1.

Mô hình sản phẩm thiết kế .......................................................................... 26


4.2.

Phân tích kết cấu sản phẩm và lựa chọn mô hình liên kết........................... 27

4.2.1.

Phân tích kết cấu sản phẩm ................................................................... 27

4.2.2.

Phân tích các giải pháp liên kết ............................................................ 27

4.3.

Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền .......................................................... 28

4.3.1.

Lựa chọn kích thước ............................................................................. 28

4.3.2.

Kiểm tra bền cho các chi tiết, bộ phận.................................................. 30

4.4.

4.3.2.1.

Kiểm tra khả năng chịu uốn của chi tiết ........................................ 31


4.3.2.2.

Kiểm tra khả năng chịu nén của chi tiết......................................... 36

Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật .................................................................... 39

4.4.1.

Cấp chính xác gia công ......................................................................... 39

4.4.2.

Độ chính xác gia công .......................................................................... 39

4.4.3.

Sai số gia công ...................................................................................... 40

4.4.4.

Dung sai lắp ghép ................................................................................. 40

4.4.5.

Lượng dư gia công ................................................................................ 41

4.5.

Yêu cầu về lắp ráp và trang sức bề mặt ....................................................... 42


4.5.1.

Yêu cầu về độ nhẵn bề mặt ................................................................... 42

vi


4.5.2.

Yêu cầu về lắp ráp ................................................................................ 42

4.5.3.

Yêu cầu về trang sức bề mặt ................................................................. 43

4.6.

Tính toán công nghệ .................................................................................... 44

4.6.1.

4.6.1.1.

Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất ra một sản phẩm ......................... 44

4.6.1.2.

Hiệu suất pha cắt ........................................................................... 46

4.6.1.3.


Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm ............. 46

4.6.1.4.

Tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................ 47

4.6.1.5.

Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công .................... 48

4.6.2.

Tính toán vật liệu phụ cần dùng ........................................................... 50

4.6.2.1.

Tính toán bề mặt cần trang sức ...................................................... 50

4.6.2.2.

Tính toán vật liệu phụ cần dùng..................................................... 51

4.6.3.

4.7.

Tính toán nguyên liệu chính ................................................................. 44

Thiết kế lưu trình công nghệ ................................................................. 55


4.6.3.1.

Lưu trình công nghệ ....................................................................... 55

4.6.3.2.

Biểu đồ gia công sản phẩm ............................................................ 56

4.6.3.3.

Bản vẽ gia công từng chi tiết ......................................................... 58

Tính toán giá thành sản phẩm ...................................................................... 58

4.7.1.

Tính toán chi phí mua nguyên liệu chính ............................................. 58

4.7.2.

Phế liệu thu hồi ..................................................................................... 59

4.7.3.

Chi phí mua vật liệu phụ ....................................................................... 59

4.7.3.1.

Chi phí mua sơn ............................................................................. 59


4.7.3.2.

Chi phí mua giấy nhám: ................................................................. 60

4.7.3.3.

Chi phí mua băng nhám: ................................................................ 60

4.7.3.4.

Chi phí mua bông vải: .................................................................... 60

4.7.3.5.

Chi phí mua vật liệu liên kết: ......................................................... 60

4.7.3.6.

Chi phí mua bột trám trít ................................................................ 61

4.7.3.7.

Chi phí mua keo: ............................................................................ 61

4.7.3.8.

Chi phí mua mặt gương: ................................................................ 61

4.7.4.


Các chi phí liên quan khác .................................................................... 62

vii


4.7.4.1.

Chi phí động lực sản xuất .............................................................. 62

4.7.4.2.

Chi phí tiền lương cho công nhân .................................................. 62

4.7.4.3.

Chi phí khấu hao máy móc ............................................................ 62

4.7.4.4.

Chi phí quản lý nhà máy ................................................................ 62

4.7.4.5.

Chi phí khác ................................................................................... 63

4.7.5.

Giá thành xuất xưởng............................................................................ 63


4.7.6.

Nhận xét và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm .......................... 64

Chương 5:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 65
5.1.

Kết luận........................................................................................................ 65

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XK:

Xuất khẩu

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

STT:

Số thứ tự.


TCCT:

Tinh chế chi tiết.

SCCT:

Sơ chế chi tiết.

SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

NL:

Nguyên liệu.

GN:

Giấy nhám.

BN:

Băng nhám.

BV:

Bông vải.

VLP:


Vậy liệu phụ.

PL:

Phế liệu.

ĐN:

Điện năng.

L:

Lương.

KHM:

Khấu hao máy.

QL:

Quản lý.

SP:

Sản phẩm.

LK:

Liên kết.


XX:

Xuất xưởng.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị ở xưởng tinh chế ..................................8
Bảng 4.1: Bảng thống kê các chi tiết của sản phẩm .............................................. 28
Bảng 4.2: Bảng thống kê lượng sơn cần dùng ..................................................... 51
Bảng 4.3: Bảng thống kê vật liệu phụ cần dùng.................................................... 52
Bảng 4.4: Bảng thống kê số lượng vật liệu liên kết .............................................. 53
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp giá nguyên liệu ............................................................. 57
Bảng4.6: Bảng giá các vật liệu liên kết ................................................................. 59

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí tại nhà máy ............................................................................. 7
Hình 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm .................................................................... 10
Hình 2.3: Một số sản phẩm công ty đang sản xuất .................................................. 12
Hình 3.1: Sản phẩm 1 ............................................................................................... 16
Hình 3.2: Sản phẩm 2 ............................................................................................... 17

Hình 3.3: Sản phẩm 3 ............................................................................................... 18
Hình 3.4: Sản phẩm 4 ............................................................................................... 19
Hình 3.5: Mô hình sản phẩm .................................................................................... 24
Hình 4.1: Mô hình phối cảnh sản phẩm ................................................................... 25
Hình 4.2: Liên kết mộng ô van âm dương ............................................................... 27
Hình 4.3: Liên kết vis ............................................................................................... 27
Hình 4.4: Liên kết bu lông – tán cấy ........................................................................ 27
Hình 4.5: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ........................................................................ 31
Hình 4.6: Biểu đồ ứng suất nén ................................................................................ 36
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ........................................................... 48

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp, đô thị

hoá phát triển, tính chất sản xuất đã được xã hội hoá cao hơn đòi hỏi các sản phẩm
mộc cũng luôn gắn bó chặt chẽ với những thay đổi về kỹ thuật và đời sống xã hội
loài người. Đối với các sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng tạo của kỹ thuật
và tính nhân văn phải luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài hoà nhằm mục
đích tạo lập một môi trường sống phù hợp với quá trình phát triển của con người.
Chính vì vậy trong quá trình thiết kế sản phẩm mộc đòi hỏi người thiết kế phải có
những thay đổi về kết cấu, kiểu dáng, mẫu mã… sao cho phù hợp với nhu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng. Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam

hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù các sản phẩm mộc đã tồn
tại và phát triển từ lâu đời, được xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, nhưng cho đến nay những sản phẩm xuất khẩu đa số được sản xuất theo
đơn đặt hàng hoặc mẫu của khách nước ngoài, còn sản phẩm sử dụng trong nước
được sản xuất theo kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa có sự đổi mới trong việc tạo
mẫu để đưa ra thị trường sản phẩm có kiểu dáng đẹp đáp ứng yêu cầu thực tế. Bên
cạnh đó số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng
yêu cầu, thiếu kỹ năng. Nguồn gỗ nguyên liệu vẫn còn bị động, hiện Việt Nam đang
nhập khẩu khoảng 70 -80 %, kể cả các phụ liệu sản xuất như keo, sơn, giấy dán
trang trí các loại… vẫn phải nhập khẩu do ngành công nghiệp phù trợ ở Việt Nam
chưa phát triển. Những hạn chế trên đã làm kìm hãm sự tăng trưởng của ngành chế
biến gỗ nước ta và làm giảm tính cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và những khó khăn
mà các DN chế biến gỗ đang gặp phải trong vấn đề tạo ra những mẫu mã sản phẩm

2


mới có tính chất thương hiệu, được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp, sự hướng
dẫn của TS. Hoàng Thị Thanh Hương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Thiết kế
bàn trang điểm đa năng” tạo ra mẫu mã mới lạ, độc đáo góp phần làm đa dạng hóa
mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt không những trong nước mà còn cả trên thị trường thế
giới, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế và sự thỏa mãn cho người sử dụng.
1.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trong công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, công tác thiết kế mang ý nghĩa to

lớn. Đối với dòng sản phẩm trong nước, nếu chú trọng đến thiết kế sẽ dần loại bỏ
được việc sản xuất theo kinh nghiệm, sản phẩm mang tính khoa học công nghệ cao,

đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Đối với dòng sản
phẩm xuất khẩu hiện đang là thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam thì việc thiết kế
giúp cho sản phẩm mang đậm phong cách người Việt Nam, không còn phụ thuộc
vào các Cataloge của khách hàng, nhằm tạo thương hiệu uy tín trên thương trường
cũng như đưa ngành chế biến gỗ Việt Nam lên một tầm cao mới.
1.3.

Những yêu cầu khi thiết kế sản phẩm mộc

1.3.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
-

Hình dáng: hình dáng phải cân đối phù hợp với chiều cao của người sử dụng,

chiều cao chiều dài và rộng phải cân đối hài hòa không tạo sự pha lệch giữa các chi
tiết bộ phận.
-

Đường nét: sắc sảo vuông thành, sắc cạnh uốn lượn mềm mại góp phần tạo

nên giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Đường cong uốn lượn tạo sự hài hòa với chi tiết
thẳng tạo nên cái nhìn mới lạ cho sản phẩm, cho thấy sự sáng tạo của người thiết kế
và trình độ tay nghề của người chế tạo cộng với kỹ thuật máy móc của công ty.
-

Màu sắc: tùy vào vị trí đặt sản phẩm mà ta phối màu cho phù hợp với không

gian. Màu sắc có thể tôn lên vẻ đẹp và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Đối
với sản phẩm phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí màu sắc nên nhẹ nhàng làm sao cho
sản phẩm vừa đẹp có tính thẩm mỹ phù hợp với vị trí đặt nó khi nhìn vào ta thấy dễ

chịu không tác động đến thần kinh con người và có được cảm giác thoải mái.

3


-

Mẫu mã : mẫu mã sản phẩm mới lạ mang phong cách hiện đại phù hợp thời

trang, phù hợp với độ tuổi sử dụng, phù hợp với môi trường sử dụng.
1.3.2. Yêu cầu về sử dụng
-

Yêu cầu về công dụng trực tiếp : Sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng,

đúng môi trường.
-

Yêu cầu về độ bền: bàn trang điểm cần được tính toán các thông số về độ

bền, ứng suất đảm bảo các mối liên kết bền vững và an toàn.
-

Yêu cầu tuổi thọ: độ bền tỉ lệ thuận với tuổi thọ sản phẩm. Nguyên liệu tốt

xử lý đúng thời gian và quy trình, các mối liên kết chặt chẽ thì sản phẩm càng tốt
tuổi thọ càng cao.
Yêu cầu tiện nghi tiện lợi: thỏa mãn nhu cầu người sử dụng, thoải mái, thuận tiện
trong quá trình sử dụng, thuận lợi trong quá trình di chuyển.
1.3.3. Yêu cầu về kinh tế:

Kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của của người tiêu dùng, sản phẩm
đẹp bền phù hợp với túi tiền sẽ được người mua hàng ưa chuộng. Điều đó đòi hỏi
nhà sản xuất phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm làm sao cho nhà sản xuất vẫn có
lời, sản xuất bình ổn người tiêu dùng hài lòng. Để đạt được yêu cầu đó nhà thiết kế
phải có phương pháp sử dụng nguyên vật liệu hợp lí, lựa chọn nguyên liệu phù hợp
với môi trường sử dụng, công nghệ gia công sản phẩm hợp lí, đúng trình độ công
nhân...

4


1.3.4. Yêu cầu về môi trường:
 Yêu cầu về nguyên liệu: sản phẩm mộc được làm từ các nguyên liệu gỗ phải
thân thiện với môi trường và sau quá trình sử dụng, có thể xử lý tái sinh theo đúng
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
 Yêu cầu về sử dụng các hóa chất: hóa chất sử dụng phải không gây độc hại
cho người sử dụng.

5


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về tình hình phát triển của công nghiệp chế biến gỗ ở Việt

Nam
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có những bước
phát triển mạnh mẽ, hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 6

của Việt Nam sau dầu thô, may mặc, giầy da, thủy sản và điện tử. Nếu như năm
2000 cả nước chỉ có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ thì đến năm 2009 con số này
đã tăng đến 2.500, theo Hiệp hội Chế biến gỗ & thủ công mỹ nghệ TP.HCM thì
xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 đạt 3,9 tỉ đô la tăng 14,4% so với năm 2010. Về thị
trường, đồ gỗ Việt nam đã được xuất khẩu sang 120 nước và vùng lãnh thổ, trong
đó Hoa Kỳ, EU và Nhật bản đã trở thành thị trường trọng điểm xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam.
Sản phẩm chế biến gỗ của Việt nam chủ yếu gồm 5 nhóm: mộc nội thất,
mộc bàn ghế ngoài trời, ván nhân tạo, mộc mỹ nghệ, đồ gỗ kết hợp với vật liệu
khác (song, mây, da, mút, kim loại, v.v...).
Tuy nhiên, ngành chế biến lâm sản của nước ta vẫn còn nhiều mặt hạn chế về
mặt thị trường tiêu thụ và mẫu mã sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp không có
thị trường tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng và thiết kế mẫu
mã từ khách hàng nước ngoài. Trong số 2.500 DN hoạt động ngành gỗ thì đã có hơn
50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị đã đơn giản lại còn lạc hậu. Bên
cạnh đó số lượng và chất lượng của đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng
yêu cầu, nguồn gỗ nguyên liệu vẫn còn bị động, hiện Việt Nam đang nhập khẩu
khoảng 70 -80 %, kể cả các phụ liệu sản xuất như keo, sơn, giấy dán trang trí các
loại… vẫn phải nhập khẩu. Những hạn chế trên đã làm kìm hãm sự tăng trưởng của

6


ngành chế biến gỗ nước ta và làm giảm tính cạnh tranh với các nước khác trên thế
giới.
2.2. Tổng quan về công ty Công nghiệp & XNK Cao su
2.2.1. Giới thiệu về công ty Công nghiệp & XNK Cao su
Công ty Công nghiệp & XNK Cao su được thành lập năm 1984 là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam, nay là Tập Đoàn Công
Nghiệp Cao Su Việt Nam. Ngày 01/07/2005 công ty chuyển sang công ty Cổ phần

và được đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp & XNK Cao su (viết tắt là
RUBICO). Hiện nay công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc (trong đó có 4 xí nghiệp chế
biến gỗ, 1 xí nghiệp cao su kỹ thuật) và 1 Công ty TNHH với hơn 1.500 CNV.
Các đơn vị trực thuộc gồm:
-

Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa

-

Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An

-

Xí nghiệp Lâm Hòa Phát

-

Xí nghiệp Tam Phước

-

Xí nghiệp Cao su kỹ thuật Tam Đông Hiệp

-

Công ty TNHH một thành viên thương mại & địa ốc Hồng Phúc
Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2011, xí nghiệp Tam Phước được sáp nhập vào xí

nghiệp Đông Hòa hợp thành một đơn vị duy nhất của công ty trong lĩnh vực này.

Xưởng A là một trong 3 phân xưởng thuộc xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
chuyên sản xuất, kinh doanh gỗ Cao su và các sản phẩm tinh chế từ Cao su và loại
gỗ tạp khác là keo lá tràm. Với vị trí thuộc địa phận xã Đông Hòa, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Dương, rất gần Quốc lộ 1A nên thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên
liệu và sản phẩm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước EU và Mỹ, Canada,
Nhật Bản,Hàn Quốc...

7


Xí nghiệp tinh chế gỗ Cao su Đông Hòa xuất khẩu sản phẩm thông qua kênh phân
phối IKEA (Thụy Điển) 5B Tôn Đức Thắng – Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh.
2.2.2. Cơ cấu nhân sự trong xí nghiệp
 Ở phân xưởng xẻ có khoảng 70 người.
 Ở phân xưởng mộc có 2 khâu:
• Khâu tạo phôi gồm cả sản xuất ván ghép thanh có 190 công nhân, 1 quản
đốc, 2 phó quản đốc và 2 thống kê giao phôi.
• Khâu tinh chế gồm 230 công nhân, 1 quản đốc và 2 phó quản đốc.
Sơ đồ bố trí tại xưởng A:

Hình 2.1: sơ đồ bố trí tại nhà máy
2.2.3. Tình hình máy móc và nguyên liệu trong xí nghiệp
2.2.3.1. Máy móc tại xí nghiệp
-

Khu xưởng xẻ

- Xẻ phá:
Xưởng xẻ hiện có 5 cưa vòng nằm xẻ phá. Máy tương đối cũ. Có khu vực
mài lưỡi cưa xẻ phá bằng tay.Không có bộ phận hút bụi.

- Xẻ lại:

8


Số lượng cưa đĩa xẻ lại là 8. Có khu vực mài lưỡi cưa đĩa xẻ lại bằng tay.
Cũng không có hệ thống hút bụi.
-

Khu tinh chế:
Trong khu vực này gồm có các máy rong cạnh Lipxo (số lượng 6), máy bo 4

mặt (số lượng 2), máy bo 2 mặt ( số lượng 4), máy cắt tề đầu (số lượng 15), máy
phay mộng ovan, máy phai mộng răng lược ( số lượng 1), máy ghép thanh ( số
lượng 1), máy ghép tấm ( số lượng 1)…..Hầu hết các máy còn hoạt động tương đối
tốt nhưng việc tiếng ồn và bụi còn gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất tại
Xí nghiệp.
Bảng 2.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị tại xưởng tinh chế:
STT

Tên máy

Số lượng

1

Máy cưa vòng lượn

3


2

Máy cưa đĩa xẻ lại

8

3

Máy bào 1 mặt

1

4

Máy bào 2 mặt

1

5

Máy bào 4 mặt

3

6

Máy đánh mộng dương

4


7

Máy đánh mộng âm

3

8

Máy Toupi

6

9

Máy Router

7

10

Máy cắt

4

11

Máy khoan đa đầu hơi

1


9


2.2.3.2.

12

Máy khoan đa đầu

7

13

Máy khoan cần

6

14

Máy rong cạnh

2

15

Máy finger

2

16


Máy ghép dọc

2

17

Máy chép hình

1

18

Máy chà nhám thùng

3

Nguyên liệu của xí nghiệp

Nguyên liệu trong Xí nghiệp hiện nay là gỗ cao su, keo lá tràm có nguồn gốc
từ Gia Lai, KonTum,Tây Ninh, Đăklăk, Đồng Nai, Bình Phước….Ngoài ra còn
nhập từ Malaysia. Nguyên liệu trước khi đem về bãi đã được cắt khúc dài khoảng 2
mét.
Chất lượng gỗ tại bãi tương đối tốt, gỗ hầu như không bị sâu nấm, khuyết tật
thường gặp ở đây là gỗ bị cong vênh, nứt đầu và mục trong nhưng chiếm tỉ lệ tương
đối ít.
Nguyên vật liệu phụ là các loại giấy nhám (loại 100, 180, 240, 400…), đinh
vít, keo, bả bột, sơn…Với nguồn nguyên liệu dự trữ khá lớn Xí nghiệp có thể hoạt
động trong vòng hai tháng khi nguồn nguyên liệu bên ngoài không cung ứng kịp
thời.

2.2.3.3.

Quy trình sản xuất tại xí nghiệp

Các sản phẩm mộc dù có những đặc điểm và công dụng khác nhau đều được gia
công theo quy trình nhất định để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình sản
xuất tại xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa như sau:

10


Hình 2.2: Quy trình sản xuất
- Nguyên liệu: Nguyên liệu được nhập về đã qua tẩm sấy, đạt độ ẩm từ 8-12 %
và được xẻ theo quy cách.
- Tạo phôi: Nguyên liệu được đưa qua máy bào, ghép…tạo phôi theo quy cách
đã chọn sẵn.
- Định hình: Đây là giai đoạn định hình tạo ra chi tiết khác nhau sử dụng máy
phay, máy CNC, máy đánh mộng, router, toupi... Và cũng là giai đoạn quan trọng
đảm bảo tính chính xác của các bộ phận để lắp ráp cho chính xác.
- Chà nhám: Các chi tiết được chà nhám để đảm bảo độ nhẵn bề mặt, tùy theo
hình dáng, kích thước chi tiết mà sử dụng một loại máy chà nhám cho phù hợp.
- Lắp ráp: Sau giai đoạn định hình, chà nhám các chi tiết được đưa qua xưởng
lắp ráp để ráp lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Sơn: Những sản phẩm đã được lắp ráp và chà nhám xong sẽ được đưa vào
phân xưởng sơn để sơn theo yêu cầu, thị hiếu của khách hàng.
- Đóng gói: Các sản phẩm sau khi qua phân xưởng sơn được xem là thành phẩm
và được đóng gói nhập kho thành phẩm. Đây là những sản phẩm được khách hàng
chấp nhận theo tiêu chuẩn trong hợp đồng.

11



2.2.4. Một số sản phẩm công ty đang sản xuất

Sản phẩm RBC004

Sản phẩm RBC 505

Sản phẩm RBC 005

12


Sản phẩm RBC 506

Sản phẩm RBC 508

Hình 2.3 : Một số sản phẩm công ty đang sản xuất

13


×