Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ KIẾN VÀNG THUỘC XÃ TÂN ÂN VÀ VIÊN AN ĐÔNG, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LIÊU LÝ BÌNH

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA
RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ KIẾN VÀNG
THUỘC XÃ TÂN ÂN VÀ VIÊN AN ĐÔNG,
HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

LIÊU LÝ BÌNH

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA
RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ KIẾN VÀNG
THUỘC XÃ TÂN ÂN VÀ VIÊN AN ĐÔNG,
HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả ngày hôm nay, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các
Thầy,Cô trong trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn thầy
Nguyễn Minh Cảnh - Trưởng Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng cùng các Thầy,
Cô khác trong Bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đềi tài này.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Viên Ngọc Nam, người thầy tận tuỵ, hết lòng
giúp đỡ học trò, dành những thời gian quý bấu của mình để giúp đỡ tôi, giúp tôi
hoàn thành khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến
Vàng, xã Tân Ân, cũng như các Cô, Chú tại xã Viên An Đông đã giúp đỡ tôi
trong khoảng thời gian đi ngoại nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn Trương Minh Quang, bạn Trần Quốc Khải, bạn
Nguyễn Hữu Khắp, bạn Nguyễn Văn Thịnh và cô Nguyễn Thị Hà đã giúp đỡ
nhiệt tình trong khoảng thời gian ngoại nghiệp, để tôi có được kết quả như ngày
hôm nay.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Liêu Lý Bình


i


TÓM TẮT
Đề tài “Định lượng khả năng tích tụ carbon của rừng Đước (Rhizophora
apiculata Blume) tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng thuộc xã Tân Ân và
Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”. Số liệu được thu thập từ 10 ô
điều tra 2.500 m2 (50 m x 50 m), trong mỗi ô điều tra lập 5 ô đo đếm 100 m2 (10
m x 10 m) và từ 30 cây giải tích.
Kết quả cho thấy, tổng sinh khối tươi trung bình của cây cá thể là 251,02 ±
119,62 Kg/cây, kết cấu sinh khối tươi như sau: Thân (76,18%) > cành (11,40%) >
lá (6,61%) > rễ trên mặt đất (5,81%).
Tổng sinh khối khô trung bình của cây cá thể là 161,27 ± 79,15 Kg/cây, kết cấu
sinh khối khô như sau: Thân (79,74%) > cành (11,16%) > rễ trên mặt đất (5,77%)
> lá (3,33%).
Tổng sinh khối tươi trung bình của quần thể là 286,43 ± 82,70 tấn/ha, trong đó
thân chiếm 76,41%, cành chiếm 11,67%, lá chiếm 6,20% và rễ trên mặt đất chiếm
5,72%.
Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể là 179,64 ± 53,32 tấn/ha, trong đó
thân chiếm 80,21%, cành chiếm 11,36%, rễ trên mặt đất chiếm 5,23% và lá chiếm
3,19%.
Phương trình biểu thị tốt nhất mối quan hệ giữa khả năng tích tụ carbon, sinh
khối với D1,3 và quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi có dạng Y = a*Xb.
D1,3 trung bình của cây cá thể là 12,56 ± 2,35 cm, Hvn trung bình của cây cá thể
là 14,80 ± 1,39 m, tổng lượng carbon mà cây tích tụ là 71,33 ± 31,06 Kg/cây.
Lượng carbon mà rừng Đước tích tụ trung bình là 91,33 ± 23,86 tấn/ha.
Tổng trữ lượng carbon tích tụ của rừng Đước là 156.312,79 tấn, với mức giá 5
USD/tấn thành tiền là 59,66 tỷ đồng, giá 7,5 USD/tấn thành tiền là 89,50 tỷ đồng
và với mức giá 10 USD/tấn thành tiền là 119,33 tỷ đồng.


ii


SUMMARY
Title on “Quantifying carbon accumulation ability of Mangrove (Rhizophora
apiculata Blume) in Kien Vang Protection Forest Management in Tan An and
Vien An Dong village, Ngoc Hien district, Ca Mau province”. Data were colleted
from 10 square plots 2.500 m 2 (50 m x 50 m), in each plot set 5 subplots of 100 m2
(10 m x 10 m) and from 30 felled trees analysis.
The results showed that the average of total fresh biomass of individual trees is
251,02 ± 119,62 (kg/tree), fresh biomass structure as follows: Trunks (76,18%)>
stems (11,40%) > roots on the ground (6,61%) > leaves (5,81%).
The total average dry biomass os individual trees is161,27 ± 79,15 (kg/tree),
dry biomass structures as follows: Trunks (79,74%) > stem (11,16%) > roots on
the ground (5,77%) > leaves (3,33%).
The total fresh biomass of the population average was 286,43 ± 82,70 (tan/ha),
with trunk accounted for 76,41%, stem for 11,67%, leaves for 6,20% and roots on
the ground accounted for 5,72%.
The total dry biomass of the population average is 179,64 ± 53,32 (ton/ha), with
trunk accounted for 80,21%, stem for 11,36%, leaves for 5,23% and roots on the
ground accounter for 3,19%.
The equation best represents the relationship between the ability to accumulate
carbon, biomass wonderful D1,3 and the relationship between dry biomass with
fresh biomass has the form Y = a*Xb.
D1,3 average of individual trees is 12,56 ± 2,35 cm, Hvn average of individual
trees was 14,80 ± 1,39m, total tree carbon accumulation was 71,33 ± 381,06
(kg/tree).
The average amount of carbon that forests accumulationis 91,33 ± 23,86

iii



(ton/ha).
Total reserves of carbon accumulation of mangrove is 156.312,79 tons, at a
price of 5 USD/ton equivalent 59.664.591.195,4(VND), at 7,5 USD/ton equals
89.496.886.793,0(VND) and prices 10 USD/ton equals 119.329.182.390,7(VND).

iv


MỤC LỤC
TỰA

TRANG

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Summary

ii

Mục lục

v


Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình và biểu đồ

xi

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

2

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


3

2.1. Nghiên cứu sinh khối

3

2.1.1. Nghiên cứu sinh khối trong nước

3

2.1.2. Nghiên cứu sinh khối ngoài nước

4

2.2. Một số phương pháp điều tra tích tụ carbon trong lâm nghiệp

5

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.1. Nội dung nghiên cứu

6

3.2. Phương pháp nghiên cứu

7

3.2.1. Chuẩn bị


7

3.2.2. Ngoại nghiệp

8

3.2.3. Nội nghiệp

9

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

11

4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu

11

v


4.2. Tương quan giữa Hvn với D1,3

12

4.3. Tương quan giữa V với Hvn và D1,3

13

4.4. Sinh khối cây cá thể


14

4.4.1. Sinh khối tươi cây cá thể

14

4.4.2. Tương quan sinh khối tươi cây cá thể với D1,3

16

4.4.3. Sinh khối khô cây cá thể

18

4.4.4. Tương quan giữa sinh khối khô cây cá thể với D1,3

20

4.4.5. Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể

21

4.5. Khả năng tích tụ C của cây cá thể

23

4.6. Tương quan giữa khả năng tích tụ C cây cá thể với D1,3

25


4.6.1. Tương quan giữa carbon của thân với D1,3

25

4.6.2. Tương quan giữa carbon cành với D1,3

26

4.6.3. Tương quan giữa carbon lá với D1,3

28

4.6.4. Tương quan giữa carbon rễ trên mặt đất với D1,3

29

4.6.5. Tương quan giữa carbon của toàn bộ cây (C_tong) với D1,3

30

4.6.6. Các phương trình carbon của các bộ phận cây với D1,3

32

4.7. Khả năng tích tụ C của quần thể

33

4.7.1. Sinh khối tươi của quần thể


33

4.7.2. Sinh khối khô của quần thể

35

4.7.3. Khả năng tích tụ C của quần thể

37

4.7.4. Tổng trữ lượng carbon của quần thể

38

4.8. Đánh giá khả năng vận dụng của đề tài

41

4.9. Lượng giá khả năng tích tụ carbon

43

4.10.Bản đồ trữ lượng carbon

45

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47


5.1. Kết luận

47

5.2. Kiến nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C_than

Carbon tích tụ trong thân

C_canh

Carbon tích tụ trong cành

C_la

Carbon tích tụ trong lá

C_re_tmd


Carbon tích tụ trong rễ trên mặt đất

C_tong

Carbon tích tụ trong toàn bộ cây

CF

Correction factor – Hệ số hiệu chỉnh

CO2

Khí carbonic

D1,3

Đường kính đo tại vị trí 1,3 m

DTC

Độ tàn che

G

Tiết diện ngang

GPS

Global Positioning System – Máy định vị toàn cầu


Hvn

Chiều cao vút ngọn

Kg

Kilogam

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change – Liên Ban
Chính phủ về biến đổi khí hậu

N/ô

Số cây trong một ô

Pa

P – Value của tham số a

Pb

P – Value của tham số b

Ppm

Parts Per Million – Một phần triệu


R2

R-squared – Hệ số xác định

REDD

Reducing

Emission

from

Deforestation

and

Forest

Degradation – Giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái
rừng
SEE

Standard Error of Est – Sai số tiêu chuẩn của ước lượng

vii


SKK

Sinh khối khô


SKT

Sinh khối tươi

V

Thể tích

VAD

Viên An Đông

Wk_than

Sinh khối khô của bộ phận thân

Wk_canh

Sinh khối khô của bộ phận cành

Wk_la

Sinh khối khô của bộ phận lá

Wk_re_tmd

Sinh khối khô của bộ phận rễ trên mặt đất

Wk_tong


Sinh khối khô của toàn bộ cây

Wt_than

Sinh khối tươi của bộ phận thân cây

Wt_canh

Sinh khối tươi của bộ phận cành cây

Wt_la

Sinh khối tươi của bộ phận lá cây

Wt_re_tmd

Sinh khối tươi của bộ phận rễ trên mặt đất

Wt_tong

Sinh khối tươi của toàn bộ cây

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả nghiên cứu sinh khối
Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan giữa Hvn – D1,3
Bảng 4.2: Tương quan giữa V với Hvn và D1,3

Bảng 4.3: Bảng sinh khối tươi cây cá thể theo từng cây và theo từng bộ phận cây
Bảng 4.4: Các hàm tương quan giữa sinh khối tươi (Wt_tong) với D1,3
Bảng 4.5: Sinh khối khô cây cá thể theo từng bộ phận cây
Bảng 4.6: Các hàm tương quan giữa sinh khối khô toàn bộ cây với D1,3
Bảng 4.7: Các hàm tương quan giữa Wk_tong với Wt_tong
Bảng 4.8: Khả năng tích tụ carbon và tỷ lệ carbon theo từng bộ phận cây
Bảng 4.9: Các hàm tương quan giữa carbon của thân với D1,3
Bảng 4.10: Các hàm tương quan giữa carbon cành (C_canh) với D1,3
Bảng 4.11: Các hàm tương quan giữa carbon lá với D1,3
Bảng 4.12: Các hàm tương quan giữa carbon rễ trên mặt đất với D1,3
Bảng 4.13: Các hàm tương quan giữa carbon toàn bộ cây với D1,3
Bảng 4.14: Phương trình carbon của các bộ phận cây với D1,3
Bảng 4.15: Sinh khối tươi quần thể (xem chi tiết tại phụ lục 29)
Bảng 4.16: Sinh khối khô quần thể (xem chi tiết tại phụ lục 31)
Bảng 4.17: Khả năng tích tụ carbon của quần thể ( xem chi tiết tại phụ lục 33)
Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp lượng carbon tích tụ và các chỉ tiêu điều tra (tính
trên đơn vị 1ha)
Bảng 4.19: Kết quả trữ lượng carbon tích tụ và ước tính lượng CO2 hấp thụ
Bảng 4.20: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa khả năng tích tụ carbon với các
chỉ tiêu
Bảng 4.21: Tương quan giữa khả năng tích tụ carbon với các chỉ tiêu

ix


Bảng 4.22: Các hàm tương quan giữa C_tong với Wk_tong
Bảng 4.23: Kết quả so sánh hai phương trình
Bảng 4.24: Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 theo giá thấp nhất
Bảng 4.25: Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 theo giá trung bình
Bảng 4.26: Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 theo giá cao nhất


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Hình 3.2: Máy định vị GPS và la bàn
Hình 3.3: Ô điều tra và ô đo đếm
Hình 4.1: Vị trí các ô nghiên cứu
Hình 4.2: Đồ thị tương quan giữa Hvn – D1,3
Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi của từng bộ phận cây cá thể
Hình 4.4 : Đồ thị thể hiện tương quan giữa sinh khối tươi và D1,3
Hình 4.5: Tỷ lệ sinh khối khô theo từng bộ phận của cây cá thể
Hình 4.6: Đồ thị tương quan giữa sinh khối khô cây cá thể với D1,3
Hình 4.7: Đồ thị so sánh giữa các hàm
Hình 4.8: Tỷ lệ carbon tích tụ trong từng bộ phận của cây cá thể
Hình 4.9: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa C_than với D1,3
Hình 4.10: Đồ thị so sánh giữa các hàm
Hình 4.11: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa carbon lá với D1,3
Hình 4.12: Đồ thị tương quan giữa carbon rễ trên mặt đất với D1,3
Hình 4.13: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa C_tong với D1,3
Hình 4.14: Đồ thị thể hiện các hàm
Hình 4.15: Kết cấu sinh khối tươi của quần thể
Hình 4.16: Kết cấu sinh khối khô của quần thể
Hình 4.17: Kết cấu khả năng tích tụ carbon của quần thể
Hình 4.18: Đồ thị so sánh giữa các hàm
Hình 4.19: Bản đồ trữ lượng carbon của khu vực nghiên cứu

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây các vấn đề như hiện tượng nóng lên của trái đất, hiện
tượng băng tan, biến đổi khí hậu toàn cầu…đang được con người rất quan tâm.
Nguyên nhân chính xảy ra các hiện tượng đó được cho là do khí thải công nghiệp.
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho Việt Nam. Thiên tai,
đặc biệt là bão, lũ, lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và quy
mô. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1oC / thập kỷ, mực nước biển dâng từ 2,5 cm
– 3,0 cm / thập kỷ trong thế kỷ qua (Biến đổi khí hậu và REDD).
Công nghiệp ngày càng phát triển, lượng khí độc hại thải vào bầu không khí
càng cao. Trong các chất khí độc hại đó có khí carbonic (CO2). IPCC ước tính,
60% nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên là do khí CO2, nồng độ CO2 trong khí
quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850 – 1998 (IPCC,
2000).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng rừng có vai trò rất quan trọng trong
việc lưu giữ carbon, từ rừng tự nhiên cho tới rừng trồng, trong đó có rừng ngập
mặn. Lượng carbon lưu giữ trong rừng ngập mặn và đặc biệt là trầm tích rừng
ngập mặn rất lớn, gấp 50 lần lượng carbon lưu trữ trong rừng nhiệt đới (Nguyễn
Tài Tuệ, 2012).
Đối với Việt Nam, rừng ngập mặn cũng có vai trò rất quan trọng trong việc lưu
trữ carbon, ngoài ra đây còn là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật. Do chiến tranh,
dân số tăng nhanh và nhu cầu kinh tế ngày càng tăng, rừng ngập mặn của Việt
Nam bị tàn phá nặng nề, khiến cho rừng ngập mặn Việt Nam bị chia cắt thành
nhiều khoảnh. Điều này có ảnh hưởng không tốt cho các dự án, chi phí cố định

1



của một dự án carbon sẽ phải được chia theo diện tích, một khoảnh rừng nhỏ sẽ
tương đương với một lượng carbon nhỏ, điều này sẽ làm tăng nguy cơ thất bại của
một dự án do không đáp ứng đủ tín chỉ carbon trong giai đoạn đầu của dự án trong
khi chi phí khởi động dự án rất cao (Hội thảo Katoomba XVIII, 2010).
Nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên rừng đang bị con người khai thác quá mức,
bình ổn cuộc sống cho người dân sống dựa vào rừng và hòa nhập với các nước
tiến bộ trên thế giới, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ – CP, Hà
Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2010 về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Định lượng khả
năng tích tụ carbon của rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) tại Ban
Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng thuộc xã Tân Ân và Viên An Đông, huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau”. Nhằm góp phần áp dụng các phương pháp nghiên
cứu, phổ biến các vấn đề nghiên cứu và cung cấp thông tin cho việc chi trả dịch vụ
môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ – CP, Hà Nội, ngày 24 tháng 09
năm 2010 của Chính phủ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định lượng carbon tích tụ tại rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume)

tại xã Tân Ân thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ KiếnVàng và Viên An Đông,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
-

Bước đầu cung cấp thông tin cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng theo

Nghị định số 99/2010/NĐ – CP, Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính
phủ.
1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, kinh phí và nhân lực nên đề tài chỉ thực hiện định

lượng khả năng tích tụ carbon trên mặt đất tại 10 ô điều tra của rừng Đước
(Rhizophora apiculata Blume) tại xã Tân Ân thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ
Kiến Vàng và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu sinh khối
Sinh khối được hiểu là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển
hoặc số lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng (Tổng Cục môi
trường, 2009). Đối với rừng, có thể hiểu sinh khối là tập hợp các sinh vật có trong
hệ sinh thái rừng ờ thời điểm quan sát về số lượng và trọng lượng.
Trong lâm nghiệp, sinh khối có vai trò rất quan trọng, nó được dùng để đánh
giá qúa trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
2.1.1. Nghiên cứu sinh khối trong nước
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sinh khối đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm, họ đã cống hiến nhiều kết quả có giá trị to lớn đối với nền kinh tế
nước nhà.
Viên Ngọc Nam (2011) đã nghiên cứu về khả năng tích tụ carbon của rừng
Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng
ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, lượng carbon tích
tụ cao nhất là 138,65 ± 7,43 tấn C/ha ở cấp tuổi 1 (tuổi từ 27 – 31), thấp nhất là
58,68 ± 7,72 tấn C/ha ở cấp tuổi 4 (tuổi từ 11- 16). Trung bình trong quần thể là
97,26 tấn C/ha, biến động từ 58,68 – 138,65 tấn C/ha. Lượng carbon tích luỹ cao
nhất tại bộ phận thân, tiếp theo là cành, rễ và thấp nhất là bộ phận lá.
Lê Quang Việt, 2010. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng Cao Su
(Hevea brasiliensis Muell Arg) trồng tại Nông trường cao su Long Tân, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy lượng sinh khối tươi cây cá thể

trung bình là 915,85 ± 666,48 kg/cây, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là bộ phận
thân với 96,4%, tiếp theo là bộ phận cành 3,3% và thấp nhất là bộ phận lá 0,3%.

3


Sinh khối khô trung bình của quần thể đạt 254,89 ± 12,89 tấn/ha, trong đó lô 82 có
lượng sinh khối khô trung bình lớn nhất là 291,68 tấn/ha, sinh khối khô toàn lô lớn
nhất tại lô 77 với 6.825,37 tấn.
Nguyễn Xuân Phước (2009) đã nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Keo Tai Tượng (Acacia mangium Willd) trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam. Kết quả sau khi nghiên cứu như sau.
STT

1

2

3

4

Nội dung

Tổng

(1)
(2)
Sinh khối tươi
127,06 ± 37,89

cây cá thể trung
kg/cây
bình
Sinh khối khô
57,17 ± 17,30
cây cá thể trung
kg/cây
bình
Sinh khối tươi
91,26 ± 17,80
quần thể trung
tấn/ha
bình
Sinh khối khô
40,81 ± 7,98
quần thể trung
tấn/ha
bình

Thân
(%)
(3)

Cành
(%)
(4)


(%)
(5)



(%)
(6)

60,79

13,89

14,76

10,56

61,18

16,85

11,95

10,02

59,97

14,91

14,62

10,50

60,36


17,85

11,83

9,96

Bảng 2.1: Kết quả nghiên cứu sinh khối
Trữ lượng hấp thụ CO2 của toàn bộ khu vực nghiên cứu là 206.148,68 tấn với
diện tích là 4.011,30 ha. Khả năng hấp thụ CO2 của tuổi I là 28,37 ± 3,08 tấn/ha,
cấp tuồi II là 61,16 ± 8,59 tấn/ha, cấp tuổi III là 121,07 ± 13,06 tấn/ha.
2.1.2. Nghiên cứu sinh khối ngoài nước
Trong nghiên cứu sinh khối của rừng Đước ở rừng ngập mặn đảo Phuket trên
bờ biển Tây, Thái Lan, Christensen (1997) đã xác định được lượng tổng sinh khối
trên mặt đất ở rừng 15 tuổi đạt 159 tấn sinh khối khô trên một ha. Ngoài ra, nghiên
cứu còn so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và rừng mưa nhiệt đới, kết quả
cho thấy, lượng vật rụng ở rừng ngập mặn nhiều hơn so với lượng vật rụng tại
rừng mưa nhiệt đới.

4


Ở Malaysia, Putz, F. E. và Chan, H.T. (1986) đã nghiên cứu tăng trưởng, động
thái và năng suất rừng ngập mặn thành thục. Sinh khối trung bình trên mặt đất của
rừng ngập mặn tại Matang, Malaysia là 316 tấn/ha, cao nhất là 558 tấn/ha ở ven
sông và thấp nhất là 144 tấn/ha nơi gần đất liền (Hiroyuki, T. và ctv, 2000; Trích
dẫn bởi Viên Ngọc Nam, 2003).
2.2. Một số phương pháp điều tra tích tụ carbon trong lâm nghiệp
Peason. T, Walker. S và Brown. S 2005. Cẩm nang cho sử dụng đất, thay đổi
sử dụng đất và dự án Lâm nghiệp. Các tác giả đã sử dụng 30 cây tiêu chuẩn có cỡ

kính từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra các tác giả còn
sử dụng bảng tính dung lượng mẫu để lập ô tiêu chuẩn, có sai số nhỏ hơn 10% ở
mức ý nghĩa thống kê 95% do tổ chức Winrock lập (2007).
Các phương pháp điều tra tích tụ carbon trong lâm nghiệp:
 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng.
 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường.
 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích.
 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần.
 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ.
 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác.
 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng.
 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.

5


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
-

Xác định các nhân tố sinh trưởng như D1,3, Hvn , N/ô, từ đó xác định 30 cây

tiêu chuẩn có cỡ kính D1,3 từ nhỏ đến lớn, tạo thành một chuỗi D.
-

Tính toán thể tích cây tiêu chuẩn. Xây dựng phương trình tương quan giữa

Hvn với D1,3 và xây dựng phương trình tương quan giữa thể tích (V) với Hvn và
D1,3.

-

Xác định lượng carbon tích lũy trong các bộ phận của cây (thân, cành, lá và

rễ) và toàn bộ cây trên mặt đất:
+ Tính toán lượng carbon tích tụ trong các bộ phận của cây cá thể: Thân
cây, cành cây, lá cây và rễ cây. Từ đó suy ra lượng carbon của toàn bộ cây
trên mặt đất.
+ Xác định lượng carbon tích tụ của từng bộ phận cây và toàn bộ cây trên
đơn vị một ô điều tra.
+ Xác định lượng carbon tích tụ trên đơn vị một hécta của từng bộ phận
cây và toàn bộ cây trên mặt đất. Từ đó suy ra lượng carbon tích tụ trên mặt
đất trong khu vực nghiên cứu.
-

Xây dựng phương trình tương quan giữa carbon của từng bộ phân cây trên

mặt đất với D1,3. Từ đó đưa ra phương trình tương quan giữa carbon của toàn bộ
cây với D1,3.
-

Lượng giá khả năng tích tụ carbon của rừng Đước (Rhizophora apiculata

Blume) tại xã Tân Ân thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng và Viên An
Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau theo giá thị trường carbon tại thời điểm
nghiên cứu.

6



Thu thập số liệu về các nhân tố sinh trưởng. Chọn 30 cây tiêu chuẩn.

Tính toán thể tích cây tiêu chuẩn. Xây dựng phương trình tương quan
giữa Hvn với D1,3 và giữa V với Hvn và D1,3.
Xác định lượng carbon tích tụ trên mặt đất của từng bộ phận cây.

Xác định lượng carbon tích tụ trên mặt đất của toàn bộ cây.

Suy ra lượng carbon tích tụ trên mặt đất của từng bộ phận cây và toàn
bộ cây trên đơn vị một ô điều tra, một hécta và toàn bộ khu vực
nghiên cứu.

Lượng giá khả năng tích tụ carbon của rừng Đước.
Hình 3.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là thu thập số liệu ngoài thực địa để xác định lượng tích
tụ carbon trong rừng ngập mặn tại xã Tân Ân thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ
Kiến Vàng và xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Ô đo đếm được thiết lập dựa trên phương pháp nghiên cứu của Peason. T,
Walker. S và Brown. S, 2005. Cẩm nang cho sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và
dự án Lâm nghiệp, Winrock International.
3.2.1. Chuẩn bị
Thu thập các tài liệu thứ cấp về khu vực nghiên cứu:
-

Bản đồ hiện trạng.

-

Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên


cứu.

7


-

Thu thập các số liệu liên quan đến diện tích khu vực nghiên cứu.

Chuẩn bị các phiếu điều tra.
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: La bàn, GPS, thước đo cao, thước dây và
một số dụng cụ khác.

Hình3.2: Máyđịnh vị GPS và la bàn
3.2.2. Ngoại nghiệp
Tiến hành khảo sát địa hình khu vực nghiên cứu. Dùng máy định vị GPS và la
bàn để xác định vị trí và lập ô điều tra.

Hình 3.3: Ô điều tra và ô đo đếm

8


Lập 10 ô điều tra có diện tích 2.500 m2 (50 x 50 m), trong mỗi ô điều tra ta lập
năm ô đo đếm hình vuông có diện tích 100 m2 (10 x 10 m). Số liệu được lấy trong
năm ô đo đếm hình vuông.
Sau khi có số liệu đầy đủ, chọn ra 30 cây tiêu chuẩn có cỡ kính ngang ngực
(D1,3) phân bố từ nhỏ đến lớn để tiến hành chặt hạ.
Trước khi chặt cây tiêu chuẩn, ta đo D1,3 của cây. Sau khi hạ cây, đo Hvn, chia

cây thành những đoạn có chiều dài bằng nhau, đo đường kính từng đoạn, cân
trọng lượng từng đoạn, từ đó có được trọng lượng của từng cây.
Tiến hành lấy mẫu tại 4 vị trí của cây để phân tích lượng sinh khối khô/tươi, từ
đó biết được lượng carbon tích tụ trong từng bộ phận cây và toàn bộ cây.
- Tại vị trí thân cây: Ta chia thân cây thành 3 đoạn bằng nhau, sau đó chọn vị
trí giữa đoạn để lấy thớt mẫu.
- Tại vị trí cành và rễ cây ta làm tương tự.
- Đối với bộ phận lá cây ta chỉ lấy 1 kg lá cây làm mẫu phân tích.
3.2.3. Nội nghiệp
Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ những cây tiêu chuẩn và các ô điều
tra, tính toán, phân tích và xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng trong
thống kê như Excel 2007, Statgraphic Plus 3.0, ImageJ Basics 1.38, Map Info
Professional 10.5….
Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm. Tính tỷ trọng lượng sinh khối khô/tươi và
lượng carbon tích tụ.
Từ số liệu thu thập ở cây tiêu chuẩn, ta phân tích được:
- Từ D1,3 và Hvn ta xây dựng được phương trình tương quan giữa Hvn với D1,3.
- Cây tiêu chuẩn được chia ra thành những đoạn có độ dài bằng nhau, từ đó ta
có đường kính từng đoạn, chiều dài từng đoạn. Suy ra, ta có thể tích (V) của
từng đoạn và thể tích của toàn bộ cây.
Vcây = V1 + V2 + V3 +…+ Vngọn
Trong đó:
 V1,V2,V3,…: Thể tích của những đoạn có độ dài cố định bằng

9


nhau. Được tính theo công thức: V = (π/4) * D* L.
D: Đường kính trung bình củađoạn.
L: chiều dài của đoạn.

 Vngọn: Thể tích của đoạn ngọn. Vngọn = (1/3) * π * R * Lngọn
- Xây dựng được phương trình tương quan giữa V với Hvn và D1,3.
Chọn ra cây đại diện trong những cây tiêu chuẩn để lấy mẫu phân tích, từ đó ta
biết được lượng sinh khối khô/tươi, suy ra lượng carbon tích tụ trong từng bộ phận
cây và toàn bộ cây.
-

Tính tiết diện ngang (G) của từng cây tiêu chuẩn, từ đó có tổng tiết diện
ngang (∑G) của toàn bộ cây tiêu chuẩn.

-

Chia ∑G thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần sẽ có số lượng cây khác nhau.

-

Tại mỗi phần, ta sẽ chọn ra 3 cây có D1,3 cách đều nhau từ nhỏ đến lớn.

Sau khi phân tích lượng carbon tích tụ trên mặt đất trong từng bộ phận cây và
toàn bộ cây, ta xây dựng phương trình tương quan giữa carbon của từng bộ phận
cây với D1,3 và giữa carbon của toàn bộ cây với D1,3.

10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Trong quá trình điều tra lấy số liệu thực tế chúng tôi tiến hành xác định vị trí,
tọa độ của 10 ô điều tra 2.500 m2 (50 m x 50 m), trong mỗi ô điều tra 2.500 m2 lập

5 ô đo đếm dạng bảng 100 m2 (10 m x 10 m).

Hình 4.1: Vị trí các ô nghiên cứu

11


4.2. Tương quan giữa Hvn với D1,3
Xác định các nhân tố sinh trưởng của cây rừng là một khâu không thể thiếu
trong công tác điều tra cây rừng, trong đó các nhân tố cơ bản ban đầu như chiều
cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính thân cây tại vị trí 1m3
(D1,3), số cây…rất quan trọng.
Việc đo đếm chính xác các nhân tố Hvn và D1,3 sẽ tránh sai số cao trong tính trữ
lượng rừng, nhưng trên thực tế việc đo chính xác nhân tố Hvn là rất khó, vì vậy
chúng tôi tiến hành xây dựng phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3 với độ
chính xác cho phép.
Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan giữa Hvn – D1,3
STT
1
2
3
4
5

Phương trình
(1)
Hvn = 4,3319*D1,30,4973
Hvn = (1,6 + 0,9217*ln(D1,3))2
Hvn = 0,3157 + 4,212*sqrt(D1,3)
Hvn = 1/(0,0379 + 0,3312/D1,3)

Hvn = sqrt(6,161 + 18,01*D1,3)

F - Ratio
(2)
1.496,47
1.338,31
1.297,25
1.295,90
1.124,77

R2
(3)
98,16
97,95
97,89
97,89
97,57

SEE
(4)
0,04
0,07
0,55
0,00
18,19

Dựa vào kết quả từ bảng 4.1 chọn được phương trình phù hợp nhất. Sau khi so
sánh các chỉ số chọn được phương trình dạng Y = a*Xb.
Phương trình có chỉ số F cao (F – Ratio = 1.496,47), R2 khá cao (R2 = 98,16),
SEE nhỏ (SEE = 0,04), các tham số của phương trình đều tồn tại ở mức rất có ý

nghĩa (P < 0,001) và phương trình tính toán đơn giản, dễ sử dụng.
Phương trình tương quan giữa Hvn – D1,3 được chọn là:
Hvn = exp(1,466 + 0,4973*ln(D1,3))
Hay Hvn = 4,3319*D1,30,4973

(4.1)

( với: 3,2 cm Qua hình 4.2 thấy rằng, chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực có mối
quan hệ chặt với nhau, khi đường kính ngang ngực tăng thì chiều cao vút ngọn
cũng tăng theo đường kính.

12


×