Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA3 TẠI TIỂU KHU 333A THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MAI HỮU PHÚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA3 TẠI TIỂU KHU 333A
THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MAI HỮU PHÚC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
HỖN LOÀI TRẠNG THÁI IIIA3 TẠI TIỂU KHU 333A
THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LÂM
NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn:TH.S NGUYỄN VĂN DONG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ tôi mọi
việc để tôi có ngày hôm nay.
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý
thầy cô khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy Nguyễn Văn Dong đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt khóa luận này.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể Cán bộ, Công nhân viên công ty TNHH lâm
nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm đồng tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
khóa luận này
Ban quản lý tiểu khu 333A đã giúp đỡ trong quá trình sinh hoạt và công tác
thu thập số liệu làm đề tài tốt nghiệp
Tất cả những người bạn trong tập thể lớp DH08LN đã giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện


Mai Hữu Phúc

i
 


TÓM TẮT
Mai Hữu Phúc, sinh viên khoa lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài : “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng thái
IIIA3 tại tiểu khu 333A thuộc công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đơn
Dương Tỉnh Lâm Đồng ”.
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Văn Dong
Mục tiêu nghiên cứu :góp phần làm sáng tỏ cấu trúc của loài (Đường kính,
chiều cao, thể tích) và sự tái sinh tự nhiên của kiểu rừng IIIA3 tại khu vực nghiên
cứu, để từ đó làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài là thu thập số liệu ngoài hiện
trường . Sử dụng phần mềm Excel 2003 và phần mềm Statgraphics plus 3.0 để tính
toán và sử lý số liệu.
Kết quả thu được gồm những nội dung chính như sau :
1.Tổ thành loài
Tổ thành loài thực vật thống kê được ở trạng thái IIIA3 tại khu vực nghiên
cứu là 18 loài thuộc 14 họ trong đó có 2 loài chưa xác định, chiếm ưu thế Dẻ, Bời
lời, Trám với chỉ số IV% lần lượt là 28,43%, 18,44%, 8,37%.
2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)
Phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) có dạng phân bố chuẩn. Chiều
cao bình quân Hvnbq = 13,98 m hệ số biến động Cv% = 31,7% và biên độ biến động
R = 18.
Phương trình cụ thể:

N% =-154,474+ 7013,2.1/Hvn–104291,0.1/Hvn2 + 6577633,0.1/Hvn3+
1494480.1/Hvn4
3. Phân bố số cây theo cấp đường kính(N/D1.3)

ii
 


Phân bố số cây theo cấp đường kính có đỉnh lệch trái và phân bố giảm với
D1,3  25,39 cm, hệ số biến động Cv% = 57,45%, và biên độ biến động R = 76,115

Phương trình cụ thể :
N = 8,21196-1681,14.1/D + 110985,0.1/D2-2,37002E6.1/D3+2,17912E7.1/D47,36953E7.1/D5
4.Phân bố số cây theo tiết diện ngang
Số cây theo tiết diện ngang có dạng phân bố giảm dần, đây là kiểu phân bố
đặc trưng của rừng nhiệt đới. với tiêt diện ngang bình quân G1,3  0,0673 , biên độ
biến động R = 0,546, hệ số tương quan r = 0,99.
Phương trình cụ thể :
N = 5,68368-4,44747.1/G + 1,10867.1/G2-0,0705173.1/G3 +0,00126212.1/G4
5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)
Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) có sự biến động khá lớn, trữ
lượng tập trung cao nhất ở cấp từ 37 – 49 m cụ thể trữ lượng cao nhất ở cấp đường
kính 43 – 49 m chiếm 25,4 %, trữ lượng thấp nhất ở cấp đường kính 7 – 13 m
chiếm 3,4%.
6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)
Giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3 của rừng tự nhiên trạng thái IIIA3
của khu vực nghiên cứu có mối tương quan rất chặt (r = 0,988)
Phương trình cụ thể: H = 1/(0,040002 + 0,682148/D)
7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng
Số cây khỏe chiếm 75,7 % chiếm gần như gấp ba lần số cây yếu 24,3 % chủ

yếu số cây tập trung ở cấp chiều cao <1m với mật độ 24000 cây/ ha
8. Độ hỗn giao
Độ hỗn giao của trạng thái IIIA3 tại khu vực nghiên cứu là K = 0,057

iii
 


ABSTRACT
Theme: "Study on structure characteristics of IIIA3 forest type at sub area
333A of Co.,Ltd. Don Duong district, Lam Dong Province." by Mai Huu Phuc,
student of Forestry faculty, Nong Lam university to perform from February to June
2012.
Teacher direct: Msc. Nguyen Van Dong
Objectives of the study are to clarify characteritic in term of species
composition structure of the species (diameter, height, volume) and natural
regeneration of IIIA3 forest types in the study area. thenceforward, basis for
managing forest protection and development.
Main research method of dissertation are collected in the field
Use Ecxel software, Statgraphics 3.0 to calculation process handled
information
The main results as follows:
1. The species strucre
Organization of plant species in IIIA3 forest types at the study area of 14
familia, 18 species including two species not yet identified, the dominant Fosree
cochinchinensis, Litsea glutinosa Lour. Rob, Canarium album Lour0 Raensxh.Ex
DC.. with IV index is 28,43%, 18,44%, 8,37%.
2. The distribution of height (N/Hvn)
The distribution of height (N/Hvn) form a normal distribution. The average
height under brand is H vn = 13,98 m, coefficient of variation Cv% = 31,7% and

range R =18
The regression is:
N% =-154,474+ 7013,2.1/Hvn–104291,0.1/Hvn2 + 6577633,0.1/Hvn3+
1494480.1/Hvn4
3. The distribution of diameter (N/D1.3)

iv
 


The distribution of diameter have topleftdeviation and reduceddistribution
with D1,3  25,39 cm, coefficient of variation Cv% = 57,45%, and range R = 76,115
The regression is:
N = 8,21196-1681,14.1/D + 110985,0.1/D2-2,37002E6.1/D3+2,17912E7.1/D47,36953E7.1/D5
4. The distribution of basal (N/G1,3)
The distribution of tree with basal area is reduced, this is the pattern of
distribution characteristic of tropical forests. With G1,3  0,0673 m2, range R = 0,546,
correlation coefficient r = 0,99.
The regression is:
N = 5,68368 - 4,44747.1/G + 1,10867.1/G2-0,0705173.1/G3 +0,00126212.1/G4
5. The allocation of volume according to the level of diameter (M/D1,3)
The allocation of volume according to the level of diameter (M/D1,3) have
large varies, the volume of wood concentratie highest in levels from 37 - 49.
Specific,highest volume of wood at the level of diameter 43 - 49 accounted for
25,4%, the lowest volume in level of diameter 7-13 , accounted 3,4%.
6. The relationship between height and diameter (Hvn/D1,3)
The relationship between height and diameter (Hvn/D1,3) of natural forests in
IIIA3 forest types at the study area very stringency correlation (r = 0,988)
The regression is:
H = 1/(0,040002 + 0,682148/D)

7. The situation under the forest regeneration
The Quantity of the healthy plants accounted for 75,7%, Approximate almost
three times the quantity of bad plants (24,3%) primarily focused at the level of tree
height < 1 m with the density of plants is 24.000 plants/ha
8. The mixed index
The mixed forest index of IIIA3 forest types at the study area is K = 0,057

v
 


MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA ............................................................................................................... i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3 Giới hạn nghiên cứu .............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ
XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...............................................................3
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng ........................................................................................3
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam ..................................................3
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới .................................................4
2.4 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................6
2.4.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................6

2.4.2 Địa hình, địa mạo ...............................................................................................6
2.4.3 Khí hậu, thuỷ văn ...............................................................................................7
2.4.4 Đất đai ................................................................................................................7
2.4.5 Hệ động, thực vật rừng.......................................................................................8
2.5 Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................................9
2.5.1 Dân số, lao động .................................................................................................9
2.5.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp ...............................................11
2.5.3 Tình hình cơ sở hạ tầng ....................................................................................12

vi
 


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................13
3.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................13
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................13
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................13
3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu ................................................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................21
4.1 Thành phần loài tham gia vào khu vực nghiên cứu ...........................................21
4.2 Kết cấu tổ thành loài khu vực nghiên cứu.........................................................22
4.3 Tổ thành loài theo trữ lượng ..............................................................................24
4.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) .......................................................25
4.5 Phân bố số cây theo cấp đường kính .................................................................27
4.6 Phân bố số cây theo tiết diện ngang ..................................................................29
4.7 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) .............................................31
4.8 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ......................................34
4.9 Tình hình tái sinh dưới tán rừng........................................................................35
4.10 Độ hỗn giao ......................................................................................................37
4.11 Độ tàn che ........................................................................................................37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................39
5.1 Kết luận ............................................................................................................39
5.1.1 Tổ thành loài ....................................................................................................39
5.1.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ......................................................39
5.1.3 Phân bố số cây theo cấp đường kính(N/D1.3) ...................................................39
5.1.4 Phân bố số cây theo tiết diện ngang .................................................................40
5.1.5 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ............................................40
5.1.6 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) .....................................40
5.1.7 Tình hình tái sinh dưới tán rừng.......................................................................41
5.1.8 Độ hỗn giao ......................................................................................................41
5.1.9 Độ tàn che ........................................................................................................41
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................41
vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

G1,3

Tiết diện ngang ở vị trí 1,3 m

Hvn


Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

K

Độ hỗn giao của rừng

C

Độ tàn che của rừng

Dt

Đường kính tán

C1,3 :

Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m

IV :

Hệ số tương quan của loài để tính tổ thành loài

Vcây

Thể tích thân cây


M

Trữ lượng thân cây gỗ

S2

Phương sai

R

Biên độ biến động

Cv

Hệ số biến động

r

Hệ số tương quan

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính ..................................................... 9
Bảng 2.2. Dân số phân theo giới tính và thành thị, nông thôn .................................. 10
Bảng 4.1. Thành phần loài tham gia vào khu vực nghiên cứu ................................... 21
Bảng 4.2 Tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu .......................................................... 23

Bảng 4.3 Tổ thành loài theo trữ lượng........................................................................ 24
Bảng 4.4 Phân bố % số cây theo cấp chiều cao .......................................................... 26
Bảng 4.5. Phân bố % số cây theo cấp đường kính ..................................................... 28
Bảng 4.6. Phân bố % số cây theo tiết diện ngang....................................................... 30
Bảng 4.7. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ...................................... 32
Bảng 4. 8 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ............................... 34
Bảng 4.9. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao ........................................................... 36

ix
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu.................................................. 23
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao............................................ 26
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính ........................................ 29
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp tiết diện ngang ................................... 31
Hình 4.5. Biểu đồ biểu thị sự phân bố trữ lượng theo cấp kính ................................ 33
Hình 4.6. Biểu đồ tương quan giữa chiều cao và đường kính .................................... 35
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo phẩm chất ............................................. 36

x
 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Rừng một tài nguyên vô giá của nhân loại. Chúng chỉ chiếm 7% diện tích đất
của thế giới nhưng chiếm đến 1/2số loài mà con người đã biết. Rừng không những là

nguồn cung cấp các loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống như gỗ, củi, dược liệu,
động vật rừng... mà còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây
xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ, thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí
duy trì sự sống cho con người. Tài nguyên rừng hơn hẳn các loại tài nguyên khác là
có thể tái tạo và phát triển được.
Tuy nhiên ngày nay do hậu quả của chiến tranh kéo dài, nạn phá rừng làm
nương rẫy bừa bãi, lâm tặc hoành hành với thủ đoạn ngày càng tinh vi…. Đã làm
cho diện tích rừng cả nước giảm đi trầm trọng: năm 1943 ở diện tích rừng ở nước ta
còn khoảng 14,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ từ 43% xuống còn 26,2% vào năm 1985
trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 ha rừng bị mất. Đến hết năm 2005, tổng
diện tích rừng cả nước là 12,62 triệu ha trong đó có 10,28 triệu ha rừng tự nhiên
2,34 triệu ha là rừng trồng tuy nhiên trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên chỉ có 9%
là rừng giàu (trữ lượng 150 m3/ha), 33% là rừng trung bình (80-150 m3/ ha) còn lại
là rừng nghèo kiệt và rừng non (dưới 80 m3/ha).
Cùng với việc mất rừng tự nhiên, môi trường sống của nhiều loài động thực
vật cũng biến mất hoặc suy thoái nghiêm trọng, đây chính là nguyên nhân chủ yếu
làm cho nhiều loài sinh vật rừng đã bị tuyệt chủng, đa dạng sinh học bị suy giảm
nhanh chóng. Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển rừng hiện nay được đặt ra cấp bách
chúng ta cần có một hệ thống cơ chế quản lý rừng hợp lý xuyên suốt từ Trung Ương
đến địa phương nhìn chung hệ thống rừng cần dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa kinh
tế quốc dân và kinh tế doanh nghiệp. Các công ty lâm nghiệp hiện nay đang là một
1
 


phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp nước ta nó góp phần
bảo tồn được nguồn gen rừng và tạo được công ăn việc làm cho những người dân
địa phương.
Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng là
một trong những công ty được thành lập theo hướng đó, để tìm hiểu về cấu trúc

rừng của công ty TNHH lâm nghiệp một thành viên Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và
đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh góp phần phát triển rừng lợi dụng hệ
sinh thái một cách bền vững. Được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp và Bộ Môn
Quản Lý Tài Nguyên Rừng trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, dưới sự hướng
dẫn của Th.S Nguyễn Văn Dong. Tôi tiến hành làm đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loài trạng thái IIIA3 tại tiểu khu 333A thuộc công ty
TNHH một thành viên lâm nghiệp Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Cung cấp thông tin các đặc điểm cơ bản về cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái
IIIA3 tại khu vực nghiên cứu
- Xử lý thông tin số liệu về cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 từ đó đề xuất các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào rừng nhằm phục hồi và phát
triển vốn rừng làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ rừng.
1.3 Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu về cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 thuộc tiểu khu 333A
tại công ty lâm nghiệp Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những loài thực vật thân gỗ.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN –
KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng phản ánh mối quan hệ
qua lại giữa các loài trong không gian rừng. Có những loại cấu trúc rừng sau:
- Cấu trúc tổ thành,

- Cấu trúc tầng thứ,
- Cấu trúc tuổi,
- Cấu trúc mật độ.
2.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng chỉ mới được quan tâm vào những năm thập
niên cuối thế kỷ XX. Trước đó vẫn chưa có một nghiên cứu nào được xem là đáng
kể.
Theo GS.TS Thái Văn Trừng (1970 - 1978), trước năm 1954 hầu như chỉ có
người Pháp thực hiện các nghiên cứu vể rừng Đông Dương, trong số đó đáng kể
nhất là nghiên cứu của Paul Maraund (1943), tác giả cuốn “Lâm Nghiệp Đông
Dương”.
Những năm 1954 - 1960 rừng được bắt đầu được quan tâm chú ý tới nhưng
các chương trình nghiên cứu vẫn còn rất ít
Để nghiên cứu khảo sát hệ thực vật rừng nhằm phân chia thảm thực vật rừng
năm 1965 Trần Ngũ Phương và cộng sự đã thu thập tài liệu trên những vùng địa lý
khác nhau ở Miền Bắc Việt Nam và cho công bố tập “ Bước đầu nghiên cứu rừng
Miền Bắc Viêt Nam ”
3
 


Hoàng Dung và Lê Hữu Cường khi nghiên cứu về quy luật cấu trúc một số
rừng ở Miền Bắc từ 1962 đến 1967 đã đưa ra một quy luật cấu trúc về rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
Với kiểu rừng kín thường xanh có cấu trúc phức tạp thì công trình nghiên
cứu đáng chú ý ở nước ta là công trình nghiên cứu về “ Quy luật cấu trúc rừng hỗn
loài ” của TSKH Nguyễn Văn Trương xuất bản năm 1985. Ông đã sử dụng phương
pháp toán học để tiếp cận và nghiên cứu về rừng tự nhiên. Phương pháp này giúp ta
nắm vững các quy luật của rừng nhiệt đới.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền khi lập biểu thể tích và độ thon thân cây đứng cho

rừng hỗn loài miền Bắc nước ta tác giả đã phân tích mối tương quan giữa đường
kính (D1,3) với chiều cao thân cây (Hvn) và hình số thân cây (f), đã đánh dấu và mở
ra bước ngoặc mới cho vấn đề nghiên cứu và đánh giá rừng tại Việt Nam.
Thái Văn Trừng (1978), khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô h́ nh cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái,
tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Để mô phỏng cấu trúc số cây theo cấp đường kính của rừng khộp , Trần Văn
Con (1990) đã sử dụng mô hình bằng hàm weibull có những đặc điểm chính sau:
- Phần lớn các lâm phần có dạng một đỉnh lệch trái
- Cấp kính có số cây nhiều nhất thường là từ 16 - 20 cm
- Mật độ cây biến động từ 90 - 450 cây/ha, trung bình 200 - 250 cây/ ha
Điều đáng chú ý là cây gỗ ở rừng khộp thường cong queo, sâu bệnh, rỗng
ruột chủ yếu phụ thuộc vào lập địa, lửa rừng tuổi và loài cây….
Những năm gần đây trong các bài luận văn tốt nghiệp của các sinh viên
nghành lâm nghiệp cũng đã quan tâm và đi sâu nghiên cứu các đặc điểm về cấu trúc
rừng tự nhiên, rừng khộp… mặc dù vậy các nghiên cứu này vẫn còn mang tính lý
thuyết chưa được ứng dụng nhiều sau nghiên cứu.
2.3 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới
Để nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới David và Richards (1934) đã dùng
phương pháp lập biểu đồ trắc diện đứng và ngang. Tuy nhiên phương pháp này có
4
 


nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài
cây gỗ trong một diện tích có hạn. Năm 1951 Cusen đã khắc phục bằng cách vẽ một
số dải kề nhau và đưa lại hình tượng về không gian ba chiều. Phương pháp biểu đồ
trắc diện do David và Richards đề xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới
phức tạp về thành phần và cấu trúc thảm thực vật theo chiều ngang và thẳng đứng.
Theo tác giả G.N.Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái

nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu
nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự
nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng.
P. W. Richards (1959, 1968, 1970) đã phân biệt tổ thành rừng mưa nhiệt đới
làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn
giản. Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ
tầng cây bụi và tầng cây cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi
và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực vật phụ sinh
trên thân hoặc cành cây.
1965 từ công trình nghiên cứu của tác giả Catinot, Plaudy J đã biểu diễn cấu
trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái
thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm, dạng sống, tầng phiến…
Đối với rừng tự nhiên hỗn loài, Brunn (1985) đề xuất lập ô điều tra tổng hợp
hình vuông 50 m x 50 m để nghiên cứu cấu trúc rừng. Sau khi phát tuyến theo 2
đường chéo để xác định điểm cắt, đây là tâm ô của hình tròn có diện tích 707 m2
(bán kính r = 15 m). Trong vòng tròn thiết lập 12 ô dạng bản với diện tích mỗi ô là
4 m2 nằm trên 2 đường chéo. Sau đó, trong ô hình vuông 2500 m2 tiến hành đo đếm
các chỉ tiêu cần thiết của tất cả các cây thân gỗ có đường kính D1,3 ≥ 8 cm, trong ô
hình tròn 707m2 tiến hành đo đếm những cây có đường kính 1 cm < D1,3 cm < 8 cm.
cuối cùng trên 12ô dạng bản 4 m2 đo đếm các cây thân gỗ có đường kính D1,3 ≤ 1
cm phương pháp này có ưu điểm trên cùng một diện tích rừng, cùng thời điểm điều
tra, người ta có thể đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của các thế hệ cây rừng từ lớp cây
dự trữ, kế cận cho tới lớp cây tạo thành tầng tán chính của rừng mà không cần phải
5
 


thiết lập lái ô, tiết kiệm được thời gian thao tác và giảm thiểu những sai số trong
khi đo đạc.
Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm

mục đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của
rừng thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường
kính tại vị trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt)… mà còn xác định chính xác kích
thước bình quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
2.4 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
2.4.1 Vị trí địa lý
Công ty lâm nghiệp Đơn Dương được giao quản lý diện tích rừng và đất lâm
nghiệp phân bố trên địa bàn 6 xã/thị trấn thuộc huyện Đơn Dương (thị trấn D'Ran,
xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Ka Đơn và xã Tu Tra). Công ty có trụ sở làm việc đóng
tại xã Lạc Xuân.
+ Toạ độ địa lý như sau:
Từ 11038'14” đến 11051’08” vĩ độ Bắc
Từ 108023’38” đến 108041’58” kinh độ Đông
+ Ranh giới hành chính:
Phía Đông tiếp giáp với huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
Phía Nam tiếp giáp với huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Phía Bắc và phía Tây tiếp giáp với Ban quản lý rừng phòng hộ D’Ran,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
2.4.2 Địa hình, địa mạo
Công ty lâm nghiệp Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng thuộc
vùng địa hình núi trung bình (độ cao trung bình từ 900 – 1.300 m), chia cắt mạnh,
tương đối hiểm trở, có độ dốc lớn (độ dốc trung bình từ 25 – 270). Phía Bắc và
Đông Bắc có những đỉnh núi cao hơn 1.000m (đỉnh cao nhất là 1.650 m thuộc tiểu
khu 316B và đỉnh 1.395m thuộc tiểu khu 333A).
Hướng nghiêng chung của địa hình: Đông Bắc – Tây Nam thoải dần về
hướng Đông Nam – Tây Bắc.
6
 



2.4.3 Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
+ Nhiệt độ bình quân năm là 21,50C, nhiệt độ tháng cao nhất là 34,20C, nhiệt độ
tháng thấp nhất là 8,40C.
+ Lượng mưa bình quân năm là 1.625 mm, cao nhất là tháng 8, 9 là 3.010 mm,
thấp nhất là tháng 11, 12 là 900 mm;
+ Độ ẩm không khí bình quân là 85%;
+ Thuỷ văn: hệ thống các sông, suối trong vùng dự án chảy theo 2 hướng chính:
Hướng chảy về phía Tây Bắc đổ về sông Đa Nhim (đầu nguồn hồ Trị An),
Hướng chảy về phía Đông Nam đổ về sông Ma Nới tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, trong vùng dự án còn có hồ thuỷ lợi Pro’phục vụ cho việc tưới, tiêu
nước vùng đất nông nghiệp xung quanh hồ.
2.4.4 Đất đai
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000, trong vùng dự án có 4 loại đất chính:
+ Đất feralit vàng đỏ giàu mùn trên núi cao: diện tích 19.240 ha phân bố ở độ
cao 400 – 800 m so với mặt nước biển với khí hậu ẩm ướt, lượng mưa cao, độ ẩm
không khí thuộc loại ẩm ướt với kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, loại
đất có đặc điểm như sau:
Độ dày của tầng đất thường kém hơn đất feralit vùng đồi, càng lên cao màu
vàng của tầng tâm (tầng B) càng chiếm ưu thế
Sự bất đồng hoá về thành phần cơ giới giữa tầng đất mặt và tầng dưới thường
rõ nét. Hạt sét có xu hướng di chuyển xuống sâu do rửa trôi
Hàm lượng mùn tương đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao hàm lượng
mùn càng cao và tỷ lệ C/N càng tăng (mùn từ 4,0% - 9,5%)
Đất có phản ứng chua mạnh và độ bão hoà bazo cực thấp
Hàm lượng các chất dinh dưỡng P2O5 và K2O dễ tiêu đều nghèo, riêng hàm
lượng N tổng số khá giàu
7

 


+ Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 3.210 ha là loại đất được hình
thành trên sản phẩm phù sa cổ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với kiểu rừng
nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh, phân bố ở những nơi có độ dốc < 80 (chiếm
90%), với độ dày tầng đất > 100 cm (chiếm 70 – 80%). Đất nâu vàng trên phù sa cổ
có một số đặc điểm chính như sau:
Độ dốc thoải hoặc rất thoải
Tầng đất dày
Đất có thành phần cơ giới sét pha trung bình đến sét pha nặng
Tầng tâm (tầng B) có màu nâu vàng
Đất có phản ứng chua, nghèo cation kiềm, kiềm thổ, độ bão hoà bazo thấp
Hàm lượng mùn trung bình, N tổng số không cao, tỷ lệ C/N thấp
Đất nghèo khoáng chất dinh dưỡng P2O5 và K2O dễ tiêu
Sau khi mất rừng, đất dễ bị quá trình đá ong hoá mạnh.
+ Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá Granit, Bazan: diện tích 2.615 ha đây
là loại đất được hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ mac-ma
trung tính và kiềm. Các đặc điểm và tính chất chính như sau:
Đất có dạng địa hình đồi dốc thoải vời sườn dốc dài, tạo thành các diện tích
vùng đồ thoải ở cao nguyên với độ cao từ 500 – 900 m,
Tầng đất rất dày với 96,8% diện tích đất có độ dày tầng đất >100 cm,
Mực nước ngầm khá sâu, trung bình từ 10 – 12 m,
Đất phù sa: diện tích 530 ha đây là những vùng sản xuất nông nghiệp, đất
phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, giàu chất khoáng dinh dưỡng cho cây trồng đặc
biệt là P2O5.
2.4.5 Hệ động, thực vật rừng
Hệ thực vật rừng: với khí hậu vùng cao ẩm, á nhiệt đới nên hệ thực vật khá
phong phú, phát triển thành các kiểu rừng như sau:
Rừng lá rộng thường xanh: thành phần chủ yếu là các loài cây họ Ngọc lan

(Magnoliaceae), họ Sồi (Fagaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não
(Lauraceae)… chiếm tới 45% diện tích vùng dự án.
8
 


Rừng lá kim: với loài thông ba lá (Pinus kesiya) thuộc họ Thông (Pinaceae) là chủ
yếu, phân bố tập trung tại các tiểu khu 316A, 316B, 322, 326.
Rừng cây rụng lá (rừng khộp): với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng
(Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae) chiếm khoảng 25% diện tích vùng dự án.
Kiểu rừng lồ ô: quần thể là lồ ô thuần loài hoặc hỗn giao với rừng gỗ trong đó lồ ô
ưu thế, rừng thường một tầng chiều cao bình quân 10-12 m là thứ rừng thứ sinh
nhân tác
Hệ động vật rừng: theo kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức Birdlife Việt
Nam năm 2009, tại vùng dự án có các loài thú như Bò tót, Bò rừng, Sơn Dương,
phân bố tập trung tại các tiểu khu 327, 331 và chim như Mi Langbian, Khướu đầu
đen má xám, Khướu ngực đốm…. Đây là những loài có giá trị bảo tồn cao.
2.5 Tình hình kinh tế xã hội
2.5.1 Dân số, lao động
Công ty lâm nghiệp Đơn Dương nằm trên địa bàn hành chính 6 xã/thị trấn
thuộc huyện Đơn Dương (thị trấn D'Ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Ka Đơn và xã
Tu Tra), số liệu về diện tích tự nhiên và dân số các xã trong vùng dự án được thể
hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính
TT

Đơn

vị


hành

chính

Diện
tích
(km2)

Dân số trung
bình (người)

Mật độ
dân

số

(người/km2)

Số

khu

phố/thôn

Số hộ

1

Thị trấn D'Ran


135,4

13.855

101,4

13

3.666

2

Xã Lạc Xuân

102,4

12.440

120,6

15

2.894

3

Xã Ka Đô

88,2


11.476

128,3

9

2.876

4

Xã Pro

88,0

5.393

60,2

7

1.213

5

Xã Ka Đơn

37,1

7.445


200,7

10

1.641

6

Xã Tu Tra

74,0

11.957

158,3

14

2.712

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương.

9
 


Số liệu từ bảng trên cho thấy, mật độ dân số của các xã trong vùng dự án còn
tương đối thưa, riêng xã Ka Đơn có mật độ dân số cao hơn cả (19.505 người/km2).
Trong vùng dự án chỉ có thôn Yahoa và thôn Plagnol tại tiểu khu 328, xã Ka Đô.
Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Cty LN Đơn Dương quản lý gần với

các khu dân cư, do đó nguy cơ xâm canh vào đất lâm nghiệp có nguy cơ xảy ra rất
cao.
Dân cư sống dọc theo bìa rừng do công ty quản lý có 32 thôn/6 xã, thị trấn,
trong đó có 27 thôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống chiếm 100%.
Tổng số hộ: 9.104 hộ (kinh: 4.745 hộ chiếm 52,1%, dân tộc: 4.358 hộ chiếm
47,9%).
Tổng số khẩu: 54.622 khẩu (kinh: 28.475 khẩu chiếm 52,1% , dân tộc:
26.147 khẩu chiếm 47,9%).
Tổng số lao động: 11.920 lao động (Nam: 12.446 lao động chiếm 47,2%,
Nữ: 13.949 lao động chiếm 52,8 %).
Tính đến 31/12 năm 2009, cơ cấu về lao động của các xã trong vùng dự án
được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 : Dân số phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
TT Đơn vị hành chính

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị
13.855

Nông thôn

1


Thị trấn D'Ran

6.949

6.906

2

Xã Lạc Xuân

6.427

6.013

12.440

3

Xã Ka Đô

5.615

5.861

11.476

4

Xã Pro


2.578

2.815

5.393

5

Xã Ka Đơn

3.642

3.803

7.445

6

Xã Tu Tra

5.896

6.061

11.957

Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương
Về lao động, theo số liệu thống kê đến tháng 12/2009 trong vùng dự án tỷ lệ
số người trong độ tuổi lao động là 88,8%, số người ngoài độ tuổi lao động là 11,2%
tổng số dân số vùng dự án.

10
 


Địa bàn do công ty lâm nghiệp Đơn Dương quản lý là nơi có nhiều dân tộc
anh em sinh sống, toàn vùng có trên 24 dân tộc. Cộng đồng dân tộc chiếm đa số là
Kinh, K’ho, Chu ru, Hoa, Raglai, Tày, Nùng…., do đó nền văn hoá ở đây rất phong
phú (Nguồn: niên giám thống kê 2006 – 2010 huyện Đơn Dương).
2.5.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp: Trong những năm vừa qua đồng bào dân tộc ít người
(dân tộc Chill, K’ho…) đã tham gia sản xuất lâm nghiệp cùng công ty trong các
khâu trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng đã và đang tạo nguồn thu
nhập đáng kể góp phần cải thiện đời sống, qua đó đã hạn chế tình trạng phá rừng
làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép của một bộ phận đồng bào. Đặc biệt từ
khi Chính phủ ban hành Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về việc thực hiện
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đó kinh phí khoán cho việc
quản lý bảo vệ rừng tăng lên (tại tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 1363/QĐUBND ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng mức chi trả dịch vụ môi trường
rừng là 350.000 đồng/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực hồ thuỷ điện Đa Nhim
và 400.000 đồng/ha/năm đối với diện tích thuộc lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh).
Đối với các hộ được nhận khoán bảo vệ rừng thuộc vùng được chi trả dịch
vụ môi trường đã thực sự cải thiện đời sống và ý thức của việc quản lý bảo vệ rừng
đã được các hộ dân thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao.
Sản xuất nông nghiệp: Đại bộ phận nhân dân sống trong khu vực sản xuất
nông nghiệp, tập trung canh tác chủ yếu là lúa nước, cây nông nghiệp ngắn ngày
theo thời vụ (rau, đậu, bắp…). Một số diện tích đất phân định cho lâm nghiệp đã bị
một số hộ dân xâm canh để canh tác nông nghiệp (năm 2009 Công ty phát hiện và
xử lý 50 vụ phạm lâm luật: khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy, vận chuyển lâm
sản trái phép,…). Nhìn chung, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn, số hộ nghèo chiếm 18-20%, tỷ lệ hộ nghèo của toàn vùng là 7%.
Đời sống đồng bào khu vực giãn dân BockoBang (xã Tu Tra) đến nay vẫn

chưa được cải thiện đáng kể so với trước kia nên việc ngăn chặn các hành vi xâm
hại tới rừng, phá rừng làm nương rẫy ở khu vực này vẫn còn xảy ra.
11
 


2.5.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: Ngoài Quốc lộ 27 và tỉnh lộ 412, 413 là các tuyến giao thông
chính đã được trải nhựa, hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng đã được
nâng cấp sửa chữa, do đó tương đối thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá.
Trên địa bàn quản lý của Công ty có mạng lưới đường mòn, đường giao thông, tại
một số tiểu khu do quá trình sản xuất tạo nên nay vẫn được đưa vào sử dụng.
Về thông tin liên lạc: Trung tâm các xã và hầu hết các thôn đã có điện thoại
hữu tuyến. Ngoài ra, hệ thống điện thoại đi động đã phủ sóng toàn huyện. Hầu hết
các thôn đều đã có điện lưới quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn bộ các
xã trong vùng dự án đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình
Về giáo dục: toàn huyện đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Các xã đều có trường tiểu học và
trung học cơ sở. Trường học cấp I, II, tại thị trấn Dran và xã Pro có trường học cấp
III.
Về y tế: tất cả các xã đều có trạm y tế, đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100%
trạm y tế có bác sĩ.
Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng
điện – đường – trường – trạm tương đối đầy đủ, tuy nhiên về chất lượng còn hạn
chế và thiếu đồng bộ.

12
 



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần các loài cây thân gỗ phân bố trong khu vực nghiên cứu
- Xác định tổ thành loài ưu hợp trong trạng thái
- Nghiên cứu kết cấu tầng cây gỗ lớn:
+ Phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3)
+ Phân bố số cây theo tiết diện ngang (G1,3)
+ Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn ( Hvn)
- Nghiên cứu kết cấu phân bố trữ lượng theo tổ thành loài
- Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính thân cây (HvnD1,3)
- Nghiên cứu sự phân bố diện tích tán ở các lớp trong không gian
- Nghiên cứu độ hỗn giao (k) của các loài trong lâm phần
- Nghiên cứu độ tàn che của rừng trong lâm phần
- Nghiên cứu sự phân hóa chiều cao cây tái sinh
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu tập tài liệu, thông tin về tổng quan công ty lâm nghiệp Đơn Dương
Thu thập những tài liệu có liên quan về nghiên cứu cấu trúc trạng thái rừng
IIIA3
Khảo sát sơ bộ diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu.
Mô tả tình hình chung vị trí ô mẫu, điều kiện đất đai, điều kiện thủy văn.
Tại khu rừng trạng thái IIIA3 tại tiểu khu 333A thuộc công ty lâm nghiệp
Đơn Dương tiến hành chọn, lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 2000 m2 (40 m x

13
 



×