Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 325 THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LA NGÀ, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

NGÔ TRƯƠNG VŨ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG
TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 325 THUỘC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LA NGÀ,
HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********

NGÔ TRƯƠNG VŨ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG
TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 325 THUỘC
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ LA NGÀ,
HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết con xin cảm ơn Bố Mẹ kính yêu đã vất vả sinh ra con, nuôi
nấng và cho con ăn học đến ngày hôm nay. Công ơn của Bố Mẹ con xin ghi
mãi trong lòng.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô giáo Khoa Lâm nghiệp cùng
toàn thể các Thầy Cô giáo công tác tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tại trường.
Cho em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình Thầy ThS.
Nguyễn Minh Cảnh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Xin cảm ơn các cán bộ trong Ban Quản lý rừng phòng hộ La Ngà đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để hoàn
thành khóa luận.
Cảm ơn anh Phan Văn Trọng, cán bộ quản lý vườn ươm Khoa Lâm
nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những bạn bè đã hỗ trợ, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


TP.HCM, ngày 01 tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Ngô Trương Vũ

ii


TÓM TẮT
Ngô Trương Vũ, sinh viên lớp DH08QR – Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên trạng thái
IIB tại tiểu khu 325 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà, huyện Tánh
Linh, tỉnh Bình Thuận”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài là điều tra và thu thập
ngoài hiện trường. Sử dụng phần mềm Statgraphics plus 3.0 và Excel 2003 để xử lý
số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu cùng những nội dung chính được trình bày sau đây:
1. Cấu trúc tổ thành loài thực vật:
Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 49 loài thực vật trong đó có 7 loài
tham gia vào công thức tổ thành đó là: Muồng, Bình linh, Chiêu liêu, Tung , Bằng
lăng, Lòng mức, Sung với tổng tỷ lệ tổ thành IV% = 55,55%, còn lại là 42 loài
khác, với tỷ lệ tổ thành IV% = 44,45%.
2. Độ hỗn giao của rừng:
Độ hỗn giao của rừng, trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu tương đối thấp
(K = 0,14), chứng tỏ rừng tại khu vực nghiên cứu đang trong quá trình phục hồi.
3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3):
Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 tại khu vực nghiên cứu có
dạng lệch trái và giảm dần khi đường kính tăng lên. Phương trình cụ thể:

N% = (6,01308 − 0,122822.D1,3)2
Đường kính bình quân của lâm phần là Dtb = 17,88 cm. Hệ số biến động
tương đối lớn (Cv% = 45,67%) chứng tỏ có sự phân hóa lớn về đường kính.
4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn):
Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn tại khu vực nghiên cứu có
dạng lệch trái và giảm dần khi chiều cao tăng lên.
iii


Phương trình cụ thể: Ln(N%) = 1,23578 + 0,3716.H – 0,0202183.H2
Chiều cao vút ngọn bình quân của lâm phần là Hbq = 10,78 m. Hệ số biến
động Cv = 36,68% chứng tỏ rừng có sự phân hóa lớn về chiều cao.
5. Trữ lượng bình quân lâm phần trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là
104,74 m3/ha.
6. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) được mô phỏng tốt
nhất bằng phương trình:
H = − 1,94019 + 3,12984.sqrt(D1,3)
7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng:
Tổ thành loài cây tái sinh có 22 loài, trong đó có 5 loài chiếm số lượng cây
tái sinh nhiều nhất là Bình Linh, Trâm, Muồng, Thị, Chiêu liêu chiếm tỷ lệ 62,6%.
Các loài còn lại chỉ chiếm 37,4% tổng cây tái sinh. Chất lượng cây tái sinh tại khu
vực nghiên cứu: cây khỏe chiếm 71,28% và tỷ lệ cây yếu là 28,72%. Mật độ cây tái
sinh là 6500 cây/ha, tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao dưới 1 m với tỷ lệ 32,31%
chủ yếu là các loài Trâm, Muồng, Thị, Chiêu liêu…
8. Độ tàn che của rừng tự nhiên trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là 0,66
hay 66%.

iv



ABSTRACT
Ngo Truong Vu, student of DH08QR grade – Faculty of Forestry, Nong Lam
University, Thu Duc District, Ho Chi Minh City.
The thesis: "Researching some structural characteristics of natural
forest (IIB type) at the 325 sub–zone of La Nga protection forest management
Board, Tanh Linh district, Binh Thuan province" was conducted from March
2012 to June 2012.
Scientific Advisor : MSc. Nguyen Minh Canh
The main research methods of the thesis are measurement and collection of
the data in the study fields. The software Excel 2003 and Statgraphics Plus 3.0 were
used to treat data and establish the regression models. The research results could be
summarized with some main contents as follows:
1. Structure of botanic species:
The number of species in natural forest (IIB type) at study area is 49 species;
species have the highest ratio (IV > 5%) are: Cassia siamea Lam, Leucaena
Leucocephala

(Lam),

Terminalia

nigrovenulosa,

Tetrameles

nudiflora,

Lagerstroemia floribunda, Wrightia tomentosa, Ficus racemosa. The total
important value of this species is 55,55%.
2. Sexual reproduction level of the forest is K = 0,14 ≈ 14%

3. Distribution of stem number according to diameter at breast height – rank
(N/D1,3):
Correlation of (N) according to diameter (D1,3), to be a mathematical model
with an equation as: N% = (6,01308 − 0,122822.D1,3)2
Average diameter of stand is 17,88 cm. Coefficient of variation is 45,67%.
4. Distribution of stem number according to tree height – rank (N/Hvn):
Correlation of (N) according to height (Hvn), to be a mathematical model
with an equation as: Ln (N%) = 1,23578 + 0,3716.H − 0,0202183.H2
Average height of stand is 10,78 m. Coefficient of variation is 36,68%.
v


5. Average mass of stand is 104,74 m3 per ha
6. Correlative equation between the tree height and the diameter (Hvn/D1,3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation
of the tree height (Hvn) with the diameter (D1,3) with an equation as:
H = − 1,94019 + 3,12984.sqrt (D1,3)
7. The thesis has listed 22 species, of which 5 dominant species accounting
for 62,6%. Density of reproductive tree of natural forest (IIB type) at study area is
appropriate 6500 trees per ha. The number of prospect trees has 71,28%, weak trees
has 28,72%.
8. The thesis has calculated the crown density of the forest at study area is
0,66 or 66%.

vi


MỤC LỤC
Trang
* Trang tựa--------------------------------------------------------------------------------------- i

* Lời cảm ơn ----------------------------------------------------------------------------------- ii
* Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------- iii
* Abstract --------------------------------------------------------------------------------------- v
* Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------- vii
* Danh sách các chữ viết tắt ----------------------------------------------------------------- ix
* Danh sách các bảng ------------------------------------------------------------------------- x
* Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------- xi
Chương 1: MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------- 3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU------------------------------------------------- 4
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới-------------------------- 4
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam -------------------------- 7
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ------------------------------------------------------------------------------------------- 10
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu -------------------------------------------------------- 10
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên -------------------------------------------------------------------- 10
3.1.2. Đặc điểm kinh tế − xã hội ----------------------------------------------------------- 12
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------ 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 15
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp --------------------------------------------------------------- 15
3.4.2. Công tác nội nghiệp ------------------------------------------------------------------ 16
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ---------------------------- 21

vii


4.1. Tổ thành loài thực vật ------------------------------------------------------------------ 21

4.2. Độ hỗn giao của rừng (K) ------------------------------------------------------------- 23
4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) -------------------------------------- 24
4.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ----------------------------------------- 28
4.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ---------------------------------- 33
4.6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ----------------------------- 35
4.7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng ------------------------------------------------------ 37
4.7.1. Tổ thành loài cây tái sinh------------------------------------------------------------ 38
4.7.2. Chất lượng loài cây tái sinh --------------------------------------------------------- 40
4.7.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ------------------------------------------- 40
4.8. Độ tàn che của rừng (C) --------------------------------------------------------------- 42
4.9. Ứng dụng kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ---- 43
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ---------------------------------- 45
5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 45
5.2. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------------------ 46
5.3. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 47
* Tài liệu tham khảo
* Phụ biểu

viii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
a, b,c

Các tham số phương trình

Cv%

Hệ số biến động, %


D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm, cm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m lý thuyết, cm

D1,3bq

Đường kính 1,3 m bình quân, cm

Hdc

Chiều cao dưới cành, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt


Chiều cao lý thuyết, m

Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

P_value

Mức ý nghĩa xác suất

Pa, Pb, Pc,…

Xác suất của các tham số a, b, c…

4.1

Số hiệu của bảng, hình theo chương

(4.1)

Số hiệu của hàm thử nghiệm

r

Hệ số tương quan


R

Hệ số biến động

S

Độ lệch tiêu chuẩn

Sk

Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

Sodb

Diện tích ô dạng bản

Sy/x

Sai số của phương trình hồi quy

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tổ thành loài thực vật tham gia kết cấu tầng cây gỗ của trạng thái rừng
IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 22
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) và các đặc trưng mẫu tại
khu vực nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 25
Bảng 4.3: Bảng so sánh các chỉ số thống kê các hàm thử nghiệm phân bố số cây

theo cấp đường kính (N/D1,3) -------------------------------------------------------------- 25
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của trạng thái rừng IIB và các
đặc trưng mẫu tại khu vực nghiên cứu ---------------------------------------------------- 29
Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ số thống kê các hàm thử nghiệm phân bố số cây
theo cấp chiều cao (N/Hvn) ----------------------------------------------------------------- 30
Bảng 4.6: Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của trạng thái rừng IIB
tại khu vực nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 34
Bảng 4.7: Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm quy luật tương
quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ------------------------------------------- 36
Bảng 4.8: Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 38
Bảng 4.9: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIB tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 40
Bảng 4.10: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 41

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài cây gỗ của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------- 22
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) từ các
phương trình thử nghiệm ------------------------------------------------------------------- 26
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu----------------------------------------------- 27
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) từ các phương
trình thử nghiệm ----------------------------------------------------------------------------- 30
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)

của trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu------------------------------------------ 32
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu----------------------------------------------- 34
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
(Hvn/D1,3) của trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------- 37
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tổ thành cây tái sinh của trạng thái rừng IIB tại khu vực
nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 39
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của trạng thái
rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 41

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có ý nghĩa đặc biệt lớn, không chỉ cung cấp của cải cho nền kinh tế của
đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ,
cải thiện môi trường và cân bằng sinh thái. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng
trong những năm vừa qua, diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm sút cả về số
lượng và chất lượng.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giời có 11 triệu ha
rừng bị phá hủy, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha
rừng bị phá hủy, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt
Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943
độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến mất rừng trong thời đại này là do khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy.
Từ khi Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (02/05/1997) về tăng cường các biện
pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ
phục hồi rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm 2003 tổng diện tích rừng nước đã là 12

triệu ha, tương đương với độ che phủ là 36,1%, trong đó rừng tự nhiên có 10 triệu
ha và rừng trồng có 2 triệu ha. Và theo số liệu công bố mới nhất của Quyết định số
1828/QĐ/BNN-TCKL, tính đến ngày 31/12/2010, diện tích rừng toàn quốc là
13.338.075 ha (độ che phủ rừng 39,5%) trong đó có 10.304.816 ha rừng tự nhiên và
3.083.259 ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại rừng như sau: Rừng đặc dụng:
2.022.276 ha, chiếm 15%; Rừng phòng hộ: 4.846.196 ha, chiếm 36,2%; Rừng sản
xuất: 6.373.491 ha, chiếm 47,6% và ngoài diện tích được quy hoạch cho lâm nghiệp
là 166.112 ha, chiếm 1,2%.

1


Để đạt được kết quả như trên, Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất rừng cho
các tổ chức, các cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ. Những
chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích rừng, giảm diện
tích đất trống đồi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Có được kết quả đó là do
những cơ chế chính sách của Chính phủ đã bước đầu tạo được sự chuyển biến theo
hướng xã hội hoá nghề rừng, làm cho rừng có chủ và người dân đã chủ động tham
gia công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.
Trong điều kiện thực tế và xu hướng phát triển của nền lâm nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho
công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết,
trong đó nghiên cứu cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng là một
khâu cơ bản không thể thiếu trong thực tiễn nghiên cứu lâm nghiệp.
Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà là khu rừng tự nhiên hiếm còn lại của
huyện Tánh Linh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng khai thác và sử dụng bừa
bãi rừng phòng hộ đầu nguồn nên thảm thực vật ở khu vực này đã bị suy thoái
nghiêm trọng. Từ đó gây ra hậu quả như làm đất bị xói mòn rửa trôi, gây bồi lắng
lòng sông, dễ lũ lụt. Mặt khác, rừng bị khai thác bừa bãi sẽ bị đảo lộn về cấu trúc, quá
trình tái sinh diễn thế theo chiều hướng sai khác so với ở tình trạng nguyên sinh.

Trước thực tiễn đó, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa,
được sự đồng ý và phân công của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, với sự hướng
dẫn của thầy ThS. Nguyễn Minh Cảnh, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
tái sinh rừng tự nhiên trạng thái IIB tại tiểu khu 325 thuộc Ban quản lý rừng
phòng hộ La Ngà, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận” được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2012.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
− Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại tiểu khu 325 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà, huyện
Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm
sinh phù hợp nhằm phát triển, quản lý và bảo vệ rừng theo hướng tích cực.

2


1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do trình độ và thời gian có
hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại tiểu khu 325 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà, huyện
Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Những nội dung đề tài tập trung nghiên cứu bao gồm: Cấu trúc tổ thành loài
thực vật, độ hỗn giao của rừng, phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3), phân
bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N/Hvn), phân bố trữ lượng theo cấp đường
kính (M/D1,3), quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3), phân bố
lớp cây tái sinh, độ tàn che của rừng.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu để
thực hiện đề tài, bên cạnh những kết quả đạt được đề tài sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế và dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thể phản ảnh bao quát hết đặc
điểm cấu trúc rừng. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy
Cô, bạn bè cùng chuyên môn để đề tài này được hoàn thiện hơn.


3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên trên thế giới
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần xã
thực vật rừng theo không gian và thời gian. Có nhiều nghiên cứu về cấu trúc rừng
trên thế giới như:
Theo P.W.Richards (1939), cấu trúc có nghĩa là phân bố cây theo chiều
thẳng đứng. Theo Meyer (1952), Tirnbull (1963) và Rollet (1969) cấu trúc dùng để
chỉ rõ sự phân bố cây gỗ theo các cấp kính hoặc phân bố tiết diện ngang thân cây
theo cấp kính. Theo Golley và cộng tác viên (1969), cấu trúc là phân bố sinh khối
gỗ, thân, lá, rễ, …
Catinot (1965) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẩu đồ rừng
khi nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến, …
Assmann (1968) định nghĩa “Một lâm phần hay rừng cây là tổng thể các cây
cùng sinh trưởng và phát triển trên cùng một diện tích, tạo thành một điều kiện hoàn
cảnh nhất định và có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích
rừng khác…”. Như vậy, một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ
hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như một mật
độ tàn che và những điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó.
Theo T.A.Rabotnov (1978), cấu trúc quần xã thực vật là đặc điểm phân bố
của các cơ quan, các thành phần tạo nên quần xã trong không gian và thời gian.
Tùy theo mục đích mà các tác giả nghiên cứu các quy luật cấu trúc lâm phần
theo các phương pháp khác nhau.
Schiffel là tác giả đầu tiên nghiên cứu số cây theo cấp đường kính trung bình
trong lâm phần rừng cây lá rộng và kết quả là biểu hiện của chúng theo phân bố

giảm của số cây và theo cấp độ dày.
4


Giáo sư A.V.Tiurin (1945) đưa ra tương quan số cây theo phân cấp đường
kính từ nhỏ đến lớn và cũng chỉ ra được sự phân bố đó là ổn định trong lâm phần và
ông còn chỉ ra rằng, nó không phụ thuộc vào loại cây, cấp lập địa và độ dày của lâm
phần. Phân bố số cây theo độ dày như vậy chỉ phụ thuộc vào đường kính trung bình
của lâm phần.
Giáo sư N.V.Tretiakov đã đi đến kết luận, quy luật cấu trúc của những phần
tử rừng thường xuyên mang những đặc điểm đặc trưng hiện tại, không phụ thuộc
vào tuổi rừng, loài cây, điều kiện sinh trưởng và thậm chí điều này cũng đúng đối
với lâm phần phức hợp và hỗn loài.
(dẫn nguồn Hồ Thanh Thuận, 2011)
Prodan (1951) đã nghiên cứu quy luật phân bố và cho thấy chủ yếu là phân
bố đường kính có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh
doanh. Theo Prodan, sự phân bố số cây theo cấp kính có giá trị tiêu biểu nhất cho
lâm phần, phản ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phần. Những quy luật ông xác
định ở rừng tự nhiên được chấp nhận và được kiểm chứng nhiều nơi trên thế giới.
Đó là, quy luật phân bố đường kính của rừng tự nhiên có dạng 1 đỉnh lệch trái, số
cây rất nhiều ở các cấp đường kính nhỏ do bởi có nhiều loại cây, có nhiều thế hệ tồn
tại. Song, các cỡ kính lớn chỉ có một vài loài nhất định do bởi đặc tính sinh học hay
do bởi vị trí thuận lợi trong rừng nên chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Về
phân bố chiều cao, rừng tự nhiên có phân bố dạng nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ
hay do các biện pháp chặt chọn không quy tắc nên phân bố chiều cao của rừng
thường có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc
trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi.
(dẫn nguồn Nguyễn Cao Cường, 2005)
Theo Wenk (1995), nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng
nhằm mục đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng rừng qua các quy luật

phân bố số cây theo chiều cao vót ngọn Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3,
theo tổng diện ngang G (cấu trúc ngang),… mà còn có thể xác định chính xác kích
thước bình quân lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.

5


Để mô tả cấu trúc ngoại mạo và thành phần loài cây, sử dụng phương pháp
biểu đồ trắc diện của P.W.Richards. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng
do David và Richards đề ra từ năm 1933 – 1934 khi nghiên cứu thảm thực vật ở
Moraballi của Guyana thuộc nước Anh đến nay vẫn là phương pháp hiệu quả khi
nghiên cứu cấu trúc tầng rừng. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ minh họa được
sự sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích nhất định.
Cusen (1951) đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách vẽ một số dải kề bên
nhau và đưa lại về hình tượng không gian ba chiều.
Về phương pháp điều tra, nghiên cứu thảm thực vật mà V.N.Xucasov trong
thời gian công tác ở Trung Quốc (1957 – 1958) là sử dụng ô nghiên cứu loại nhỏ
(10 m x 10 m), khi sở thám ngoài thực địa và những khu tiêu chuẩn (20 m x 20 m);
(33 m x 33 m); (70 m x 70 m) cho đến 1 ha trong khi điều tra chi tiết, tùy theo thành
phần đơn giản hay phức tạp của quần thể thực vật rừng. Tuy nhiên, kiểu rừng nhiệt
đới rất phức tạp nên phương pháp điều tra lâm phần của V.N.Xucasov đã trở nên
khó áp dụng, đặc biệt là rất khó phân biệt được rõ ràng những quần hợp thực vật
trong rừng nhiệt đới ẩm.
Bên cạnh đó, phương pháp điều tra trong rừng nhiệt đới ẩm Brasil của Cain
và Castro (1960) trên nhiều khu tiêu chuẩn cũng gặp khó khăn trong khi áp dụng
vào rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc chọn những khu
tiêu chuẩn rộng 2 ha, bởi vì với diện tích lớn như vậy thì không có sự đồng nhất về
địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật.
(dẫn nguồn Vũ Thị Thuận, 2004)
Nghiên cứu quá trình tái sinh là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong quá

trình nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng.
Theo Richards (1952), các cây tái sinh tự nhiên có một thời gian ức chế kéo
dài, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng, nếu đạt tới chiều cao 2 m thì có khả
năng tồn tại và tham gia vào quần thể rừng.
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng tự nhiên nhiệt đới, G.Van Steenis (1956)
cũng đã nhận định: tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là gần như quanh năm, còn các
nhà nghiên cứu khác như I.T.Haig và M.A.Huber (1956) thì cho rằng tái sinh tự
6


nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng (dẫn nguồn
Nguyễn Thị Thoa, 2003).
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên được nhiều tác giả
trong và ngoài nước đề cập tới từ những năm đầu của thế kỉ XX nhằm đưa ra giải
pháp lâm sinh phù hợp. Trên lĩnh vực này, đã có nhiều đóng góp của nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về điều tra rừng như: Thái Văn Trừng, Lê Viết Lộc, Trần
Ngũ Phương, Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Ngọc Lung, Trần Văn Con… và một số tác
giả khác.
Theo Thái Văn Trừng (1970 − 1978), trước năm 1954, hầu như chỉ có người
Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng ở Đông Dương. Trong đó đáng kể nhất là
những nghiên cứu của Paul Maurand (1943) − tác giả cuốn “Lâm nghiệp Đông
Dương”; Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil (1952) − tác giả cuốn “Những quần
thể thực vật thưa Nam Đông Dương”. Sau năm 1954, rừng nước ta được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm, nhưng những công trình nghiên
cứu về rừng tự nhiên nhiệt đới vẫn còn ít (dẫn nguồn Lê Tiến Trung, 2009).
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978), khi nghiên cứu về kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã đưa ra cấu trúc tầng như: Tầng vượt tán, tầng
ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Tác giả vận dụng và
có sự bổ sung cải tiến phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davis Richards, trong đó

tầng cây bụi và thảm tươi được phóng với tỉ lệ lớn hơn. Ngoài ra tác giả còn dựa
vào bốn tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: Dạng
sống ưu thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó tác giả chia thực
vật Việt Nam thành 14 kiểu.
Năm 1964, Lê Viết Lộc trong cuốn “Bước đầu điều tra thảm thực vật trong
khu rừng nguyên sinh Cúc Phương”, ông cùng các cộng tác viên nghiên cứu sơ bộ
trong khi điều tra các loại hình ưu thế, trong loại hình này, ông đã dùng một số chỉ
tiêu khác ngoài số lượng cá thể cây để tính sinh khối trên diện tích điều tra như
chiều cao, tiết diện ngang… để tính độ ưu thế loài. Ông là người đề ra một số tiêu
7


chuẩn và chỉ tiêu để phân biệt “loại hình ưu thế” trong kiểu rừng kín thường xanh
mưa nhiệt đới ở rừng quốc gia Cúc Phương.
Trần Ngũ Phương (1965, 1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình
hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 − 1965, nhân tố cấu trúc đầu tiên mà tác
giả nghiên cứu là tổ thành loài và thông qua đó một số quy luật phát triển của hệ
sinh thái rừng đã được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Đồng Sĩ Hiền (1968), trong công trình nghiên cứu “Lập biểu thể tích và biểu
độ thon cây đứng rừng Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào các quy luật phân bố số cây
theo chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3), là cơ sở cho việc xây dựng biểu thể tích
một, hai hoặc ba nhân tố. Kết quả nghiên cứu rừng của ông cũng rất phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Prodan (1952), đó là cấu trúc đứng của rừng tự nhiên Việt Nam
đặc trưng bởi phân bố nhiều đỉnh về chiều cao và phân bố giảm một đỉnh lệch trái
về đường kính.
Năm 1983 – 1986, Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã nghiên cứu cấu
trúc rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, tác giả đã tổng kết các quy luật khí hậu vùng
Thông ba lá và đã xây dựng bảng phân hạng đất trồng rừng. Về mặt cấu trúc rừng

Thông ba lá, tác giả đã sơ kết trên những cơ sở tài liệu lớn, đo đạc trên những ô tiêu
chuẩn có kích thước khác nhau đều thấy sự phân bố số cây theo cỡ kính, chiều cao,
theo tuổi và trong không gian, đồng thời xây dựng được các phân bố đỉnh cho số
cây theo cấp cỡ kính. Quy luật chỉ tồn tại một tầng phiến, tiêu chuẩn cho những lâm
phần đều tuổi. Quy luật phân bố thành đám trên mặt đất theo kiểu mọc cách. Đặc
điểm này có liên quan đến các quy luật khai thác, tái sinh lại và điều chỉnh lại mật
độ trong nuôi dưỡng rừng nhằm nâng cao năng suất trong tương lai.
Trần Văn Con (1990), đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc số
cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng khộp và cho rằng khi rừng còn non thì
phân bố có dạng giảm và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang xu thế
đỉnh và lệch dần từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên có lợi hoặc không có lợi cho
quá trình tái sinh.

8


Ngoài ra, còn có các đề tài thạc sĩ, kỹ sư chuyên ngành lâm nghiệp của
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và có đề cập
đến cấu trúc rừng như:
− Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái phục hồi tại
lâm trường Ba Tô tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý và
kinh doanh rừng của Nguyễn Văn Việt (2007).
– Bước đầu tìm hiểu đặc điểm cấu trúc rừng IIIA2 tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Sông Quao – tỉnh Bình Thuận làm cơ sở đề xuất các giải pháp tác động để
phát triển rừng theo hướng bền vững của Nguyễn Hữu Danh (2002).
− Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại trạng thái
rừng IIIA2 tại Vườn Quốc gia Bù Gia tỉnh Bình Phước của Lã Văn Khơi (2010).
− Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tình hình sinh trưởng
rừng non phục hồi trạng thái IIB tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai của Nguyễn Văn Chiến (2009)

− Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài
trạng thái IIB tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai của Nguyễn Cao Cường (2005)

9


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
− Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà được thành lập theo Quyết định số
1934/QĐ−UBND ngày 26 tháng 07 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Thuận trên cơ
sở chia tách một phần lâm phận từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Trị An cũ. Diện tích
rừng được giao quản lý nằm trên địa bàn các xã La Ngâu, Huy Khiêm, Đồng Kho,
Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, có tọa độ địa lý như sau:
− Tọa độ VN 2000 – Bình Thuận múi 3 :
0414000 – 0430000
231000 – 1259000
− Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp: tỉnh Lâm Đồng
+ Phía Nam giáp: đất sản xuất của dân và cách sông La Ngà khoảng 1km
+ Phía Tây giáp: Ban Quản lý rừng phòng hộ Trị An
+ Phía Đông giáp: ranh giới huyện Hàm Thuận Bắc và Ban Quản lý rừng
Hàm Thuận − Đa Mi.
3.1.1.1. Địa hình
Toàn bộ lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà nằm trên địa hình
tương đối phức tạp, về phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng được bao bọc bởi các dãy núi
o


cao, có độ cao từ 300 − 1600 m, độ dốc từ 10 − 35 , địa hình nghiêng từ Đông Bắc
xuống Tây Nam, độ cao giảm dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, điểm thấp nhất về
phía nam cao 150 m so với mực nước biển.

10


3.1.1.2. Khí hậu − Thuỷ văn
− Khí hậu – thời tiết:
+ Huyện Tánh Linh chịu ảnh hưởng khí hậu của hai vùng Đông Nam bộ và
cao nguyên Lâm Đồng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa mưa
nắng rõ rệt.
+ Nhiệt độ trung bình: 25 − 270C, nhiệt độ cao nhất 320C, nhiệt độ thấp
nhất 180C.
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 04 đến tháng 10, các tháng có lượng mưa cao
là tháng 7 và 8.
+ Lượng mưa : 1877 − 2479 mm/năm
+ Số ngày mưa trung bình/năm: 149 ngày/năm
+ Số giờ nắng trung bình: 5,9 giờ/ngày
+ Độ ẩm tương đối trung bình: 76 − 83%
+ Tốc độ gió trung bình: 2 − 3,2 m, có 2 hướng gió chính; gió mùa Đông
bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 03 mang theo không khí khô, gió mùa Tây nam thổi
từ tháng 04 đến tháng 10 mang theo không khí ẩm.
+ Lượng hơi nước bốc hơi: trung bình trên 900 mm/năm, trong đó lượng
bốc hơi nước trong những tháng mùa khô (tháng 11 đến tháng 04 năm sau) chiếm
trên 50% lượng bốc hơi nước cả năm, sự bốc hơi nước kết hợp với vận tốc gió trên
3 m/s sẽ gây nên hiện tượng thiếu ẩm ở mùa khô.
− Thuỷ văn:
Về phía nam ranh giới quản lý của đơn vị là sông La Ngà, đây là con sông

lớn nhất của huyện Tánh Linh và là nơi cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp trong vùng. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Bảo Lộc cao
trên 1300 m chảy từ thượng nguồn về Tánh Linh theo hướng Bắc Nam, sau đó bị
chắn bởi hai ngọn núi Ông và núi Dang Suin nên đổi hướng Đông tây chảy qua
huyện Tánh Linh. Trong lâm phận quản lý có rất nhiều suối nhỏ chảy xiết vào mùa
mưa, dễ gây ra lũ quét cục bộ.

11


3.1.1.3. Đất đai
Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà có các loại đất chính sau:
− Feralít đỏ vàng: Có thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng viên, cục nhỏ,
tầng đất mặt dày trên 100 cm. Đây là nhóm đất phản ảnh rõ rệt của đất nhiệt đới ẩm.
− Đất đen Luvisols: Hình thành trên đá mẹ giàu kiềm, thành phần cơ giới từ
thịt trung bình đến thịt nặng pha sét. Có 2 loại đất đen gồm: đất đen tầng mỏng và
đất nâu thẩm trên đá Ba Zan.
− Đất mùn vàng đỏ trên núi Alisols: có màu xám đen ở tầng mặt, tầng dưới
có màu đỏ vàng hoặc màu vàng đỏ. Thành phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nặng
pha sét tầng dày 70 − 100 cm.
− Đất xói mòn trơ sỏi đá Leptosol.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế − xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân sinh, kinh tế địa phương
Ban quản lý đóng trên địa bàn 04 xã Bắc sông là La Ngâu, Đồng Kho, Huy
Khiêm và Bắc Ruộng có nền sản xuất nông nghiệp không đồng đều giữa các xã.
Diện tích lúa của 04 xã hiện có 4700 ha, sản lượng thóc đạt bình quân : 12.266 tấn,
bình quân lương thực 550 kg/người/năm, tuy nhiên trong đó xã có đồng bào dân tộc
thiểu số như xã La Ngâu chỉ có 110 ha đất lúa 1 vụ, sản lượng 55 tấn/năm, đồng bào
dân tộc thiểu số có nhiều tháng phải thiếu đói. Đời sống còn gặp nghiều khó khăn,
bà con dân tộc thiểu số và các hộ dân sống gần rừng vẫn phải vào rừng kiếm sống.

Trên địa bàn huyện, ngoài đơn vị Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà còn có
các đơn vị chủ rừng khác như: Ban Quản lý rừng phòng hộ Trị An, Khu bảo tồn
thiên nhiên Núi Ông, Công ty lâm nghiệp sông Dinh, Công ty lâm nghiệp Tánh
Linh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Phan, Hợp tác xã nông lâm Suối Kiết, quản
lý diện tích 69.067 ha đất lâm nghiệp.
Về giao thông liên lạc: Trụ sở chính của đơn vị nằm trên trục lộ 717 cách
trung tâm huyện Tánh Linh khoảng 20 km về hướng Đông Nam, giao thông đi lại
thuận lợi.
Đơn vị đã có mạng lưới điện thoại liên lạc được trang bị trên các Trạm BVR
để liên lạc nội và trong, ngoài tỉnh.
12


3.1.2.2. Tình hình Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà
Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà được thành lập theo Quyết định số
1934/QĐ-UBND ngày 26 tháng 07 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Thuận trên cơ
sở chia tách một phần lâm phận từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Trị An cũ. Diện tích
rừng được giao quản lý nằm trên địa bàn các xã La Ngâu, Huy Khiêm, Đồng Kho,
Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
Trụ sở của Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà nằm trên địa bàn thôn 3, xã
Bắc Ruộng cách Thị trấn Lạc Tánh về hướng Đông Nam khoảng 20 km.
− Hiện trạng quản lý sử dụng đất:
Theo Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 13/03/2007 về việc điều chỉnh quy
hoạch 03 loại rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 − 2010 và quy hoạch Bảo
vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 − 2020 thì tổng diện tích tự
nhiên quy hoạch ổn định cho Ban quản lý rừng phòng hộ La Ngà là 19.228 ha bao
gồm 21 tiểu khu. Trong đó:
+ Diện tích có rừng:

17.819,3 ha, chiếm 92,67%


+ Diện tích đất lâm nghiệp không có rừng:

1.409,7 ha, chiếm 7,33%

Phân theo hiện trạng như sau:
+ Rừng gỗ lá rộng:

11.753,7 ha

• Rừng giàu IIIA3:

886,5 ha

• Rừng trung bình ( IIIA2):

1854,7 ha

• Rừng nghèo (IIIA1):

2022,8 ha

• Rừng non (IIA, IIB):

6989,7 ha

+ Rừng hỗn giao:

6065,6 ha


• Rừng gỗ
• Tre nứa:

3.389,6 ha

• Rừng tre nứa + gỗ:

870,3 ha

• Rừng tre nứa:

1805,7 ha

+ Hiện trạng IA:

199,4 ha

+ Hiện trạng IB:

534,5 ha

+ Hiện trạng IC:

558 ha

+ Đất khác:

117,8 ha
13



×