BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN ĐẠI THẠCH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA
TRƠN (Tryonyx sinensis Wiegmann) TRONG ĐIỀU KIỆN
NUÔI NHỐT TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN ĐẠI THẠCH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA
TRƠN (Tryonyx sinensis Wiegmann) TRONG ĐIỀU KIỆN
NUÔI NHỐT TẠI XÃ BÌNH MỸ, HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô đã cung cấp
cho tôi những kiến thức cần thiết khi bước vào đại học, quý thầy cô khoa Lâm
Nghiệp đã dạy tôi những kiến thức chuyên ngành và quý thầy cô trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiến thức quý báu trong
thời gian tôi học tập tại trường.
TS. Vũ Thị Nga đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cho tôi nghiên cứu cũng như
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Huệ - chủ Trang trại Động vật
hoang dã Ba Huệ - số 31 tỉnh lộ 9 xã Bình Mỹ huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại trang
trại của ông.
Tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè những người đã động viên, giúp đỡ chia sẻ
cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng con xin gửi lời cám ơn
đến ba mẹ và gia đình đã luôn tin tưởng và ủng hộ để con hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đại Thạch
ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Ba ba trơn
(Tryonyx sinensis Wiegmann) trong điều kiện nuôi nhốt tại xã Bình Mỹ, huyện
Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được thực hiện tại trang trại động vật hoang dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ 9,
xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 3/2012 đến tháng
6/2012.
Phương pháp nghiên cứu: quan sát trực tiếp, mô tả đặc điểm hình thái, cân đo
30 cá thể ở nhiều giai đoạn (từ trứng,…12 tháng tuổi) để ghi nhận sự sinh trưởng
của ba ba trơn (Tryonyx sinensis Wiegmann). Quan sát kết hợp phỏng vấn ghi nhận
một số đặc điểm sinh học, bệnh thường gặp.
Những kết quả ghi nhận được:
- Ba ba trơn có hình dạng giống rùa nhưng mai không cao, thân không có vảy
sừng tạo hộp cứng mà được bao phủ bởi lớp da mềm mỏng. Ba ba trơn trưởng thành
trung bình chiều dài thân 18,97 cm, chiều ngang thân 15,59 cm, trọng lượng 784 g.
- Tuổi thành thục sinh dục của Ba ba trơn là 12 tháng (1 năm tuổi). Ba ba trơn
giao phối dưới nước và lên cạn đẻ trứng, Ba ba trơn không ấp trứng. Thời gian
trứng nở là 50 - 60 ngày sau khi đẻ. Sau khi đẻ trứng 7 ngày thì Ba ba trơn giao
phối trở lại. Ba ba trơn được nuôi trong ao xây có diện tích 225 m2 (15 x 15 m2) có
độ sâu là 80 cm nước. Ao có hệ thống thoát nước để giữ nguồn nước luôn sạch phù
hợp với môi trường nuôi Ba ba trơn, phần đáy ao có lớp bùn cát dày 10 cm làm môi
trường để Ba ba trơn ẩn náu.
-
Thức ăn chính của Ba ba trơn ốc bươu vàng, cá biển, đầu gà. Các bệnh
thường gặp ở Ba ba trơn là: bệnh nấm thủy mi, ký sinh đơn bào, viêm loét do nhiễm
khuẩn, bệnh đẹn miệng…
- Đã xây dựng được quy trình chăn nuôi Ba ba trơn để góp phần bảo tồn loài.
iii
SUMMARY
The thesis title: "Research on some biological characteristics of the
softshell turtle (Tryonyx sinensis Wiegmann) in captivity in Binh My
Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City".
This study was conducted at Ba Hue’s wild animal farm No. 31 Tinh Lo 9,
Binh My Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City from 3/2012 to 6/2012.
Research methods: direct observation, morphological description, weight 30
individuals at various stages (from eggs, ... 12 months old) to record the growth of
the softshellturtle (Tryonyx sinensis Wiegmann), observation and interviewon
biologicalcharacteristics disease and treatment,…
The results as follows:
- Shape of the softshell turtle is the same tortoise, but shell is not high and
hard, stem is covered by soft skin. Adult was 18,97 cm in length, 15,59 cm in width
and 784 g in weight.
- Reproductive age of T. sinensis was 12 months (1 year). The softshell
turtlesmate in shallow water and comeashore for egg laying.The softshellturtles
doesn’t incubate. The incubation period lasted 50 - 60 days.The female adult could
mate again after about 7 days. Breedingpond area was 225 m2 (15 x 15 m2) and
water depth 80 cm. Water in the pond was came in and out to keep clean water
environment, in accordance with the softshell turtle. There was the 10 cm thick sand
layer on bottom of the pond.
- The softshell turtle is the carnivorous animal and main feeds areedible snails,
fish, chicken head. The common diseases were: aquatic fungus, protozoan parasites,
ulcers, infections, mouth disease...
- We built breeding process to contribute to T. sinensis conservation.
iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................ iii
SUMMARY ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................ 3
2.1 Đặc điểm và phân loại Ba ba trơn.................................................................3
2.1.1 Phân loại Ba ba trơn .............................................................................3
2.1.2 Đặc điểm chung của Ba ba trơn ...........................................................4
2.1.3 Giá trị sử dụng và bảo tồn của Ba ba trơn ............................................4
2.1.4 Đặc điểm phân bố của Ba ba trơn ........................................................5
2.2 Ba ba trơn (Trionyx sinensis Weigmann) .....................................................5
2.2.1 Đặc điểm hình thái của Ba ba trơn .......................................................5
2.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của Ba ba trơn ........................................6
2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực khảo sát .........................8
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................8
2.3.2 Kinh tế và xã hội ................................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................12
3.2 Nội dung nghiên cứu...................................................................................12
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...............................................................12
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...................................................12
v
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu......................................................................12
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................13
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 15
4.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................................15
4.2 Đặc điểm sinh học.......................................................................................20
4.2.1 Tập tính ..............................................................................................20
4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng .........................................................................21
4.2.3 Đặc điểm sinh sản ..............................................................................25
4.3 Kỹ thuật chăn nuôi Ba ba trơn tại trang trại ...............................................26
4.3.1 Bể ương, ao nuôi Ba ba trơn ..............................................................26
4.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi Ba ba trơn ...........................................................30
4.3.3 Đề xuất quy trình chăn nuôi Ba ba trơn .............................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 40
5.1 Kết luận .......................................................................................................40
5.2 Kiến nghị.....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ a
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kích thước, trọng lượng trứng Ba ba trơn và trưởng thành
17
Bảng 4.2: Trọng lượng của Ba ba trơn từ khi mới nở đến 12 tháng tuổi
22
Bảng 4.3: Chiều dài của Ba ba trơn từ khi mới nở đến 12 tháng tuổi
23
Bảng 4.4: Chiều ngang của Ba ba trơn từ khi mới nở đến 12 tháng tuổi
24
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mặt bụng Ba ba trơn mới nở
15
Hình 4.2: Ba ba trơn 12 tháng tuổi
16
Hình 4.3: Bàn chân Ba ba trơn mặt dưới
16
Hình 4.4: Ba ba trơn con mới nở
16
Hình 4.5: Trứng Ba ba trơn
16
Hình 4.6: Đo chiều dài cổ Ba ba trơn trơn 12 tháng tuổi
17
Hình 4.7: Trứng Ba ba trơn có nhiều noãn
19
Hình 4.8: Hình dạng bộ phận sinh dục ngoài Ba ba trơn cái (trái) và đực (phải) 20
Hình 4.9: Kích thước Ba ba trơn từ mới nở đến 12 tháng tuổi
25
Hình 4.10: Bể ương Ba ba trơn con tại trang trại ông Ba Huệ
27
Hình 4.11: Ao nuôi Ba ba trơn tại trang trại ông Ba Huệ
29
Hình 4.12: Trứng Ba ba trơn xếp chồng lên nhau ở tổ đẻ
30
Hình 4.13: Phân loại trứng Ba ba trơn
30
Hình 4.14: Máy ấp trứng Ba ba trơn
31
Hình 4.15: Trứng được xếp vào khay ấp
31
Hình 4.16: Ba ba trơn mới nở đang chui ra khỏi cát
32
Hình 4.17: Thức ăn của Ba ba trơn
32
Hình 4.18: Cách cho Ba ba trơn ăn
32
Hình 4.19: Vết loét ở lưng Ba ba trơn
36
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc khai thác rừng quá mức, trái phép và cháy rừng làm cho
diện tích rừng ngày càng giảm và môi trường sống của động vật rừng ngày càng
thu hẹp dần. Thêm vào đó việc xẻ rừng, cắt núi để làm đường giao thông đã làm
môi trường sống của động vật rừng ngày càng bị thu hẹp và bị chia cắt nhiều hơn.
Nhiều loài động thực vật rừng Việt Nam đang đứng trên bờ tuyệt chủng.
Nghị định của chính phủ số 32/2006NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
quy định về quản lý thực vật rừng và động vật rừng nguy cấp, quý hiếm từ rừng
của Việt Nam, trong đó Ba ba trơn thuộc nhóm động vật hạn chế khai thác, sử
dụng vì mục đích phát triển kinh tế. Theo sách đỏ thế giới thì Ba ba trơn ở cấp độ
bảo tồn Vu (IUCN, 2001).
Một trong những nguyên nhân làm cho mức độ nguy cơ tuyệt chủng của
các loài động vật rừng ngày càng gia tăng chính là tình trạng săn bắt động vật
rừng trái phép. Vì vậy, những năm gần đây ngoài việc chăn nuôi các loại gia súc,
gia cầm đã hình thành các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã để phát triển kinh
tế đồng thời đây cũng là một cách tích cực về bảo tồn các loài động vật hoang dã
hiện nay. Ví dụ như mô hình nuôi heo rừng, nhím, rùa, Ba ba trơn…
Ở Việt Nam người dân đang nuôi một số loại động vật hoang dã để lấy thịt
và giá trị thương phẩm khác cung cấp cho thị trường để phát triển kinh tế - trong
đó có loài Ba ba trơn. Phong trào chăn nuôi Ba ba trơn đang ngày càng phát triển
mạnh và lan rộng ở nhiều địa phương vì Ba ba trơn là loài động vật dễ nuôi, ít bị
dịch bệnh, thịt Ba ba trơn cũng là loài đặc sản, tiêu thụ trên thị trường với giá cao,
chi phí đầu tư cho chăn nuôi vừa mà hiệu quả kinh tế cao. Ba ba trơn không chỉ là
một loài đặc sản mà thịt Ba ba trơn còn được dùng làm vị thuốc quý trong đông
1
dược có khả năng hỗ trợ chữa các bệnh như mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt
không đều, viêm thận mãn tính,…
Tuy nhiên, việc nuôi Ba ba trơn ngày càng tăng nhanh cũng đặt ra nhiều
vấn đề cho các nhà khoa học, người chăn nuôi và các nhà quản lý như: chưa có
nhiều nghiên cứu cũng như tài liệu về đời sống và tập tính của loài Ba ba trơn,
người chăn nuôi chưa được hướng dẫn về cách nuôi, chăm sóc và phòng ngừa
dịch bệnh cho Ba ba trơn…Chăn nuôi Ba ba trơn chỉ được tiến hành một cách tự
phát, nhỏ lẻ không kiểm soát được chất lượng, số lượng.
Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
khu vực có nhiều hộ chăn nuôi Ba ba trơn. Trong đó điển hình là Trang Trại
Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Ba Huệ với tổng đàn trên 1000 con Ba ba trơn.
Từ những vấn đề trên việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái khảo sát
hiện trạng chăn nuôi Ba ba trơn góp phần bảo tồn loài Ba ba trơn hiệu quả là rất
cấp thiết. Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, bộ môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng, dưới sự hướng dẫn
của TS. Vũ Thị Nga, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của Ba ba trơn (Tryonyx sinensis Wiegmann) trong điều
kiện nuôi nhốt tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh” để
góp phần bảo tồn loài Ba ba trơn.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm và phân loại Ba ba trơn
2.1.1 Phân loại Ba ba trơn
Ba ba trơn có tên khoa học Trionyx sinensis Wiegmamn là động vật thuộc:
Lớp Bò sát: Reptila
Bộ Rùa: Testudinata
Họ Ba ba: Trionychidae
Giống: Trionyx
Loài: Sinensis
Đặc điểm của các loài Ba ba trơn thường gặp ở Việt Nam thường rất giống
nhau, để phân biệt cần quan sát kỹ từng loài (Nguyễn Lân Hùng, 1992).
- Ba ba trơn: (Trionyx sinensis Wiegmamn), tên gọi khác là Ba ba sông, Ba
ba hoa. Sinh sống ở các khu vực nước ngọt ở Đồng bằng sông Hồng. Ba ba trơn
trên lưng và bụng có hoa, Ba ba trơn khi còn nhỏ thì phần mai ở bụng có màu đỏ
khi lớn thì màu đỏ nhạt dần, khi đạt 2 kg thì phần mai ở bụng chuyển dần sang
màu trắng. Phần mai dưới bụng có khoảng trên dưới 10 chấm nhỏ màu đen to và
đậm, vị trí các chấm tương đối cố định và nhạt dần khi Ba ba trơn lớn. Kích thước
cơ thể từ 0,5 kg - 4 kg.
- Ba ba gai: (Tryonyx steinachderi Siebenrock), tên gọi khác là Ba ba núi.
Sinh sống chủ yếu ở các sông, suối, đầm hồ thuộc vùng miền núi phía Bắc Việt
Nam. Ba ba gai có vòng gai quanh cổ và trên mai, thể hiện rõ nhất là phần gai ở
gần đuôi. Phần mai bụng của Ba ba gai màu xám trắng, trên có nhiều chấm đen
nhỏ, khi còn nhỏ thì có màu xám đen lớn lên có màu xám trắng. Kích thước cơ thể
từ 1 kg - 10 kg.
3
- Ba ba Nam bộ: (Tryonyx cartilaginea Bodolaert), tên gọi khác là cua
đinh, rùa đinh. Sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ba ba Nam
Bộ có hình dáng ngoài gần giống ba ba gai, chỉ khác ba ba gai là ở đầu có hoa
màu vàng, phần mai ở bụng có màu trắng và không có chấm đen. Kích thước cơ
thể lớn có khi lên tới vài chục kg.
- Ba ba suối: hay còn gọi là lẹp suối. Sinh sống chủ yếu ở miền núi phía
Bắc, Ba ba suối có phần mai ở bụng màu vàng bóng, không có chấm đen. Kích
thước của Ba ba suối nhỏ hơn các loại Ba ba khác, kích thước con trưởng thành
0,2 kg - 0,3 kg.
2.1.2 Đặc điểm chung của Ba ba trơn
Ba ba trơn là loài động vật lớn chậm, sức lớn của Ba ba trơn liên quan chặt
đến điều kiện môi trường và thời tiết như: nhiệt độ, chất lượng và lượng thức
ăn,…nhiệt độ giảm xuống thấp dưới 10 °C thì sức ăn của Ba ba trơn giảm, sinh
trưởng chậm. Nếu cùng điều kiện nuôi dưỡng thì con cái lớn nhanh hơn con đực.
Ba ba trơn bơi lội rất nhanh, lặn rất lâu nhờ các cơ quan phụ trong miệng cho phép
trao đổi khí ngay trong nước. Cổ và chân Ba ba trơn có thể vươn dài ra hoặc thụt
vào trong mai. Nếu độ ẩm của da được giữ lâu thì Ba ba trơn có thể sống trên cạn
được vài ngày (Ngô Trọng Lư, 2007).
Ba ba trơn chuyên ăn động vật, mùa sinh sản chính của Ba ba trơn là cuối
mùa xuân và đầu mùa thu, mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng, Ba ba trơn đẻ trứng vào đất
cát ở mép nước, Ba ba trơn đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong, thời gian thụ tinh có
thể tới 6 tháng, tỉ lệ con đực ít hơn con cái (Ngô Trọng Lư, 2007).
Ba ba trơn được nuôi để lấy thịt, thịt Ba ba trơn ngon được coi là món ăn
đặc sản của dân tộc. Ngoài ra thịt Ba ba trơn còn là vị thuốc quý.
Ba ba trơn thường sống ở đáy sông, suối, đầm, ao, hồ,…Ba ba trơn, có tính
hung dữ như nhiều loại động vật ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát khi nghe tiếng
động lớn nhất là sấm sét.
2.1.3 Giá trị sử dụng và bảo tồn của Ba ba trơn
Giá trị sử dụng: Ba ba trơn có giá trị thẩm mỹ, ngoài ra thịt Ba ba trơn ngon
và bổ dưỡng là một loài đặc sản quý, ngoài ra Ba ba trơn còn là vị thuốc quý trong
4
đông dược. Ba ba trơn không chỉ là một loài đặc sản mà còn có khả năng hỗ trợ
chữa các bệnh như mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều, viêm thận mãn
tính,…Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì Ba ba trơn tự nhiên có giá trị dinh
dưỡng cao và đảm bảo hơn Ba ba trơn nuôi.
Giá trị bảo tồn: số lượng Ba ba trơn trong tự nhiên ngày càng suy giảm do
bị săn bắt quá mức làm thực phẩm và dược liệu. Cần có biện pháp bảo vệ như cấm
săn bắt, có biện pháp nhân nuôi phù hợp để bảo tồn loài.
2.1.4 Đặc điểm phân bố của Ba ba trơn
Ba ba trơn thường phân bố ở các tỉnh phía bắc: Quảng Ninh, Vĩnh Phú,
Hòa Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh…Ngày nay, thì Ba ba trơn được nhân nuôi và phát
triển rộng khắp cả nước (Ngô Trọng Lư, 2007).
Trên thế giới thì Ba ba trơn phân bố: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Nga,
Triều Tiên, Đài Loan. Ngày nay thì Ba ba trơn được nuôi rộng khắp Châu Á
(Bryan L. Stuart, Peter Paul van Dijk và Douglas B.Hendrie, 2001).
Ba ba trơn được nuôi ở Trung Quốc (tỉnh Liêu Ninh, Thiểm Tây, An Huy,
Chiết Giang, Quảng Đông), phía bắc của Việt Nam, Đài Loan, phía nam của vùng
Viễn Đông Nga, Hàn Quốc, quần đảo Bonin, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan.
Họ cũng đã được giới thiệu vào Tây Malaysia và Mỹ (Hawaii) (Fao, 2012).
2.2 Ba ba trơn (Trionyx sinensis Weigmann)
2.2.1 Đặc điểm hình thái của Ba ba trơn
Ba ba trơn có hình dạng giống rùa nhưng thân không có vảy sừng tạo hộp
cứng mà được bao phủ bởi lớp da mềm mỏng. Đầu Ba ba trơn tương đối nhỏ, có
mũi trên mõm, có lỗ mũi phía trước. Mắt nằm phía trên hai bên trán và ở khoảng
giữa của mõm, khoảng cách giữa hai mắt bằng ½ chiều dài mõm, mắt có hai mi.
Răng Ba ba trơn chỉ có một lớp sừng cứng bọc quanh hàm trên và hàm dưới của
Ba ba trơn. Ba ba trơn có cổ dài, có những vệt loang trắng đối xứng hai bên và
phía dưới cổ. Cổ cử động rất linh hoạt có thể vươn dài ra hay quay về phía sau đến
gần cuối mai và có thể rụt sâu vào trong mai và yếm. Khi di chuyển trong nước Ba
ba trơn vươn dài cổ và đầu ra phía trước. Mình gồm có phần mai trên và phần yếm
ở dưới. Mình Ba ba trơn được bao phủ bởi lớp da mềm chưa hóa sừng, viền mai là
5
lớp sụn mềm, toàn bộ mai được bao phủ bởi lớp da màu xám đen hay nâu nhạt có
những chấm đen nhỏ ở giữa sống mai và đối xứng hai bên sống mai. Những chấm
đen thay đổi theo thời gian, khi còn nhỏ chấm đen đậm khi lớn chấm đen cũng lớn
nhưng nhạt dần và quanh những chấm đen xuất hiện vòng đen quanh chấm. Phần
yếm của Ba ba trơn được bao phủ bởi lớp da màu cam đậm đến cam nhạt, bụng có
những chấm đen có nhiều hình dạng nằm ở giữa yếm, đối xứng hai bên yếm và
viền quanh mép bụng. Màu sắc da bụng và những chấm đen cũng thay đổi khi Ba
ba lớn, khi còn nhỏ da bụng có màu đỏ, những chấm đen đậm. Nhưng khi lớn thì
màu da nhạt dần những chấm đen lớn hơn và cũng nhạt dần. Ngoài ra, dưới bụng
Ba ba trơn trơn còn những lằn trắng chạy ngang dọc, những chấm ở mai và yếm
có vị trí khác nhau ở mỗi con (Ek Hiêng, 1997).
Đuôi Ba ba trơn ngắn cử động rất linh hoạt và phía đuôi có cơ quan sinh
sản, hình thành lỗ huyệt chẻ đôi. Ba ba trơn có chân ngắn cấu tạo kiểu mái chèo,
bốn chân gắn với mình bởi màng da và có thể rụt vào trong phần mai và yếm.
Móng chân dài, sắc và nhọn, chân có 3 ngón được nối với nhau bởi màng da giúp
Ba ba trơn có thể bơi lội dễ dàng và thích nghi dưới nước được. Nhờ có móng
vuốt sắc và chân khỏe mà Ba ba trơn có thể bới đất và đào lổ đẻ trứng trên cạn
được. Tuy chủ yếu sống dưới nước nhưng Ba ba trơn có thể leo trèo rất giỏi nhờ
có màng nhám dưới chân và những móng sắc ở chân (Ek Hiêng, 1997).
2.2.2 Đặc điểm sinh thái, sinh học của Ba ba trơn
2.2.2.1 Đặc điểm sinh thái, thành phần và lượng thức ăn
Ba ba trơn trong tự nhiên ăn động vật chủ yếu là tép, cá, ốc, cua,…Qua quá
trình nuôi người ta nhận thấy Ba ba trơn thích ăn những con vật bắt đầu ươn thối,
khi ăn chúng thường tranh đớp mồi chạy ra chổ khác để ăn, Ba ba trơn trong chăn
nuôi thì ốc bươu vàng là thức ăn chính, ngoài ra còn cá biển, đầu gà,… (Ngô
Trọng Lư, 2007).
Vào mùa hè thì Ba ba trơn ăn rất khỏe lượng thức ăn bằng 5 % - 20 % trọng
lượng cơ thể, ngược lại vào mùa đông thì Ba ba ăn ít lượng thức ăn chỉ bằng 3 % 5 % trọng lượng cơ thể. Cho Ba ba trơn ăn vào buổi sáng sớm tập thói quen cho
Ba ba trơn ăn, khi cho ăn thì thả thức ăn xuống nước Ba ba trơn sẽ tự ăn.
6
Lượng thức ăn cho Ba ba trơn ăn không quá nhiều sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước, lượng thức ăn phù hợp là 5 % - 7 % trọng lượng Ba ba trơn có trong ao, cho
ăn đều. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất
nước. Ba ba trơn ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 - 32 oC, trên 35
o
C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 oC ngừng ăn. Nếu cùng điều kiện nuôi dưỡng thì
con cái lớn nhanh hơn con đực (Ngô Trọng Lư, 2007).
2.2.2.2 Tập tính sinh sống của Ba ba trơn
Ba ba trơn sống ở vùng nước ngọt như sông, suối, đầm hồ tự nhiên hay hồ
chứa nước. Ngoài ra, Ba ba trơn trơn có thể được nuôi trong ao, bể xây diện tích
nhỏ để chăn nuôi thương phẩm (Ngô Trọng Lư, 2007).
Ba ba trơn sống dưới nước nhưng thở bằng phổi, thường phải ngoi lên mặt
nước để thở, độ pH của nước từ 7 - 8. Ba ba trơn bò nhanh và đi xa, có thể đi từ ao
hồ này sang ao hồ khác. Ba ba trơn cũng có thể sống trên cạn được vài ngày nếu
có điều kiện giữ được độ ẩm cho da.
Ba ba trơn trơn có tính hung dữ như các loài động vật ăn thịt khác, khi đói
chúng có thể ăn thịt lẫn nhau, khi có một con bị thương chảy máu thì các con khác
xúm vào cắn xé một cách tàn bạo. Nhưng Ba ba trơn trơn cũng là một loài động
vật rất nhút nhát, chúng thường chạy trốn khi nghe tiếng động hay bóng người và
động vật qua lại nhất là tiếng sấm sét. Khi gặp địch hại thì chúng thường lặn
xuống nước, chui vào bụi rậm hay co rụt đầu lại (Ngô Trọng Lư, 2007).
2.2.2.3 Đặc điểm sinh sản
Ba ba trơn là loài động vật thụ tinh trong và đẻ trứng trên cạn. Mùa sinh sản
của ba ba trơn ở miền Bắc là cuối mùa xuân đầu mùa thu. Khi Ba ba trơn được 1
tuổi thì bắt đầu đẻ lứa đầu tiên. Ba ba trơn đẻ 2 - 5 lứa trong năm, khi không có
mưa thì Ba ba trơn đẻ rải rác nhưng khi có mưa to, sấm sét thì Ba ba trơn đẻ rộ.
Ba ba trơn không biết ấp trứng mà trứng tự nở tại tổ đẻ, tổ được làm nơi cát ẩm,
trứng được vùi trong cát sau 50 - 70 ngày thì trứng nở. Khi nhiệt độ không khí lên
cao kéo dài thì Ba ba cái bắt đầu đẻ, trước khi đẻ Ba ba tìm nơi đất xốp, kín đáo có
các bụi cỏ rậm, Ba ba dùng hai chân sau hoặc mõm hất đất lên tạo thành các hố
sâu và đẻ trứng vào đó, có con dùng nước tiểu của nó tưới lên làm mềm đất để đào
7
hố dễ hơn. Trứng vừa đẻ có vỏ mềm, tính đàn hồi, sau đó thì cứng dần. Trứng
chứa nhiều noãn hoàng, đường kính trứng khoảng 17 - 28 mm, nặng từ 4 - 6,5 g /
quả. Một con Ba ba cái thường đẻ từ 50 - 60 trứng / năm. Nhiệt độ đẻ thích hợp là
từ 25 - 32 °C (Ngô Trọng Lư, 2007).
Ba ba trơn đẻ trứng làm dấu tổ đẻ, thấy những lỗ nhỏ đường kính 4 - 5 cm
sâu 10 - 15 cm có trứng Ba ba trơn. Khi mới đẻ thì trứng Ba ba trơn xếp chồng lên
nhau từ dưới đáy lên miệng hố, trứng dính liền với nhau, vỏ trứng mềm. Ba ba
trơn đẻ rộ, thu hàng ngày, lúc Ba ba trơn đẻ thưa 3 - 5 ngày thu 1 lần, không nên
để Ba ba trơn đẻ sau 15 - 20 ngày mới thu trứng đem ấp. Các quả trứng nhỏ, hình
dạng không bình thường và trứng không thụ tinh cần loại ngay, chỉ giữ trứng thụ
tinh để ấp. Trứng thụ tinh phần lớn tròn, vỏ trứng có màu sắc bình thường, phần
trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng là phần phôi
và noãn hoàng (lòng đỏ trứng). Trứng hỏng (không thụ tinh) màu sắc không bình
thường, hay có vết đốm loang lổ, không phân biệt rõ 2 phần như trứng thụ tinh..
Nếu nhiệt độ giao động từ 30 - 35 °C sau khoảng 50 ngày trứng nở (trong tự nhiên
khoảng 60 - 70 ngày) (Ngô Trọng Lư, 2007).
Chăm sóc Ba ba trơn con: khi mới nở sau 2 ngày thì cho ăn giun đỏ (loại
thức ăn cho cá cảnh) và mực nước trong ao là 15 - 20 cm, sau 1 tuần thì chuyển
qua ao ương khác với mực nước là 35 cm bắt đầu cho Ba ba trơn con ăn nhiều hơn
như trùng chỉ, tép… cho Ba ba trơn con ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối
(Ngô Trọng Lư, 2007).
2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực khảo sát
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh,
gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện
tích toàn Thành phố.
- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
8
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách
trung tâm Thành phố 50 km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á (UBND huyện
Củ Chi, 2010).
2.3.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ
và miền Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc - Đông nam và
Đông bắc - Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 m.
Ngoài ra địa bàn huyện nhiều đất nông nghiệp, đất đai thuận lợi phát triển
nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố (UBND huyện Củ Chi, 2010).
2.3.1.3 Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6 oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8 oC (tháng 4), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất 24,8 oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa
ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10 oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa
tập trung vào tháng 7, 8, 9; vào tháng 12 và tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5 % cao nhất vào tháng 7, 8, 9
là 80 - 90 %, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 là 70 %.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân
bố vào các tháng trong năm như sau:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc
trung bình từ 1,5 - 2,0 m / s.
9
- Tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành là gió Tây - Tây nam, vận tốc trung bình từ
1,5 - 3,0 m / s.
- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình từ 1 - 1,5 m / s (UBND huyện Củ Chi, 2010).
2.3.1.4 Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch, với những đặc điểm chính:
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực
nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế
độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương,… Riêng chỉ
có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông
(UBND huyện Củ Chi, 2010).
2.3.2 Kinh tế và xã hội
Tổng dân số toàn huyện 349.772 người (số liệu điều tra tháng 4/2009), với
nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó người Kinh chiếm đa số (81,90 %),
các dân tộc khác chiếm dân số không đáng kể (Hoa: 0,39 %, Khơme, Tày, Thái:
17,71 %). Vùng đất Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và
ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98 % tương đương 137 ha. Đặc biệt hơn, huyện
Củ Chi còn được Trung ương và Thành phố chọn thí điểm xây dựng mô hình nông
thôn mới ở 2 xá Tân Thông Hội và Thái Mỹ giai đoạn 2009 - 1011.
Trong giai đoạn 2005 - 2010, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ IX Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Củ Chi đoàn kết, nỗ lực phát huy
thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên các mặt kinh tế - xã hội; nền kinh tế xã hội của huyện ngày càng thay
đổi, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt; hệ thống điện, đường, trạm đã và
đang được xây dựng theo hướng hiện đại hóa. Kinh tế huyện tiếp tục giữ được tốc
độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 20,26 %/năm (tăng 1,5 % so với chỉ tiêu Nghị
quyết). Cơ cấu kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng.
10
Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp chiếm 71,73 %, nông
nghiệp chiếm 10,34 %, dịch vụ chiếm 17,93 % tổng giá trị sản xuất với tốc độ
nhanh phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa.
Lĩnh vực xã hội có chuyển biến tiến bộ. Giáo dục - đào tạo được đổi mới về
mô hình quản lý, hình thức giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
được tăng cường, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác bảo vệ
sức khỏe người dân có nhiều tiến bộ, công tác an ninh quốc phòng được củng cố,
giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính nâng
cao, hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được tăng cường.
Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16.224 triệu đồng / năm (đến năm
2009), giải quyết việc làm cho 56.000 lao động. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
196.073 triệu USD.
Huyện có 1 thị trấn và 20 xã. Hiện nay trên địa bàn huyện hiện còn 13 xã
thuộc vùng khó khăn (xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, Nhuận
Đức, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông,
Trung An, Hòa Phú, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ). Xã có diện tích lớn nhất là xã
Tân Phú Trung có diện tích 30,7761 km2 và Thị trấn Củ Chi có diện tích nhỏ nhất
là 3,79 km2 (Phòng Giáo Dục Huyện Củ Chi, 2010).
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Ba ba trơn về sự sinh trưởng,
phát triển, sinh sản và điều tra các bệnh thường gặp ở loài Ba ba trơn, khảo sát
cách thức chăn nuôi Ba ba trơn. Từ đó xây dựng quy trình chăn nuôi Ba ba trơn để
góp phần bảo tồn loài.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái của loài Ba ba trơn: màu sắc cơ thể, hình dáng, chiều
dài thân,…theo từng lứa tuổi.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh sản: tuổi bắt đầu sinh sản, khả năng đẻ trứng,
thời gian ấp trứng, tập tính,...
- Khảo sát kỹ thuật chăn nuôi: ao nuôi, thành phần thức ăn, lượng thức ăn,
thời gian cho ăn,…các bệnh thường gặp ở loài Ba ba trơn, cách phòng và chữa trị
cho loài Ba ba trơn.
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại trang trại động vật hoang dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ
9, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh, từ tháng 3/2012 đến
tháng 6/2012.
3.4 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương tiện nghiên cứu
- Trang trại động vật hoang dã Ba Huệ số 31 tỉnh lộ 9, xã Bình Mỹ, huyện
Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Máy ảnh, thước, cân đồng hồ và cân điện tử.
12
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Đặc điểm hình thái
- Quan sát trực tiếp và mô tả Ba ba trơn về màu sắc, hình dạng.
- Mỗi lứa tuổi (tháng tuổi) chọn ra 30 cá thể điển hình để đo kích thước thân,
cân nặng.
- Dùng thước dây đo chiều dài thân (từ mép trước của mai đến gốc đuôi), cổ
(từ mõm đến mép trước mai đo bằng thước thẳng).
- Dùng thước dây đo chiều ngang cơ thể (chỗ rộng nhất của chiều ngang).
- Dùng thước kẹp đo kích thước trứng theo chiều ngang, chiều dài và dùng
cân điện tử cân trứng.
- Phân biệt Ba ba trơn đực và Ba ba trơn cái.
3.4.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Ba ba trơn
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Ba ba trơn ghi
nhận các chỉ tiêu:
- Tuổi bắt đầu sinh sản
- Khả năng đẻ trứng
- Số lượng trứng trong một lần đẻ
- Thời gian ấp trứng
- Tỷ lệ trứng nở (%) = Số trứng nở * 100 / Tổng số trứng ấp
3.4.2.3 Khảo sát hiện trạng chăn nuôi Ba ba trơn
a. Khảo sát ao nuôi
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Ba ba trơn ghi
nhận các chỉ tiêu:
- Đặc điểm ao nuôi
- Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ của ao nuôi
- Diện tích ao nuôi
- Nguồn nước
b. Kỹ thuật chăm sóc Ba ba trơn
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Ba ba trơn ghi
nhận các chỉ tiêu:
13
- Phương pháp ấp trứng:
+ Hình thức ấp trứng: ấp bằng máy ấp trứng
+ Số trứng trong mỗi lần ấp trứng
+ Điều kiện ấp trứng: nhiệt độ, ẩm độ,…
+ Thời gian ấp trứng
- Phương pháp cho ăn:
+ Các loại thức ăn thường dùng cho Ba ba trơn
+ Thời gian cho ăn trong ngày
+ Khối lượng thức ăn mỗi ngày của 30 cá thể điển hình theo từng độ tuổi
+ Số lần cho ăn trong ngày
c. Các bệnh thường gặp ở Ba ba trơn, cách phòng và trị bệnh
Quan sát trực tiếp và kết hợp phỏng vấn chủ hộ và người nuôi Ba ba trơn ghi
nhận các chỉ tiêu:
- Các loại bệnh thường gặp
- Triệu chứng bệnh
- Cách phòng bệnh
- Phương pháp chữa trị
3.4.2.4 Nội nghiệp
Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.
14
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái
Ba ba trơn là loài bò sát có hình dạng giống rùa nhưng mai không cao, thân
không có vảy sừng tạo hộp cứng mà được bao phủ bởi lớp da mềm mỏng.
Ba ba trơn có đầu, đuôi và 4 chân, mai mềm, đuôi. Ba ba trơn có thân dẹp,
màu xám đen hay nâu nhạt. Phần bụng Ba ba trơn có màu trắng xám, khi mới nở
mặt bụng nhiều chấm đen tròn và có màu hồng nhạt. (Hình 4.1)
Hình 4.1: Mặt bụng Ba ba trơn mới nở
Ba ba trơn trơn có cổ dài (con đực trưởng thành nặng 900 g, có cổ dài 16
cm thân dài 28 cm và ngang 18 cm) tuy cổ Ba ba trơn dài (Hình 4.2, Hình 4.6) có
thể vươn dài tận cuối mai và rất linh hoạt nhưng cũng có thể rụt vào trong mai. Da
15
Ba ba trơn có tính đặc thù là lớp da mềm gồm nhiều mạch máu nhỏ, da trở thành
lớp màng bảo vệ cơ thể Ba ba trơn. Da Ba ba trơn có những nốt sần nhám, có viền
bằng lớp da dày bao quanh phần mai.
Hình 4.2: Ba ba trơn 12 tháng tuổi
Hình 4.3: Bàn chân Ba ba trơn mặt dưới
Hình 4.4: Ba ba trơn con mới nở
Hình 4.5: Trứng Ba ba trơn
Ba ba trơn bơi lặn giỏi. Bàn chân cấu tạo giống mái chèo, bàn chân Ba ba
trơn có 3 ngón có màng nối giữa các ngón, 3 ngón có 3 vuốt nhọn (Hình 4.3) dùng
để đào bới khi đẻ trứng, tạo điều kiện cho Ba ba trơn thích nghi sống dưới nước dễ
dàng hơn. Ba ba trơn có mõm nhọn và hai mũi nằm ở đầu mõm, hai mắt lồi nằm
đối xứng phía trên đầu Ba ba trơn (Hình 4.4).
Ba ba trơn có cơ quan sinh dục ngoài nằm ở phần cuối bụng. Đuôi con đực
lớn và dài hơn đuôi con cái.
16