Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

CẢI TẠO HỆ THỐNG THỰC VẬT KHU VỰC BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐÌNH CƯƠNG

CẢI TẠO HỆ THỐNG THỰC VẬT KHU VỰC
BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 /2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐÌNH CƯƠNG

CẢI TẠO HỆ THỐNG THỰC VẬT KHU VỰC
BÁN KHÔ HẠN VÀ NHÀ PHONG LAN
TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S TRƯƠNG MAI HỒNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 /2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và chia sẻ
động viên từ thầy, cô, gia đình, bạn bè và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn cùng
nhóm thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn:
Những người thầy, người cô trong khoa lâm nghiệp, các thầy cô của trường
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặt biệt sự giúp đỡ tận tình của cô Trương Mai Hồng. ThS_Giảng viên khoa
Lâm Nghiệp, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các anh chị đang học cao học tại khoa Lâm Nghiệp.
Các bạn lớp DH08LN
Nhóm bạn cùng thực tập đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài luận
văn.
Và em cũng vô cùng biết ơn gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất để em có thể
hoàn thành luận văn.
Tp HCM, ngày tháng năm 2012
SVTH

Nguyễn Đình Cương

ii


TÓM TẮT
Đề tài “cải tạo hệ thống thực vật khu vực bán khô hạn và nhà Phong lan tại

Thảo Cầm Viên Sài Gòn” được tiến hành tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, quận I, thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
Đề tài đã được thực hiện với mục đích là cải tạo hệ thống cây xanh cho phù
hợp với mục đích khu bán khô hạn và nhà Phong lan. Trình bày bản vẽ 2D và 3D
cho khu vực cải tạo, chọn loại cây trồng phù hợp với từng chức năng nhằm tạo ra
một không gian thư giãn, vui chơi lành mạnh cho khách tham quan.
Kết quả đề tài đã đạt được:
Diện tích khu vực thiết kế là 3972.67 m2 bao gồm 2 phần chính là nhà Phong
lan với khu thực vật bán khô hạn và khô hạn.
Đề tài đã chia khu vực cải tạo thành 4 khu nhỏ và được kí hiệu lần lượt là khu
I, II, III, IV. Trong đó khu III, IV được chia ra làm các khu nhỏ hơn. Tại mỗi khu
được thiết kế bản vẽ 2D và phối cảnh 3D bằng phần mềm Sketchup Pro 8.0.
Đề tài đã thiết kế cải tạo lại hệ thống thực vật trong đó nhà Phong lan được bổ
sung 25 loài và hệ thống hồ nước để giữ ẩm. Còn khu thực vật bán khô hạn và khô
hạn được thiết kế thành 2 mô hình, trong đó khu bán khô hạn được trồng bổ sung 3
loài: Gõ đỏ, Bằng lăng núi chúa, Gõ nước. Đồng thời chỉnh sửa lại khu xương rồng.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢN VẼ .................................................................. viii 
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................................5 
1.3 Mục tiêu ................................................................................................................5 

1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................5 
Chương 2:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................6 
2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội thành phố Hồ Chí Minh .................6 
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................7 
2.1.1.1 Vị trí, địa hình .................................................................................................7 
2.1.1.2 Địa chất, thủy văn ...........................................................................................8 
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết..............................................................................................9 
2.1.1.4 Môi trường ....................................................................................................10 
2.2 Giới thiệu khu vực cải tạo ...................................................................................11 
2.2.1 Vị trí .................................................................................................................11 
2.2.2 Quá trình hình thành.........................................................................................12 
2.3 Lợi ích của cây xanh đối với đô thị .....................................................................13 
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh .........................................................13 
2.3.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ .......................................................................................14 
2.3.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí ..........................................................14 
2.3.1.3 Lượng mưa và độ ẩm ....................................................................................14 
2.3.2 Công dụng trong kĩ thuật học môi sinh ............................................................14 
2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc .......................................................15 
2.3.4 Một số công dụng khác ....................................................................................15 
2.4 Những định hướng cho phát triển cây xanh trong các công viên ở đô thị ..........15 
2.5 Các nguyên lý thiết kế cảnh quan hoa viên .........................................................16 
2.5.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên ................................................16 
2.5.1.1 Điểm nhìn ......................................................................................................16 
2.5.1.2 Tầm nhìn .......................................................................................................17 
2.5.1.3 Góc nhìn ........................................................................................................18 
2.5.2 Kỹ xảo tạo hình, trang trí không gian, cảnh quan hoa viên .............................18 

iv



2.5.2.1 Tạo hình không gian......................................................................................18 
2.5.2.2 Sử lý các thành phần tạo không gian ............................................................18 
2.5.2.3 Tạo cảnh và trang trí không gian ..................................................................18 
2.5.3 Các quy luật bố cục chủ yếu ............................................................................19 
2.5.3.1 Bố cục cân xứng ............................................................................................19 
2.5.3.2 Bố cục tự do ..................................................................................................19 
2.5.3.3 Điểm nhấn .....................................................................................................19 
2.6 Những chi tiết cần quan tâm khi chọn cây ..........................................................19 
2.7 Các nguyên lý trồng cây trong thiết kế hoa viên.................................................20 
2.7.1 Cây độc lập .......................................................................................................20 
2.7.2 Khóm cây .........................................................................................................20 
2.7.3 Hàng cây...........................................................................................................21 
2.7.4 Cây leo .............................................................................................................21 
2.7.5 Cỏ .....................................................................................................................21 
Chương 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................23 
3.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23 
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................23 
3.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................23 
3.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................23 
3.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................23 
3.5.1 Thu thập thông tin thứ cấp ...............................................................................23 
3.5.2 Phương pháp ngoại nghiệp ...............................................................................24 
3.5.3 Phương pháp nội nghiệp ..................................................................................24 
3.5.4 Quan điểm thiết kế ...........................................................................................25 
3.5.5 Phương tiện phân tích, xử lý ............................................................................26 
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................27 
4.1 Tổng quan khu vực cải tạo ..................................................................................27 
4.1.1 Hiện trạng xây dựng .........................................................................................27 
4.1.2 Các yếu tố khí hậu ............................................................................................27 
4.1.3 Thành phần thực vật trong khu vực cải tạo ......................................................28 

4.1.3.1 Khu vực I.......................................................................................................29 
4.1.3.2 Khu vực II .....................................................................................................30 
4.1.3.3 Khu vực III ....................................................................................................31 
4.1.3.4 Khu vực IV ....................................................................................................33 
4.2 Chọn phương án thiết kế cải tạo hệ thống cây xanh trong khu vực ....................36 
4.2.1 Khu I.................................................................................................................36 

v


4.2.2 Khu II ...............................................................................................................38 
4.2.3 Khu III ..............................................................................................................40 
4.2.4 Khu IV ..............................................................................................................45 
4.2.5 Cải tạo hệ thống thực vật bên trong nhà Phong lan .........................................47 
4.2.6 Tổng thể ...........................................................................................................50 
4.3 Ý tưởng thiết kế mái nhà Phong lan ....................................................................51 
4.4 Danh sách các cây trồng mới trong khu vực cải tạo ...........................................53 
4.5 Bảng danh sách các loài cây được trồng bổ sung trong khu vực cải tạo ............53 
4.6 Dự toán giá thành các loại cây xanh, hoa kiểng và các loại lan..........................54 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................56 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................56 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58 
Phụ lục 1 .....................................................................................................................1 
Phụ lục 2 .....................................................................................................................1 
Phụ lục 3 .....................................................................................................................1 

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
4.1 Kết quả phân loại hệ thống cây bóng mát tại khu vực I
4.2 Kết quả phân loại hệ thống cây bóng mát tại khu vực II
4.3 Kết quả phân loại hệ thống cây bóng mát tại khu vực III
4.4 Kết quả phân loại hệ thống cây bóng mát tại khu vực IV
4.5 Bảng danh sách các loài cây được trồng bổ sung trong khu vực cải tạo

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢN VẼ
Hình 4.1 Hiện trạng mặt trong
Hình 4.2 Hiện trạng phía trước
Hình 4.3 Hình ảnh khu I
Hình 4.4 Hình ảnh khu II
Hình 4.5 Hình ảnh khu III
Hình 4.6 Hình ảnh khu IV
Bản vẽ 3.1 Sơ đồ phân chia khu vực cải tạo
Bản vẽ 4.1 Mặt bằng hiện trạng cây xanh khu bán khô hạn và nhà lan
Bản vẽ 4.2 Mặt bằng hiện trạng cây xanh khu vực I
Bản vẽ 4.3 Mặt bằng hiện trạng cây xanh khu vực II
Bản vẽ 4.4 Mặt bằng hiện trạng cây xanh khu vực III
Bản vẽ 4.5 Mặt bằng hiện trạng cây xanh khu vực IV
Bản vẽ 4.6 Mặt bằng thiết kế sau cải tạo khu vực I
Bản vẽ 4.7 Phối cảnh khu vực I
Bản vẽ 4.8 Mặt bằng thiết kế sau cải tạo khu vực II
Bản vẽ 4.9 Phối cảnh khu vực II
Bản vẽ 4.10 Mặt bằng thiết kế sau cải tạo khu vực III
Bản vẽ 4.11 Phối cảnh khu vực IIIA
Bản vẽ 4.12 Phối cảnh khu vực IIIB

Bản vẽ 4.13 Phối cảnh khu vực cửa trước nhà Phong lan
Bản vẽ 4.14 Phối cảnh khu vực cửa sau nhà Phong lan
Bản vẽ 4.15 Phối cảnh khu vực IIIC
Bản vẽ 4.16 Mặt bằng thiết kế sau cải tạo khu vực IV
Bản vẽ 4.17 Bản vẽ phối cảnh mặt chuồng dê của khu IV
Bản vẽ 4.18 Bản vẽ phối cảnh bên trong nhà Phong lan
Bản vẽ 4.19 Mặt bằng thiết kế tổng thể khu bán khô hạn và nhà Phong lan
Bản vẽ 4.20 Phối cảnh tổng thể khu bán khô hạn và nhà Phong lan
Bản vẽ 4.21 Bản vẽ mái nhà lan trước thiết kế

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây xanh đô thị là lá phổi xanh của trái đất nhưng vì lợi ích kinh tế, nhiều khi
người ta đã phá bỏ các cây xanh để thay bằng một tòa nhà cao tầng ngay trung tâm.
Những ngày này, tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng trời rất nóng bức. Lúc này mới thấy giá trị của những hàng cây xanh. Nhưng
những con đường có bóng mát ấy ngày càng ít đi nhường chỗ cho các tòa nhà mọc
lên cùng những hàng cột điện vô cảm. Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của
người dân càng tăng cao nhưng chất lượng, môi trường sống lại có xu hướng tỷ lệ
nghịch. Ở các nước tiên tiến, chất lượng cuộc sống cao có tiêu chí về cây xanh rất
lớn. Phát triển thành phố hiện đại, năng động về kinh tế là cần thiết nhưng cũng cần
hài hòa giữa cơ sở hạ tầng và cảnh quan cây xanh. Những vùng vành đai thành phố
trước kia được che phủ bởi bạt ngàn vườn cây, vườn rau, bãi cỏ nay đã được thay
thế bằng những dãy nhà liên tiếp, hiện đại hơn, bề thế hơn và cũng ngột ngạt hơn.
Còn những ngôi nhà trong đô thị dường như hiếm thấy nhà nào có chỗ cho cây
trồng, cùng lắm là một vài kiểng cây cảnh đơn lẻ bởi “đất hẹp, người đông” và ai

cũng cố gắng tận dụng đất để xây nhà ở cho rộng hơn. Theo nguyên tắc quy hoạch,
mỗi công trình phải dành ít nhất 20% diện tích cho cây xanh, nhưng trong tình trạng
tấc đất tấc vàng như hiện nay. Thiếu cây xanh tưởng như là chuyện nhỏ với quan
niệm. Nhưng cái giá phải trả trong tương lai thì vô cùng lớn, không chỉ cho môi
trường mà cho cả việc xây dựng nhân cách con người. Đánh giá của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường cho biết hiện nay cây xanh ở đô thị nước ta chưa đạt tiêu chuẩn về
độ che phủ cũng như cân bằng hệ sinh thái. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, chưa có
vành đai xanh để bảo vệ môi trường. Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập

1


trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện
tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành
cho cây xanh còn rất thấp.Theo các cơ quan chức năng, vấn đề phát triển cây xanh
tại các đô thị đang bộc lộ nhiều tồn tại. Có nhiều lý do cho sự thiếu vắng màu xanh.
Một nguyên nhân chính là thiếu nguồn lực cho sự phát triển. Hầu hết chi phí này
chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và chưa có cơ chế, chính sách cụ thể để
khuyến khích mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Một số thành phố lớn
như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có chi phí đầu tư cho cây xanh tương đối cao hơn
còn các đô thị khác chỉ được đầu tư với chi phí rất thấp. Việc quản lý cây xanh còn
lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây vẫn diễn ra thường ngày. Nhiều đô thị cải tạo, nâng
cấp và mở rộng đường phố còn tùy tiện chặt hạ hàng loạt cây xanh, cây quý. Tại
hầu hết các khu đô thị lớn, hệ thống công trình ngầm chưa được quy hoạch nên tình
trạng đào lên, lấp xuống thường xuyên khiến hàng loạt cây trồng lâu năm bị ảnh
hưởng dẫn đến chết, hoặc đổ hàng loạt khi gió bão. Ai trong chúng ta chẳng mơ ước
có được cuộc sống tốt đẹp trong một môi trường sống trong lành, sạch đẹp, nhưng
với phần lớn dân cư ở đô thị như TP. Hồ Chí Minh hiện nay thì điều này trở thành
một mơ ước xa xỉ khi mặt trái của sự phát triển đô thị đã bộc lộ đủ loại ô nhiễm môi
trường và chúng trở thành một loại hiểm họa ngày một lớn.

Trong điều kiện sống như thế, phát triển cây xanh là một giải pháp cứu nguy
môi trường rất nên được đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên, cho đến nay, khi sự phát triển
cơ sở hạ tầng tại các đô thị lớn đã rõ nét thì cây xanh vẫn chưa có quy hoạch bài
bản. Ngày nay, luật lệ nói chung về quy hoạch và quản lý cây xanh đã khá chi tiết
và nghiêm ngặt, đảm bảo quyền lợi được hưởng thụ cây xanh của người dân. Rất
nhiều cơ quan hữu quan chỉ đạo, thực thi, từ UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao
thông Vận tải, các khu quản lý giao thông đô thị, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho đến Hội Kiến trúc sư,
Hội Mỹ thuật cũng giữ vai trò chủ trì phối hợp, tham gia tư vấn, giám sát, góp ý
chuyên ngành cho công việc này. Trong cuộc sống cũng đang hiện diện sự bất bình

2


đẳng trong việc hưởng thụ giá trị môi trường từ cây xanh. Chỉ có những khu dân cư
cao cấp mới đảm bảo có không gian xanh cho những người dân sinh sống tại đó
được hưởng thụ. Còn người nghèo ở các khu vực đông dân nếu muốn thì phải chia
nhau hít thở khí trời ở những công viên công cộng vốn không nhiều cây mà lại lắm
người tập trung.
Ở nước ngoài, cây xanh là một phần quan trọng của kiến trúc đô thị, luôn được
quy hoạch một cách khoa học và đồng bộ cùng với sự xây dựng, kiến tạo đô thị.
Trồng cây xanh không chỉ là giải pháp góp phần tạo nên mỹ quan mà còn bảo vệ
môi trường, giúp cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu. Không phải không có lý khi
có người nói đến một nơi nào đó, chỉ cần nhìn cách con người hành xử với cây xanh
sẽ biết được văn hóa của người dân ở nơi ấy. Bởi khi con người sống trong môi
trường gần gũi, chan hòa với thiên nhiên thì tính khí họ cũng hiền hòa và thân thiện
hơn những nơi xô bồ hoặc bị bê tông hóa.
Ở các nước trên thế giới, mức độ phủ xanh thành phố không phụ thuộc vào chỉ
số GDP hay diện tích của quốc gia, mà do ý thức của con người. Vì vậy, cây xanh

được trồng dọc theo đường giao thông nội bộ, khu tiểu cảnh, công viên ven sông,
công viên tập trung tạo nên một không gian thoáng mát, trong lành, gây ấn tượng
rõ ràng về đô thị xanh, sạch, văn minh. Với những lợi ích thiết thực như thế, cây
xanh đô thị đã trở thành đề tài luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người để tìm cách
phát triển và gìn giữ cây xanh.
Ở nước ta, việc trồng cây xanh đô thị cũng đã có hàng trăm năm trước. Những
hàng cây cổ thụ còn lại ở Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản quý hiếm,
được xếp vào danh mục cần bảo vệ đặc biệt. Sau này, việc trồng cây xanh chủ yếu
là để trang trí, tạo cảnh quan và nằm trong phạm vi hẹp như nhà riêng hay khu vực
nội bộ. Vì vậy, việc chọn giống cây gì, trồng như thế nào, trồng ở đâu hầu như phụ
thuộc vào sự tư vấn, sắp đặt của các nhà kiến trúc hoặc của chính chủ nhân.
Quy hoạch cây xanh là một nội dung trong quy hoạch đô thị. Phải xác định chỉ
tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị cũng như từng khu
vực, diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị

3


Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị.
Về một nguyên tắc, Nhà nước chủ trương huy động các tổ chức, cá nhân có đủ năng
lực, kinh nghiệm tham gia vào quản lý cây xanh đô thị theo hình thức đấu thầu hoặc
đặt hàng thông qua hợp đồng.
Theo đó, khi triển khai xây dựng đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất
cho cây xanh. Cây được trồng phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn theo quy
hoạch. Khi xây dựng mới đường đô thị thì phải đồng thời lo trồng cây xanh trong
tiến trình xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô
thị hoặc các công trình có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng
mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh. Việc lựa
chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng
loại đường phố, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đảm bảo an toàn cho người và

phương tiện tham gia giao thông, đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan và vệ sinh môi
trường đô thị, cố gắng không làm ảnh hưởng các công trình cơ sở hạ tầng.
Cùng với nhịp đập đô thị hóa, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cơ sở hạ
tầng, đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu về thư giãn, giải trí
của người dân được nâng lên một mức mới. song song với điều đó cần có một
khoảng không gian xanh ở trung tâm thành phố để thỏa mãn nhu cầu của người dân.
Thảo Cầm Viên là một trong số ít những địa điểm đó. Đây là một khu vui chơi giải
trí mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, nó vừa thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người vừa giáo dục cho mọi người về vai trò của thiên nhiên và môi trường. Hiện
nay Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang trong tình trạng xuống cấp, hệ thống thực vật
trong khuôn viên phát triển không tốt, hệ thống cây xanh ngày càng phát triển do đó
cần có sự thay đổi về phương cách quản lý điều hành chăm sóc động thực vật. Tuy
vậy nó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của Thảo Cầm Viên. Do đó song
song với việc bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm thì Thảo Cầm Viên cần có
một đề án quy hoạch cải tạo tổng thể hệ thống thực vật trong khuôn viên nhằm
hướng đến mục đích là một vườn thực vật bách thảo lớn ở Việt Nam.
Với những lý do trên em đã chọn và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp:

4


“Cải tạo hệ thống thực vật khu bán khô hạn và nhà Phong lan tại Thảo Cầm
Viên Sài Gòn”
Đề tài được hướng dẫn bởi cô Trương Mai Hồng, Th.S giảng viên chính bộ
môn Lâm nghiệp đô thị, khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
1.2 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Cải tạo hệ thống thực vật cây xanh trong khu bán khô hạn và nhà lan để tạo
khung cảnh đẹp. Tăng tính thẩm mỹ nhằm phù hợp với yêu cầu tham quan giải trí
của người dân. Đồng thời tạo một không gian phù hợp với từng đặc tính sinh thái

của từng loại cây, tìm ra loại thực vật phù hợp với từng điều kiện đất đai của khu
vực thiết kế. Nâng cao giá trị mảng xanh chung cho Thảo Cầm Viên nói riêng và
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
1.3 Mục tiêu
Đánh giá hiện trạng mảng thực vật trong khu vực bán khô hạn và nhà Phong
lan.
Lựa chọn loài cây trồng và bố trí thích hợp cho khu vực.
Xây dựng, thiết kế mảng xanh 2D và 3D.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào phân loại, cải tạo hệ thống thực vật trong khu bán khô
hạn và nhà Phong lan.
Thời gian thực hiện ngắn chỉ trong 3 tháng từ 3/2012 đến 5/2012.
Khả năng nghành học không chuyên về thiết kế nên phải học thêm phần vẽ
thiết kế, phối cảnh.

5


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Các thông tin trong phần này được lấy từ
Theo website: và
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành
nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu
Cảnh cho

lập phủ


Gia

Định,

đánh

dấu

sự

ra

đời

thành

phố.

Khi

người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành
phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô
thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông
hay Paris Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn
1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành
phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á.
Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976,Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên
Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên

của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành
phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,01 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1
tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số
Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, dân dố thành phố tăng lên 7.382.287 người. Tuy nhiên nếu tính

6


những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu
người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc
gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu
mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cảđường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng
3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh
vựcgiáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai
trò quan trọng bậc nhất.
Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của
một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên
quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi
trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường
xây dựng và công nghiệp sản xuất.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí, địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,

Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà
Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo
đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí
Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

7


Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng
cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét.
Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9.
Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ
cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một
phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao
trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
 Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
 Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
 Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
 Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
2.1.1.2 Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm
tíchPleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết
phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên

và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng
riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất
xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ
vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất
khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất
phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là
"giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.Sông Ðồng Nai bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15

8


tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông
Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ
Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con
sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa
của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông
Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái.
Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài
Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh
rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi. Hệ
thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do
chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã

gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được
lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen,
nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước
ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở
ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các
huyệnHóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được
khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu
từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình,
Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình
27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có

9


330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt
1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392
mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung
nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9.
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng
tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có
lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ
trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam –

Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không
khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%.
Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
Theo thống kê của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó phân viện trưởng
Phân viện Khí tượng Thuỷ văn phía Nam cũng cho thấy, nhiệt độ trung bình tại
TP.HCM liên tục tăng lên. Đặc biệt, trong 5 năm 2001-2005, nhiệt độ trung bình tại
thành phố đã lên đến 280C, tăng 0,40C so với giai đoạn 1991-2000, bằng mức tăng
của 40 năm trước đó. Trong khi đó, theo các nhà khoa học trên thế giới, việc thay
đổi nhiệt độ ở mức 0,20C đã có thể gây ra những tác hại lớn.
2.1.1.4 Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi
trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ
thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và
cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động. Tại
cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp

10


với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm
vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép
đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng
ô nhiễm này.
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một
phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho
thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao
thông, hoạt động xây dựng, sản xuất. Còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu

vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất
nông nghiệp gây nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy
ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140km2 với 85% điểm
ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8
tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây
50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu
vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập
càng nghiêm trọng hơn.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang
khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa
bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải
tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ.
2.2 Giới thiệu khu vực cải tạo
Nguồn thông tin được lấy từ: website
2.2.1 Vị trí
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên), tên ban đầu: Vườn
Bách Thảo, còn người dân quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ
đứng hàng thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam.
Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường
Bến Nghé, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

11


2.2.2 Quá trình hình thành
Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép
xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau đó, ông Louis Adolphe Germain,
một thú y sĩ của quân đội pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12ha vùng đất hoang
ở phía đông bắc rạch Thị Nghè (Pháp gọi là Arrroyo d'Avalanche, lấy theo tên chiến

tàu chiến đã vào rạch Thị Nghè để tấn công thành Gia Định) để làm nơi nuôi thú và
ươm cây. Tháng 3 năm sau (1865) bước đầu, ông Germain đã xây dựng được một
số chuồng trại.
Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật của toàn
Đông Dương; vừa để trưng bày, vừa để cung cấp cây giống cho Muséum national
d'histoire naturelle và trồng dọc theo các trục lộ ở Sài Gòn; viên Toàn quyền Đông
Dương nhận thấy cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời cho ông J.B.
Louis Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật củaVườn bách thảo Calcutta (Ấn
Độ), sang làm giám đốc vào ngày 28 tháng 3năm 1865.
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang
năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây
cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực hoàn thành năm 1927. Và cũng
trong năm đó, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã
cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ.
Ngày 15 tháng 12 năm 1867, Thống đốc De La Grandière ban hành nghị định
số 183 nhằm chấn chỉnh tổ chức và điều hành Vườn Bách Thảo, đặt nơi đây dưới sự
quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn, với một ngân khoản điều hành
21.000 quan Pháp/năm, do ngân sách thuộc địa cung cấp.
Ngày 17 tháng 2 năm 1869, phó đô đốc G. Ohier, quyền Thống đốc Nam Kỳ,
ký nghị định số 33 thành lập Ủy ban thường trực do Philastre làm chủ tịch, để giám
sát việc chi tiêu tại Thảo Cầm Viên. Vào thời điểm này, chi phí hàng năm của Vườn
Bách Thảo đã được nâng lên 30.000 quan Pháp/năm. Cũng theo nghị định trên,
đúng ngày Quốc khánh của Pháp 14 tháng 7 năm1869, Vườn Bách Thảo mở cửa
thường trực cho công chúng vào xem.

12


Liệt kê thêm một số lần chỉnh trang, tôn tạo khác:
Năm 1924 - 1927: trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các

chuồng thú có qui mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp.
Năm 1956: lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Năm 1984: xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như: kè đá dọc kênh Thị
Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông
đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù
hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau
năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2.
Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với nhiều vườn động thực vật và
các tổ chức khoa học quốc tế, bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
ngày một thêm phong phú.
Ngoài ra, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc
sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) dựng
năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ
năm 1929.
2.3 Lợi ích của cây xanh đối với đô thị
Theo Chế Đình Lý (1997) thì cây xanh đã được trồng từ lâu trong đô thị với
nhiều lý do khác nhau. Từ những cây với ý nghĩa tín ngưỡng đặc biệt trong các đền
thờ cổ cho đến các cây trồng trong các chậu đặt bên các tòa nhà mới xây. Chúng ta
đã làm hài hòa cuộc sống đô thị bằng cách tạo ra sự hiên diện của các thành phần tự
nhiên trong đời sống đô thị. Trong những năm kinh tế phát triển, mọi người và toàn
xã hội đã có những sự quan tâm đến cây xanh đô thị, trong chiều hướng cải thiện
cuộc sống cộng đồng. Sự quan tâm này tạo ra nhu cầu cần tìm hiểu về kĩ thuật
trồng, bố trí thiết kế, chọn chủng loại và quản lý cây xanh trong môi trường đô thị.
Nó giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân đô thị và được biểu
hiện như sau:
2.3.1 Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh

13



2.3.1.1 Điều chỉnh nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho cơ thể con người là 370C. Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô
xung quanh trung bình 0,5- 1,50C (theo Grey, 1978). Sự chênh lệch này có lợi và
mùa đông nhưng bất tiện vào mùa hè. Sự khác biệt vào mùa hè chủ yếu gây ra bởi
sự thiếu thực vật trong đô thị, và vai trò chính của thực vật là trong việc hấp thụ bức
xạ mặt trời và trong việc làm lành qua quá trình làm bay hơi nước.
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm
soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ
mặt trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào mật độ lá của loài cây, dạng của lá, cách
phân cành của cây.
Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí mùa hè thông
qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là nhà máy điều hòa không khí tự nhiên.
2.3.1.2 Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí
Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự cản trở, định hướng, làm chệch hướng và
lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi theo kích thướt loài, hình dạng, mật
độ lá, sự lưu giữ của lá và vị trí hiện tại của cây xanh.
Sự ngăn chặn bao gồm việc bố trí cây nhằm giảm tốc độ gió và gia tăng sự
chịu đựng đối với luồng gió. Cây xanh và kết hợp với các kiến trúc khác, có thể
thay đổi luồng gió trong khuôn viên ngoại thất và chung quanh nhà ở.
Chặn thẳng góc hướng gió để ngăn gió, có thể giảm gió từ 2 đến 5 lần chiều
cao của cây cao nhất phía trước của hàng cây và đối với khoảng cách 30 – 40 lần ở
phía dưới gió.
2.3.1.3 Lượng mưa và độ ẩm
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm giảm bay hơi
của ẩm độ đất. Vì vậy dưới tán rừng, ẩm độ thường cao hơn và tốc độ bay hơi
thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn không khí chung quanh ban
ngày và ấm hơn suốt thời gian ban đêm.
2.3.2 Công dụng trong kĩ thuật học môi sinh


14


Robinette (1972) (dẫn theo Chế Đình Lý, 1997) đã liệt kê các đặc trưng của
thực vật và tác dụng của chúng giúp giải quyết các vấn đề môi sinh như:
Các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn.
Các cành di chuyển và rung động có tác dụng hấp thụ và ngăn chặn âm thanh.
Các lông tơ trên lá giữ, hứng các hạt ô nhiễm.
Các khí khổng trong lá để trao đổi khí.
Hoa và lá có cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi.
Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió, giảm cường độ mưa.
Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất.
Mật độ lá dày ngăn ánh sáng.
Lá thưa lọc được ánh sáng.
2.3.3 Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc
Cây và cây bụi tạo ra các tường và trân xanh trong các ngoại thất hoa viên.
Cùng với các thành phần kiến trúc khác, có thể dùng để rào chắn, khoanh ranh giới,
nối kết, mở rộng, thu nhỏ, trang trí nội thất.
Một trong những công dụng chính mà chúng ta có kết hợp cây xanh là che
chắn. Nó không chỉ bao gồm che chắn tầm nhìn mà bao gồm che chăn sự xâm nhập
tư viên.
2.3.4 Một số công dụng khác
Cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao. Làm bóng mát trong các khu
công cộng, cây xanh cung cấp chỗ nô đùa, vui chơi cho trẻ em. Cây xanh còn được
dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Ít ra, chúng ta cũng có
thể nói rằng, đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoang vắng nếu chúng không có cây xanh.
2.4 Những định hướng cho phát triển cây xanh trong các công viên ở đô thị
Định hướng phát triển cho cây xanh công viên đã được đề cập đến trong đề tài
nghiên cứu: Bảo tồn và phát triển mảng xanh đô thị do Công ty Công viên Cây xanh
Tp.Hồ Chí Minh thực hiện. Trong đó đã nêu ra các định hướng phát triển cho Cây

xanh Công viên ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, có thể vận dụng vào các đô thị nước
ta nói chung:

15


Chuyển hóa dần các loài cây đơn điệu, không có bóng che nhưng chiếm số
lượng lớn trong các công viên như: bạch đàn, keo lá tràm bằng cách thay thế các
loài cây cho bóng mát, có hoa, cây đặc trưng của các vùng thực vật phía Nam.
Phong phú hóa tổ thành loài nhằm tạo ra sự đa dạng sinh học và các bố cục cây
xanh có giá trị cảnh quan.
Chú trọng khía cạnh thẩm mỹ và bố cục cảnh quan trong việc xây dựng các
công trình kiến trúc trong các công viên. Không xây dựng công trình làm phã vỡ bố
cục cảnh quan thiên nhiên trong công viên.
Tận dụng không gian và diện tích để tăng thêm diện tích xanh. Bằng cách phối
trí đại mộc + trung mộc + tiểu mộc + hoa + thảm cỏ, kết hợp với chọn loài cây ưu
sáng chịu bóng thích hợp, tạo ra các tiểu cảnh với khoảng xanh nhiều tầng.
Chú trọng việc phát triển các tiểu cảnh, các bộ sưu tập thực vật của nhiều vùng
sinh cảnh khác: vùng Tây Nguyên, cao nguyên Đà Lạt, vùng đồng bằng Nam Bộ từ
đó sẽ tạo được nét độc đáo và tăng giá trị mỹ thuật, khoa học và giáo dục cho các
công viên.
2.5 Các nguyên lý thiết kế cảnh quan hoa viên
Theo Hàn Tất Ngạn (1999) thì trong quá trình thiết kế bản vẽ một khu vực hoa
viên, nhà thiết kế luôn luôn tuân theo các nguyên lý cơ bản nhất đó là bố cục cảnh
quan hoa viên, kĩ xảo tạo hình, trang trí không gian cảnh quan hoa viên, và các quy
luật bố cục chủ yếu.
Một vấn đề cần quan tâm khi chọn loài cây và thiết kế cây xanh là cần tạo sự
phối hợp theo đặc điểm loài cây, màu sắc, chiều cao và cần tuân theo các nguyên
tắc trong thiết kế.
2.5.1 Các cơ sở của việc bố cục cảnh quan hoa viên

Mỗi một bố cục cảnh quan hoa viên có toát lên được giá trị thẩm mỹ hay
không phụ thuộc vào các giác quan của con người, chủ yếu là thị giác. Song hiệu
quả ra sao còn phụ thuộc vào các điều kiện nhìn, bao gồm điểm nhìn, tầm nhìn và
góc nhìn.
2.5.1.1 Điểm nhìn

16


×