Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MỦ CAO SU TRÊN 3 DÒNG VÔ TÍNH GT1, PB260, RRIM600 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHƯỚC ĐỨC THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.97 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HỬU HẢI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
MỦ CAO SU TRÊN 3 DÒNG VÔ TÍNH GT1, PB260,
RRIM600 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHƯỚC ĐỨC
THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HỬU HẢI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
MỦ CAO SU TRÊN 3 DÒNG VÔ TÍNH GT1, PB260,
RRIM600 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU PHƯỚC ĐỨC
THUỘC CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN CAO SU QUẢNG NAM
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN THẾ PHONG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Với việc hoàn thành xong đề tài tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm.
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt thời
gian tại trường.
Thầy Trần Thế Phong giảng viên trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh là người trực tiếp hướng dẫn, góp ý kiến để em hoàn thành đề tài.
Anh Nguyễn Văn Bảy phòng kỹ thuật Nông trường cao su Phước Đức.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng ghi ơn sâu sắc đến cha, mẹ, anh chị
trong gia đình, các bạn trong lớp đã hết mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HỬU HẢI

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Điều tra tình hình sinh trưởng và năng suất mủ cao su trên
3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại Nông trường cao su Phước Đức thuộc
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Nam” được tiến hành tại
Nông trường cao su Phước Đức thuộc xã Sông Trà huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng
Nam, thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/2/2012 đến ngày 16/6/2012.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hửu Hải.
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thế Phong.
Kết quả thu được như sau:
Tại Nông trường cao su Phước Đức có điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí
hậu đủ điều kiện để trồng và phát triển cây cao su.
Quy mô diện tích trồng cây cao su tại Nông trường tương đối ổn định.
Cơ cấu giống: nhìn chung tại Nông trường đang sử dụng những dòng vô tính
có ưu thế nhất hiện nay như: PB260, GT1, RRIM600.
Sinh trưởng: Dòng vô tính GT1 có sự sinh trưởng về đường kính và chiều cao
nhỏ nhất, dòng vô tính PB260 có sự sinh trưởng về đường kính và chiều cao trung
bình, dòng vô tính RRIM600 có sự sinh trưởng về đường kính và chiều cao lớn
nhất.
Sản lượng: Dòng vô tính PB260 là dòng có năng suất trung bình so với dòng
vô tính GT1 và RRIM600, dòng vô tính GT1 có năng suất thấp nhất so với dòng vô
tính PB260 và RRIM600. Dòng vô tính RRIM600 có năng suất giữa thời gian lấy
mủ và thời gian ngưng lấy mủ biến động nhỏ, năng suất mủ các tháng tăng giảm
dần đều. Đây là dòng vô tính có năng suất cao nhất so với dòng vô tính PB260 và
GT1.

iii


SUMMARY
Research "investigation situation of growth and seed yield on three clones
GT1, PB260, RRIM600 in rubber Phuoc Duc limited liability company a member

of rubber in Quang Nam" was conducted in rubber Phuoc Duc commune Song Tra
district Hiep Duc own of Quang Nam province, duration from 20/2/2012 to
16/6/2012.
Students perform: Nguyen Huu Hai
Instructors: Tran The Phong
The results obtained are as follows:
In rubber Phuoc Duc have natural conditions, soil, weather, climate eligible
for planting and growing trees rubber.
Area of planting rubber trees at farmer's markets are relatively stable.
The same breed: overall structure in Rural schools are using the clones are
present such as: PB260, RRIM600, GT1.
Growth: clones GT1 had growth of small diameter and height, clones PB260
the growth of average height and diameter, clones RRIM600 the growth of the
largest diameter and height
Output: clones PB260 line is the average yield compared to clones GT1 and
RRIM600, clonally GT1 has the lowest productivity compared to clones PB260 and
RRIM600. Clones RRIM600 yield latex between the time taken and the time stop
taking small fluctuations, pus may increase the productivity are diminished. This is
a clones has the highest productivity compared to clones PB260 and GT1.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Những chữ viết tắt và kí hiệu

ix

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình

xii

Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Giới hạn đề tài

2

Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3

2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3

2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái cây cao su

4

2.2.1. Đặc điểm sinh học

4

2.2.2. Điều kiện sinh thái

5

2.2.2.1. Khí hậu


6

2.2.2.2. Đất

6

2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước

6

2.4. Kết quả nghiên cứu ngoài nước

7

2.5. Đặc tính các dòng vô tính

7

2.5.1. Dòng vô tính RRIV4

7

2.5.2. Dòng vô tính PB260

7

2.5.3. Dòng vô tính VM515

8


v


2.5.4. Dòng vô tính RRIM600

8

2.5.5. Dòng vô tính PB235

9

2.5.6. Dòng vô tính GT1

9

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Nội dung nghiên cứu

11

3.2. Phương pháp nghiên cứu

11

3.2.1. Ngoại nghiệp


11

3.2.2. Nội nghiệp

12

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1. Kết quả điều tra về sinh trưởng của rừng cây cao su 3 dòng
vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại khu vực nghiên cứu

16

4.1.1. Sinh trưởng của rừng cây cao su dòng vô tính GT1 tại khu
vực nghiên cứu

16

4.1.1.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3) của rừng cây
cao su dòng vô tính GT1

16

4.1.1.2.Phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn) của rừng cây cao
su dòng vô tính GT1

19


4.1.1.3. Quy luật sinh trưởng đường kính theo tuổi của rừng cây
cao su dòng vô tính GT1

22

4.1.1.4. Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi của rừng cây
cao su dòng vô tính GT1 tại khu vực nghiên cứu

23

4.1.1.5. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính của
rừng cây cao su dòng vô tính GT1 tại khu vực nghiên cứu

24

4.1.2. Sinh trưởng của rừng cây cao su dòng vô tính PB260 tại
khu vực nghiên cứu

25

4.1.2.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3) của rừng cây
cao su dòng vô tính PB260

25

4.1.2.2.Phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn) của rừng cây cao
su dòng vô tính PB260

28


vi


4.1.2.3. Quy luật sinh trưởng đường kính theo tuổi của rừng
trồng cao su dòng vô tính PB260 tại khu vực nghiên cứu

31

4.1.2.4. Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi của rừng cây
cao su dòng vô tính PB260 tại khu vực nghiên cứu

32

4.1.2.5. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính của
rừng cây cao su dòng vô tính PB260 tại khu vực nghiên cứu

33

4.1.3. Sinh trưởng của rừng cây cao su dòng vô tính RRIM600
tại khu vực nghiên cứu

35

4.1.3.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3) của rừng cây
cao su dòng vô tính RRIM600

35

4.1.3.2.Phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn) của rừng cây cây
cao su dòng vô tính RRIM600


38

4.1.3.3. Quy luật sinh trưởng đường kính theo tuổi của rừng cây
cao su dòng vô tính RRIM600 tại khu vực nghiên cứu

41

4.1.3.4. Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi của rừng cây
cao su dòng vô tính RRIM600 tại khu vực nghiên cứu

42

4.1.3.5. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính của
rừng cây cao su dòng vô tính RRIM600 tại khu vực nghiên cứu

43

4.1.4. So sánh sinh trưởng về đường kính và chiều cao của rừng
cây cao su 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600

44

4.2. Kết quả điều tra về năng suất mủ cây cao su 3 dòng vô tính
PB260, GT1, RRIM600

45

4.2.1. Năng suất mủ theo tháng trong năm 3 dòng vô tính
PB260, GT1, RRIM600


45

4.2.1.1. Năng suất mủ theo tháng trong năm dòng vô tính PB260

45

4.2.1.2. Năng suất mủ theo tháng trong năm dòng vô tính GT1

46

4.2.1.3. Năng suất mủ theo tháng trong năm dòng vô tính RRIM600

47

4.2.2. Năng suất ba dòng vô tính PB260, GT1, RRIM600 tại
Nông trường cao su Phước Đức

47

vii


4.2.2.1. Năng suất dòng vô tính PB260

47

4.2.2.2. Năng suất dòng vô tính GT1

48


4.2.2.3 Năng suất dòng vô tính RRIM600

49

4.2.3. So sánh năng suất theo năm của 3 dòng vô tính GT1,
PB260, RRIM600

50

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC

55


viii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m (cm)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

fi

Tần số xuất hiện

N%

Phân bố của nhân tố sinh trưởng (%)

S2

Phương sai mẫu

S

Độ lệch tiêu chuẩn

R


Biên độ biến động

Sk

Hệ số độ lệch phân bố

Sx

Sai số tiêu chuẩn của trung bình mẫu

Cv%

Hệ số biến động

A

Tuổi của cây

Sx

Sai số tiêu chuẩn

r

Hệ số tương quan

Dtn

Đường kính thực nghiệm


Dlt

Đường kính lí thuyết

Htn

Chiều cao thực nghiệm

Hlt

Chiều cao lí thuyết

Dbq

Đường kính bình quân của thân cây

Hbq

Chiều cao vút ngọn bình quân

STT

Số thứ tự

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 4.1: Bảng phân bố % số cây theo cấp đường kính (D1,3)
của rừng cây cao su

16

Bảng 4.2: Bảng phân bố số % cây theo cấp chiều cao (Hvn) của
rừng cây cao su

19

Bảng 4.3: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

22

Bảng 4.4: Tương quan giữa đường kính (D1.3) và tuổi (A)

23

Bảng 4.5: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

23

Bảng 4.6: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A)

24

Bảng 4.7: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan


24

Bảng 4.8: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính
(D1.3)

25

Bảng 4.9: Bảng phân bố % số cây theo cấp đường kính (D1,3)
của rừng cây cao su

26

Bảng 4.10: Bảng phân bố số % cây theo cấp chiều cao (Hvn) của
rừng cây cao su

29

Bảng 4.11: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

32

Bảng 4.12: Tương quan giữa đường kính (D1.3) và tuổi (A)

32

Bảng 4.13: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

33

Bảng 4.14: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A)


33

Bảng 4.15: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

34

Bảng 4.16: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính
(D1.3)

34

Bảng 4.17: Bảng phân bố % số cây theo cấp đường kính (D1,3)
của rừng cây cao su

35

x


Bảng 4.18: Bảng phân bố số % cây theo cấp chiều cao (Hvn) của
rừng cây cao su

38

Bảng 4.19: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

41

Bảng 4.20: Tương quan giữa đường kính (D1.3) và tuổi (A)


41

Bảng 4.21: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

42

Bảng 4.22: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và tuổi (A)

42

Bảng 4.23: Kết quả thử nghiệm các phương trình tương quan

43

Bảng 4.24: Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính
(D1.3)

44

Bảng 4.25: Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của rừng
cây cao su 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600

44

Bảng 4.26: Năng suất trung bình tháng dòng vô tính PB260

45

Bảng 4.27: Năng suất trung bình tháng dòng vô tính GT1


46

Bảng 4.28: Năng suất trung bình tháng dòng vô tính RRIM600

47

Bảng 4.29: Năng suất theo năm các lô dòng vô tính PB260

48

Bảng 4.30: Năng suất theo năm các lô dòng vô tính GT1

49

Bảng 4.31: Năng suất theo năm các lô dòng vô tính RRIM600

49

Bảng 4.32: Năng suất trung bình các giống theo năm

50

Bảng 4.33: Phân tích phương sai ảnh hưởng của giống tới năng
suất mủ

50

xi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo cấp đường
kính (D1,3)

18

Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo chiều cao
(Hvn)

21

Hình 4.3: Đường biểu diễn tương quan giữa đường kính (D1.3)
và tuổi (A)

23

Hình 4.4: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) và
tuổi (A)

24

Hình 4.5: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) và
đường kính (D1.3)

25


Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo cấp đường
kính (D1.3)

27

Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo chiều cao
(Hvn)

30

Hình 4.8: Đường biểu diễn tương quan giữa đường kính (D1.3)
và tuổi (A)

32

Hình 4.9: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn) và
tuổi (A)

33

Hình 4.10: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn)
và đường kính (D1.3)

34

Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo cấp đường
kính (D1.3)

36


Hình 4.12: Biểu đồ biểu diễn phân bố % số cây theo chiều cao
(Hvn)

39

xii


Hình 4.13: Đường biểu diễn tương quan giữa đường kính (D1.3)
và tuổi (A)

41

Hình 4.14: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn)
và tuổi (A)

43

Hình 4.15: Đường biểu diễn tương quan giữa chiều cao (Hvn)
và đường kính (D1.3)

44

Hình 4.16: Năng suất theo tháng của dòng vô tính RRIM600

45

Hình 4.17: Năng suất theo tháng của dòng vô tính GT1


46

Hình 4.18: Năng suất theo tháng của dòng vô tính RRIM600

47

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), được
phát hiện từ đầu thế kỷ 18 tại miền Nam vùng Amazon. Hiện nay cây cao su đã phát
triển rất nhanh trên thế giới, đặt biệt là khu vực Đông Nam Á. Cây cao su là cây
công nghiệp dài ngày, sản phẩm chính của nó là mủ có giá tri kinh tế cao, ổn định,
mủ cao su được dùng để làm ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống con
người.
Ở Việt Nam cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay. Sản phẩm cao su Việt Nam chủ yếu dùng để
xuất khẩu, tuy nhiên chúng ta mới xuất khẩu mủ cao sơ chế. Để có thể phát triển
bền vững ngành cao su, một hệ thống các giải pháp đồng bộ nên được triển khai và
thực hiện. Trong đó, công tác dự báo cung, cầu, diện tích, sản lượng cao su của Việt
Nam và các đối thủ cạnh tranh hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm
gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều
người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như
Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk cũng giàu lên nhờ cây
cao su.
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã đưa cây cao su vào trồng tại
các huyện trung du miền núi, bước đầu đem lại hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho

hàng nghìn lao động tại địa phương, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với ngành cao su đất Quảng, Nông trường Cao su Phước Đức phải đối mặt
với bao thử thách khó khăn. Nhưng qua nhiều năm, từ chỗ còn phân vân, ngờ vực
về hiệu quả kinh tế thì nay người dân đã tin và phấn khởi cho rằng cây cao su thực
sự là lối mở để thoát nghèo. Nông trường Cao su Phước Đức hiện có gần 100 cán

1


bộ, công nhân và 162 hộ nhận khoán chăm sóc, khai thác mủ; trong đó, đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm 30%. Diện tích quản lý 819 ha, đã đưa vào khai thác 233 ha,
sản lượng thu được hơn 3 năm qua gần 300 tấn mủ khô
Để tiếp tục phát triển nghành cao su phải có những biện pháp nhằm không
ngừng nâng cao năng suất và tăng sản lượng. Trong những năm gần đây những
thành tựu khoa học kỹ thuật đã khẳng định giống là khâu kỉ thuật hàng đầu trong
cuộc cách mạng tăng năng suất sản lượng cây trồng. Tuy nhiên việc đưa một loại
giống cây mới vào mỗi khu vực phải được nghiên cứu và có cơ sở khoa học về khả
năng thích ứng của chúng. Đặt biệt cây cao su là một loại cây có thời gian kinh
doanh dài thì việc nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng cho mủ của các dòng vô
tính là điều vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình sinh trưởng và năng suất mủ cao su
trên 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại nông trường cao su Phước Đức
thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Quảng Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600
tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu năng suất mủ của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại khu
vực nghiên cứu.
1.3. Giới hạn đề tài

Cây cao su là cây lâu năm, việc tiến hành theo dõi cần phải có thời gian lâu dài, với
thời gian thực tập ngắn đề tài chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu tình hình sinh trưởng và
năng suất mủ theo mùa vụ của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại Nông
trường cao su Phước Đức.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Huyện Hiệp Đức có diện tích tự nhiên là 49.418,61 ha. Huyện nằm cách thành
phố Tam Kỳ 40 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 50 km về phía Nam; có
Quốc lộ 14E đi qua và cách Quốc lộ 1A khoảng 35 km về phía Tây.
Vị trí địa lý được trải dài từ 15022’12” đến 15038’40” độ vĩ Bắc và từ 107 084’40”
đến 108015’08” độ kinh Đông.
Phía Đông giáp huyện Thăng Bình.
Phía Tây giáp huyện Phước Sơn.
Phía Nam giáp huyện Tiên Phước và Bắc Trà My.
Phía Bắc giáp huyện Quế Sơn.
Địa hình mang nét đặc trưng của địa hình vùng đồi núi phức tạp và độ chia cắt
lớn, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông. Hơn 80% là diện tích đồi núi, tập trung chủ
yếu ở phía Bắc, Nam và Tây của huyện. Còn lại là dạng đồng bằng thung lũng,
phân bố ven các chân đồi núi và tập trung nhiều ở phía Đông.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hướng gió chính là gió mùa Đông - Bắc và Đông Nam. Ngoài ra còn có gió Tây - Nam thường xuất hiện trong tháng 5 đến tháng 7.
Nhiệt độ trung bình năm: 250C. Lượng mưa trung bình năm: 2.270 mm, mùa mưa
dao động từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình năm: 84%. Tháng lạnh
nhất là tháng 11 và tháng 1, tháng nóng nhất là tháng 5, 6, 7. Lượng mưa hằng năm
tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12. Độ ẩm trung bình là 84%, cao nhất là
93,6 %, thấp nhất là 68,7 %.

Huyện Hiệp Đức có tiềm năng đất đai, khoáng sản, có vị trí quan trọng, nằm
trên trục Quốc lộ 14E gần vùng “cực” phát triển kinh tế và đô thị phía Tây Bắc của
tỉnh là thị trấn Khâm Đức huyện Phước Sơn, không xa với các đầu mối giao thông

3


và các trung tâm kinh tế văn hóa lớn của khu vực như thành phố Đà Nẵng và đô thị
cổ Hội An.
2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái cây cao su
2.2.1. Đặc điểm sinh học
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là loại cây thân gỗ hình trụ, gốc hơi phình,
đường thẳng ít cong, bắt đầu phân cành ở độ cao từ 2 m đến 2,5 m, cành lá um tùm
nhưng tán lá gọn, không xoè. Cây tăng trưởng nhanh về chiều cao khi cạo mủ được
vài năm, từ 16 tuổi đến 20 tuổi chu vi thân cây tăng trưởng chậm lại, rồi ngừng hẳn
khi về già (Nguyễn Khoa Chi, 1985).
Rễ cao su có 2 loại, rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc mọc thẳng vào lòng đất giữ cho
cây đứng vững. Hệ rễ bàng rất phong phú và mọc lan rộng 6 - 9 m. Rễ bàng thường
phát triển trên lớp đất mặt sâu khoảng 30 cm, mang nhiều lông hút hấp thu chất
dinh dưỡng nuôi cây. Đối với cây trưởng thành toàn bộ trọng lượng của hệ thống rễ
chiếm khoảng 15% trọng lượng toàn cây. Hệ thống rễ phát triển theo mùa, phát
triển tối đa vào giai đoạn cây ra lá non và ở mức tối thiểu vào giai đoạn lá già trước
khi rụng.
Lá cao su thuộc loại lá kép, gồm ba lá chét với cuống lá mọc cách. Khi lá mới
bắt đầu mọc ra, lá non uốn cong gần như song song với cuống lá. Lá non thường có
màu tím sậm, khi các lá này lớn dần có màu xanh lục nhạt và vươn thẳng ra. Lá
trưởng thành có màu xanh lục đậm. Lá cao su tập trung lại thành từng tầng, từ lúc
còn là giai đoạn mầm đến khi ổn định, sự hình thành tầng lá gồm 4 giai đoạn. Giai
đoạn mầm là lúc chồi mầm đang ngủ, giai đoạn 2 chồi mầm phát triển vươn dài ra
thành một đoạn thân, các vẩy lá ở chồi mầm phát triển thành các lá non, màu tím

sậm, giai đoạn 3 lá non màu xanh nhạt, phiến lá mỏng, lá mọc rủ, giai đoạn 4 lá có
màu xanh đậm, phiến lá dày bình thường, đạt được kích thước cố định.
Cây cao su là cây rụng lá hằng năm ở những nơi có mùa khô rõ rệt. Hiện
tượng rụng lá qua đông chịu ảnh hưởng tuỳ theo dòng vô tính, tuổi cây, điều kiện
thời tiết, môi trường mà lá rụng thành từng phần hay rụng toàn phần (George,
1967).

4


Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa màu vàng nhạt, cuống hoa ngắn, hoa
có mùi hương nhẹ, dạng hoa hình chuông với năm lá đài, nhưng không có cánh hoa.
Hoa đực dài khoảng 5 mm mang một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm 2 vòng trên
cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8 mm, màu vàng lục có 3 noãn cùng với 3 vòi nhuỵ
màu trắng có chất dính. Thường hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc nên thường
xảy ra sự thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau. Trong tự nhiên, hoa cao su thụ
phấn chủ yếu nhờ côn trùng và tỷ lệ đậu trái thấp (dưới 3%), (Webster và
Baulkwwil, 1989).
Quả cao su hình tròn hơi dẹp, có đường kính từ 3 - 5 cm thuộc loai quả nang
gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển
được 12 tuần thì quả đạt kích thước lớn nhất, 16 tuần vỏ quả đã hoá gỗ và 19 - 20
tuần thì quả chín, quả khi chín là quả khô, tự động nứt để tung hạt ra ngoài. Hạt cao
su có hình bầu dục, có kích thước thay đổi dài từ 2 - 3 cm tuỳ theo từng giống khác
nhau. Bên trong vỏ hạt có nhân hạt gồm phôi nhũ (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Các mạch mủ là những ống nhỏ chứa mủ cao su chạy dọc thân và các cành từ
gốc đến ngọn, mủ chỉ được khai thác ở thân chính. Mạch mủ không nằm thẳng
đứng theo thân cây mà nằm nghiêng từ phải sang trái, làm thành một góc 5 độ so
với đường thẳng đứng (Nguyễn Khoa Chi, 1985).
Cây cao su có chu kì khai thác biến động từ 20 - 25 năm, ở Việt Nam theo quy
trình kỹ thuật ban hành năm 2004 thì chu kỳ khai thác cao su đã được rút ngắn còn

20 năm, nhằm mục đích nhanh chóng khai thác, chuyển đổi vườn cây giống mới, kỹ
thuật khai thác mới có năng suất và sản lượng cao.
2.2.2. Điều kiện sinh thái
Ở Việt Nam, cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ và hiện
nay được mở rộng diện tích ở vùng Tây Nguyên, Duyên Hải miền trung và các tỉnh
phía Bắc. Về điều kiện sinh thái có thể coi vùng Đông Nam Bộ là vùng lí tưởng
nhất đối với việc trồng cao su.
2.2.2.1. Khí hậu

5


Miền Đông Nam Bộ có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung
bình từ 26 - 280C. Lượng mưa bình quân từ 188 - 2200 ml/năm. Mùa mưa kéo dài
từ tháng 4 - 11, số ngày mưa trong năm khoảng 140 - 160 ngày. Mùa khô từ tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng bức xạ mặt trời làm tăng tốc độ bốc hơi
mặt đất. Lượng nước bốc hơi trung bình từ 1200 - 1400 ml/năm, dẫn đến sự phân
huỷ nhanh chất hữu cơ ở tầng đất mặt. Vận tốc gió trunh bình khoảng 2 - 3 m/giây,
Đông Nam Bộ là vùng ít có bão, tuy vậy trong mùa mưa có nhiều gió mạnh, gió lốc,
làm gãy đổ cây cao su.
2.2.2.2. Đất
Cao su trồng ở vùng Đông Nam Bộ phát triển trên hai loại đất chính là đất
xám phù sa cổ và đất đỏ bazan. Loại đất này phù hợp với cây cao su hơn các vùng
đất khác.
2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước
Từ năm 1976 – 1980, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam bắt đầu khôi phục các
vườn cây cũ và tổ chức khảo nghiệm giống trên mạng lưới địa phương hoá để đưa
ra một số dòng vô tính cao su có triển vọng như PB235, RRIM600, GT1.
Từ năm 1981 - 1985, ngành cao su Việt Nam từng bước đưa những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên diện tích trồng mới tăng nhanh. Viện nghiên

cứu cao su Việt Nam đã triển khai hệ thống khảo nghiệm các giống mới di nhập có
triển vọng từ các nước như Malaysia, Srilanka.
Từ năm 1986 - 1990, với việc khẳng định những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã
đưa vào sản xuất. Ngành cao su Việt Nam đã đưa vào áp dụng có hiệu quả những
kỹ thuật mới nên đã từng bước cải tạo, cải thiện những vườn cây kém chất lượng.
Tháng 01/1996, báo cáo hội thảo và trình diễn giống cao su đã được tổ chức
tại Lai Khê – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. Báo cáo này nhằm đúc kết những
thành tích trên vườn thí nghiệm của một số giống cao su đã đề xuất trong cơ cấu bộ
giống 1994 - 1996 để làm cơ sở khoa học kỹ thuật cho việc đẩy mạnh giống tiến bộ
vào sản xuất.

6


Nguyễn Thanh Lam, 2003 thực hiện tại Nông trường cao su Long Thành, tỉnh
Đồng Nai, thuộc công ty cao su Đồng Nai về điều tra và khảo sát sự tăng trưởng và
năng suất mủ 3 dòng vô tính PB235, GT1, RRIM600 cho thấy dòng vô tính
RRIM600 có năng suất và sinh trưởng lớn nhất trong 3 dòng vô tính nghiên cứu,
dòng vô tính GT1 có sinh trưởng và sản lượng thấp nhất so với 3 dòng vô tính
nghiên cứu.
Nguyễn Thị Thuý Hằng, 2005. Điều tra năng suất mủ cao su của 4 dòng vô
tính PB235, RRIM600, VM515, GT1 trên đất xám nông trường Tân Hiệp thuộc
công ty cao su Tân Biên đã đem lại kết quả dòng vô tính RRIM600 có năng suất
mủ cao nhất, biến động giữa thời gian lấy mủ và ngưng lấy mủ nhỏ, dòng vô tính
VM515 có năng suất mủ nhỏ nhất so với 4 dòng vô tính nghiên cứu.
Vũ Văn Tuyên, 2005. Điều tra năng suất mủ cao su 3 dòng vô tính PB235,
GT1, VM515 tại công ty cao su Bình Long tỉnh Bình Phước đem lại kết quả như
sau: dòng vô tính PB235 có năng suất cao nhất so với 3 dòng vô tính được nghiên
cứu, đây là dòng vô tính được trồng nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu, dòng vô tính
VM515 có năng suất thấp nhất so với 3 dòng vô tính được nghiên cứu.

2.4. Kết quả nghiên cứu ngoài nước
Indonesia: năm 1950 người ta thấy được ảnh hưởng của môi trường tới các
dòng vô tính và đưa ra hai vùng lớn Tây - Bắc Sumatra và Java để khuyến cáo trồng
dòng vô tính có triển vọng.
Thái Lan: năm 1976 đã chia ra 3 vùng sinh thái để khuyến cáo trồng các giống
cao su khác nhau.
Srilanka: chia 3 vùng sinh thái theo cao trình và lượng mưa để khuyến cáo
trồng cao su.
Malaysia: năm 1972 đã chia ra 17 vùng tiểu khí hậu khác nhau để khuyến cáo
trồng cao su và năm 1974 đã xây dựng thành công hệ thống Enviromax (hệ thống
phân bố giống cao su theo từng vùng sinh thái).

7


Năm 1987, Hội đồng nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế tổ chức một đợt
sưu tập các kiểu gen cao su ở vùng nguyên quán Nam Mỹ và đã tạo ra nguồn tư liệu
rất phong phú, đa dạng cho công tác tuyển chọn giống mới.
2.5. Đặc tính các dòng vô tính
2.5.1. Dòng vô tính RRIV4
Phổ hệ RRIC 110 x PB235 xuất xứ Việt Nam, phân cành cao, gốc cành rộng,
tán cao, thoáng, thân tròn, thẳng. Vỏ hơi mỏng nhưng dễ cạo, hoa và hạt ít, sinh
trưởng trước khi cạo tốt, nhưng phát triển trong khi cạo kém, sản lượng cạo, nhiễm
bệnh phấn trắng ở mức trung bình, ít nhiễm bệnh rụng lá mùa mưa, nấm hồng.
2.5.2. Dòng vô tính PB260
Phổ hệ PB 5/51 x PB 49 xuất sứ: Mã Lai. Thân thẳng, tròn, lá rậm, tán hình
bầu dục, hẹp, cao. Là dòng vô tính còn mới ở việt Nam, kết quả sơ bộ cho thấy có
sản lượng cao ở Đông Nam Bộ. Sinh trưởng trên trung bình và tốt ở Tây Nguyên, tỏ
ra ít nhiễm các loại bệnh lá và kháng bệnh nấm hồng tốt. Hiện đang được ưa chuộng
ở nhiều nước.

2.5.3. Dòng vô tính VM515
Phổ hệ chưa xác định. Xuất sứ: Mã Lai. Thân thẳng nhưng không tròn, phân
cành cao, gốc cành to, gốc cành rộng, lá nhỏ, tán cao thưa hình nón hay hình cầu.
sản lượng cao và tăng đều trong năm. Sinh trưởng khá mạnh nhưng tăng trưởng
trong thời gian cạo kém. Ít bị nhiễm bệnh nấm hồng, dễ nhiễm bệnh phấn trắng và
rụng lá mùa mưa, bệnh loét sọc mặt cạo và dễ khô miệng cạo. Hạn chế trồng ở vùng
có bệnh lá nặng. Không mở miệng cạo khi cây có chu vi dưới tiêu chẩn 50 cm và
triệt để áp dụng chế độ cạo nhẹ. Hoạt động biến dưỡng mạnh, hàm lượng đường dự
trữ cao, đáp ứng tốt với chất kích thích.
2.5.4. Dòng vô tính RRIM600
Phổ hệ TJ 1 x PB 86.
Xuất sứ : Viện Nghiên Cứu Cao Su Malaysia lai tạo năm 1936.
Sinh trưởng kiến thiết cơ bản: Trung bình trong thời gian kiến thiết cơ bản.
Tăng trưởng trong khi cạo: trung bình đến khá.

8


Sản lượng: Khá cao và ổn định trên nhiều vùng, ở Việt Nam có thể đạt tới 1,5
-2 tấn/ha/năm tính từ năm cạo thứ tư trở đi.
Đặc tính công nghệ mủ: Mủ nước trắng, ít bị oxy hóa do enzyme, mủ đông có
màu sáng.
Đánh giá chung: RRIM600 có lượng mủ khá và rất ổn định, sinh trưởng trung
bình nhưng tăng trưởng trong khi cạo khá. Mủ nguyên liệu được sơ chế giá trị cao
đồng thời mủ nước đôi khi dành để phối trộn với giống khác vì RRIM 600 là một
trong ít giống phổ biến. Ở Việt Nam trước đây có vấn đề do bệnh nấm hồng và loét
sọc mặt cạo nhưng hiện nay trong khả năng phòng trị nên có thể khuyến cáo cho
hầu hết các vùng trồng cao su.
2.5.5. Dòng vô tính PB235
Phổ hệ: PB 5/51 x PB S/78.

Xuất sứ: Trạm Prang Bera, công ty Golden Hope, Malaysia, chọn lọc trên
vườn cây lai năm 1955.
Sinh trưởng kiến thiết cơ bản: Khỏe ở vùng thuận lợi, rút ngắn thời gian kiến
thiết cơ bản so với giống phổ biến (GT1, RRIM 600) từ 6 tháng đến 1 năm ở Đông
Nam Bộ. Ở vùng bất thuận (Tây Nguyên cao trên 600m, Duyên Hải Miền Trung),
sinh trưởng không trội hơn hẳn GT1 trong thời gian kiến thiết cơ bản
Tăng trưởng khi cạo: khá.
Sản lượng: Năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm. Cạo
sớm ở vùng Đông Nam Bộ nhưng trung bình ở vùng bất thuận ở Tây Nguyên. Năng
suất rất cao ở các nước có điều kiện thuận lợi. Ít đông mủ đường miệng, dứt sớm
đầu mùa cạo nhưng chảy dai vào cuối năm.
Đánh giá chung: PB235 có thành tích thay đổi, nổi bật hẳn so với các giống
khác trong điều kiện thuận lợi nhưng giảm sút rõ trong điều kiện bất thuận. Hiện
được khuyến cáo ở mức độ hạn chế ở nhiều nước do dễ khô miệng cạo và kháng gió
kém. Có thể khắc phục tính dễ gãy đổ bằng cách mở miệng cạo trễ (cây có vành
hơn 60 cm). Ở Việt Nam nên hạn chế trồng mới ở Đông Nam Bộ do đã chiếm tỉ lệ
rất cao, không trồng ở vùng Tây Nguyên có độ cao 600-700 m do bệnh phấn trắng

9


nặng và vùng Miền Trung thường xảy ra gió bão do khả năng kháng gió kém.Cần
chú ý trong việc áp dụng chất kích thích mủ vì dễ dẫn đến hậu quả trái ngược nếu
không sử dụng đúng cách.
2.5.6. Dòng vô tính GT1
Phổ hệ: nguyên sơ.
Xuất sứ: Tuyển chọn năm 1921 từ cây thực sinh đầu dòng tại đồn điền Gadang
Tapen, Java, Indonesia.
Sinh trưởng kiến thiết cơ bản: Trung bình, ổn định. Ở vùng thuận lợi Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên cao dưới 600 m, cũng như Miền Trung, GT1 sinh trưởng

kém hơn nhiều giống khác. Nhưng trong điều kiện bất thuận của Tây Nguyên 600700 m, GT1 sinh trưởng tương đương với các giống phổ biến. Tăng trưởng trong
khi cạo: trung bình.
Sản lượng: Ở Việt Nam, năng suất GT1 kém hơn nhiều dòng vô tính khác ở
vùng thuận lợi nhưng tương đương với giống phổ biến khác trong điều kiện bất
thuận. Năng suất khởi đầu chậm, trong điều kiện thuận lợi đạt khoảng 65% - 70%
so với PB235 ở 5 – 10 năm đầu khai thác với chế độ cạo không kích thích, đạt
khoảng 1,4 tấn/ha/năm.
Đánh giá chung: Sinh trưởng và sản lượng trung bình, ổn định trong các điều
kiện khác nhau nên được sử dụng làm giống đối chứng trong vườn so sánh giống ở
nhiều nước. Mủ có thể sơ chế thành nguyên liệu có giá trị cao như CV 60, mủ kem.
Ở Việt Nam nên hạn chế trồng GT1 ở vùng thuận lợi (Đông Nam Bộ) do năng suất
sinh trưởng kém hơn nhiều giống hiện có, thích vùng bất thuận tại Tây Nguyên và
Miền Trung.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các qui luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng như
đường kính, chiều cao vút ngọn.
Đánh giá quy luật sinh trưởng của rừng cây cao su thông qua việc xây dựng
các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi và giữa các chỉ
tiêu sinh trưởng với nhau.
So sánh khả năng sinh trưởng của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600.
Tìm hiểu năng suất mủ theo tháng của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600.
So sánh năng suất mủ của 3 dòng vô tính GT1, PB260, RRIM600 tại Nông
trường cao su Phước Đức.
3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Ngoại nghiệp
Tiến hành lập ô tiêu chuẩn với số lượng ô là 3ô/mỗi tuổi cho một dòng vô tính
và diện tích ô là 500m2 (20m x 25m).
Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo các chỉ tiêu sau:
Xác định D1,3 bằng việc đo chu vi bằng thước mét dây với sai số cho phép là
0,5 cm.
Đo Hvn bằng gậy hoặc thước đo cao với sai số cho phép là 0,5 m.
Thu thập những tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu: tình hình sinh
trưởng, năng suất mủ.
Thu thập số liệu về sản lượng mủ từng tháng, năm của các dòng vô tính GT1,
PB260, RRIM600.

11


×