Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI DẪN ĐẾN TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA NGƯỜI DÂN TỚI TÀI NGUYÊN RỪNG VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC TẠI XÃ CỬA CẠN, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.87 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN MINH TÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI DẪN
ĐẾN TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA NGƯỜI DÂN TỚI TÀI
NGUYÊN RỪNG VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC TẠI XÃ
CỬA CẠN, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN MINH TÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI DẪN
ĐẾN TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA NGƯỜI DÂN TỚI TÀI
NGUYÊN RỪNG VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC TẠI XÃ
CỬA CẠN, HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG


Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là công
ơn của cha mẹ đã nuôi dạy, tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, nhất là quý thầy cô trong Bộ
môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội đã tạo ra một môi trường học tập
tốt nhất, giúp tôi học hỏi và mở mang kiến thức trong suốt thời gian 4 năm học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Việt Hải đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân xã Cửa Cạn, các cán bộ Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Quốc, Hạt Kiểm lâm
Vườn Quốc Gia Phú Quốc, Ủy ban nhân dân xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang đã giúp tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Xin cám ơn các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian
qua.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm cùng tất
cả nhân dân xã Cửa Cạn và tập thể cán bộ địa phương mạnh khỏe, thành công trong
cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2012


Nguyễn Minh Tân

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội dẫn đến tác
động bất lợi của người dân tới tài nguyên rừng Vườn quốc gia Phú Quốc” được tiến
hành tại xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, thời gian từ 10.02.2012
đến 10.06.2012.
Đề tài đã tìm hiểu các yếu tố dẫn đến tác động bất lợi của người dân tới tài
nguyên rừng như yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tìm ra những nguyên nhân khách
quan và chủ quan khiến cho con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên.
Mặt khác, đề tài cũng tìm hiểu mức sống và thu nhập của người dân nơi đây
thông qua các ngành nghề, phân loại được các nhóm kinh tế hộ để có cái nhìn chính
xác hơn về những xu hướng tác động của người dân tới TNR, sự ảnh hưởng của các
thể chế chính sách tới đời sống và sản xuất của người dân nơi đây.
Đề tài đã đưa ra được 5 tiêu chí, chỉ báo đánh giá mức độ tác động của người
dân tới TNR, thấy được tiêu chí nào là quan trọng nhất và có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến TNR.
Cuối cùng, đề tài đưa ra các giải pháp cho các vấn đề tồn tại và đang xảy ra
tại địa điểm nghiên cứu về công tác quản lý bảo vệ rừng, về lĩnh vực kinh tế và về
xã hội cũng như chính sách thực hiện tại đây.

ii


SUMMARY

The research subjects:" The influence of economic, social factors, leading to
disadvantage effects of people to forest resources in Phu Quoc National Park", done
in Cua Can commune, Phu Quoc district, Kien Giang province from February 10th,
2012 to June 10th, 2012.
This graduation course analyzed the factors which leaded to disadventage
effects of people to forest resources such as natural, economic, social factors. It
found out the objective and subjective reasons that causes human impact on natural
resources.
On the other hand, it found out the living and the income of the people here
through the jobs, classed the economic family group to be have accurate view of the
trends of impact on forest resourses of people, the influence of policies to the living
and production of the people here.
This graduation course gave five the criterias, indicators which assessing the
impact of people to forest resources, to see what the criterias is important and effect
dangerously to forest resources.
Finally, the graduation course carried out the solutions to solve existing
problems and happening about forest management, economic and social fields as
well as the policies here. It gave us the importance of forest for human living.

iii


MỤC LỤC

TRANG
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1.Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.3 Giới hạn của nghiên cứu....................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5
2. Một số khái niệm và nhận định liên quan đến vấn đề ............................................. 5
2.1 Một số khái niệm ................................................................................................... 5
2.2 Một số nhận định liên quan trên thế giới .............................................................. 7
2.3 Các chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................................. 8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................10
3.1 Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................................10
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................10
3.1.2 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội xã Cửa Cạn ...........................................13
3.1.2.1 Dân số và dân tộc ..........................................................................................13
3.1.2.2 Đời sống và thu nhập ....................................................................................13
3.1.2.3 Tình hình sản xuất .........................................................................................14
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................15

iv


3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................16
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận ..................................................................................16
3.3.1.1 Vận dung lý thuyết hệ thống .........................................................................16
3.3.1.2 Quan điểm sinh thái nhân văn .......................................................................17
3.3.1.3 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia.........................................17
3.3.2 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................17
3.3.2.1 Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan .........................................................17
3.3.2.2 Chọn thôn/ấp nghiên cứu ..............................................................................18

3.3.2.3 Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường ........................................18
3.3.3 Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu ................................................................21
3.3.3.1 Xác định sự phụ thuộc của người dân địa phương tới TNR .........................21
3.3.3.2 Xác định các tiêu chí và chỉ báo về mức độ tác động đối với TN ................21
3.3.3.3 Công cụ xử lý và phân tích số liệu ................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................22
4.1 Các yếu tố cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến
TNR ...........................................................................................................................22
4.1.1 Nơi ở và khoảng cách địa lý tới TNR ..............................................................22
4.1.2 Nhóm yếu tố kinh tế .........................................................................................23
4.1.2.1 Nhu cầu về sinh kế ........................................................................................23
4.1.2.2 Cơ cấu các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp ..............................................26
4.1.2.3 Cơ cấu thu nhập – chi phí .............................................................................29
4.1.2.4 Nhu cầu về chất đốt .......................................................................................32
4.1.3 Nhóm yếu tố xã hội ..........................................................................................34
4.1.3.1 Chính sách và chương trình vay vốn tại địa phương ....................................34
4.1.3.2 Công tác quản lý bảo vệ rừng .......................................................................35
4.1.3.3 Quy hoạch sử dụng đất ..................................................................................39
4.1.3.4 Đặc điểm học vấn của chủ hộ .......................................................................42
4.1.3.5 Thể chế và sự nhận thức của cộng đồng về tác động vào TNR ....................43

v


4.2 Hệ thống các tiêu chí và chỉ báo đánh giá tác động bất lợi của người dân đối với
TNR ...........................................................................................................................46
4.2.1 Hệ thống các tiêu chí và chí báo ......................................................................46
4.2.2 Kết quả đánh giá tác động theo các cấp độ ......................................................47
4.3 Các giải pháp làm giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương
đến TNR ....................................................................................................................50

4.3.1 Giải pháp trong công tác QLBVR....................................................................50
4.3.2 Giải pháp về kinh tế, xã hội, chính sách ..........................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................54
5.1 Kết luận ...............................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................56
PHỤ LỤC ..................................................................................................................58
 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VQG

Vườn quốc gia

TNR

Tài nguyên rừng

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất


LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HST

Hệ sinh thái

SXLN

sản xuất lâm nghiệp

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

QLBVR


quản lý bảo vệ rừng

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

KHKT

Khoa học kĩ thuật

KNKL

Khuyến nông khuyến lâm

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Thành phần dân tộc và vị trí các ấp của xã Cửa Cạn ...............................18
Bảng 3.2: Các tiêu chí phân loại kinh tế hộ ..............................................................19
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của vị trí tới khả năng tác động TNR của hộ (%) .................22
Bảng 4.2: Các tiêu chí phân loại hộ gia đình ............................................................24
Bảng 4.3: Kết quả phân loại kinh tế hộ .....................................................................25
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nhóm kinh tế hộ tới mức độ tác động vào TNR .............25
Bảng 4.5: Mức tổng thu nhập theo các nhóm kinh tế hộ ..........................................30
Bảng 4.6: Mức tổng chi phí phân theo nhóm kinh tế hộ ...........................................31

Bảng 4.7: Mức độ lấy củi theo nhóm hộ ...................................................................33
Bảng 4.8: Thống kê số vụ vi phạm của người dân tới TNR tại xã Cửa Cạn ............38
Bảng 4.9: Hiện trạng đất đai thuộc diện quy hoạch ..................................................41
Bảng 4.10a: Phân loại trình độ học vấn theo chủ hộ.................................................42
Bảng 4.10b: Phân loại trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm kinh tế hộ...............42
Bảng 4.10c: Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức độ tác động vào TNR..........43
Bảng 4.11: Sự nhận thức của người dân về những tác động đến TNR .....................44
Bảng 4.12: Các tiêu chí, chỉ báo mức độ tác động của người dân đến TNR ............49
Bảng 4.13a: Khung SWOT trong QLBVR và sử dụng TNTN tại xã Cửa Cạn ........50
Bảng 4.13b: Khung SWOT về kinh tế, tín dụng, KNKL và CSHT tại xã Cửa Cạn. 52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Tỷ lệ hộ (%) tác động đến TNR của các vị trí ..........................................23
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện kết quả phân loại hộ gia đình .........................................25
Hình 4.3: Tỷ lệ hộ (%) tác động đến TNR theo nhóm kinh tế hộ .............................26
Hình 4.4a: Tỷ lệ % các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp .......................................27
Hình 4.4b: Cơ cấu canh tác các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp của hộ dân .......27
Hình 4.5a: Cơ cấu diện tích và thu nhập tương ứng trên đất lâm nghiệp .................29
Hình 4.5b: Cơ cấu tổng thu nhập của các hộ điều tra. ..............................................30
Hình 4.6: Cơ cấu tổng chi phí đầu tư của các hộ điều tra .........................................31
Hình 4.7: Cơ cấu tổng chi phí và thu nhập của các hộ điều tra ................................32
Hình 4.8: Cơ cấu sử dụng chất đốt của các hộ điều tra .............................................33

Hình 4.9: Tỷ lệ số hộ (%) tham gia bảo vệ tài nguyên rừng .....................................37
Hình 4.10a: Tỷ lệ % diện tích sử dụng đất của các hộ điều tra.................................40
Hình 4.10b: Tỷ lệ (%) hộ điều tra tương ứng các loại hình sử dụng đất ..................40
Hình 4.11: Sơ đồ Venn về mối quan hệ giữa các tổ chức và người dân ...................45

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Rừng giữ vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, nhất là đối với
các cộng đồng sống gần rừng. Về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, rừng
cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ cũng như các dịch vụ môi trường liên quan đến
các chương trình vật chất và năng lượng. Ngoài ra rừng cũng ảnh hưởng đến nguồn
nước, khí hậu, đất đai. Tuy nhiên, hiện nay rừng càng ngày càng bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng cũng như chất lượng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc mất rừng, trong đó có việc gia tăng dân số đã dẫn đến mở rộng diện tích nông
nghiệp, kéo theo thu hẹp diện tích lâm nghiệp, gây mất rừng.
Cách đây hơn 50 năm, rừng tự nhiên bao phủ toàn bộ khu vực đồi núi nước
ta. Năm 1943, diện tích rừng là 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43%. Năm 1990,
diện tích rừng chỉ còn 9,17 triệu ha (Phan Minh Xuân, 2006). Với tốc độ mất rừng
như trên, Chính phủ Việt Nam phải quyết định đóng cửa rừng tự nhiên (chỉ thị
90/CT, 1992) và bắt đầu thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu rừng phòng
hộ xung yếu, phân định ranh giới đất nông lâm nhằm giảm thiểu phần nào tình trạng
khai thác lâm sản và sự giảm sút về mặt đa dạng sinh học của giới động thực vật
rừng cũng như việc lấn chiếm đất rừng của người dân sống phụ thuộc vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Trong số các vườn quốc gia, có VQG Phú Quốc được thành lập
năm 2001.
Do việc quy hoạch phát triển các khu du lịch sinh thái chất lượng cao và xây

dựng cơ sở hạ tầng trên phạm vi đảo Phú Quốc, nhiều người dân đã bán hết đất cho

1


các dự án dẫn đến tình trạng không còn đất sản xuất và sinh sống, đồng thời phía
các tổ chức cũng đã lên các phương án bồi thường cho các khu vực nằm trong quy
hoạch nhưng kéo dài trong nhiều năm nay do chưa đền bù thỏa đáng. Từ thực trạng
trên, họ tiếp tục vào bao phá rừng, lấn chiếm đất rừng để làm thay đổi cảnh quan
môi trường và hợp thức hóa phục vụ cho việc mua bán của họ. Vài tháng trong năm
họ còn vào rừng khai thác các loại lâm sản phụ như: song mây, mật ong, sim, cây
cảnh, cá chình, và các loài động vật rừng… Ngoài ra, nạn di dân tự do từ các nơi
khác đến đảo cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái động, thực vật rừng, gây khó
khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, do nhu cầu về cuộc sống, họ cũng có các tác động bất lợi tới
TNR, thậm chí ảnh hưởng của những tác động bất lợi đối với rừng còn lớn hơn
nhiều so với tác động có lợi và điều đó đã làm suy giảm tài nguyên rừng. Mặt khác,
sự suy giảm nguồn tài nguyên như LSNG làm ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình ở
vùng ven rừng, dẫn đến nguồn lợi kinh tế của họ giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến kinh
tế xã hội và trở thành gánh nặng cho địa phương và xã hội trong việc giải quyết vấn
đề trên.
Các ngành, các cấp của tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc đã quan tâm đến
công tác quản lý bảo vệ rừng và đã cơ bản ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất
rừng có hiệu quả, nhưng việc xâm hại tài nguyên rừng lén lút vẫn xảy ra. Câu hỏi
đặt ra là những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Và chúng ta có giải pháp
nào làm giảm thiểu được những nguyên nhân chủ quan và khách quan của người
dân địa phương tới tài nguyên rừng của VQG Phú Quốc hay không?
Vì vậy, đề tài sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến tác động bất lợi của
người dân tới TNR. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giảm thiểu tác động của người
dân tới tài nguyên rừng, bởi vì trong điều kiện hoàn cảnh người dân sống gần rừng,

nguyên nhân chính dẫn đến tác động vào rừng thường là khó khăn về kinh tế và các
vấn đề xã hội. Theo đó, hướng của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào những yếu tố
này.

2


Từ đó, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội dẫn
đến tác động bất lợi của người dân tới tài nguyên rừng Vườn quốc gia Phú Quốc
tại xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” được lựa chọn.
Rất mong sẽ cung cấp được một số thông tin và tư liệu nhằm đưa ra cái nhìn
đúng đắn cho người dân về giá trị tài nguyên rừng, đồng thời sẽ đưa ra các giải pháp
khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ và phát triển rừng ổn định và
bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
i. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội dẫn đến tác động bất lợi
của người dân tới TNR.
ii. Đưa ra hệ thống các tiêu chí và chỉ báo đánh giá tác động bất lợi của người
dân đối với với TNR.
iii. Đề xuất các giải pháp làm giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân
địa phương đến TNR.
1.3 Giới hạn của nghiên cứu
Để có đủ cơ sở khoa học, đề tài này thực hiện việc nghiên cứu ở 4 ấp cụ thể
của xã Cửa Cạn và đặt nó trong bối cảnh quản lý chung của huyện và VQG Phú
Quốc.Trong đó, ấp Lê Bát xa rừng sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, ấp 2 và ấp 3
chủ yếu gần rừng, ấp 4 giáp rừng có đời sống phụ thuộc nhiều vào TNR.
Do địa bàn quá rộng, thời gian làm đề tài cũng có giới hạn, điều kiện đi lại
khó khăn. Vì vậy, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ 80 hộ của 4
ấp. Về điều kiện tự nhiên của các ấp trong xã khá giống nhau, cho nên việc lựa
chọn này được xem là một nghiên cứu điểm của đề tài.

Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ nghiên cứu những yếu tố chính dẫn đến
sự tác động bất lợi của người dân địa phương sống giáp rừng, gần rừng và không
gần rừng lên TNR. Từ đó đưa ra các hệ thống tiêu chí, chỉ báo tác động bất lợi của

3


người dân lên TNR. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm giúp giảm thiểu
những tác động bất lợi của người dân lên TNR.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. Một số khái niệm và nhận định liên quan đến vấn đề
2.1 Một số khái niệm
Một khi đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến
cuộc sống người dân, cần đề cập đến góc độ sinh kế của họ. Theo DFID (1999), một
sinh kế về cơ bản là phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt được một đời sống
tốt và duy trì nó. Cách thức mà con người định nghĩa thế nào là một “đời sống tốt”
rất thay đổi. Đối với các hộ gia đình sống trong các vùng nông thôn nghèo, một “đời
sống tốt” có thể chỉ đơn giản là đủ ăn, đủ mặc, có một mái nhà che mưa che nắng và
một mức an toàn tối thiểu cho gia đình. Đối với các nhóm khác, tiêu chuẩn có thể
cao hơn. Nhưng cho dù định nghĩa thế nào, các hộ gia đình cũng sẽ phấn đấu để đạt
được mức sống tối thiểu và duy trì nó. Sinh kế của hộ gia đình và các chiến lược mà
con người sử dụng để tạo ra các sinh kế ấy là cốt lõi của sự phát triển. Sinh kế dưới
góc độ cách tiếp cận của người nghèo luôn đa dạng và phức tạp. Thông thường,
những gia đình khác nhau sẽ thực hiện phương thức sinh kế khác nhau để tăng thu
nhập, giảm nghèo và tăng chất lượng cuộc sống. Các phương thức sinh kế của

người dân thường bao gồm một lượng thay đổi các hoạt động khác nhau như làm
vườn, khai thác tài nguyên, chăn nuôi,… vốn thường không được các nhà nghiên
cứu quan sát thấy nếu sử dụng các cuộc nghiên cứu truyền thống (Nguyễn Thị Kim
Tài, 2006)
Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận có sự tham gia được áp
dụng. Vì thế cần tìm hiểu sự tham gia là gì? Sự tham gia được định nghĩa như một

5


quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát
triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao
đổi các triển vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và
ngược lai, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các nguyện vọng được nêu ra.
Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến cao, đó là tham gia
có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn, tham gia vì
mục tiêu được hưởng các hổ trợ từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia hổ
trợ, tự huy động và tổ chức (Bùi Việt Hải, 2007).
Để hiểu rõ hơn cho các vấn đề trình bày ở phần sau cần làm rõ thêm về lý
thuyết hệ thống. Hệ thống là cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, nó bao gồm nhiều bộ
phận chức năng liên kết với nhau một cách có tổ chức và trật tự tồn tại và vận động
theo những qui luật thống nhất. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong hệ thống và
mỗi hệ thống lại nằm trong hệ thống lớn hơn (Bùi Việt Hải, 2008). Theo đó, tài
nguyên rừng là một hệ thống tự nhiên, các thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Bất cứ tác động nào từ bên ngoài tới TNR đều có thể dẫn đến sự thay đổi các
thành phần và chức năng của hệ thống. TNR vốn tồn tại khách quan và vận động
theo qui luật tự nhiên. Vì vậy trong bảo tồn TNR, những tác động của con người
phải phù hợp với qui luật tự nhiên và giảm thiểu những tác động bất lợi tới nó.
Cần hiểu rõ các khái niệm đánh giá, tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu, thể chế,
để từ đó chúng ta xác lập được hệ thống các tiêu chí và chỉ báo nhằm đánh giá các

tác động bất lợi của người dân vào TNR. Theo Bộ NN&PTNT (2006) phát biểu như
sau:
Đánh giá là nhận xét tác động của các hoạt động trên cơ sở so sánh các chỉ
tiêu với một số tiêu chuẩn đã lập trước đó. Hay, đánh giá là quá trình phân tích các
thông tin liên quan đến hoạt động nào đó.
Tiêu chuẩn được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do một cơ quan được thừa
nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các

6


hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được
mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
Tiêu chí là những gì chúng ta muốn biết để làm căn cứ cho việc đánh giá.
Chỉ tiêu thể hiện sự thay đổi về lượng và chất của một tiêu chí nào đó. Mỗi tiêu chí
đánh giá có thể lựa chọn một hoặc một số chỉ tiêu.
Một số nhà khoa học khi bàn luận đến khái niệm “thể chế” coi thể chế là
“luật chơi”, nghĩa là những quy định, những luật lệ mà những người tham gia phải
tuân thủ theo. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1998), thể chế được hiểu là
những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo.
Theo Platje (2008) trích dẫn Douglas (1990) cho rằng thể chế là “luật chơi
trong một xã hội nhất định”. Như vậy, thể chế theo cách hiểu này chỉ bao gồm
những quy định luật lệ, mà không bao hàm bản thân các tổ chức và thiết chế xã hội
được thành lập để đảm bảo luật chơi đó. Thể chế có thể bao gồm thể chế chính thức
(như nguyên tắc, pháp luật, hiến pháp) và những luật lệ không chính thức (như văn
hóa, giá trị, nguyên tắc đạo đức…).
2.2 Một số nhận định liên quan trên thế giới
Sự tác động của người dân đến TNR là hoạt động trong hệ thống kinh tế xã
hội và tác động tới tự nhiên. Mức độ tác động của người dân gắn liền với các hoạt
động kinh tế của con người như sử dụng đất rừng canh tác, trồng các loại cây công

nghiệp như tiêu, đào, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc…Sự tác động này cũng
phụ thuộc vào sinh kế, mức sống, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận
trước mắt và hiệu quả kinh tế.
Ngược lại, mức độ giàu có của TNR cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn thu
của người dân địa phương. Quan hệ chặt chẽ giữa tác động của người dân địa
phương đến TNR với các yếu tố kinh tế nên có thể làm giảm thiểu tác động bất lợi
bằng cách can thiệp vào các yếu tố kinh tế. Đây là lý do đề tài nghiên cứu các

7


nguyên nhân kinh tế dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến
TNR và nghiên cứu đề xuất giải pháp kinh tế để giảm thiểu tác động bất lợi này.
Theo Bink Man (1988) trong tài liệu giới thiệu nghiên cứu định hình chi tiết
ở làng Ban Pong, tỉnh Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ
thuộc vào rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như củi đun và hoa
quả trong rừng. Tuy nhiên, đây là một minh họa rất cần thiết của người dân địa
phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển.
Theo Sato (2000) thì “Tài nguyên rừng cung cấp cho người dân những giá trị
rất quan trọng. Ngoài việc cung cấp đất cho người dân, còn cung cấp các năng
lượng, lương thực, dược liệu chữa bệnh, vật liệu làm nhà, đóng thuyền và các loại
khác. Đối với các cộng đồng sống trong và gần rừng thì tài nguyên rừng là một
trong những nguồn thu nhập chính của họ”. Sato còn cho rằng, người dân sống dựa
vào rừng ở hai khía cạnh. Thứ nhất là phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng
thu nhập và thu nhập họ có được từ bán sản phẩm từ rừng. Thứ hai là sự phụ thuộc
về sinh kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm rừng sử dụng hàng ngày. Đối với
các cộng đồng sống trong và gần rừng nói riêng, tài nguyên rừng là một trong
những nguồn thu nhập và sinh kế của họ (trích từ Trần Đức viên và cộng sự, 2005).
Theo Guha (1989) thì “Rừng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống
văn hóa xã hội của người dân. Sự phụ thuộc của người dân vùng núi vào tài nguyên

rừng đã được thể chế hóa thong qua rất nhiều định chế xã hội và văn hóa. Thông
qua tôn giáo, văn hóa, truyền thống các cộng đồng bản địa đã tạo ra một vành đai
bảo vệ xung quanh rừng”. Như vậy, việc thừa nhận và hiểu rõ giá trị của tài nguyên
rừng có thể giúp mang lại các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, sức
khỏe và đời sống sinh hoạt cho người nghèo.
2.3 Các chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Quyết định 163/TTg ngày 16.11.1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thay thế Nghị định 02/CP ngày 15.01.1994.

8


Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12.11.2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa
vu của các hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Nghị định 99/2009/NĐ-CP ban hành 02.11.2009 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý Rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Chỉ thị 10/CT – UB tỉnh Kiên Giang về tăng cường công tác bảo vệ rừng và
ngăn chặn phá hoại rừng
Quyết định 289/TTg của Chính phủ về hỗ trợ dầu cho các hộ dân tộc thiểu
số, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí – ranh giới
Vườn Quốc Gia Phú Quốc có tổng diện tích 31.422 ha, nằm ở phía Bắc
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Địa giới hành chính được giới hạn: Phía Bắc và Đông Bắc giáp Campuchia.
Phía Nam và Đông Nam giáp biển Hà Tiên và Vịnh Rạch Giá. Phía Tây và Tây
Nam giáp Vịnh Thái Lan.
Vườn Quốc Gia Phú Quốc được chia làm 3 phân khu chức năng: Phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt: 8.876 ha. Phân khu phục hồi sinh thái: 22.603 ha. Phân khu
hành chính, dịch vụ: 33 ha. Ngoài ra còn có vùng đệm bờ bao quanh VQG với diện
tích 6.122 ha và vùng đệm biển là 20.000 ha.
Vườn Quốc Gia (VQG) Phú Quốc nằm trên 7 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi
Thơm, Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Dương, thị trấn Dương Đông của huyện Phú
Quốc. Trong khu vực VQG, dân số trên 10.000 người. Dân tộc Kinh chiếm 80%,
dân tộc Hoa chiếm 15%, Khơme chiếm 5%. Dân cư chủ yếu sống trong vùng đệm
của VQG (khoảng trên 6 ngàn hecta), có một số ít sinh sống trong phân khu phục
hồi sinh thái. Đây là những người dân sống lâu đời từ trước khi thành lập Vườn.
Nghề nghiệp chính của họ là sản xuất nông nghiệp (chiếm 65%) và đánh bắt hải sản
(chiếm 26%).

10


b) Địa hình
Địa hình với những đồi núi cao gồm: Dãy núi Hàm Ninh hình cánh cung
chạy dài từ Tây Bắc đến Đông Bắc. Núi Chúa (603 m), núi Vồ Quấp (478 m), núi
Đá Bạc (448 m) bên bờ phía Đông. Dãy Bãi Đại chế ngự bờ Tây Bắc (độ cao từ 200
- 300 m). Núi Chảo (379 m) ở cực Bắc và núi Hàm Rồng (365 m) ở Tây Bắc.

Địa hình nhìn chung thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây gồm có:
Những vùng trũng tạo thành lung (như lung Tràm vùng Bãi Thơm, Cửa Cạn), nước
ngập sâu vào mùa mưa. Độ dốc từ 15 - 200. Nơi vách đá dựng đứng kéo dài với độ
dốc > 450 là khu vực tập trung loại rừng mang tính chất nguyên thủy hoặc ít bị tác
động của con người. Rừng gồm hai loại chính là rừng thường xanh cây họ Dầu và
rừng núi đá.
c) Điều kiện khí hậu và thủy văn
Phú Quốc ít bão tố, thiên tai, khí hậu ẩm quanh năm, có 1 mùa mưa và 1 mùa
khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 25 -270C, biên độ trung bình của năm là 30C và
trong ngày đêm 60C.
Lượng mưa: Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng 7, 8, 9
lượng mưa tập trung cao nhất. Có số ngày mưa lên đến 23 - 24 ngày/tháng, lượng
mưa đạt được trên 450 mm.
Chế độ gió: Khu vực đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió, gió
Tây Nam (tháng 5 đến tháng 10) với tốc độ trung bình là cấp 4, 5 (4 -5 m/s) mang
nhiều mưa và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Vườn Quốc Gia được biển bao bọc bởi 3 phía Bắc, Đông, Tây, chiều dài bờ
biển khoảng 60 km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán ngập triều.
Nguồn nước ngọt khá phong phú, mật độ sông suối 0,4 km/km2, có 2 hệ
thống sông chính, diện tích lưu vực 10 km2 trở lên, tổng diện tích lưu vực là 252
km2 (chiếm 25% tổng diện tích đảo, các sông lớn chảy qua Vườn Quốc Gia) là Sông
Cửa Cạn bắt nguồn từ Núi Chúa, chiều dài sông chính 28,75 km, tổng chiều dài

11


sông suối là 69 km, diện tích lưu vực là 147 km2. Và sông Dương Đông bắt nguồn
từ Núi Đá Bạc, chiều dài sông chính 18,5 km, tổng chiều dài sông suối 63 km, diện
tích lưu vực là 105 km2.
Ngoài ra còn có các sông, rạch khác như: rạch Tràm, rạch Vũng Bầu, rạch

Cá. Các sông, suối đều ngắn, nhỏ. Do ảnh hưởng của địa hình mức độ tập trung
nước bờ Tây lớn hơn bờ Đông và do độ che phủ của rừng còn khá cao, lại nằm
trong vùng có lượng mưa lớn (3.000 mm/năm) nên mạng sông suối khá phát triển.
d) Tài nguyên thực vật
Qua điều tra thống kê được 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và
531 chi, trong đó có 5 loài khoả tử (hạt trần) thuộc 3 họ. Ngoài ra, còn có 155
loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa được các bệnh hiểm
nghèo) và 23 loài Phong lan, trong đó có 1 loài Lan mới được ghi nhận tại Việt
Nam (Podochilus tenius).
Có 12 loài đặc hữu của Phú Quốc như: Cù đèn Phú Quốc (Croton
phuquocensis Croiz..); Diệp hạ châu Phú Quốc (Phyllanthus phuquocianus
Beille); Tam thụ hùng Phú Quốc (Trigonostemon quocensis Gagn); Chóp máu
Phú Quốc (Salacia phuquocensis Tard); Gội Phú Quốc (Aglaia quocensis
Pierre); Táu Phú Quốc (Ximenia americana Willd); Doi Phú Quốc
(Archidendron quocense Niels..); An điền Phú Quốc (Hedyotis quocensis Pierre
ex Pit); Trèn Phú Quốc (Tarenna quocense Pierre ex Pit); Xuân thôn Phú Quốc
(Xantonnea quocensis Pierre ex Pit); Lốp bốp Phú Quốc (Connarus
semidecandrus Jack C. quocensis Pierre); Huỳnh đàn Phú Quốc (Dysoxylum
cyrtophyllum Miq var. quocensis Pierre).
Có 14 loài thực vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ đang có nguy cơ bị tiêu
diệt (E) cần phải bảo vệ như: Trai (Fagraea cochinchinensis); Quế quan
(Cinnamomum zeynanicum); Huỷnh (Tarrietia cochinchinensis); Sơn (Gluta
laccifera); Huyết đằng (Milletia auriculata); Bí kỳ nam (Hydnophytum

12


formicarum); Thông lông gà (Podocarpus imbricatus); Thông tre (Podocarpus
neriifolius); Hoàng đàn (Dacrydium pierrei); Tùng có ngấn (Cupressus
torulosa); Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum); Kim giao (Nageia wallichiana);

Trầm hương (Aquilaria crassma); Cẩm thị (Diospyros maritima).
Có 6 loài thực vật có giá trị ở VQG Phú Quốc như: Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeryi); Dầu mít (Dipterocarpus costatus); Kiền kiền Pierre
(Hopea pierrei); Sao đen (Hopea odorata); Bô bô (Shorea hypochra); Tri tân
(ổi rừng) (Tristaniopsis merguensis).
Từ những yếu tố trên cho thấy VQG Phú Quốc có hệ thực vật đa dạng và
phong phú, là kho tàng tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, không những có
giá trị to lớn về phòng hộ bảo vệ môi trường mà còn có giá trị cao về nghiên cứu
khoa học.
3.1.2 Tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội xã Cửa Cạn
3.1.2.1 Dân số và dân tộc
VQG Phú Quốc nằm trên địa bàn 3 xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm và
một phần của xã Hàm Ninh, Dương Tơ, Cửa Dương và Thị trấn Dương Đông
hiện có trên 5.023 hộ, 21.097 nhân khẩu, bình quân 4 người cho mỗi hộ
Trong đó thì diện tích rừng VQG Phú Quốc nằm trên địa bàn hành chính xã
Cửa Cạn 3.533 ha, bao gồm 3 tiểu khu. Địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp giáp
khu dân cư ấp Cây Thông Thuận và ấp Ông Lang
Dân số trung bình 3.429 người (trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,9%, Hoa
chiếm 0,2%, còn lại là dân tộc Khơme). Tổng số hộ 1.102, số khẩu bình quân/hộ:
3,4. Số hộ nghèo chiếm 18,7%, số hộ giàu chiếm: 9,7%; còn lại là số hộ trung bình
3.1.2.2 Đời sống và thu nhập
Lâm phần đơn vị quản lý nằm trên địa phận quản lý hành chính của xã Cửa
Cạn khá rộng. Dân cư sinh sống giáp ranh giới VQG Phú Quốc, có một số ít dân tộc
sinh sống trong vùng lõi của phân khu phục hồi sinh thái. Đời sống dân cư chủ yếu

13


làm nông, nghề biển, một số ít dân cư sống bằng nghề rừng như thu nhặt lâm sản
phụ và lấy các loại thảo dược làm thuốc.

Ngoài ra, vẫn có một số đối tượng chuyên sống bằng nghề khai thác buôn
bán lâm sản trái phép. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng về phát triển kinh
tế xã hội, giá đất tăng cao nên có một bộ phận nhân dân lén lút phá rừng, lấn chiếm
đất với mục đích để bán.
3.1.2.3 Tình hình sản xuất
 Nông nghiệp
Thường xuyên vận động và tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp tục canh
tác, chăm sóc và trồng mới cây tiêu truyền thống gắn với việc cải tạo vườn tạp trồng
hoa màu, cây ăn trái và chăn nuôi gia súc gia cầm. Tổng giá trị sản lượng sản xuất
nông nghiệp năm 2011 đạt 20.258.000 đồng. Trồng mới trên 10.500 bụi tiêu, nâng
tổng diện tích trồng tiêu trên toàn xã là 77.3 ha.

14


×