Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN (Cassia fistula Lam) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


NGUYỄN THỊ KIỀU

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN
(Cassia fistula Lam) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Tháng 6 – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


NGUYỄN THỊ KIỀU

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MUỒNG HOÀNG YẾN
(Cassia fistula Lam) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn:Th.S Lê Huỳnh

Tháng 6 - 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Tận đáy lòng mình, con xin ghi tạc lòng biết ơn sâu nặng đến cha mẹ người đã sinh thành dưỡng dục và cho con những gì đẹp nhất trên đời này để con
có được ngày hôm nay.
Em vô cùng biết ơn quý thầy cô ở trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian theo học tại
trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Huỳnh,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dẫn dắt giúp cho em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy Phan Văn Trọng đã giúp
đỡ chúng tôi một số kỹ thuật xử lý hạt giống và kỹ thuật chăm sóc cây, thầy
Nguyễn Minh Cảnh hướng dẫn một số cách xử lý số liệu.
Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn đến người thân, nhóm làm đề tài trong
vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể lớp
DH08NK đã luôn động viên, sát cánh bên em, giúp em có thêm nghị lực hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin kính chúc cha mẹ, thầy cô, bạn bè lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành công.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Kiều

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng và giá thể đến sinh trưởng của cây
Muồng hoàng yến “Cassia fistula Lam” trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm
khoa Lâm Nghiệp” Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM từ tháng 3/2012 đến tháng
5/2012.
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot deign) với nhân tố
ánh sáng là nhân tố chính, nhân tố giá thể là nhân tố phụ. Nhân tố ánh sáng có 3
mức (không che sáng, che ánh sáng 50%, che sáng 75%). Nhân tố giá thể có 3 mức
(80% đất: 20% phân chuồng, 60% đất: 25% phân chuồng: 5% xơ dừa : 5% tro trấu:
5% phân vi sinh) gồm 9 nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Tiến
hành thí nghiệm, theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu tăng trưởng, phân tích xử lý số liệu
và đã thu được kết quả như sau:
Xác định một số chỉ tiêu của hạt: độ thuần PP% của hạt Muồng hoàng yến
khá cao (94,4% ), khối lượng 1000 hạt là 166,9 g; số lượng hạt trong 1kg hạt thuần
là 5992 hạt thuần. Chất lượng nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến: đạt tỷ lệ nảy
mầm 95,25%; khả năng nảy mầm là 95,75%; thế nảy mầm là 86,25%.
Xác định được chiều cao phù hợp cho thí nghiệm đối với lưới che sáng 50%
là độ cao 70cm và lưới che sáng 75% là độ cao 60cm. Sau 60 ngày gieo ươm tỉ lệ
sống của cây con Muồng hoàng yến 88,9%.
Cây sau khi gieo hạt được 15 ngày sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức S3L3,
đến 45 ngày tuổi sinh trưởng tốt nhất ở S2L2. Cây 60 ngày tuổi sinh trưởng tốt nhất
ở nghiệm thức S1L2 (không che sáng và giá thể 60% đất: 25% phân chuồng: 5% xơ
dừa: 5% tro trấu: 5% phân vi sinh). Sinh khối tươi 60 ngày tuổi lớn nhất ở nghiệm
thức S1L2 là 209,42g .
Giá thể 60% đất: 25% phân chuồng: 5% xơ dừa: 5% tro trấu: 5% phân vi

sinh và mức độ che sáng che sáng 75% (S3) ở 15 ngày tuổi, giai đoạn 30 – 45 ngày
tuổi che sáng 50% (S2) đã được chọn để gieo ươm cây Muồng hoàng yến Giai đoạn
60 ngày tuổi cây không cần che sáng.

iii


ABSTRACT
Prọect: “ study on effects of light factor and substrate on seeding growth of
Cassia fistula in the nursery of forestry faculty” was conducted at the nursery of
faculty forestry at Nong Lam University from March to May 2012.
The experiment was arranged according to split plot design with the light
factor was the main factor and factor substratewas sencondary factor. Light factor
has three levels of light ( light completely 100%, light cover 50%, light cover 75%).
Factor substrate has four types (,80% of the land: 20% manure, 60% of the land:
25% manure: 5% rice husk ash: 5% cononut fiber : 5% fertilizer, 70% of the land:
20% manure: 5% rice husk: 3% cononut :2% fertilizer ) 12 treatments were
arranged randomly with three replicates. To conduct experiments, moniter and
measure the growth indicators, data processing, analyzing and had the following
results.
Identifi indicators of seed: pure seed PP% of Cassia fistula Lam was quite
hight (94,4%), 1000 grain weight was 166,9 grain. The seed of quanlity was 5992
seed/kg. The quality of seed germination in Cassia fistula Lam germinated raidly
after handling seed, germination rate: 95,25%, germination capacity: 95,75%,
germination energy: 86,25%.
Determine the appropriate height for the experimental effects of light was 60
cm and 70 cm. After 60 days of sowing live rate of Muong hoang yen trees (Cassia
fistula) was 88,9%. Cassia fistula Lam trees had the best growth targets Hvn(cm)
and D0(mm) in S1L2 treatment (60% of the land: 25% manure: 5% rice husk ash:
5% cononut fiber :5% fertilizer and light completely 100%) .

Substrate L2(60% of the land: 25% manure: 5% rice husk ash: 5% cononut
fiber 5% fertilizer and light completely 100%) andn the level of light cover S2
(light cover 50%) during 45 days and over 45 days light completely 100%.

iv


v


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii 
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii 
ABSTRACT ................................................................................................................. iv 
MỤC LỤC .................................................................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... x 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... xi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ xiv 
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 
1.2. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3 
1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu ................................................................. 3 
1.4 Mục đích ............................................................................................................. 3 
1.5 Mục tiêu .............................................................................................................. 3 
1.6 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 4 
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 5 
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................. 5 
2.1.1 Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm......................................................... 5 

2.1.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm.......................................................... 6 
2.1.3 Các cây con trong vườn ươm ...................................................................... 6 
2.2 Đặc điểm của cây Muồng hoàng yến (Cassia fistula Lam) ................................ 7 
2.2.1 Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 7 
2.2.2 Đặc điểm sinh thái ....................................................................................... 8 
2.2.2 Đặc điểm phân bố ........................................................................................ 9 
2.2.4 Giá trị ........................................................................................................... 9 
2.2.5 Phương thức bảo quản hạt ........................................................................... 9 
2.3 Kỹ thuật trồng Muồng hoàng yến ....................................................................... 9 

vi


2.3.1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống .................................................... 9 
2.3.2 Xử lý hạt giống .......................................................................................... 10 
2.3.3 Chuẩn bị đất............................................................................................... 10 
2.3.4 Gieo hạt ..................................................................................................... 10 
2.3.5 Chăm sóc cây con ...................................................................................... 11 
2.3.6 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................... 11 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 12 
3.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 12 
3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................... 12 
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 12 
3.2.2 Xác định chiều cao dàn che phù hợp cho che sáng cây con Muồng hoàng
yến ...................................................................................................................... 13 
3.2.3 Xác định các chỉ tiêu của hạt ..................................................................... 14 
3.2.3.1 Xác định độ thuần của hạt .................................................................. 14 
3.2.3.2 Xác định trọng lượng 1000 hạt thuần và số lượng hạt trong 1 kg hạt
thuần ............................................................................................................... 14 
3.2.4 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến .......................... 14 

3.2.5 Xác định sinh khối (khối lượng) tươi, sinh khối khô của cây 60 ngày tuổi15 
3.2.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và giá thể đến sinh trưởng của cây
con ...................................................................................................................... 16 
3.2.6.1 Dụng cụ .............................................................................................. 16 
3.2.6.2 Công tác chuẩn bị cây con ................................................................. 16 
3.2.7 Bố trí thí nghiệm........................................................................................ 18 
3.2.8 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức đo đếm .......................................... 20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 22 
4.1 Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt............................................................... 22 
4.1.1 Xác định độ thuần của hạt ......................................................................... 22 
4.1.2 Xác định trọng lượng 1000 hạt thuần và số lượng hạt trong 1kg hạt thuần22 
4.2 Kết quả đánh giá chất lượng nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến................... 23 

vii


4.3 Xác định chiều cao dàn phù hợp cho che sáng cây Muồng hoàng yến ............ 25 
4.4 Ảnh hưởng của giá thể và mức che sáng đến sinh trưởng của cây Muồng
hoàng yến tại vườn ươm ......................................................................................... 27 
4.4.1 Tỷ lệ sống của cây Muồng hoàng yến ....................................................... 27 
4.4.1.1 Tỷ lệ sống ở 15 ngày tuổi................................................................... 27 
4.4.1.2 Tỷ lệ cây sống ở 30 ngày tuổi ............................................................ 27 
4.4.1.3 Tỷ lệ cây sống ở 45 ngày tuổi ............................................................ 27 
4.4.1.4 Tỷ lệ sống ở 60 ngày tuổi................................................................... 28 
4.4.2 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) qua các giai đoạn .................... 28 
4.4.2.1 Sinh trưởng chiều cao cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi............... 28 
4.4.2.2 Sinh trưởng chiều cao cây Muồng hoàng yến 30 ngày tuổi............... 30 
4.4.2.3 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn cây Muồng hoàng yến 45 ngày
tuổi.................................................................................................................. 33 
4.4.2.4 Sinh trưởng chiều cao cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi............... 35 

4.4.2.5 Diễn biến sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) .......................... 37 
4.4.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (mm) của cây Muồng hoàng yến qua
các giai đoạn ....................................................................................................... 40 
4.4.3.1 Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) ở 15 ngày tuổi ..................... 40 
4.4.3.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0(mm) ở 30 ngày tuổi ...................... 42 
4.4.3.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) cây con Muồng hoàng yến
45 ngày tuổi .................................................................................................... 44 
4.4.3.4 Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) cây con Muồng hoàng yến
60 ngày tuổi .................................................................................................... 47 
4.4.3.5 Diễn biến sinh trưởng của đường kính cổ rễ D0 (mm) ...................... 49 
4.4.4 Sinh khối tươi của cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi. ........................... 51 
4.4.4.1 Sinh khối tươi của các nghiệm thức ................................................... 51 
4.4.4.2 Kết quả sinh khối khô của các nghiệm thức ...................................... 53 
4.4.4.3 Tỷ lệ khối lượng khô của 9 cây/ khối lượng tươi của 9 cây của các
nghiệm thức .................................................................................................... 55 

viii


4.4.5 Thảo luận ................................................................................................... 57 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 59 
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 59 
5.1.1 Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt ....................................................... 59 
5.1.2 Kết quả đánh giá chất lượng nảy mầm hạt Muồng hoàng yến. ................. 59 
5.1.3 Kết quả ảnh hưởng của giá thể và mức che sáng đến sinh trưởng của cây
Muồng hoàng yến ............................................................................................... 59 
5.2 Kiến nghị........................................................................................................... 60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 62 
PHỤ LỤC  


ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A0 : Độ ẩm.
ANOVA: Analysic of variance
BP: Between paper
Df: Degree of freedom( độ tự do/ bậc tự do)
EN: Endangered
Max: Lớn nhất
Min: Nhỏ nhất
MS: Mean square ( trung bình bình phương )
SppD: Spit - plot design
SS: Sum of products ( tổng của tích số)
SV: Source of variation (Nguồn gốc của biến động)
TB: Trung bình
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm .......................................................... 5 
Bảng 2.2 Bảng phân tích thành phần cơ giới đất .......................................................... 6 
Bảng 2.3 Tiêu chuẩn cây xuất vườn ........................................................................... 11 
Bảng 3.1 Các mức nhân tố ánh sáng........................................................................... 18 
Bảng 3.2 Các nhân tố giá thể ...................................................................................... 19 
Bảng 3.3 Ký hiệu của các nghiệm thức trong thí nghiệm. ......................................... 19 
Bảng 3.4 Sơ đồ thể hiện thứ tự đo đếm trên mỗi khối ................................................ 20 

Bảng 3.5 Sơ đồ thể hiện cách đo đếm trên ô .............................................................. 20 
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến ................................ 23 
Bảng 4.2 Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 50 cm .............................................. 25 
Bảng 4.3 Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 60 cm .............................................. 25 
Bảng 4.4 Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 70 cm .............................................. 26 
Bảng 4.5 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi ............. 28 
Bảng 4.6 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về chiều cao vút ngọn Hvn Muồng
hoàng yến 15 ngày tuổi .............................................................................. 29 
Bảng 4.7 Phân tích biến lượng chiều cao của cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi ... 29 
Bảng 4.8 Trắc nghiệm Duncan Hvn bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 15 ngày
tuổi. ............................................................................................................ 30 
Bảng 4.9 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây Muồng hoàng yến 30 ngày tuổi ............. 31 
Bảng 4.10 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về chiều cao vút ngọn Muồng hoàng
yến 30 ngày tuổi......................................................................................... 31 
Bảng 4.11 Phân tích biến lượng chiều cao của cây Muồng hoàng yến 30 ngày tuổi . 32 
Bảng 4.12 Trắc nghiệm Duncan Hvn bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 30
ngày tuổi như sau: ...................................................................................... 32 
Bảng 4.13 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây Muồng hoàng yến 45 ngày tuổi ........... 33 

xi


Bảng 4.14 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về chiều cao vút ngọn Muồng hoàng
yến 45 ngày tuổi......................................................................................... 33 
Bảng 4.15 Phân tích biến lượng chiều cao của cây Muồng hoàng yến 45 ngày tuổi . 34 
Bảng 4.16 Trắc nghiệm Duncan Hvn bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 45
ngày tuổi như sau: ...................................................................................... 34 
Bảng 4.17 Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi .......... 35 
Bảng 4.18 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về chiều cao vút ngọn Muồng hoàng
yến 60 ngày tuổi......................................................................................... 35 

Bảng 4.19 Phân tích biến lượng chiều cao của cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi . 36 
Bảng 4.20 Trắc nghiệm Duncan cho nhân tố ánh sáng ảnh hưởng tới Hvn cây Muồng
hoàng yến 60 ngày tuổi như sau: ............................................................... 37 
Bảng 4.21 Chiều cao vút ngọn Hvn cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi, 30 ngày
tuổi, 45 ngày tuổi, 60 ngày tuổi ................................................................. 37 
Bảng 4.22 Đường kính cổ rễ D0 (mm) cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi .............. 40 
Bảng 4.23 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về đường kính cổ rễ Muồng hoàng
yến 15 ngày tuổi......................................................................................... 40 
Bảng 4.24 Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ của cây Muồng hoàng yến 15
ngày tuổi .................................................................................................... 41 
Bảng 4.25 Trắc nghiệm Duncan D0 bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 15 ngày
tuổi ............................................................................................................. 42 
Bảng 4.26 Đường kính cổ rễ D0 (mm) cây Muồng hoàng yến 30 ngày tuổi .............. 42 
Bảng 4.27 Trắc nghiệm Duncan 9 nghiệm thức về đường kính cổ rễ Muồng hoàng
yến 30 ngày tuổi......................................................................................... 43 
Bảng 4.28 Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ D0 của cây Muồng hoàng yến 30
ngày tuổi .................................................................................................... 43 
Bảng 4.29 Trắc nghiệm Duncan D0 bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 30 ngày
tuổi như sau: .............................................................................................. 44 
Bảng 4.30 Đường kính cổ rễ D0 (mm) cây Muồng hoàng yến 45 ngày tuổi .............. 45 

xii


Bảng 4.31 Trắc nghiệm của 9 nghiệm thức về đường kính Muồng hoàng yến 45
ngày tuổi .................................................................................................... 45 
Bảng 4.32 Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ D0 của cây Muồng hoàng yến 45
ngày tuổi .................................................................................................... 46 
Bảng 4.33 Trắc nghiệm Duncan D0 bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 45 ngày
tuổi như sau: .............................................................................................. 46 

Bảng 4.34 Chiều cao vút ngọn D0 (mm) cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi ........... 47 
Bảng 4.35 Trắc nghiệm Duncan của 9 nghiệm thức về đường kính Muồng hoàng
yến 60 ngày tuổi......................................................................................... 47 
Bảng 4.36 Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ của cây Muồng hoàng yến 60
ngày tuổi .................................................................................................... 48 
Bảng 4.37 Trắc nghiệm Duncan D0 bởi ánh sáng của cây Muồng hoàng yến 60
ngày tuổi như sau: ...................................................................................... 49 
Bảng 4.38 Đường kính cổ rễ cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi, 30 ngày tuổi, 45
ngày tuổi, 60 ngày tuổi .............................................................................. 49 
Bảng 4.39 Sinh khối tươi 9 cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi ............................... 51 
Bảng 4.40 Tỷ lệ khối lượng tươi phần trên thân của 9 cây/ khối lượng tươi 9 cây
(%) ............................................................................................................. 52 
Bảng 4.41 Tỷ lệ khối lượng tươi rễ của 9 cây/ khối lượng tươi 9 cây (%) ................ 52 
Bảng 4.42 Sinh khối khô của Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi................................... 53 
Bảng 4.43 Tỷ lệ khối lượng khô phần trên thân của 9 cây/khối lượng khô 9 cây (%)55 
Bảng 4.44 Tỷ lệ khối lượng khô rễ của 9 cây/khối lượng khô của 9 cây (%) ............ 55 
Bảng 4.45 Tỷ lệ khối lượng tươi/ khối lượng khô Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi... 56 

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi ............................................................. 8 
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến............................ 24 
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sinh trưởng Hvn của Muồng hoàng yến ở các nghiệm thức38 
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng D0 (cm) qua các giai đoạn 15, 30, 45, 60
ngày tuổi .................................................................................................... 50 
Hình 4.4 Sinh khối tươi 9 cây của các nghiệm thức 60 ngày tuổi ............................. 51 
Hình 4.5 Sinh khối khô 9 cây của các nghiệm thức 60 ngày tuổi .............................. 54 

Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ khối lượng khô/tươi của các nghiệm thức cây Muồng hoàng
yến 60 ngày tuổi......................................................................................... 56 
Hình 5.1 Sự nảy mầm của hạt Muồng hoàng yến ...................................................... 72 
Hình 5.2 Toàn cảnh bố trí thí nghiệm ........................................................................ 73 
Hình 5.3 Cây Muồng hoàng yến 15 ngày tuổi ........................................................... 73 
Hình 5.4 Muồng hoàng yến 30 ngày tuổi ................................................................... 74 
Hình 5.5 Muồng hoàng yến 45 ngày tuổi ................................................................... 74 
Hình 5.6 Cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi ........................................................... 75 

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống văn minh đô thị. Trong
nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng
kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh. Người ta ngày càng khám phá ra các
giá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và
xã hội. Ngoài các giá trị đã được biết đến như cung cấp oxy, ngăn và lọc bụi, giảm
tiếng ồn tạo ra vi khí hậu, còn rất nhiều giá trị khác mà con người không thể ngờ
tới. Chẳng hạn công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Các nhà
nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều
kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo,đẳng cấp gặp gỡ nhau trò chuyện,
chia xẻ và thấu hiểu nhau hơn. Một khu dân cư không thể được coi là sống được
nếu không có công viên cây xanh.
Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh
tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô
thị, con người luôn sống trong tình trạng bị “căng kéo và dồn nén”. Vì thế cần phải
tìm ra cách thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên cây xanh,

không gian công cộng. Nên người ta chọn những loài cây để trang trí khuôn viên,
một trong số đó thì Muồng hoàng yến được chọn trồng. Loài cây có hoa đẹp, tán
rộng, mọc nhanh, không cao quá và rễ ngang, bám chắc. Cây có dác lõi phân
biệt,cứng, nặng dùng làm gỗ xây dựng, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin.
Hạt dùng làm thuốc xổ. Vỏ làm thuốc nhuộm màu đỏ. Quả và vỏ thân dùng ăn trầu,
rễ cây làm thuốc bổ hạ nhiệt. Lá nhuận tràng.

1


Để đáp ứng nguồn giống cây con Muồng hoàng yến phục vụ cho trồng ở
công viên và ven đường phố, thì cần một số lượng nhiều cây giống , nói đến số
lượng không thể không nhắc đến chất lượng cây con đem trồng. Phẩm chất cây con
sản xuất tại vườn ươm là điều cơ bản cho chất lượng cây trồng ngoài thực địa.
Mà cây con trong vườn ươm chịu ảnh hưởng nhiều từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng và giá thể. Đặc biệt ánh sáng nhân tố sinh tồn đối với sinh trưởng và phát triển
của thực vật, ánh sáng không những có tác dụng trực tiếp đến quang hợp mà còn có
tác dụng đến quá trình thoát hơi nước, quá trình hô hấp. Vì thế, ánh sáng có ảnh
hưởng nhiều mặt đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, cây ra hoa
kết quả cho đến khi chết, ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng
tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây gỗ. Theo Nguyễn Văn Thêm, 2002 “Khi
được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra nhanh, nhưng đường
kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều
kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm, nhưng
đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây
con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát
hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu”.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt giúp
cây sinh trưởng khoẻ mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả

năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt.
Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng,
khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con.
Vì vậy tìm hiểu ảnh hưởng của những nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây
con trong giai đoạn vườn ươm là điều cần thiết để biết cây con phù hợp với điều
kiện sinh thái nào nhất mà cụ thể là hai nhân tố ánh sáng và giá thể. Từ đó chọn ra
tỷ lệ ánh sáng và loại giá thể phù hợp cho cây Muồng hoàng yến trong vườn ươm để
tạo ra những cây con khỏe.

2


Đó là lý do tôi chọn đề tài: tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng và giá thể đến
sinh trưởng của cây Muồng hoàng yến (Cassia fistula Lam) trong giai đoạn vườn
ươm tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: đóng góp thêm những hiểu biết về kỹ thuật xử lý hạt
giống, gieo ươm, chăm sóc và tình hình sâu bệnh cũng như sinh trưởng của cây
Muồng hoàng yến trong giai đoạn vườn ươm. Góp phần nghiên cứu đặc điểm sinh
thái của Cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Làm cơ sở
cho những ai quan tâm đến Muồng hoàng yến và các sinh viên khóa sau.
Ý nghĩa thực tiễn: tìm ra mức ánh sáng và loại giá thể phù hợp cho cây
Muồng hoàng yến sinh trưởng và phát triển nhanh tạo ra những cây con có chất
lượng tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất vườn của nhà kinh doanh.
1.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
Triển vọng: Đây là một loài cây cảnh và cây hoa rất triển vọng để phát triển .
Có thể trồng trong các công viên, đường phố, vườn hộ gia đình.
Muồng hoàng yến cũng cần được nghiên cứu để trồng thành diện tích lớn ở
các vùng bán khô hạn làm cây cung cấp gỗ, tannin, cây cải tạo môi trường và cải tạo
đất.

1.4 Mục đích
Khảo sát diễn biến sinh trưởng của cây con Muồng hoàng yến, tìm ra mức độ
che sáng và loại giá thể bầu đất phù hợp cho cây con Muồng hoàng yến ở giai đoạn
vườn ươm.
1.5 Mục tiêu
Xác định ảnh hưởng của ba mức ánh sáng (100%, 50%, 75%) đến sinh
trưởng của cây con Muồng hoàng yến trong vườn ươm.
Xác định ảnh hưởng của ba loại giá thể (80% đất:20% phân chuồng; 60%
đất: 25% phân chuồng: 5% xơ dừa: 5% tro trấu: 5% phân vi sinh; 70% đất: 20%
phân chuồng: 5% xơ dừa: 3% tro trấu: 2% phân vi sinh) đến sinh trưởng của cây
con Muồng hoàng yến trong vườn ươm.

3


1.6 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Hạt Muồng hoàng yến được mua ở công ty cổ phần giống Lâm nghiệp vùng
Nam Bộ. Hạt giống được thu hái ở khu nhà điều hành Đại học Quốc Gia Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 18/3/2012 đến 18/5/2012 tại vườn ươm
Khoa Lâm nghiệp và phòng thí nghiệm khoa Lâm Nghiệp trường đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

4


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Các đặc điểm thời tiết và đất đai nơi làm thí nghiệm được dẫn theo sách Cây

xanh và cây cảnh của Trần Hợp (2002).
2.1.1 Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm
Bảng 2.1 Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm
Nhiệt độ (oC)
Tháng

Max TB

Min

3

35

29,4

25,9

4

34,6

29,3

26

Tổng
lượng
mưa
(mm)

31

Số
ngày
mưa
(ngày)
4

144

12

Ẩm độ
(A0%)

Số giờ
nắng
(giờ)

78

206

Lượng
bốc
hơi
(mm)
3,4

80


215

7,7

5 34,3
29 25,7
153
17
85
210
7,8
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu khoa học khí tượng Thủy văn
và Môi trường, 2012)
Nhận xét: Thí nghiệm được bố trí trồng trong mùa khô nên nhiệt độ trung
bình khá cao khoảng (29,20 C), tháng 3 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
(29,4oC) và lượng mưa thấp nhất (31 mm), tháng 5 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
(29oC) và lượng mưa cao nhất (153 mm). Đến tháng 4 mưa nhiều có thể gây ra bệnh
nấm rễ cây, cần chú ý xem dự báo thời tiết để phun thuốc, bón phân để đạt hiệu quả.
Ngày 1/4 cơn bão số một đi qua làm gãy đổ cây cối lớn, gió to làm cho cây đang thí
nghiệm nghiêng vẹo phải cần thời gian phục hồi. Trung bình số giờ nắng của những
tháng làm thí nghiệm là khoảng (210 giờ), những tháng làm thí nghiệm có số giờ
nắng trung bình trong ngày khá cao thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

5


Số ngày nắng nhiều cũng làm cho quá trình bốc, thoát hơi nước diễn ra nhanh làm
cho cây rễ héo, nên cần phải tưới nước nhiều. Lượng bốc hơi nước cao nhất là tháng
5 (7,8 mm) và thấp nhất là tháng 3 (3,4 mm).

2.1.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm
Đất thuộc loại đất xám bạc màu hình thành trên phù sa cổ, thoát nước tốt,
hàm lượng mùn ít, địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc < 5%, hướng dốc từ
Nam thoải dần về hướng Bắc. Theo kết quả phân tích của Phân viện nghiên cứu
Lâm nghiệp phía Nam, thì đất vườn ươm có thành phần cơ giới nhẹ cát pha. Hạt cát
mịn chiếm ưu thế (bình quân 87,5% dao động 5 – 5,2) nghèo dinh dưỡng hàm lượng
mùn rất thấp (bình quân < 1%). Các chất đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu rất thấp,
pH thấp.
Bảng 2.2 Bảng phân tích thành phần cơ giới đất
Mẫu

Độ sâu Thành phần cơ giới đất (%)

pH

tầng đất Cát

Mùn

Thịt

Sét

H2O

KCl

(%)

(cm)

I

0 – 30

87

5,2

7,8

6

5,1

1,3

II

0 – 30

88

4,9

7,1

6,2

5,1


1,2

III

0 – 30

89

4,7

7,2

6,1

5

0.92

IV

0 - 30

86

4,5

9,5

6


4,8

0.89

(Nguồn: Phòng thí nghiệm phân tích đất – Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp phía
Nam, 2010, số 1, Phạm Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh).
2.1.3 Các cây con trong vườn ươm
Trong vườn ươm chủ yếu có các loại cây như : bàng đài loan (Terminalia
ivorensis), dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), sao đen (Hopea odorata Roxb),
bằng lăng nhiều hoa (Largerstroemia floribunda Jack), huyền diệp (Polyalthia
longifolia Lam), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia Bariaensis). Các cây này đang ở giai
đoạn xuất vườn.
Ngoài ra còn có một số lượng ít cây như: móng bò trắng (Bauhinia
acuminate), móng bò tím (Bauhinia purpurea), muồng hoàng yến (Cassia fistula

6


Lam), lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver), xà cừ (Khaya senegalensis), gõ đỏ
(Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis var siamensis)…
2.2 Đặc điểm của cây Muồng hoàng yến (Cassia fistula Lam)
Các đặc điểm của cây Muồng hoàng yến dẫn theo giáo trình Thực vật và đặc
sản rừng của Nguyễn Thượng Hiền (2005), sách Tài nguyên cây gỗ Việt Nam của
Trần Hợp (2002) và tài liệu hướng dẫn của công ty Cổ phần giống Lâm Nghiệp
Vùng Nam Bộ.
Tên khoa học: Cassia fistula Lam
Tên Việt Nam: Muồng hoàng yến
Họ phụ vang: Casealpinoideae
Họ đậu: Fabaceae
Bộ đậu: Fabales

2.2.1 Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình hoặc nhỏ, thường xanh hay rụng lá, cao 10 – 15 m, đường
kính 40 – 50 cm, cành nhẵn.Vỏ xám, bạc nhẵn, có vết vòng lá kèm. Cây phân cành
sớm.
Lá kép lông chim chẵn, mọc cách, dài 15 – 25 cm; lá chét mọc đối, 3 – 8
đôi, hình bầu dục đến bầu dục thuôn, dài 7 – 12 cm, rộng 4 – 6 cm, đỉnh nhọn,
gốc hình nêm rộng, cuống lá dài 7 – 10 cm, cuống lá chét dài 5 – 10 mm. Lá
kèm nhỏ, sớm rụng.
Cụm hoa ở nách, hình chùm, rủ xuống, dài 20 – 40 cm. Lá bắc dài 8 -10
mm, sớm rụng. Cuống hoa 15 – 25 mm, nhẵn, đài hình bầu dục, dài 5 – 10 mm,
có lông ở ngoài, cánh hoa màu vàng, hình bầu dục rộng, dài 30 – 35 mm, rộng 10
– 15 mm, có cựa ngắn. Nhị 10, bao phấn và chỉ nhị bằng nhau, bao phấn có lông.
Bầu và vòi có lông, núm nhụy nhỏ.
Quả đậu, hình trụ, khi non màu xanh, khi già màu nâu- đen nhạt và mở ra,
dài 20 – 60 cm, rộng 1,5 – 2 cm, nhẵn, rủ xuống. Hạt nhiều, dẹt, hình bầu dục,
cứng, dài 8 – 9 mm, rộng 5 mm, màu nâu.

7


Hình 2.1 Cây Muồng hoàng yến 60 ngày tuổi
(Nguồn Nguyễn Thị Kiều, 2012)
2.2.2 Đặc điểm sinh thái
Muồng hoàng yến mọc trong các rừng nhiệt đới, thường xanh ẩm, rừng nửa
rụng lá và rừng rụng lá ở độ cao ngang mặt biển tới độ cao 1000 – 1200 m, với khí
hậu nhiệt đới. Cũng gặp cả trong rừng thứ sinh. rụng lá mùa khô có nhiệt độ bình
quân 25oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,4oC (vào tháng giêng), và nhiệt độ
trung bình cao nhất 28,1oC ( tháng 5), nhiệt độ tối cao 38 – 40oC.
Ở Việt Nam, gặp chủ yếu trong các rừng nửa khô hạn và rừng rụng lá mùa
khô với nhiệt độ tối thấp 14 – 18 oC, lượng mưa bình quân cao hơn 1227 mm và

mùa khô kéo dài 4 tháng.
Muồng hoàng yến thường mọc xen với các loài Chiêu liêu ổi, Mà ca và một
số loài cây gỗ thuộc họ Dầu.
Muồng hoàng yến thuộc loại cây chịu bóng nhưng thiên về ưa sáng và chịu
hạn. Khi non hơi ưa bóng nên cần độ tàn che thích hợp.
Cây có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất giàu, thường xuyên ẩm
đến đất khô định kỳ nhưng không chịu úng ngập. Ở Việt nam, cây thường phân bố
trên đất phù sa cổ, ít bị cát hóa.

8


Cây có hệ rễ đặc biệt. Cây non mọc rất nhanh với vài rễ bên phát triển mạnh
màu đỏ nhạt.
Mùa hoa tháng 5 đến tháng 6.
2.2.2 Đặc điểm phân bố
Phân bố ở 3 tỉnh vùng Tây nguyên là : Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc. Cây
đã được trồng ở Hà Nội, Nghệ An, Bình Dương.Thành phố Hồ Chí Minh (trong
Thảo cầm viên). Theo tác giả của đề tài hiện nay Muồng hoàng yến được trồng
nhiều làm cây xanh đường phố, công viên và trường học.
Trên thế giới, Muồng hoàng yến phân bố ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và
nhiều nước vùng Đông Nam Á. Ở Lào loài cây này được trồng làm cây bóng mát
phổ biến trong cả nước, đặc biệt nhiều nhất ở thủ đô Viêng Chăn; ở Java và New
guine trồng phổ biến làm cảnh; ở Philippine trồng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc.
2.2.4 Giá trị
Gỗ có dác lõi phân biệt, cứng, nặng dùng làm gỗ xây dựng,đóng đồ gia
dụng, nông cụ. Lõi giàu tannin. Hạt làm thuốc xổ. Vỏ làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Cây cho hoa đẹp, thơm nên dùng làm cây trang trí, phong cảnh.
Quả và vỏ thân dùng ăn trầu, rễ cây làm thuốc bổ, hạ nhiệt. Lá nhuận tràng.
Cây cải tạo môi trường và cải tạo đất.

2.2.5 Phương thức bảo quản hạt
Trong điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 300C, hạt
giữ được không quá 1 năm.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp 5 – 100C, giữ hạt được 3 – 4 năm.
2.3 Kỹ thuật trồng Muồng hoàng yến
Kỹ thuật trồng Muồng hoàng yến dựa theo tài liệu hướng dẫn của công ty cổ
phần giống Lâm nghiệp Vùng Nam Bộ.
2.3.1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn
phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều

9


không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng tốt. Chỉ thu hái những quả đã chin
như: vỏ khô có màu nâu sậm hoặc đen bóng.
Chế biến quả sau khi hái phải thực hiện ngay. Sau đó phân loại quả, những
quả chưa chín ủ lại thành từng đống cho quả chín đều (2 – 3 ngày), đống ủ không
cao quá 50cm và phải thông gió, ngày đảo 1 lần. Quả chín thì phơi dưới ánh nắng
để tách hạt ra khỏi quả, hạt được phơi 2 – 3 nắng cho khô, sàng sảy loại bỏ tạp chất,
hạt lép thu hạt tốt đem bảo quản.
2.3.2 Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi đem gieo được mài nhẹ làm mòn vỏ hạt để nước thấm
vào bên trong, chỉ mài bên hông tránh làm tổn thương phôi hạt.
Ngâm hạt trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, vớt ra rửa
sạch ngâm trong nước 400C trong 1 – 2 giờ, vớt ra và ủ trong túi vải. Hằng ngày rửa
chua bằng nước ấm, túi vải ủ phải luôn đủ ẩm. Sau 2 – 3 ngày hạt nẩy mầm có thể
đem gieo.
2.3.3 Chuẩn bị đất
Túi bầu PE 6 cm x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu.

Ruột bầu : 80 % đất tầng AB + 20 % phân hữu cơ đã hoai.
Đất làm ruột bầu phải sàng nhỏ, trộn đều với phân, đổ đầy túi bầu.
Túi bầu xếp thành luống có chiều ngang 0, 8 – 1 m, chiều dài tùy ý, khoảng
cách giữa 2 luống 0,4 m.
2.3.4 Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, bầu đất tưới đủ ẩm trước 1 ngày.
Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn tạo lỗ giữa bầu
sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt (mỗi bầu 1 – 2 hạt), phủ một lớp đất mịn lấp hạt, dùng
rơm đã khử trùng phủ lên mặt luống, trên dùng dàn che nắng 50 % – 70 %. Hằng
ngày tưới nước đều (sáng và chiều tối), đủ ẩm.
Sau 6 – 7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ và chăm sóc
luống bầu, bầu nào chết cấy dặm.

10


×