Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON CỦA CÔNG TY TNHH OJITEX (VIETNAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.23 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TRƯỜNG AN

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM
BAO BÌ CARTON CỦA CÔNG TY TNHH OJITEX
(VIETNAM)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY – BỘT GIẤY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM
BAO BÌ CARTON CỦA CÔNG TY TNHH OJITEX (VIETNAM)

Tác giả

NGUYỂN THỊ TRƯỜNG AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất Bột giấy và giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S TRẦN THỊ HIỀN

Tháng 06 năm 2012



0


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên
trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã tạo điều kiện cho em được theo học tại
trường trong bốn năm qua.
Để có được những kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp như hôm nay,
em sẽ không bao giờ quên công ơn của quý thầy cô khoa lâm nghiệp đặc biệt
là quý thầy cô bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy đã tận tình dạy
dỗ em trong suốt thời gian qua.
Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp này là nhờ sự hướng
dẫn, giảng dạy tận tâm của giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thị Hiền, em xin
gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị, cô
chú tại các phòng ban của Công Ty TNHH Ojitex (Vietnam) đã giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cùng tất cả bạn bè đã
động viên giúp đỡ và tạo điều kiện mọi mặt cho em học tập và hoàn thành
luận văn này.

i


TÓM TẮT
Tên đề tài: “Chiến lược marketing mix cho sản phẩm bao bì carton của Công ty
TNHH Ojitex (Vietnam)”.
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH OJITEX (VIETNAM), với sự hướng
dẫn và giúp đỡ của các nhân viên phòng ban Phòng kinh doanh và tiếp thị, Phòng kiểm

soát chất lượng, Phòng sản xuất. Thời gian thực hiện đề tài từ 10/2 – 10/5/2012 với các
nội dụng như sau:
Tìm hiểu tổng quan về Công ty.
 Tìm hiểu quy trình sản xuất, tập hợp số liệu tại các phòng ban của công ty và
phân xưởng.
 Tìm hiểu về marketing mix cho sản phẩm bao bì carton của công ty bao gồm:
 Chiến lược sản phẩm
 Chiến lược giá cả
 Chiến lược phân phối
 Chiến lược truyền thông và khuyến mãi
Sau quá trình tìm hiểu, tập hợp số liệu và tính toán, tôi nhận thấy:
 Công ty TNHH Ojitex (Vietnam) có quy mô sản xuất tương đối lớn, chất lượng
sản phẩm cao. Hệ thống quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ.
 Máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, quy trình sản xuất khép kín.
 Có chiến lược marketing mix đạt hiệu quả khá cao giúp công ty đứng vững trên
thị trường.

ii


SUMMARY
Project title: “Strategies for marketing mix of product carton Ojitex Co., Ltd
(Vietnam)”
This study was conducted at OJITEX(VIETNAM)Co., Ltd., with the guidance
and help of the staff departments Sales and marketing, quality control room,
production room. Time to implement the project from 10/2 - 05.10.2012 with the
following contents:
Read an overview of the company.
 Learn the production process, gathering data in the departments of companies
and factories.

 Learn about the marketing mix for the company's carton include:
• Product strategy
• Pricing strategy
• Distribution Strategy
• Communication Strategy and Promotion
After the discovery process, data collection and calculation, I find:
 Ojitex Co., Ltd (Vietnam) is the scale of production is relatively large, high
quality products. System management production process closely.
 Machinery and modern production equipment, production process closed.
 There are marketing mix high efficiency helped the company stay on the
market.

iii


MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1 Tình hình ngành giấy hiện nay ............................................................................. 3
2.1.1 Tình hình về ngành giấy và bột giấy ở Việt Nam .......................................... 3
2.1.2 Tổng quan về ngành bao bì và giấy carton .................................................... 5
2.2 Tổng quan về hoạt động marketing ...................................................................... 9
2.3 Tổng quan về công ty TNHH Ojitex (Vietnam) .................................................. 10
2.3.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................ 11
2.3.2 Quá trình phát triển ....................................................................................... 12
2.3.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ ............................... 12
2.3.3.1 Qui trình công nghệ sản xuất giấy tấm gợn sóng (Corrugating) ............. 13
2.3.3.2 Qui trình sản xuất thùng carton từ tấm giấy gợn sóng ............................ 13

2.3.4 Sơ đồ tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ....... 15
2.3.4.1 Sơ đồ tổ chức của công ty ....................................................................... 16
2.3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................................................. 17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 20
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20
3.1.1 Khái quát về marketing – mix ...................................................................... 20
3.1.2 Sản phẩm hàng hóa....................................................................................... 21
3.1.2 Giá cả ............................................................................................................ 22
iv


3.1.3 Phân phối và lưu thông hàng hóa ................................................................. 24
3.1.4 Truyền thông và khuyến mãi: ....................................................................... 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 27
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 28
4.1 Chiến lược sản phẩm .......................................................................................... 28
4.2 Chiến lược giá cả................................................................................................ 36
4.3 Chiến lược phân phối ......................................................................................... 39
4.4 Truyền thông và khuyến mãi ............................................................................... 42
4.4.1 Quảng cáo qua mạng ..................................................................................... 42
4.4.2 Bán hàng trực tiếp ........................................................................................ 42
4.4.4 Kích thích tiêu thụ ........................................................................................ 43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 45
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 45
5.2 Kiến nghị: ........................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 47

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại và hình dạng của một số dạng sóng phổ biến ...................... 6
Bảng 2.2: Số liệu về ngành giấy và bao bì carton ................................................ 8
Bảng 4.1: Đặc tính các loại sóng của công ty sản xuất ........................................ 8
Bảng 4.2: Sản lượng thùng carton của công ty Ojitex (Vietnam) ..................... 29
Bảng 4.3: Các loại giấy công ty sử dụng hiện nay............................................. 29
Bảng 4.4: Một số loại mặt hàng của công ty Samsung trong năm 2011 ........... 32
Bảng 4.5: Giá cả một số sản phẩm của công ty giấy Ojitex (Vietnam) ............ 37
Bảng 4.6: Thị trường kinh doanh trong nước của công ty ................................. 39
Bảng 4.7: Các khách hàng lớn của công ty hiện nay ................................................... 40

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh công ty giấy Ojitex Vietnam…………………………………….10
Hình 2.2: Máy Corrugation…………………………………………………………...13
Hình 2.3: Một số hình ảnh ở công ty Ojitex (Vietnam)………………………………19
Hình 4.1: Một số dạng thùng cơ bản………………………………………………….30

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp của nước ta ngày càng phát triển đặc biệt là ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác
trong đó có ngành công nghiệp bao bì giấy carton. Với nhiều tính năng vượt trội cùng
với khả năng có thể tái sinh 100%, bao bì giấy carton đã dần trở thành loại bao bì

không thể thay thế cho nhiều loại hàng hóa và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Thị
trường bao bì giấy carton vài năm nay trở nên sôi động hơn bao giờ hết đặc biệt là ở
khu vực Đông Nam Bộ nơi có ngành công nghiệp giấy khá phát triển. Thị trường bao
bì giấy carton ngày càng tăng trưởng mạnh và hấp dẫn nên có nhiều nhà đầu tư trong
cũng như ngoài nước chú ý và gia tăng đầu tư vào thị trường này. Sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn về mặt giá cả cũng như chất
lượng sản phẩm. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó thì bộ phận marketing trở
thành một công cụ không thể thiếu của các doanh nghiệp. Do đó bộ phận marketing
cho sản phẩm ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng và thực hiện
nhiều hơn.
Để hiểu rõ được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, hiểu rõ được chiến lược
kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bộ phận marketing thực hiện các hoạt động nghiên
cứu thị trường, chọn thì trường mục tiêu, xây dựng các chiến lược kinh doanh cũng
như tiến hành các hoạt động nhằm thu hút khách hàng. Qua đó giúp công ty có đầy đủ
các thông tin về thị trường để đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai
đoạn.
1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động
marketing mix của công ty TNHH Ojitex (Vietnam) trên thị trường từ đó đề xuất các
giải pháp marketing mix nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Để làm được điều này cần phải thực hiện các mục tiêu sau trong quá trình tìm
hiểu:
 Tìm hiểu về chiến lược sản phẩm của công ty
 Tìm hiểu về chiến lược giá cả sản phẩm
 Tìm hiểu về chiến lược phân phối sản phẩm
 Tìm hiểu về chiến lược truyền thông và khuyến mãi của công ty
 Đưa ra nhận xét và kiến nghị marketing mix nhằm mang lại hiệu quả kinh

doanh tốt hơn cho công ty.
Giới hạn của đề tài:
Do giới hạn thời gian thực hiện đề tài cũng như sự phức tạp quá trình tập hợp số
liệu, nên không thực hiện việc tính tính toán giá thành sản phẩm.
Phạm vi thực hiện:
 Thời gian: 10/2/2012 đến 15/5/2012.
 Địa điểm: Công ty TNHH Ojitex (Vietnam)
 Phòng kỹ kinh doanh và tiếp thị
 Phòng sản xuất
● Phòng kiểm soát chất lượng

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình ngành giấy hiện nay
2.1.1 Tình hình về ngành giấy và bột giấy ở Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại việt nam,
khoảng năm 284. Đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, đóng góp một phần giá trị GDP của cả nước, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển
văn hoá, giáo dục, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam hiện nay cả nước có khoảng 500
doanh nghiệp sản xuất giấy, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đơn vị
sản xuất cá thể. Sản lượng giấy cả năm 2010 đã tăng gần 10% so với năm 2009, ước
đạt 1,85 triệu tấn. Tổng năng lực sản xuất giấy hiện nay đạt 2,075 triệu tấn giấy và
437.600 tấn bột giấy mỗi năm.
Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), nhu cầu giấy
trong nước mỗi năm hiện cần tới hơn 1,8 triệu tấn giấy, mức tiêu thụ giấy trên đầu
người của người Việt Nam hiện nay bình quân khoảng 21,08 kg/người/năm. Song,

việc sản xuất trong nước mới chỉ cung cấp được 1,13 triệu tấn, còn lại là giấy nhập
khẩu. Nhu cầu tiêu dùng giấy cả nước năm 2012 ước khoảng 2,9 triệu tấn giấy các
loại. Trong đó, giấy in, giấy viết ước khoảng 585 nghìn tấn, giấy in báo là 70.000 tấn,
giấy bao bì công nghiệp là 1,79 triệu tấn, giấy tissue 83,1 nghìn tấn… Đến năm 2020
thì nhu cầu giấy sẽ đạt 3,6 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng giấy tương đối lớn nhưng khả

3


năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 70%, còn lại vẫn phải nhập
khẩu.
Hiện nay khó khăn nhất đối với ngành giấy nước ta là mất cân đối nghiêm trọng
giữa khâu sản xuất bột giấy và sản xuất giấy. Năng lực sản xuất bột giấy ở nước ta đạt
437.600 tấn bột giấy mỗi năm, nhưng không có doanh nghiệp nào sản xuất bột giấy
thương phẩm với công suất lớn. Hệ quả là, lượng bột giấy sản xuất trong nước chỉ
bằng 21% công suất các nhà máy sản xuất giấy hiện có. Do đó, ngành công nghiệp
giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và giá cả bột giấy.
Bộ Công thương đưa ra đề án "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy
Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2025", tổng vốn đầu tư mới và mở rộng đến năm
2025 của ngành sẽ đạt 12,897 tỷ USD, công suất các nhà máy bột giấy là 3.505.000
tấn/năm và công suất các nhà máy giấy là 10.528.000tấn/năm, đủ sức đáp ứng cho việc
sản xuất 5.800.000 tấn giấy phục vụ 80-83% nhu cầu thị trường trong nước.
Thời gian qua, một số dự án lớn trong ngành công nghiệp giấy được triển khai
như: dự án Nhà máy bột giấy tại Tuyên Quang (công suất 130.000 tấn/năm), nhà máy
bột giấy Phương Nam tại Long An (công suất 100.000 tấn/năm), nhà máy bột giấy
Thanh Hóa… Năm 2010 ngành giấy bắt đầu khởi sắc với 8 dự án mới được đầu tư xây
dựng, tập trung vào các sản phẩm chính là giấy bao bì công nghiệp, giấy in viết và
giấy tiêu dùng, với tổng công suất khoảng 430.000 tấn/năm. Công ty cổ phần Tập đoàn
Tân Mai mua lại 4 dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy của Canada với khoảng 6.000
tỷ đồng để đầu tư 4 nhà máy mới tại Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Kon Tum và Đồng Nai,

trong đó có 3 dự án sản xuất bột giấy. Theo Hiệp hội Giấy - Bột giấy Việt Nam nếu
các dự án đầu tư vào ngành giấy được triển khai theo tiến độ và kế hoạch, toàn ngành
sẽ đạt khoảng 2,8 triệu tấn/năm. Với nhu cầu tiêu dùng nội địa khoảng 2,2 triệu
tấn/năm, có khả năng ngành giấy sẽ dư thừa bột giấy để xuất khẩu.

4


2.1.2 Tổng quan về ngành bao bì và giấy carton
Khi bảo quản, vận chuyển hàng hóa, thùng giấy carton là lựa chọn tối ưu cho
người sử dụng. Đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau thì cần có những loại thùng
carton có kích thước và khả năng chịu lực phù hợp để bảo vệ. Thùng carton thường
được sử dụng để đựng các hàng hóa điện tử, vải, quần áo, thực phẩm, đồ đông lạnh...
Do đó, giấy thùng carton phải kín đáo, an toàn giữ được lạnh và có tính năng chống
ẩm, chống thấm tốt. Khi chuyển đồ nội, ngoại thất, đồ dễ vỡ lại phải dùng thùng giấy
carton có khả năng chịu lực, chịu va đập lớn. Thùng carton còn được sử dụng để đóng
gói những hàng hóa khá nặng, máy móc, thiết bị kỹ thuật… Lúc này, việc sử dụng các
thùng carton phải tính đến giấy 3, 5 hay 7 lớp để bảo vệ sản phẩm, đảm bảo việc vận
chuyển an toàn nhất.
Trên thị trường hiện nay, thùng carton, hộp giấy có được sản xuất từ nhiều vật
liệu khác nhau: gỗ, gỗ vụn, bả mía, giấy tái chế, rơm rạ… Chúng được kết hợp với các
loại hóa chất cần thiết để ngăn ngừa chuột, mối, gián… cắn, gặm.
Thùng carton gồm hai phần: lớp lót và lớp trung gian. Thông thường lớp lót
nằm ở bề mặt bên ngoài để chịu lực, chịu cắt, chống nước… Lớp trung gian là giấy
carton ở dạng gợn sóng, có tác dụng hoạt động làm giảm sự va chạm.
Các loại sóng phổ biến trong tấm carton là sóng B, sóng C và B/C. Chất lượng
và kết cấu của mỗi loại tấm carton được thiết kế đặc biệt tùy theo ứng dụng. Lớp giấy
phủ mặt có thể là giấy trắng, nâu hoặc vàng.
 Các loại giấy tấm carton:
 Tấm carton 1 lớp mặt + 1 lớp sóng (2 lớp)

 Tấm carton 1 lớp mặt + 1 lớp sóng + 1 lớp đáy (3 lớp)
 Tấm carton 1 lớp mặt + 2 lớp sóng + 1 lớp đáy (5 lớp)
 Sản phẩm có thể được thiết kế sử dụng các loại kết cấu sóng giấy sau:
 Sóng A : Độ cao sóng giấy 4.7 mm, giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực
phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
5


 Sóng B : Độ cao sóng giấy 2.5 mm, giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực
xuyên thủng cao.
 Sóng C : Độ cao sóng giấy 3.6 mm, giấy tấm sử dụng sóng C kết hợp được cả
hai ưu điểm của cả sóng A và B.
 Sóng E : Độ cao sóng giấy 1.5 mm, thường được sử dụng cho thùng đựng các
vật nhẹ.
 Sóng BC: là loại sóng đôi kết hợp một lớp sóng B và một lớp sóng C đáp ứng
độ dày thùng và khả năng chịu lực cao.
 Sóng AC: là loại sóng đôi kết hợp một lớp sóng A và một lớp sóng C đáp ứng
khả năng chịu lực tối ưu.
Bảng 2.1: Phân loại và hình dạng của một số dạng sóng phổ biến
Loại

Số lượng

Chiều cao

Sóng

sóng trên

sóng giấy


Hình dáng sóng

mỗi 30cm
Sóng A

33 +/- 3

4.5-5 mm

Sóng B

51 +/- 3

2.5- 3 mm

Sóng C

42 +/- 3

3.5- 4 mm

Sóng E

33 +/- 3

1.1-1.3 mm

Cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngày nay bao bì carton có thể
cung cấp hầu hết các tính chất cơ học cần thiết với chất lượng cao và ổn định (chịu

đựơc sự đè nén, va chạm, áp lực trong môi trường có độ ẩm cao …).
Ngoài ra, với tư cách là loại bao bì được dùng lâu đời, bao bì carton vẫn còn giữ
được các đặc tính riêng hết sức quý, đó là nhẹ, chịu được va đập, bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm, dễ in ấn trình bày với mẫu mã đa dạng chất lượng cao. Chính điều này
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản
6


phẩm của mình một cách hiệu quả và có sự lan tỏa mạnh nhất, … và đặc biệt là nó
đứng đầu trong các loại bao bì không gây hại môi trường với tỷ lệ tái sinh 100% nên
có xu hướng thay thế các loại bao bì mền khác.
Ngày nay, với chính sách tăng trưởng bền vững và ổn định, hầu hết các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang sử dụng những sản phẩm bao
bì có tính thân thiện môi trường cao và loại dần những sản phẩm có xu hướng gây ô
nhiễm hoặc gây tác hại đến môi trường thì bao bì giấy với tỷ lệ tái sinh 100% đã nói ở
trên thì khả năng phát triển và được thế giới yêu chuộng ngày càng cao trong thời gian
sắp tới. Chính những điều này đã làm cho bao bì carton trở thành một loại bao bì
không thể thay thế cho nhiều loại hàng hóa và đựơc sử dụng ngày càng nhiều và là loại
bao bì đa dạng cho mọi loại sản phẩm công nghiệp từ thực phẩm, bia, nước giải khát,
cho đến tivi, tủ lạnh, máy vi tính,…
Tốc độ tăng trưởng của ngành bao bì giấy carton phụ thuộc vào tốc độ tăng
trưởng của ngành sản xuất công nghiệp nhất là ngành công nghiệp chế biến. Ngành
công nghiệp ở nước ta tăng trưởng bình quân 15%/năm và đặc biệt tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ( Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai – Bình Dương – Thành phố Hồ
Chí Minh ) có mức tăng trưởng khá cao từ 18 – 25%/năm mà trong đó ngành công
nghiệp chế biến (sử dụng nhiều bao bì) chiếm tỷ trọng gần 80% giá trị sản xuất công
nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến chủ lực có nhu cầu sử dụng bao bì carton tập
trung vào một số ngành nghề sau:
 Ngành công nghiệp thực phẩm

 Ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm
 Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng
 Ngành công nghiệp điện tử
 Ngành công nghiệp da – giầy
 Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản,…
7


Bảng 2.2: Số liệu về ngành giấy và bao bì carton
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

CAGR

Tăng trưởng

8.4%

8.2%


8%

6.23%

5.2%

6.5%

-5%

1,480,000

1,620,000

1,800,000

1,950,000

2,140,000

2,360,000

10%

490,000

570,000

670,000


820,000

960,000

1,150,000

19%

35%

37%

42%

45%

49%

420,100

492,050

571,010

684,100

792,080

923,200


85%

86%

85%

83%

82%

80%

GDP Việt Nam
Tổng sản lượng
giấy tiêu thụ
cả nước (tấn)
Sản lượng giấy
làm bao bì
cả nước
Tỷ trọng (%)giấy l 33%
bao bì trong tổng
lượng giấy tiêu
thụ cả nước
Sản lượng giấy

17%

làm bao bì
miền Nam (tấn)

Tỷ trọng so với
lượng giấy làm
bao bì
cả nươc ( % )

Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, năng lực sản xuất nội địa năm 2010 đối với mặt
hàng giấy carton chỉ đáp ứng được 51% nhu cầu trong nước của mặt hàng này.
Nguyên liệu giấy bao bì carton hiện nay chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giấy carton của nước ta tăng
130,1% so với cùng kỳ năm 2007 do lượng và giá nhập khẩu đều tăng mạnh.
Theo số liệu thống kê, lượng giấy carton nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2008
đạt 64,26 nghìn tấn, tăng 70,86% so với cùng kỳ năm 2007. Các thị trường cung cấp
giấy carton chủ yếu cho Việt Nam gồm Thái Lan đạt 38,8 nghìn tấn (tăng 104,28%),
8


Đài Loan đạt 13,37 nghìn tấn, tăng 36,94% , Indonesia đạt 2,76 nghìn tấn (tăng
579,21%), Nhật Bản và Philippine đạt 2,54 nghìn tấn (tăng 353,56%).
Giá giấy carton nhập khẩu từ đầu năm 2008 liên tục tăng. Tháng 6/2008, giá
nhập khẩu mặt hàng này đạt 544 USD/T, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 17,6%
so với đầu năm 2008. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, giá giấy carton nhập khẩu đã
tăng 34,67% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 503 USD/T. Giá nhập khẩu từ tất cả các thị
trường đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là từ Malaysia (tăng 60,79%), Indonesia
(tăng 48,87%), Philippine (tăng 42,26%).
2.2

Tổng quan về hoạt động marketing

Song song với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự ra đời của hoạt
động marketing. Ngày nay, marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu của các

doanh nghiệp. Marketing được dễ dàng nhận thấy từ trên bao bì sản phẩm đến các hoạt
động quảng cáo trên tivi, báo chí, đài radio hay phổ biến hiện nay là quảng cáo qua
mạng.
Marketing ở Việt Nam trở nên quan trọng và được quan tâm mạnh mẽ theo sự
hội nhập của nền kinh tế thế giới. Marketing được ứng dụng cho nhiều ngành nghề
khác nhau. Marketing đóng vai trò quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước
muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Mô
hình marketing mix hay marketing 4P được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
Mô hình này tập trung chủ yếu vào sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, truyền thông
và khuyến mãi. Có chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững được
thương hiệu và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp lớn
như coca cola, vinamilk… là có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn.
Đối với ngành giấy hiên nay hoạt động marketing cho sản phẩm trong doanh
nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Ngành giấy vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn về mặt thị
9


trường tiêu thụ, sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu, chi phí đầu vào
cao, lượng tồn kho của tổng công ty còn nhiều…Tính đến nay, chỉ có một số công ty
sản xuất giấy lớn như Tổng công ty giấy Việt Nam, công ty cổ phần giấy Sài Gòn,
công ty cổ phần giấy Tân Mai… có hệ thống phân phối riêng. Thông thường sản phẩm
của các công ty này được phân phối qua nhà phân phối, các đại lý, cửa hàng giới thiệu
sản phẩm, hệ thống siêu thị. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp sản xuất giấy, đặc
biệt là các doanh nghiệp tư nhân có qui mô nhỏ chưa có kênh phân phối riêng của
mình. Theo Hiệp Hội Giấy Việt Nam, hệ thống phân phối giấy trong nước manh mún,
chủ yếu do những đại lý, cơ sở sản xuất nhỏ làm gia công từ giấy cuộn lớn ra giấy
gram, vở tập, giấy văn phòng là những sản phẩm cuối cùng. Các tổ chức, cá nhân mua
giấy cuộn về tự xén và tự tìm hiều thị trường. Để giải quyết khó khăn, các doanh

nghiệp cần có biện pháp nhằm thúc đẩy cũng như đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổng công ty có hiệu quả. Sự chú trọng trong công tác quản lý chất
lượng sản phẩm, công tác mở rộng thị trường cũng là những giải pháp trọng tâm giúp
doanh nghiệp phát triển ổn định hơn.
2.3 Tổng quan về công ty TNHH Ojitex (Vietnam)

Hình 2.1: Hình ảnh công ty giấy Ojitex (Vietnam)
10


 Tên Công ty: Ojitex (Vietnam) Co Ltd
 Địa chỉ: Số 12, đường 19A, khu công nghiệp Biên Hòa II
 Ngày thành lập: 15-11-2000
 Mã số thuế: 3600411423
 Vốn điều lệ: 29,000,000 USD
 Điện thoại: (0613)835800
 Fax: (0613)835799
 Giám đốc: KOJI NAKANO

2.3.1 Lịch sử hình thành
Công ty bao bì Ojitex(Vietnam) là một công ty con 100% sở hữu bởi công ty
Ojitex Holding. Đây là một liên doanh giữa hai công ty Oji Paper Co. Ltd (Nhật Bản)
và công ty Texchem (Malaysia), để xây dựng một nhà máy sản xuất bao bì carton gợn
sóng tại Việt Nam. Trong đó công ty Oji Paper Co.Ltd đóng góp 70% vốn, công ty
Texchem Resources đóng góp 30% vốn. Ngày 12/06/2006 công ty Ojitex(Vietnam)
tách ra khỏi công ty Texchem với vốn 100%.
Cơ cấu vốn:
 Vốn pháp định: 12,000,000 USD
 Vốn đầu tư :


29,000,000 USD

Công ty Bao bì Ojitex (Vietnam) là một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động theo
định hướng và chịu sự quản lý của Công ty Oji Paper thực hiện chế độ tự chủ trong
sản xuất kinh doanh theo pháp luật qui định lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
11


2.3.2 Quá trình phát triển
Công ty đã hình hành và phát triển qua các năm sau:
 Năm 1999: Khởi công xây dựng công ty bao bì Ojitex(Vietnam)
 Ngày 15/11/2000: Vận hành thử máy Corrugator và cũng là ngày công ty Ojitex
bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh ngành bao bì carton cho đến nay.
 Diện tích: 4200 m2
Hiện nay, công ty Ojitex đang phát triển thêm hai công ty đó là công ty
Ojitex(DaNang ) và công ty Ojitex (HaiPhong).
2.3.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng về bao bì giấy công nghiệp
cho các công ty trong và ngoài nước.
Với nền kinh kế mang tính cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi phải có một giây chuyền
công nghệ phù hợp để sản xuất với sản lượng và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu
của thị trường. Hiện nay công ty sử dụng dây chuyền máy móc hiện đại được cung cấp
từ Nhật, khu vực sản xuất được kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống camera. Phân xưởng
của công ty được chia làm nhiều khu vực:
 Khu vực máy Corrugator
 Khu vực máy FFG
 Khu vực máy FPS
 Khu vực máy FDC
 Khu vực máy AP

 Khu vực làm máy sticher, slitter, máy buộc dây
 Khu pha hồ, lọc nước, lò hơi, điện- động lực, bảo dưỡng cơ khí
12


Qui trình sản xuất thùng carton được chia làm hai phần chính:
 Qui trình công nghệ sản xuất giấy tấm gợn sóng (Corrugating)
 Qui trình công nghệ sản xuất thùng carton từ giấy tấm gợn sóng (converting)
2.3.3.1 Qui trình công nghệ sản xuất giấy tấm gợn sóng (Corrugating)
Đây là dây chuyền sản xuất chủ lực của công ty. Đầu tiên các loại giấy nguyên
liệu sẽ được kiểm tra tổng thể ngoại quan toàn bộ cuộn giấy trước khi đưa vào sản
xuất.

Hình 2.2: Máy Corrugation
Giấy tấm gợn sóng (giấy carton) được tạo thành từ việc dán các lớp giấy mặt
ngoài (liner) và lớp giấy mặt trong (medium) được tạo thành dưới dạng sóng. Thiết bị
để gia công là máy Corrugating, máy Corrugator có thể sản xuất tấm giấy carton có
chiều rộng tối thiểu là 237mm và tối đa là 1800mm, không giới hạn chiều dài. Công
suất tối đa của máy 7.000.000m2/ tháng. Nguyên liệu sử dụng là giấy cuộn và hồ.
2.3.3.2 Qui trình sản xuất thùng carton từ tấm giấy gợn sóng
Mặt đơn
sóng A
Trục nâng
giấy cuộn
Mặt đơn
sóng A,B,E

13

Máy gián


Máy làm

hồ

nóng


Máy cán

Máy cắt

Bàn xếp giấy

lằn
Các công đoạn trong quy trình bao gồm: in, cắt rãnh – cán đường gấp thùng, bế,
bấm ghiêm mối nối.
Các thiết bị sử dụng trong qui trình này gồm:
 Máy FFG:
Máy FFG có chức năng in, cắt rãnh, cán đường gấp, dán mối nối, sản xuất ra
thùng carton hoàn hảo, máy FFG có thể chạy được chiều rộng tối thiểu là 270mm và
tối đa là 885mm, chiều dài tối thiểu là 650mm và tối đa là 2040mm. Nguyên vật liệu
trực tiếp để chạy cho máy FFG là tấm giấy carton được sản xuất từ máy Corrugator
chuyển qua, mực in, keo, dây nylon.
Qui trình sản xuất máy FFG
Bệ nâng

Máy in

giấy


Máy cắt

Máy dán

Máy buộc

rãnh

keo

dây

 Máy FPS:
Máy FPS chỉ có chức năng in ấn những tấm sheet từ máy Corrugator chuyển
qua, máy FPS có thể chạy được chiều rộng tối thiểu là 350mm và tối đa là 1220mm,
chiều dài tối thiểu là 650mm và tối đa là 2735mm. Nguyên vật liệu trực tiếp để chạy
cho máy FPS là tấm giấy carton được sản xuất từ máy Corrugator, mực in.
Qui trình sản xuất máy FPS:

Bệ nâng

Máy in

giấy

Máy cắt
rãnh

14



 Máy FDC:
Máy FDC có chức năng giống như máy FPS, chiều rộng tối thiểu là 290mm và
tối đa là 1200mm, chiều dài tối thiểu là 460mm và tối đa là 2700mm. Nguyên vật liệu
trực tiếp để chạy cho máy FDC là tấm giấy carton được sản xuất từ máy Corrugator
chuyển qua, mực in.
Qui trình sản xuất máy FDC:
Bệ nâng

Máy in

Máy đục lỗ

giấy

 Máy AP:
Máy AP có chức năng làm những thùng carton có dạng khuôn die cut, chiều rộng
tối thiểu là 483mm và tối đa là 1080mm, chiều dài tối thiểu là 650mm và tối đa là
1550mm. Nguyên vật liệu trực tiếp để chạy cho máy AP là tấm giấy carton được in ấn
từ máy FPS chuyển qua.
 Máy SLITTER:
Máy này có chức năng cắt giấy và tạo đường cán lằn, nếu những tấm giấy carton
với số lượng nhỏ máy Corrugator không làm được vì sợ bị hao hụt thì chuyển qua cho
hai máy này làm.
 Máy Dán Keo và Máy Đóng Kim:
Hai máy này có chức năng dán keo và đóng kim thùng carton. Nguyên vật liệu
trực tiếp để chạy cho máy hai máy này là tấm giấy carton đã được in ấn và tạo rãnh từ
máy FPS, FDC chuyển qua, keo, kim bấm.
2.3.4 Sơ đồ tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng

ban
15


2.3.4.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
BAN GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC
Mr. Nakano

Kinh doanh và tiếp thị

Hành chánh

Bộ phận

Bộ phận

Hành chánh

sales

nakin

nhân sự

Kinh doanh

Kế toán


Kế hoạch

Sản xuất

Kho vận

Corrugator

Converting

Kiểm soát chất lượng

Bảo trì

Kiểm soát
chất lượng

Kế hoạch

Kế hoạch

Kế hoạch

sản xuất

vật tư

dịch vụ

FDC


FPSD

FFG

AP

FPS

FFG2

Hoàn tất
sản phẩm

16


×