Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 304 THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP BÌNH PHƯỚC, HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
=====o0o=====

TÔ ĐỨC HỮU

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 304
THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP BÌNH PHƯỚC,
HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
=====o0o=====

TÔ ĐỨC HỮU

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI TIỂU KHU 304
THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP BÌNH PHƯỚC,
HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP


QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MINH CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên và chia
sẻ của gia đình, sự quan tâm giúp đỡ tận tình, dạy dỗ và dìu dắt của quý
Thầy Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM và tập thể lớp DH08QR.
Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Gia đình và người thân đã nuôi dưỡng, động viên và chia sẻ cùng tôi
trong suốt những năm tháng học tập xa nhà.
Thầy Nguyễn Minh Cảnh và gia đình Thầy đã tận tình chỉ bảo và giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp và Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Quý Thầy Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh và Khoa Lâm nghiệp đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty Lâm
nghiệp Bình Phước đã nhiệt tình giúp tôi trong việc thu thập số liệu ngoài
hiện trường.

Tập thể lớp DH08QR đã động viên và chia sẻ những buồn vui trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Do thời gian thực hiện khóa luận và trình độ chuyên môn còn hạn chế
nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự nhận xét, đóng góp ý
kiến của quý Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Tô Đức Hữu

ii


TÓM TẮT
Tô Đức Hữu, sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại tiểu khu 304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước, huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ
rừng” được tiến hành ở một số diện tích rừng điển hình trạng thái IIB tại tiểu khu
304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến
tháng 06 năm 2012.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Minh Cảnh
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài là điều tra và thu thập số
liệu trên các ô điều tra điển hình được bố trí ngoài hiện trường, điều tra và thu thập các
thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài. Sử dụng phần mềm Excel 2003 và
Statgraphics Plus 3.0 để xử lý số liệu và thực hiện các nội dung nghiên cứu trong đề tài.
Kết quả nghiên cứu thu được bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Cấu trúc tổ thành loài
Đã thống kê được số lượng các loài thực vật bắt gặp tại khu vực nghiên cứu là

41 loài, trong đó có 6 loài chính tham gia vào công thức tổ thành loài (IV > 5%) đó
là các loài: Trâm, Chò, Trường, Ngát, Săng mã, Giẻ. Tổng mức độ quan trọng của
các loài là 65,48% với: 19,88% Trâm + 12,36% Chò + 9,63% Trường + 8,95% Ngát
+ 8,75% Săng mã + 5,90% Giẻ.
2. Độ hỗn giao của rừng được tính từ các ô tiêu chuẩn là 0,112 ≈ 11,2%.
3. Phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 (N/D1,3) có dạng của một phân bố
giảm, lệch trái theo xu hướng giảm dần. Phương trình cụ thể:
N%= (5,92304 – 0,118154*D1,3)2
Đường kính bình quân của lâm phần là D1,3 = 17,31 cm. Hệ số biến động của
chỉ tiêu đường kính là Cv = 46,84%.
iii


4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn): Phương trình cụ thể như sau:
N% = Exp(41,0976 - 65,1831*Ln(H) + 34,0308*Ln(H)2 - 5,61085*Ln(H)3)
Chiều cao bình quân lâm phần là H =12,92 m, hệ số biến động Cv = 25,17%.
5. Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính D1,3 (NL/D1,3).
Đường phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính có dạng chữ J. số loài
tập trung chủ yếu ở 5 cấp kính đầu: 6 – 10 cm; 10 – 14 cm; 14 – 18 cm; 18 – 22 cm;
22 – 26 cm.
6. Phân bố số lượng loài cây theo cấp chiều cao (NL/Hvn).
Phân bố số lượng loài theo cấp chiều cao: số loài tập trung chủ yếu ở 4 cấp
chiều cao: 8 – 10 m; 10 – 12 m; 12 – 14 m; 14 – 16 m.
7. Quy luật tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3).
Phương trình cụ thể: H = 1/(0,049649 + 0,417109/D1,3)
8. Phân bố trữ lượng theo cấp kính không mang tính liên tục. Trữ lượng bình
quân trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là 115,65 m3/ha.
9. Mật độ cây tái sinh hiện tại là 5.067 cây/ha, chủ yếu là các loài như: Trâm,
Chò, Nhọc, Săng đen, Sp, Gội, Bời lời. Trong đó tỷ lệ cây tái sinh khỏe chiếm
87,51% tổng số cây và cây tái sinh yếu chiếm 12,49% tổng số cây. Tái sinh dưới tán

rừng khá phong phú và đa dạng. Điều này có triển vọng trong tương lai rừng sẽ phục
hồi tốt nếu như không có tác động xấu của con người nhằm phát huy tối đa chức
năng của rừng.
10. Thông qua vẽ trắc đồ theo phương pháp trắc đồ của David và Richards
xác định độ tàn che trung bình của rừng tự nhiên trạng thái IIB tại khu vực nghiên
cứu là 65,1%.

iv


ABSTRACT
To Duc Huu, student of Forestry Faculty, Nong Lam University, Thu Duc
District, Ho Chi Minh City.
The thesis: “Contribution to study on some structural characteristics of
natural forest (IIB type) at the 304 sub-zone of Binh Phuoc Forestry Company ,
Dong Phu district, Binh Phuoc province as a basis to propose solutions to
manage and protect forest”
Scientific Advisor: MSc. Nguyen Minh Canh
The main research methods of the thesis are measurement and collection of
the data in the study fields. The software Excel 2003 and Statgraphics Plus 3.0 were
used to treat data and establish the regression models.
The research results could be summarized with some main contents as
follows:
1. Structure of botanic species:
The number of species in natural forest (IIB type) at study area is 41 species;
species have the highest ratio are: Canarium nigrum Engl, Parashorea stellata
Kury, Nephelium chryseum, Gironniera subaequelis Planch, Horfieldia amygdalina
Warbg, Castanopsis tonkinensis Seen.
The total important value of this species is 65,48%.
2. Sexual reproduction level of the forest is K = 0,112 ≈ 11,2%

3. Distribution of stem number according to diameter at breast height – rank
(N/D1,3):
Correlation of (N) according to diameter (D1,3), to be a mathematical model
with an equation as: N% = (5,92304 – 0,118154*D1,3)2
Average diameter of stand is 17,31 cm. Coefficient of variation is 46,84%.
4. Distribution of stem number according to tree height - rank (N/Hvn):

v


Correlation of (N) according to height (Hvn), to be a mathematical model with
an equation as:
N% = Exp(41,0976 – 65,1831*Ln(H) + 34,0308*Ln(H)2 – 5,61085*Ln(H)3)
Average height of stand is 12,92 m. Coefficient of variation is 25,17%.
5. Distribution of species according to diameter at breast height – rank
(NL/D1,3):
Experimental distribution (NL/D1,3) has a “J letter” distribution form. Number
of species had concentrated at the diameter – rank from 6 – 26 cm.
6. Distribution of species according to tree height - rank (NL/Hvn):
Experimental distribution (NL/Hvn) has also a peak distribution form.
Number of species had concentrated at the height - rank follows: 8 – 10 m; 10 – 12
m; 12 – 14 m; 14 – 16 m.
7. Correlative equation between the tree height and the diameter (H/D1,3)
At study area, the best mathematical equation to modelize for the correlation
of the tree height (Hvn) with the diameter (D1,3) with an equation as:
H = 1/(0,049649 + 0,417109/D1,3)
8. Average mass of stand is 115,65 m3 per ha.
9. Density of reproductive tree of natural forest (IIB type) at study area is
appropriate 5.067 trees per ha. The number of prospect trees has 87,51% trees per
ha, weak trees has 12,49%.

10. The thesis has calculated the crown density of the forest at study area is
65,1%.

vi


MỤC LỤC
Trang
* Trang tựa --------------------------------------------------------------------------------------- i
* Lời cảm ơn ------------------------------------------------------------------------------------ ii
* Tóm tắt --------------------------------------------------------------------------------------- iii
* Abstract ---------------------------------------------------------------------------------------- v
* Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------- vii
* Danh sách các chữ viết tắt ------------------------------------------------------------------ix
* Danh sách các bảng -------------------------------------------------------------------------- x
* Danh sách các hình --------------------------------------------------------------------------xi
Chương 1: MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Lý do nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 3
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------- 3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 5
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng -------------------------------------------------------------- 5
2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới ------------------------------------ 6
2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam ------------------------------------- 9
2.4. Những nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới ------------------------------------ 11
2.5. Những nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam ------------------------------------- 13
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU --------------------------------------------------------------------------------------------- 15
3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ---------------------------------------------- 15
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu -------------------------------------- 21

3.3. Nội dung nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu---------------------------------------------------------------- 22
3.4.1. Phương pháp luận---------------------------------------------------------------------- 22

vii


3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ---------------------------------------------- 23
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu -------------------------------------------- 25
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ----------------------------- 30
4.1. Kết cấu tổ thành loài thực vật trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu ------------- 30
4.2. Độ hỗn giao của rừng-------------------------------------------------------------------- 32
4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) ---------------------------------------- 33
4.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)------------------------------------------- 37
4.5. Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính (NL/D1,3) ------------------------- 41
4.6. Phân bố số lượng loài cây theo cấp chiều cao (NL/Hvn) ---------------------------- 42
4.7. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) ------------------------------ 44
4.8. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ----------------------------------- 48
4.9. Tình hình tái sinh dưới tán rừng ------------------------------------------------------- 50
4.9.1. Tổ thành loài cây tái sinh ------------------------------------------------------------- 50
4.9.2. Chất lượng cây tái sinh---------------------------------------------------------------- 51
4.9.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao -------------------------------------------- 53
4.10. Độ tàn che của rừng -------------------------------------------------------------------- 54
4.11. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phục vụ cho công tác
quản lý và bảo vệ rừng ----------------------------------------------------------------------- 54
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ----------------------------------- 56
5.1. Kết luận------------------------------------------------------------------------------------ 56
5.2. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------------------- 57
5.3. Kiến nghị ---------------------------------------------------------------------------------- 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------- 59

* PHỤ BIỂU

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b, c
Cv%
D1,3
D1,3_lt
D1,3_tn
Hvn
H_lt
H_tn
Log
Ln
P_value
Pa, Pb, Pc, Pd
r
R
R2
S
Sk
Sodb
Sotc
Sy/x
4.1
(4.1)
CP
HĐND


NQ

TT
TTg
UBND

Các tham số của phương trình
Hệ số biến động, %
Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m, cm
Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết, cm
Đường kính 1,3 m theo thực nghiệm, cm
Chiều cao vút ngọn của cây, m
Chiều cao tính theo lý thuyết, m
Chiều cao theo thực nghiệm, m
Logarit thập phân (cơ số 10)
Logarit tự nhiên (cơ số e)
Mức ý nghĩa (xác suất)
Mức ý nghĩa của tham số a, b, c, d
Hệ số tương quan
Biên độ biến động
Hệ số xác định mức độ tương quan
Độ lệch tiêu chuẩn
Hệ số biểu thị độ lệch của phân bố
Diện tích ô dạng bản
Diện tích ô tiêu chuẩn
Sai số của phương trình hồi quy
Số hiệu của hình hay bảng theo chương
Số hiệu của hàm dữ liệu
Chính phủ

Hội đồng nhân dân
Nghị định
Nghị quyết
Quyết định
Thông tư
Thủ tướng
Ủy ban nhân dân
ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất ở Công ty Lâm nghiệp Bình Phước ------------------ 18
Bảng 4.1: Tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu -------- 31
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của trạng thái rừng IIB tại
khu vực nghiên cứu và các đặc trưng mẫu------------------------------------------------- 34
Bảng 4.3: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm (N/D1,3) ----- 34
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) của trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu và các đặc trưng mẫu ------------------------------------------------------ 38
Bảng 4.5: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm (N/Hvn) ------ 38
Bảng 4.6: Phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính (NL/D1,3) của trạng thái
rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 41
Bảng 4.7: Phân bố số lượng loài cây theo cấp chiều cao (NL/Hvn) của trạng thái rừng
IIB tại khu vực nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 43
Bảng 4.8: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm (Hvn/D1,3) ---- 45
Bảng 4.9: Bảng phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) --------------------- 48
Bảng 4.10: Tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu --------- 50
Bảng 4.11: Chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu----------------------------- 52
Bảng 4.12: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu --------- 53


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài thực vật trạng thái rừng IIB tại khu
vực nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 31
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn phân bố N/D1,3 từ các hàm thử nghiệm -------------------- 35
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn phân bố N/D1,3 của trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên
cứu ----------------------------------------------------------------------------------------------- 36
Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn phân bố N/Hvn từ các hàm thử nghiệm--------------------- 39
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn phân bố N/Hvn trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu---- 40
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn phân bố số lượng loài cây theo cấp đường kính (NL/D1,3)
trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------- 42
Hình 4.7: Đồ thị biểu diễn phân bố số lượng loài cây theo cấp chiều cao (NL/Hvn) - 43
Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn mối tương quan Hvn/D1,3 từ các hàm thử nghiệm --------- 46
Hình 4.9: Đồ thị biểu diễn quy luật tương quan giữa Hvn và D1,3 của trạng thái rừng
IIB tại khu vực nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 47
Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) của
trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu ------------------------------------------------ 49
Hình 4.11: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng trạng thái
IIB tại khu vực nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 51
Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo chất lượng tái sinh trạng thái
IIB tại khu vực nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 52
Hình 4.13: Đồ thị biểu diễn phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIB
tại khu vực nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 53

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Rừng là hợp phần quan trọng tạo nên sinh quyển, chứa đựng tài nguyên động
thực vật phong phú và là yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên. Rừng còn là
một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với
đời sống con người cũng như đối với môi trường. Đối với đời sống con người, rừng
cung cấp gỗ củi, đáp ứng nhu cầu về kinh tế, tín ngưỡng … Đối với môi trường,
rừng là “lá phổi” của sự sống, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng O2 và CO2 trong khí
quyển, hấp thụ khí độc (CO, H2S, NxOy), giảm tiếng ồn; rừng có chức năng phòng
hộ rất lớn như bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, tăng độ phì của đất ...
Ngày nay, có lẽ nhiều người đã cảm nhận ra rằng, khí hậu có phần nóng hơn,
đồng thời cũng có vẻ ngột ngạt hơn trước, sông ngòi hay xảy ra lũ lụt hơn. Tại sao
lại có hiện tượng xuống cấp của môi trường nhiều hơn trước đây như vậy? Một phần
nguyên nhân của những hiện tượng này là do nạn phá rừng đã đến mức đáng báo
động, và hiện nay một lượng lớn các mảng xanh đã bị thay thế vào đó là các “ống
khói”, sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp đã và đang từng ngày bóp chết
các mảng xanh. Hiện nay, nạn phá rừng được tiến hành theo nhiều phương thức và
mục đích khác nhau như: phá rừng làm nương rẫy, phá rừng để khai thác khoáng
sản, phá rừng lấy gỗ, nạn cháy rừng triền miên mà nguyên nhân chủ yếu là xuất phát
từ việc thiếu ý thức của con người, sự quan tâm chưa đúng mức đối với công tác
quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng mới, công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng với nhiều kiểu tiếp tay
để phá rừng đã và đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước. Trước tình hình này câu
hỏi đặt ra là nhà nước và các ngành chức năng có trách nhiệm phải làm gì ? Phải đưa
ra các giải pháp hữu hiệu nào để bảo vệ rừng khỏi bị tàn phá nhằm giữ gìn tài
1


nguyên của đất nước, hạn chế các tác động tiêu cực lên môi trường và đời sống của

người dân.
Tài nguyên rừng ở nước ta, đặc biệt là rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích,
cạn kiệt về trữ lượng và các loài động thực vật quý hiếm ngày càng có nguy cơ tuyệt
chủng, nguyên nhân do quá trình khai thác, lạm dụng, khai hoang lấy đất trồng cà
phê, cao su, điều và đặc biệt là việc khai thác trắng một số cánh rừng để xây dựng
các công trình thủy điện. Tình trạng trên đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
như: phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến lũ lụt, hạn hán, lũ
quét, sạt lở đất gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người và tài sản cho đồng bào ở các
vùng miền núi cũng như miền xuôi. Do đó, từ sau năm 1990 đến nay, Nhà nước đã
chủ trương đóng cửa rừng, ngừng khai thác đối với rừng sản xuất và chuyển đổi một
số diện tích rừng ở các khu vực trọng yếu, ven sông, đầu nguồn thành rừng đặc dụng
và rừng phòng hộ nhằm phát huy tác dụng bảo vệ môi trường của rừng và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, các loài động thực vật quý hiếm, các cảnh quan phục vụ du lịch,
chống rửa trôi, xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và mọi mặt của đời sống nói
chung. Tuy nhiên, một số diện tích rừng vẫn còn bị tác động bởi nạn phá rừng của
lâm tặc, đồng thời do thiếu phương pháp và kỹ thuật trong quy trình quản lý dẫn đến
tài nguyên rừng vẫn bị xâm hại.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững đối với nguồn tài nguyên rừng đang bị suy
thoái một cách mạnh mẽ cả về chất và lượng như thực trạng nêu trên, vấn đề đặt ra
cho những người làm công tác lâm nghiệp và các ngành có liên quan là ngăn chặn sự
suy giảm diện tích rừng tự nhiên hiện có, khôi phục những diện tích rừng tự nhiên đã
mất, đồng thời đáp ứng nhu cầu về gỗ, củi ngày càng cao cho xã hội. Bên cạnh đó,
đối tượng rừng tự nhiên rất đa dạng và phong phú về tổ thành loài cây, tầng tán, tùy
vào từng vùng địa lý, khí hậu khác nhau mà hình thành nên các kiểu rừng khác nhau.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên là cơ sở khoa
học quan trọng để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm phát triển,
quản lý và bảo vệ phát triển nguồn tài nguyên rừng theo hướng tích cực.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, nhằm góp phần làm
phong phú thêm những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên, từ đó làm cơ
2



sở lý luận cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Trong khuôn
khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được sự đồng ý và phân công của Bộ
môn Quản lý tài nguyên rừng, dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Nguyễn Minh
Cảnh, đề tài: “Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại tiểu khu 304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước, huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ
rừng” được thực hiện với hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ về cơ sở lý luận
và thực tiễn trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc và tái sinh tự nhiên
của trạng thái rừng IIB tại tiểu khu 304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước, góp
phần làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với tình hình
sinh trưởng và phát triển của rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng theo
hướng tích cực.
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn có hạn nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản nhất của cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi
trạng thái IIB tại tiểu khu 304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung như: Tổ thành loài thực vật trạng
thái IIB, độ hỗn giao của rừng trong ô tiêu chuẩn, phân bố số cây theo cấp đường
kính (N/D1,3), phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn), phân bố số lượng loài cây
theo cấp đường kính (NL/D1,3), phân bố số lượng loài cây theo cấp chiều cao
(NL/Hvn), tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3), xác định trữ lượng
theo cấp đường kính (M/D1,3), phân bố của lớp cây tái sinh, xác định độ tàn che của
rừng thông qua việc vẽ trắc đồ theo phương pháp của David và Richards, đề xuất
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm quản lý và bảo vệ rừng theo
hướng bền vững.
Dù đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, khảo sát, tham khảo, kế thừa các

tài liệu có liên quan để thực hiện đề tài, nhưng do những hạn chế nhất định, nhất là
sự phức tạp và phong phú về mặt lâm học của rừng nhiệt đới, một đối tượng rừng rất
3


phong phú và đa dạng về tổ thành loài cây, tầng tán, thậm chí ở những vùng địa lý
khí hậu khác nhau sẽ hình thành nên kiểu rừng có các đặc điểm khác nhau, nên đây
cũng là những kết quả bước đầu nhằm đóng góp một vài suy nghĩ và sự hiểu biết nhỏ
bé của bản thân vào việc tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái
IIB tại tiểu khu 304 thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Phước.

4


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng
Khái niệm cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới
nghiên cứu sử dụng và được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau phục vụ
cho mục tiêu nghiên cứu nào đó.
Assmann định nghĩa: một lâm phần hay một rừng cây là tổng thể các cây
cùng sinh trưởng và phát triển trên cùng một diện tích, tạo thành cùng một điều kiện
hoàn cảnh nhất định có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích
rừng khác.
Theo PW.Richards (1939) “cấu trúc” nghĩa là phân bố cây rừng theo chiều
thẳng đứng. Đến năm (1952) với tác phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” mà điểm nổi bật ở
đây là tuyệt đại bộ phận thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm, thân có
bạnh vè, hoa quả, ngoài ra còn có một số thực vật của rừng ôn đới.
Theo Meyer (1952); Turnbull (1963); Rollet (1969), “cấu trúc” dùng để chỉ rõ
sự phân bố của thành phần cây gỗ theo các cấp đường kính hoặc phân bố của tiết

diện ngang thân cây theo cấp đường kính.
Theo Golley và cộng tác viên (1969), “cấu trúc” là phân bố sinh khối theo gỗ,
thân, lá, rễ,….
Theo T.A.Rabotnov (1978), “cấu trúc” quần xã thực vật đó là đặc điểm phân
bố của các cơ quan thành phần tạo nên quần xã theo không gian và thời gian.
Vì vậy, cấu trúc rừng là những quy luật thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố
loài cây với trình tự sắp xếp theo tầng tán của chúng trong phạm vi không gian,
chúng phản ánh mối quan hệ giữa các loài trong không gian.
Cũng như các đặc điểm khác, cấu trúc rừng được nhiều tác giả trong và ngoài
nước quan tâm và nghiên cứu vào đầu thế kỉ 20 với mục tiêu là tìm ra những mô
5


hình cấu trúc rừng chuẩn phục vụ cho công tác kinh doanh rừng, đáp ứng được cả
nhu cầu kinh tế, cả môi trường và nghiên cứu. Những nghiên cứu về cấu trúc ban
đầu chỉ là định tính và ngày nay chuyển sang định lượng nhờ sự ứng dụng của toán
học thống kê, nhờ đó đã giải quyết được những khó khăn, phức tạp, giải quyết được
những vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt là lập ra được biểu thể tích cây rừng
cho từng vùng, chung cho cả nước, dự đoán sản lượng rừng để xây dựng, đề xuất các
giải pháp lâm sinh trong thực tiễn quản lý và kinh doanh rừng.
2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh
tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và môi
trường. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
P.W. Richards (1952), G. N. Baur (1964), E. P. Odum (1971) … đã tiến hành
nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới. Những nghiên cứu này đã
nêu lên quan điểm, các khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng
phiến của rừng.
Theo tác giả G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu

nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự
nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng.
Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965), J. Plaudy (1987) đã biểu diễn
cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc sinh thái
thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến (dẫn nguồn
Nguyễn Thị Thoa, 2003)
P. Odom (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ
hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái được làm sáng tỏ là
cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học (dẫn nguồn
Hoàng Phương Lan, 2004).
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W. Richards (1952) đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để
nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm
6


là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo chiều thắng đứng của các loài cây gỗ trong
diện tích có hạn. Cusen (1953) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau
và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều.
Cùng quan điểm này, Richards (1968) cho rằng: “Một quần xã thực vật gồm
những loài cây có hình dạng khác nhau, dạng sống khác nhau nhưng tạo ra một hoàn
cảnh sinh thái nhất định và được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý trong không
gian”. Theo Richards, cách sắp xếp được xem xét theo hướng thẳng đứng và hướng
nằm ngang có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt với các quần xã thực vật khác
và có thể mô tả bằng các biểu đồ. Các biểu đồ mặt cắt có giá trị không những mô tả
được cấu trúc tầng tán mà còn là những chỉ dẫn cho các nhà lâm sinh lựa chọn các
biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào rừng, nhằm giúp cho rừng có một cấu trúc
bền vững và ổn định hơn (dẫn nguồn Huỳnh Văn Hoàng, 2009).
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc
trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng suất thảm

thực vật. Ngay từ đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grinse đã sử dụng dạng sinh trưởng
của các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho các nhóm
thực vật (dẫn nguồn Lương Thị Thanh Huyền, 2009)
Theo Prodan (1951) đã nghiên cứu quy luật phân bố, chủ yếu là phân bố
đường kính có liên hệ với giai đoạn phát triển của lâm phần và biện pháp kinh
doanh. Theo Prodan, sự phân bố số cây theo cỡ đường kính có giá trị tiêu biểu nhất
cho lâm phần, phản ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phần.
Theo Meyer (1952), Turnbull (1963), Rollet (1969) thì “cấu trúc” dùng để
xác định các quy luật phân bố cây thân gỗ theo đường kính hay phân bố tiết diện
ngang thân cây theo cấp đường kính (dẫn nguồn Huỳnh Văn Hoàng, 2009).
Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân chia
cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của
cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ảnh được tình hình phân hóa cây rừng, tiêu chuẩn
phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều
tuổi (dẫn nguồn Nguyễn Văn Thêm, 1995).

7


Việc nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu
có kết quả với sự thống kê của toán học và tin học, đặc biệt đã mô hình hóa được cấu
trúc rừng xác lập giữa các nhân tố cấu trúc.
Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian được các tác giả tập trung nhiều
nhất như: Rollet B (1971), Brunn (1970), Loetsch và cộng sự (1976). Rất nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian của rừng theo định lượng
và dùng các mô hình toán học để mô phỏng các quy luật cấu trúc (dẫn nguồn
Nguyễn Thị Thoa, 2003).
Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 (N/D1,3) là một trong các
chỉ tiêu quan trọng nhất của cấu trúc rừng đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ đầu thế
kỷ 20 bằng phương pháp biểu đồ hoặc phương pháp giải tích … Quy luật phân bố

N/D1,3 được mô phỏng bằng nhiều cách khác nhau như phân bố thực nghiệm N/D1,3,
phân bố số cây theo cỡ tự nhiên … Các tác giả đã dùng phương pháp giải tích để mô
tả quy luật này. Kết quả là họ đã xác lập được các phương trình toán học dưới nhiều
dạng phân bố xác suất khác nhau (dẫn nguồn Huỳnh Văn Hoàng, 2009).
Nhà khoa học đầu tiên đề cập đến là Meyer (1934). Ông đã mô tả phân bố số
cây theo đường kính bằng phương trình toán học có dạng đường cong liên tục giảm,
về sau phương trình lấy tên ông (phương trình Meyer). Ngoài ra, còn có khá nhiều
tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm Beta để
nắn phân bố thực nghiệm; J.L.F Batista & H.T.Z Docouto (1992) nghiên cứu rừng
nhiệt đới ở Marsanboo – Brazin dùng hàm toán Weibull để mô tả phân bố N/D1.3
(dẫn nguồn Triệu Đức Văn, 2008).
Các tác giả F. X. Schumacher và T. X. Coil (1960) đã sử dụng hàm Weibull
để mô hình hóa cấu trúc đường kính loài. Bên cạnh đó các hàm Meyer, Hyperbol,
hàm mũ, Pearson, Poisson … cũng đã được nhiều tác giả sử dụng để mô hình hóa
cấu trúc rừng (dẫn nguồn Nguyễn Công Hoan, 2008).
Nhiều nhà khoa học khác sử dụng phương pháp vẽ phẫu đồ đứng để mô tả
phân bố số cây theo chiều cao. Phẫu đồ đứng thể hiện sự phân bố, sắp xếp trong
không gian của các loài cây. Điển hình như các công trình của Richards (1972),
Rollet (1979) …
8


Về phân bố chiều cao, rừng tự nhiên thường có nhiều thế hệ hay do các biện
pháp chặt chọn không quy tắc vì vậy phân bố chiều cao của rừng thường có dạng
nhiều đỉnh, phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi. Có nhiều
dạng hàm toán học khác nhau được dùng để nắn phân bố N/Hvn. Việc sử dụng hàm
nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng tác giả, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào từng
đối tượng nghiên cứu cụ thể (dẫn nguồn Hoàng Phương Lan, 2004).
Việc định lượng các đặc điểm cấu trúc rừng đã được nhiều tác giả trên thế
giới sử dụng trong quá trình nghiên cứu hệ sinh thái rừng tự nhiên, kể cả các hệ sinh

thái rừng tự nhiên vùng nhiệt đới.
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) mô tả chi tiết.
Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương
pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân tích cấu trúc
rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994), Nguyễn Văn Sinh (2000) (dẫn nguồn
Nguyễn Công Hoan, 2008).
Tóm lại, nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng
nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đã góp phần rất lớn cho thực
tiễn công tác và kinh doanh lâm nghiệp. Có nhiều công trình nghiên cứu rất công
phu đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh, bảo vệ và phục hồi rừng. Nó đem lại
thông tin cơ bản để so sánh và phân biệt các quần xã thực vật với nhau. Mỗi tác giả
đều đưa ra những tiêu chuẩn riêng để xây dựng một cấu trúc rừng thích hợp và
những nghiên cứu này cho phép nhận được nhiều chỉ dẫn tốt về sinh thái cảnh và
sinh vật cảnh của quần xã thực vật.
2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Sau năm 1954, rừng nước ta được nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp quan
tâm, nhưng các công trình nghiên cứu rừng nhiệt đới còn nhiều hạn chế. Ở Việt
Nam, những tác giả đã gắn liền những công trình nghiên cứu cấu trúc rừng như: Thái
Văn Trừng, Lê Viết Lộc, Trần Ngũ Phương, Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Văn Trương …
Năm 1965, Trần Ngũ Phương và những người cộng tác đã thu thập được khá
nhiều tài liệu trên những vùng địa lí khác nhau ở miền Bắc Việt Nam và đã cho công

9


bố tập “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam”. Phần nghiên cứu về vùng
Đông Bắc trong bản báo cáo đã được trình bày tại hội nghị khoa học Bắc Kinh năm 1964.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền khi “Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho
rừng gỗ hỗn loài ở miền Bắc Việt Nam” đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố
chiều cao và phân bố của các chỉ tiêu hình dạng thân cây. Qua các kết quả nghiên

cứu, tác giả đã rút ra kết luận là quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài nước ta
có dạng phân bố giảm theo đường kính và dạng phân bố nhiều đỉnh theo chiều cao
và sự phân bố của các chỉ tiêu hình dạng f0,1 và f1,3 của các loài cây trong rừng tự
nhiên hỗn loài có dạng phân bố tiệm cận với phân bố chuẩn và các quy luật này khác
hẳn so rừng thuần loại đều tuổi.
Năm 1978, Thái Văn Trừng với “Thảm thực vật rừng Việt Nam” có hai loại
hình quần thể đó là quần hệ và xã hợp. Các quần hệ thực vật được phân biệt với nhau
dựa theo sự phân biệt về hình thái và cấu trúc. Tiêu chuẩn để phân loại xã hợp là dựa
vào thành phần loài.
Năm 1984, Nguyễn Văn Trương trong nghiên cứu “Quy luật cấu trúc rừng gỗ
hỗn loài” đã xem xét sự phân bố tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp
chiều cao một cách cơ giới.
Năm 1987, Vũ Đình Phương với kết quả nghiên cứu trước đã nhận định việc
xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lí và cần thiết.
nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân chia tầng rõ ràng (tức khi chúng đã phát
triển ổn định) mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các
tầng cây.
Năm 1990, Trần Văn Con đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp đường kính (N/D1.3) của rừng khộp và đã cho rằng khi rừng còn non
thì phân bố có dạng giảm và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang phân
bố đỉnh và lệch từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên về lập địa có lợi hay không có
lợi cho quá trình tái sinh.
Tiếp đó, các khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lâm nghiệp thuộc Khoa Lâm
nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có đề cập tới cấu trúc
rừng như:
10


Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB tại tiểu khu 175,
Ban quản lý rừng phòng hộ Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình phước của Huỳnh

Văn Hoàng (2009).
Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA2
tại tiểu khu 834 thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam của Đoàn Ngọc Hoài
(2011).
Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng khộp trạng thái IIIA2 tại
tiểu khu 932, Ban quản lý rừng phòng hộ Iapuch, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai của
Hồ Thanh Thuận (2011).
Tìm hiểu và đánh giá một số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA2 tại tiểu
khu 361 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ rừng của Trần Thanh Vũ (2011).
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái phục hồi IIB tại tiểu
khu 97 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước của Bùi Lộc Tấn (2011).
2.4. Những nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ
ở những nơi có hoàn cảnh rừng như: dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, đất rừng sau
khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế các
thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục
hồi thành phần cơ bản của rừng mà chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác
định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân
bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây con và tầng cây gỗ đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1952; Baur G.N, 1964;
Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài
cây có giá trị, nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loài cây có những ý
nghĩa nhất định (dẫn nguồn Nguyễn Thị Thoa, 2003).

11



Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên vô cùng phức tạp và ít được quan
tâm nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa chỉ
tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng ít nhiều đã bị biến
đổi. J. Van Steenis (1965) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng
mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt
của các loài cây ưa sáng (dẫn nguồn Nguyễn Thị Thoa, 2003).
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng
chú ý là công trình nghiên cứu của P.W. Richards (1952), Rollet (1974) tổng kết các
kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có
kích thước nhỏ (1 m x 1 m; 1 m x 1,5 m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm,
một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi, trên cơ sở các số liệu thu thập, Taylor
(1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt
cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về
tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu Á như Bava (1954), Budowski (1956), Atinot
(1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh
có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển
cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (dẫn nguồn Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng tự nhiên nhiệt đới, G. Van Steenis (1956)
cũng đã nhận định: tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là liên tục gần như quanh năm.
Còn theo các nhà nghiên cứu khác như I. T. HaTig và M. A. Huber (1965) thì sự tái
sinh tự nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng. Baur
(1962) đã nêu rõ các đặc điểm của các giai đoạn tái sinh ở rừng nhiệt đới và cho thấy
sự khác biệt rất lớn giữa các loài cây tiên phong ưa sáng, bán chịu bóng và chịu bóng
từ khi ra hoa, kết quả, phát tán hạt giống, nẩy mầm và phát triển (dẫn nguồn Huỳnh
Văn Hoàng, 2009).
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng, tầng cỏ và cây bụi
qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt
đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán,
đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng, do thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên

ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại, những lâm phần
12


thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều
kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1976;
Vipper, 1973) (dẫn nguồn Lương Thị Thanh Huyền, 2009).
Về phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927) với diện tích ô đo đếm thông
thường từ 1 - 4 m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhưng số
lượng ô phải đủ lớn mới phản ảnh trung thực tình hình tái sinh rừng. Để giảm sai số
trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị một phương pháp
“điều tra chẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai
đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau (dẫn nguồn Nguyễn
Công Hoan, 2008).
Một số vấn đề quan trọng trong nghiên cứu lâm sinh học là việc xác định kích
thước và số lượng ô tiêu chuẩn: Để điều tra cây tái sinh thì sử dụng ô dạng bản với
diện tích thay đổi từ 1 m2 đến 25 m2 được dùng để thống kê cây có chiều cao thấp
hơn 1 m, mật độ N > 1000 cây/ha. Đối với ô dạng bản từ 25 m2 đến 100 m2 dùng để
điều tra cây tái sinh có chiều cao H > 1 m và mật độ N < 1000 cây/ha.
2.5. Những nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam
Trong nghiên cứu tái sinh rừng việc xác định chính xác mục tiêu và đối tượng
trong nghiên cứu là vấn đề quan trọng hàng đầu và nó cũng đóng góp lớn vào việc
áp dụng các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng.
Rừng tự nhiên nước ta tái sinh không theo quy tắc nên quy luật tái sinh cũng
bị xáo trộn. Do đó việc nghiên cứu tái sinh rừng nói chung và tái sinh rừng nhiệt đới
nói riêng rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được vai trò quan trọng của
tái sinh rừng nên có nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào quá trình này.
Từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra – Quy hoạch rừng đã điều tra tái
sinh ở một số tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Quảng Ninh với sự trợ giúp của

chuyên gia Trung Quốc. Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích từ 100 m2 đến 125 m2,
kết hợp với điều tra theo tuyến. Từ đó tiến hành phân chia trạng thái rừng và đánh
giá tái sinh.

13


×