Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI RỪNG IIIA3 TẠI TIỂU KHU 27, VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT, HUYỆN TÂN BIÊN TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN QUỐC VINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI
RỪNG IIIA3 TẠI TIỂU KHU 27, VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT, HUYỆN TÂN BIÊN
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

TRẦN QUỐC VINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI
RỪNG IIIA3 TẠI TIỂU KHU 27, VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT, HUYỆN TÂN BIÊN
TỈNH TÂY NINH


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


 

LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hổ trợ và giúp đỡ của
Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm sinh và quý Thầy cô đã tận tình
giảng dạy trong suốt bốn năm học tập tại trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Lâm nghiệp và Bộ môn Lâm sinh đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong thời gian học tại trường.
- Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy TS. Lê Bá Toàn đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
- Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh
Tây Ninh, đặc biệt là các chú, anh tại Trạm Kiểm lâm cầu Đa Ha đã tạo điều kiện
thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương và thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
- Xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, bạn hữu và tập thể lớp Lâm nghiệp 34 đã

giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
- Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, gia đình đã dạy dỗ,
chăm sóc, nuôi con khôn lớn như ngày hôm nay và là chỗ dựa vững chắc, nguồn
động viên rất lớn để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

TRẦN QUỐC VINH

ii


 

TÓM TẮT
Đề tài: ” Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIIA3 tại tiểu khu
27, Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” được thực
hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Bá Toàn
Để thực hiện được đề tài, tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lập 5 ô
tiêu chuẩn tạm thời, mỗi ô 1000 m2 (20m x 50m) và tiến hành đo đếm các chỉ tiêu
cây gỗ lớn (D1,3, Hvn...). Trong mỗi ô tiêu chuẩn, lập 18 ô dạng bảng với kích thước
2m x 2m (4 m2) và tiến hành đo đếm cây tái sinh. Sau đó, sử dụng các phần mềm
M. Excel và Statgraphics Plus 3.0 để xử lý các số liệu thu thập được.
Từ những số liệu thu thập ngoài thực địa, sau quá trình tính toán và sử lý trên
các phần mềm, đề tài có được kết quả tóm tắt như sau:
- Trạng thái rừng IIIA3 tại tiểu khu 27, Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát,
huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh có hệ thực vật khá phong phú khoảng 26 loài. Rừng
có mật độ cây đứng N = 348 cây/ha, G = 35,4 m2/ha, M = 238 m3/ha.
- Trong quần xã thực vật, phân bố N – D1,3 có dạng phân bố giảm, lệch trái.

Đường kính bình quân = 30,03cm. Biến động đường kính rất lớn (66,3%).
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao ( N- Hvn) có dạng đường cong lệch phải.
Tập trung chủ yếu ở khoảng 8,0m đến 14m. Chiều cao bình quân = 14,94 m. Biến
động chiều cao khá lớn ( 36,8%).
- Rừng có mật độ TS cao (9084 cây/ha), 5 loài ưu thế (Dầu song nàng, bằng
lăng, cầy, trâm vỏ đỏ và vên vên) chiếm tỷ lệ cao (59,7%). Cây TS trên mặt đất
phân bố khá đều (94,4%). Do đó, nghiên cứu phân bố cây TS trên mặt đất cần được
quan tâm thông qua các biện pháp lâm sinh là công việc hết sức cần thiết nhằm
nâng cao tính đa dạng sinh học, phát triển nguồn gen quý hiếm và giá trị kinh doanh
của rừng có hiệu quả.

iii


 

ABSTRACK
Project: "Study on silviculture of forest condition in sub-zone IIIA3 27,
National Park Lo Go - Xa Mat, Tan Bien district, Tay Ninh province" was
conducted from February 2012 to June 2012
Instructors: Dr. Ba Toan Le
To achieve the subject, in the study area, we shall make an interim standard 5
cells, each cell 1000 m2 (20m x 50m) and measured count targets large trees (D1,3,
Hvn ...). In each plots, established 18 cell table with size 2m x 2m (4 m2) and
measured regeneration counting. Then, using software M. Excel and Statgraphics
Plus 3.0 for processing the collected data.
From the data collected in the field, after the calculation process and handle
the software, the subject can be summarized as the following results:
- State forests at subregional IIIA3 27, National Park Lo Go - Xa Mat, Tan
Bien district, Tay Ninh province is quite rich flora of about 26 species. Forest tree

stand density N = 348 trees / ha, G = 35.4 m2/ha, M = 238 m3/ha.
- In plant communities, distribution of N - D1,

3

distribution of the form

down, left deviation. Average diameter of 30.03 cm. Very large fluctuations in
diameter (66.3%).
- Distribution of trees by height level (N-Hvn) to form deflection curve.
Concentrated at about 8.0 m to 14 m. Average height of 14.94 m. Significant
fluctuations in height (36.8%).
- TS high - density forest ( 9084 trees / ha ), five dominant species
(Dipterocarpus dyeri, Lagerstroemia floribunda, Syzygium zeylanicum, Irvingia
malayana and Anisoptera costata) high proportion (59.7%). TS tree on the ground
are distributed fairly (94.4%). So, TS study the distribution of trees on the ground
that need attention through silvicultural measures are very necessary work to
enhance biodiversity, rare and precious species development and business value of
effective forest.

iv


 

MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstrack .................................................................................................................... iv

Mục lục........................................................................................................................v
Những chữ viết tắt và ký hiệu .................................................................................. vii
Danh sách các hình.................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
2.1 Điều kiện tự nhiên..............................................................................................4
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................4
2.1.2. Địa chất.......................................................................................................5
2.1.3. Địa hình, địa mạo .......................................................................................6
2.1.4. Thổ nhưỡng ................................................................................................6
2.1.5. Khí hậu .......................................................................................................7
2.1.6. Thuỷ văn .....................................................................................................8
2.2 Lịch sử hình thành .............................................................................................9
2.3 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới ...................................10
2.4 Tình hình nguyên cứu thảm thực vật trong nước ............................................12
2.5 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng .....................13
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..16
3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................16

v


 

3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17
3.4 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu .....................................................19

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................23
4.1 Đặc trưng tổ thành loài thực vật ......................................................................23
4.1.1 Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành của trạng thái IIIA3 .......23
4.1.2 Đặc trưng kết cấu tổ thành loài thực vật tại KVNC ..................................25
4.2 Kết cấu đường kính và chiều cao của trạng thái rừng IIIA3 tai KVNC ...........26
4.2.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3) ...........................................26
4.2.2 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N – H) ...............................................28
4.2.3 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)......................................30
4.2.4 Xác định độ tàn che của rừng ....................................................................31
4.2.5 Xác định phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính ..........33
4.2.6 Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIA3 khu vực điều tra .............35
4.2.7 Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tại KVNC ..............40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................45
5.1 Kết luận ............................................................................................................45
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................46
Tài liệu tham khảo .................................................................................................47
Phụ lục

vi


 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
VQG

Vườn quốc gia

D1,3


Đường kính than cây tầm cao 1,3 m, cm

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

ÔDB

Ô dạng bản

TS

Tái sinh

TSTN

Tái sinh tự nhiên

ĐTC

Độ tàn che

ĐCP

Độ che phủ


KVNC

Khu vực nghiên cứu

V

Thể tích của cây, m3/cây

M

Trữ lượng rừng, m3

G

Tiết diện ngang thân cây, m2

R

Biên độ biến động

CV%

Hệ số biến động. %

S

Độ lệch chuẩn

Sk


Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

Ku

Độ nhọn của phân bố

Sx

Sai số của số trung bình mẫu

vii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG LGXM............................................................................4
Hình 2.2: Mặt cắt địa hình hướng bắc – nam .............................................................6
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí ô dạng bản đo đếm cây tái sinh. ...........................................18
Hình 4.1: Biểu đồ về tổ thành loài thực vật đặc trưng của trạng thái IIIA3 .............25
Hình 4.2: Biểu đồ Phân bố số cây theo cấp đưởng kính của rừng IIIA3 ..................27
Hình 4.3: Biểu đồ Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N- Hvn) ..............29
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn sự phân bố trữ lượng theo cấp đường kính D1,3 ..........31
Hình 4.5: Trắc đồ dọc và ngang của trạng thái rừng IIIA3 ( ô trắc đồ 200 m2 ).......32
Hình 4.6: Đường biểu diễn tương quan Hvn / D1,3 của trạng thái rừng IIIA3 .........35
Hình 4.7: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ tổ thành loài TS dưới tán rừng IIIA3 tại KVNC ....38
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao......................................39
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo chất lượng rừng IIIA3.........................40
Hình 4.10: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che ..................................41
Hình 4.11: Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp ĐCP của rừng IIIA3 ...................42


viii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại KVNC ...................24
Bảng 4.2: Tổ thành loài thực vật trạng thái IIIA3 tại VQG Lò Gò – Xa Mát ...........25
Bảng 4.3: Định lượng các đặc trưng nhân tố điều tra trạng thái rừng IIIA3 .............26
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo đường kính (N – D1,3) tại KVNC ............................27
Bảng 4.5:Số cây theo cấp chiều cao( N – Hvn) của rừng IIIA3 tai KVNC ...............29
Bảng 4.6: Phấn bố trữ lượng theo cấp đường kính ( M/D1,3) tại KVNC ..................30
Bảng 4.7: Phân bố loài cây chiều cao của trạng thái rừng IIIA3 ..............................33
Bảng 4.8: Bảng so sánh các chỉ số thống kê từ các hàm thử nghiệm (H / D1,3) .......34
Bảng 4.9: Tương quan Hvn / D1,3 của trạng thái rừng IIIA3 ....................................34
Bảng 4.10: Thành phần loài thực vật tham gia vào tổ thành TS dưới tán rừng .......36
Bảng 4.11: Tổ thành loài cây TS dưới tán rừng tai KVNC ......................................37
Bảng 4.12: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao.................................................38
Bảng 4.13: Phân bố cây tái sinh theo chất lượng .....................................................40
Bảng 4.14: Phân bố cây tái sinh theo độ tàn che của tán rừng .................................41
Bảng 4.15: Phân bố cây tái sinh theo cấp ĐCP của rừng IIIA3 ................................42
Bảng 4.16.: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất tại khu vực nghiên cứu ....................43 

ix


 

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá. Rừng giữ vai trò quan trọng không
gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực. Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử, con người
đã sống dựa vào rừng, lấy từ rừng những thức ăn, chất đốt, vật liệu xây dựng…để
phục vụ cho cuộc sống. Vì thế rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường
sống của con người, rừng giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu được đối với
cuộc sống của chúng ta. Như câu nói: “ Rừng vàng , biển bạc”, cho đến ngày nay
cũng thế: rừng không những cung cấp cho ta những loại gỗ tốt, dược liệu quý
giá…mà còn cung cấp Oxy, điều hòa không khí, là lá phổi khổng lồ đang hàng
ngày, hàng giờ điều chỉnh các nhân tố sinh thái trên hành tinh chúng ta. Nhưng do
cuộc sống, phục vụ những nhu cầu, lợi ích trước mắt mà chúng ta đã lạm dụng quá
mức tài nguyên rừng, khai thác một cách bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy…để
có cái ăn, cái mặc, Nhưng chúng ta lại không nhớ đến một điều qua trọng rằng: bên
cạnh việc khai thác thì phải biết trồng rừng, phải chăm sóc, bảo vệ thì “kho vàng”
kia mới không có ngày cạn kiệt.
Ở châu Á, diện tích rừng nhiệt đới chiếm khoảng 25% diện tích rừng lá rộng
của toàn thế giới, nhưng theo thời gian diện tích rừng bị thu hẹp một cách đáng kể,
điều này do hai nguyên nhân gây ra: do tự nhiên (nạn cháy rừng… ) và do ý thức
con người còn kém. Nguyên nhân này là trọng tâm, cốt lõi nhất của vấn đề mà
chúng ta cần phải quan tâm ở đây. Theo FAO từ năm 1976 đến năm 1980 có tới 1,8
triệu ha rừng ở các nước châu Á Thái Bình Dương bị thiêu hủy.

1


 

Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng
một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng

đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây
công nghiệp khác. Năm 1943, diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, tỷ lệ che phủ là
43%. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp
lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25
triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu
ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5
triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu
cầu của dân số ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền
kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách
mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp
năm 1979 - 1981 và Kate 140 trong cùng thời gian cho thấy, trong giai đoạn này
rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và
Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên
giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95% và Lào Cai 5,38%.
Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã dẫn đến
nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng
rừng thành đất hoang cằn cỗi.
Từ năm 1992 các chương trình quốc gia lớn đẩy mạnh trồng rừng phu xanh
đất trống đồi trọc, cai thiện công tác quản lý rừng như 327, 556, 661 đã góp phần
xoay chuyển tinh thế tiêu cực trên. Tuy nhiên, độ che phủ rừng tăng lên nhưng chất
lượng các khu rừng tự nhiên tiếp tục giảm xuống và bị chia cắt, diện tích rừng
nghèo hoặc là rừng đang phục hồi chiếm hơn hai phần ba diện tích rừng Việt Nam,
rừng giàu và kín chiếm 4,6% ( năm 2004), các vùng rừng giàu bị chia cắt và cô lập
thành những mảnh nhỏ nên cơ hội phục hồi hoàn toàn đang giảm đi nhanh chóng.
Ngày 11/08/2011 Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN về
việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010. Theo công bố, diện tích có rừng

2



 

là 13.388.075 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.304.816 ha, và diện tích
rừng trồng là 3.083.259 ha.
Để có cơ sở cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng thì nghiên cứu đặc điểm
lâm học là rất cần thiết nhằm cung cấp một số tư liệu cơ sơ để có biện pháp khoanh
nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng có hiệu quả. Với mong muốn góp một phần nhỏ
bé vào việc phục hồi nuôi dưỡng rừng, và bảo vệ vốn rừng. Đề tài “ Nghiên cứu đặc
điểm lâm học của trạng thái rừng IIIA3, làm cơ sở cho nuôi dưỡng bảo tồn rừng tại
Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh” được đặt ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Muc tiêu nghiên cứu cơ bản của đề tài là làm rõ một số đặc điểm lâm học của
trạng thái rừng IIIA3 như: tổ thành loài, kết cấu đường kính và chiều cao của lâm
phần, tái sinh rừng..., nhằm cung cấp những căn cứ cho nuôi dưỡng, phục hồi rừng.

3


 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình,
Hòa Hiệp của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.
- phia bắc và tây giáp Cambodia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.
- phía đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập-Tân Bình
- phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tọa đô địa lý của VQGLGXM được xác định như sau:

11o 30’ 4.97 - 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc
105o 48’ 2.27

- 105o 58’ 20.47 kinh độ đông

Tổng diện tích của VQG, kể cả vùng đệm là 18.806 ha

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG LGXM

4


 

Vườn QG LGXM chỉ là khu vực nhỏ thuộc tỉnh Tây Ninh cho nên các số
liệu chi tiết không có mà chỉ có các số liệu của cả tỉnh Tây Ninh, tuy nhiên do thuộc
vùng đồng bằng không có nhiều khác biệt đáng kể về yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo cũng như về khí hậu nên mức độ chi tiết của các số liệu này cũng phản ánh
được nền điều kiện tự nhiên của LGXM.
2.1.2. Địa chất
Cấu trúc địa chất tỉnh Tây Ninh hiện tại có vị trí tiếp giáp giữa rìa Tây Nam
của địa khối Kontum và bồn trũng Cửu Long-Côn Sơn. Các thành tạo địa chất của
cả tỉnh bao gồm trầm tích đệ tứ và phun trào Permie muộn. Tại khu vực Lò Gò Xa
Mát, các thành tạo trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm
tích sông, sông đầm lầy và trầm tích sông biển.
Đánh giá chung thì khu vực LGXM có nguồn gốc địa chất đơn giản. Phân
tích chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi
Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ,
trầm tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực
này.

Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn
định. Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG tương ứng là đứt gãy
Vàm Cỏ Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn.
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực LGXM như sau
(từ tuổi cổ đến trẻ):
- Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần
sỏi, cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG.
- Trầm tích Holocene hạ-trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội
sỏi, cát, bột sét. Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ.
- Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông-đầm lầy, thành
phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại tại các địa hình thấp
trũng hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 – 1m.
Với thành phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế

5


 

- Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, dii tích
thực vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Da
Ha.
2.1.3. Địa hình, địa mạo
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng ĐBSCL, và địa hình cao hơn nữa là vùng
bán bình nguyên đất đỏ bazan. Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao không bị ngập
nước mùa mưa như ĐBSCL hoặc chỉ có ngập cục bộ theo vi địa hình và ngập ven
bải bồi sông ở các đoạn thuộc hạ lưu thuộc Vàm Cỏ Đông. Vì địa hình thay đổi ở
phạm vi nhỏ do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề mặt thềm
phù sa cổ. Địa hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông

Vàm Cỏ Đông. Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ Cambodia
dốc dần về sông Vàm Cỏ Đông.
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi
trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so
với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình
gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân
chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng,
trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn
định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.

Hình 2.2: Mặt cắt địa hình hướng bắc – nam
2.1.4. Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa
mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác

6


 

trong VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong
thềm cổ. Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết
quả tích tụ oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các
trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được
gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa.
Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm
phần lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích
thành phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt

cho đến độ sâu 60cm. Khả năng giữ nước kém.Tầng đất dày (>100cm), đất chua và
có hàm lượng mùn thấp. Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên
loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.
Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20
% diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng
đồi thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe...Đất có thành phần
cơ giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH4=,0-4,5).
Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn
giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ
thấp hoặc không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất), chủ
yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà
Điếc..... Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng.
Đất chua, nghèo dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất
trên.
2.1.5. Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/ năm đến khoảng 1.900mm/ năm, có
những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2300mm), phân bố không đều
giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài
trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa > 100mm).

7


 

Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27 oC, nhiệt độ trung
bình năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Giữa hai tháng
liền nhau thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các

tháng mùa khô). Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì
tại khu vực Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ
trong ngày thì khá cao, ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển
(khoảng 180km), đồng thời nền địa chất và đất nên đã góp phần làm dao động nhiệt
trong ngày tăng cao tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng
Đông Nam bộ như Bình Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc
hơi thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi
tăng cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100mm kéo dài 5-6
tháng (tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800mm
- Nhiệt độ trung bình/ năm: 26.9
- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100-1200mm
2.1.6. Thuỷ văn


Nước bề mặt - Sông suối:

Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia
cắt địa hình không cao
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác
chỉ có nước vào mùa mưa
- Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây
khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam- Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng
dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10-20m, có nơi mở rộng đến 50m, chảy uốn lượn
và cắt vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện
cho giao thông.


8


 

- Suối Đa Ha- Xa Mát : cũng xuất phát nguồn từ Kampuchia chảy qua phía
Đông Bắc-Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt
Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước
quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo nên các phương tiện giao thông
đường thủy không đi lại được.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như : suối Mẹc Nu
(xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có
nước vào mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha),
Suối Tà Nốt, suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).


Nước ngầm:

Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày. Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bi chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.2 Lịch sử hình thành
Lò Gò - Xa Mát có tên trong Quyết đinh số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Theo quyết định này thì Lò Gò – Xa Mát có diện tích là 10.000ha. Trước khi được
công nhận là rừng đặc dụng thì Lò Gò – Xa Mát thuộc sự quản lý của hai lâm
trường Hòa Hiệp và Tân Bình. Đến tháng 12 năm 1996, Phân viện Điều tra Quy
hoạch rừng II (FIPI II) đã xây dựng dự án đầu tư cho Lò Gò – Xa Mát với diện tích
16.754 ha, nhưng lại xác định tên là Khu rừng Văn hóa Lịch sử và Môi trường. Dự

án đầu tư đã được Bộ NN& PTNT phê duyệt theo Công văn số 842NN/PTLN/CN
ngày 21 tháng 3 năm 1997 và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt ngày 16
tháng 7 năm 1997 theo quyết định số 261/QĐ-UB. Tren cơ sở quyết định cua Ủy
ban Nhân dân tỉnh, Ban Quản lý của rừng đặc dụng được thành lập.
Năm 1999, khi rà soát lại toàn bộ hệ thống các khu rừng đặc dụng cuẩ Việt
Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Tổ chức Chim Quốc Tế (BirdLife
International) đã xác định Lò Gò – Xa Mát hiện còn nhiều diên tích rừng tự nhiên

9


 

quan trọng với diện tích lớn, và đề xuất cần phải đánh giá lại và mở rộng khu bảo
tồn. Ngay sau đó, hai cơ quan này đã tiến hành khảo sát nhanh khu Lò Gò – Xa
Mát vào tháng 12 năm 1999 và nhận thấy đây là khu vực có giá trị cao về đa dạng
sinh học. Năm 2001, BirdLife International, Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật và
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của Tp. Hồ Chí Minh đến tiến hành điều tra
trong khu vực, kết quả đã cho thấy Lò Gò – Xa Mát có giá trị đa dạng sinh học cao.
Ngày 12 tháng 7 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
91/2002/QĐ-TTg chính thức chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò – Xa Mát
thành vườn quốc gia. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, tổng diện tích của
vườn quốc gia này là 18.765 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha,
phân khu phục hồi sinh thái 10.084 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 87 ha. Trách
nhiệm quản lý vườn quốc gia được chuyển giao từ Sở NN& PTNN sang UBNN tỉnh
Tây Ninh. Hiện tại Ban Quan lý vườn quốc gia có 22 cán bộ biên chế, 53 cán bộ
hợp đồng và 13 trạm bảo vệ rừng.
Lò Gò – Xa Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm
2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ NN& PTNN với diện tichs18.765 ha (
Cục Kiểm lâm 2003), danh mục này vẫn chưa được Chính phư phê duyệt.

2.3 Tình hình nghiên cứu thảm thực vật rừng trên thế giới
Theo Thái Văn Trừng (1978), trong địa lý học người ta xem thảm thực vật
rừng (TVR) là một “hiện tượng tự nhiên”, một yếu tố cảnh quan địa lý. Theo
Xucaxov (1957), rừng là một đơn vị đặc trưng về qua trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng, có một cơ chế đặc biệt trong việc tích lũy và tiêu hao một phần vật chất
và năng lượng.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, A.Lambrech (1989) nhấn mạnh
phải đi sâu phân tích sự phong phú về tổ thành loài, sinh trưởng và phát triển của
cây rừng, phân bố số cây theo cấp kính và chiều cao, phân tích kiểu tái sinh của các
loại cây ưa sáng và chịu bóng. Theo Melexov, trong lâm học, khi nói đến các đặc
điểm lâm học của rừng người ta thường đề cập đến thành phần và tổ thành loài cây,
cấu trúc tuổi, cấu trúc đường kính, chiều cao, trữ lượng và tiết diện ngang của rừng;

10


 

phương hướng tái sinh, quá trình tái sinh và hình thành rừng, điều kiện nuôi trồng
rừng ( khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình...), đặc điểm lớp cây bụi và thảm cỏ... Tất cả
những đặc điểm nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài cây và loại rừng phải
được tiến hành theo từng vùng địa lý tự nhiên, theo các đai độ cao và địa hình khác
nhau. Những thông tin về đặc điểm lâm học của rừng được hiểu biết đầy đủ sẽ cho
phép xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lý.
Các phương thức xử lý lâm sinh ở rừng nhiệt đới đã thu hút sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều tác giả như: Barnard, 1980; Watt Smith, 1961-1963;
Baur, 1960. Đã phân tích chi tiết các phương thức xử lý rừng mưa thông qua các
biện pháp chặt cải thiện tái sinh. Ví dụ: Phương thức chặt dần tái sinh dưới tán rừng
nhiệt đới ở Nejenia và Gana, chặt dần nâng cao vòm lá ở Anmadan... Theo họ, một
phương thức lâm sinh hợp lý phải đảm bảo rừng được cải thiện căn bản về thành

phần cây kinh tế, tái sinh diễn ra liên tục... Việc lựa chọn các phương thức xử lý
rừng phải căn cứ trên tình hình tái sinh, dưới tán rừng đủ hay không đủ, những nhân
tố sinh thái chi phối đều qúa trình tái sinh rừng, thành phần loài cây và sự biến đổi
của môi trường sau khai thác. Nói khác đi, một phương pháp tác động được xây
dựng phù hợp các nguyên lý lâm sinh thì các thế hệ cây gỗ hợp thành rừng sẽ được
nuôi dưỡng thu hoạch hợp lý và không ngừng được thay thế bằng những lớp cây
mới tốt hơn.
Một vấn đề rất được quan tâm trong các nghiên cứu lâm học là xác định kích
thước và số lượng ô đo đếm (ô mẫu). Đối với cây lớn (cây có đường kính ngang
ngực – ký hiệu là D1,3, cm > 8 cm). Người ta sử dụng nhiều kích thước ô đo đếm
khác nhau: 1 ha, 0,1 - 0,5 ha, 0,4 - 0,5 ha. Những ô có kích thước 0,1 – 1,0 ha được
dùng để nghiên cứu chi tiết kết cấu lâm phần như kết cấu tổ thành rừng, kết cấu
đường kính và chiều cao của rừng. Đối với cây tái sinh, diện tích ô đo điếm (gọi là ô
dạng bản) thay đổi từ 1 m2 đến 100 m2 tính theo tuổi và mật độ cây tái sinh/ha.
Những ô dạng bản từ 1 -25 m2 được dùng để thống kê cây con có chiều cao thấp
hơn 1m, mật độ lớn hơn 1000 cây/ha. Ngược lại, các ô dạng bản từ 25 -100m2 được
dùng để điều tra cây tái sinh có chiều cao lớn hơn 1m, mật độ thấp hơn 1000 cây/ha.

11


 

2.4 Tình hình nguyên cứu thảm thực vật trong nước
Theo Thái Văn Trừng (1970 – 1978) trước năm 1954 hầu như chỉ có người
Pháp được thực hiện các nghiên cứu về rừng Đông Dương. Sau năm 1954 và đặc
biệt từ năm 1975 đến nay, rừng nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước hết sức quan tâm. Ở phía Bắc Việt Nam có các nghiên cứu của Dương
Hữu Thời (1961), Lê Viết Lộc và Nguyễn Bội Quỳnh (1963), Võ Văn Chí (1964),
Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1970 – 1978)... Ở phía Nam, trước năm

1975 có các nghiên cứu của B.Rollet (1960), S.Barry, Phùng Trung Ngân và Võ
Khắc (1962), Thái Công Tùng (1966) và M.Smith (1974)... Những nghiên cứu này
chủ yếu đi khảo sát hệ thực vật rừng nhằm phân loại thực vật và phân chia kiểu
thảm thực thực vật. Những vấn đề về động thái của rừng dưới ảnh hưởng của khai
thác ít được chú ý.
Thái Văn Trừng (1970 – 1978) đã thực hiện phân loại chi tiết các kiểu thảm
thực vật rừng Việt Nam dựa trên “nguyên lý sinh thái phát sinh thảm thực vật”. Ông
đã đưa ra những lý giải rất thỏa đáng về động thái của các kiểu rừng thứ sinh sau tác
động của con người. Thái Văn Trừng (1970) cũng đã đặc biệt quan tâm đến kiểu tái
sinh rừng, đã chỉ ra rằng sau khi các điều kiện môi trường không thay đổi thì trong
thành phần các loài cây tái sinh không diễn ra những biến đổi lớn. Nhưng khi con
người tác động vào thảm thực vật thì quy luật tái sinh và hình thành rừng sẽ thay
đổi sâu sắc. Ông gọi quá trình phục hồi lại quần hệ cũ, loại hình xã hợp cũ sau khi
rừng bị tác động của con người là quá trình diễn thế thứ sinh nhân tác. Việc tìm hiểu
quá trình diễn thế thứ sinh nhân tác sẽ giúp rất nhiều cho công việc lâm sinh.
Những nghiên cứu về đặc điểm lâm học và cấu trúc rừng gỗ hỗn loài nước ta
đã được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Năm 1983, Nguyễn Văn Trương đã có
công lớn trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu cấu trúc rừng.
Theo ông nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải tập trung làm rõ thành phần
loài, cấu trúc đứng và câu trúc đường kính của rừng, phân bố số cây và tổng tiết
diện ngang thân cây trên mặt đất, cấu trúc các nhóm loài cây, đặc điểm sinh thái các

12


 

loài cây, tái sinh và diễn thế các thế hệ rừng... Thật sự hiểu biết rõ những vấn đề này
thì chúng ta thì chúng ta xây dựng được các biện pháp tác động lâm sinh hợp lý.
Rừng cây họ Sao – Dầu (Dipterocarpaceae) thu hút sự chú ý của nhiều nhà

nghiên cứu từ trước tới nay. Thái Văn Trừng (1978) đã tiếp tục có những khảo sát
về hệ thực cật rừng Đông Nam Bộ. Gần đây có những nghiên cứu của Lê Văn Minh
và Vũ Xuân Đề ( 1978 – 1985), Lâm Xuân Sanh (1985), Võ Văn Chí (1987),
Nguyễn Văn Thêm (1987 – 1992) và nhiều tác giả khác. Một số nghiên cứu cũng đã
hướng vào tìm kiếm các biện pháp khai thác – tái sinh rừng, xử lý phục hồi sao khai
thác... Mặc dù vậy, cho đến nay những công trình nghiên cứu sấu sắc về đặc điểm
lâm học của rừng thứ sinh nhấn tác ở Đông Nam Bộ vẫn chưa có nhiều. Điều đó
cho thấy việc kế thừa và tiếp tục đi sâu nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng thứ
sinh nhân tác ở miền Đông Nam Bộ, nhằm làm cơ sở cho các biện pháp xử lý lâm
sinh là hết sức cần thiết.
2.5 Khái niệm và nguyên tắc chính trong phân chia trạng thái rừng
Theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN6-84 ban hành kèm theo quyết
định số 682B/QDKT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ
NN&PTNT đã tiếp tục sử dụng Quy phạm này và công bố lại 5/2000) và dựa vào hệ
thông phân loại đứng trên quan điểm đánh giá tài nguyên rừng của Loeschau (1963)
các trạng thái rừng được phân chia như sau:
Kiểu I: Nhóm chưa có rừng. Đây là nhóm không có rừng, trên hiện tại chưa
kinh doanh rừng; chỉ có cây cỏ, cây bụi hoặc cây thân gỗ, tre nứa. Tùy theo hiện
trạng, nhóm này được chia thành.
Kiểu IA: Trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì lau lách hay chuối
rừng.
Kiểu IB: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì, cây bụi, có thể có một số
cây gỗ, tre mọc rãi rác.
Kiểu IC: Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thân gỗ tái sinh với số lượng đáng
kể nằm trong 2 kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có
chiều cao lớn hơn 1m, đạt từ 1000 cây/ha trở lên.

13



 

Nhóm II: Rừng phục hồi cây tiên phong có D nhỏ. Tùy theo hiện trạng và
nguồn gốc, nhóm này được chia thành:
Kiểu IIA: Đây là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, được đặc trưng bởi
các lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường điều tuổi và kết cấu 1 tầng.
Kiểu IIB: Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt. Phần lớn trạng thái
này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần
loài phức tạp, không điều tuổi do tổ thành loài ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi
tán rừng có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng
kể.
Nhóm kiểu III: Kiểu rừng thứ sinh đã bị tác động. Bao gồm các quần thụ
rừng đã bị tác động khai phá bởi con người ở những mức độ khác nhau làm cho kết
cấu ổn định của rừng ít nhiều đã có sự thay đổi khác nhau. Tùy theo mức độ tác
động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia thành:
Kiểu IIIA: Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá
vỡ hoàn toàn thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm 3 kiểu phụ.
Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng
lớn. Tầng trên có thể còn một số cây cao to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo,
bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác qua mức nhưng có thời gian phục hồi
tốt. Đặc trưng của kiểu rừng này là hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh
thái với lớp cây gỗ đại bộ phận đường kính 20 –30 cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng
trên tán không liên tục, được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước
đây rãi rác còn một số cây to, khỏe vượt tán của tầng này cũ để lại.
Kiểu phụ IIIA3: Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây
nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (>30 cm) có thể khai thác sử dụng
gỗ lớn.
Kiểu rừng IIIB: Rừng tự hiên bị tác động ở mức độ trung bình, còn có kết
cấu 3 tầng cây. Đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một số ít gỗ


14


 

quý nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung
cấp của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao.
Kiểu rừng IIIC: Rừng tự nhiên bị tác động ít, rừng có câu trúc 3 tầng cây, các
dấu vết rừng bị tàn phá không còn thể hiện rõ.
Nhóm kiểu IV: Nhóm rừng thứ sinh gần phục hồi hoàn toàn và rừng nguyên
sinh.

15


×