Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculifomis α mangium) TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BA TƠ, HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG
KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculifomis α mangium)
TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH - MTV
LÂM NGHIỆP BA TƠ, HUYỆN BA TƠ
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TRẦN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG
KEO LAI GIÂM HOM (Acacia auriculifomis α mangium)
TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH - MTV
LÂM NGHIỆP BA TƠ, HUYỆN BA TƠ
TỈNH QUẢNG NGÃI


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i
 


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư
ngành lâm nghiệp, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô, gia đình và bạn bè
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Sinh viên thực hiện đề tài xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Lời đầu tiên con xin cảm ơn công ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng
để con có được ngày hôm nay.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Khoa Lâm nghiệp và
Bộ môn Lâm sinh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo
học tại trường.
Thầy TS. Lê Bá Toàn đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Ban giám đốc, cán bộ và nhân viên trong Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp
Ba Tơ đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian
thực hiện đề tài tại Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp DH08LN đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.

Cuối cùng, xin chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và
các bạn công tác tốt, dồi dào sức khỏe.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Trần Thanh Lâm
 

ii
 


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng trồng Keo lai giâm hom (Acacia
auriculifomis α mangium) từ 2 đến 5 tuổi tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba
Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 đến
tháng 6 năm 2012 tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Bá Toàn
Phương pháp thực hiện: đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trong quá
trình ngoại nghiệp. Thu thập số liệu từ các ô tiêu chuẩn tạm thời. Sau đó sử dụng
các phần mềm Excel, Statgraphics Plus 3.0 để xử lý và tính toán số liệu thu thập
được. Kết quả xử lý và tính toán số liệu thu thập được tóm tắt như sau:
- Đặc điểm lâm học của rừng trồng Keo lai giâm hom từ 2 đến 5 tuổi tại
Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu về cấu trúc rừng Keo lai giâm hom từ 2 đến 5 tuổi tại Công ty
TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ.
Mô tả quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3) và theo cấp chiều

cao vút ngọn (Hvn). Kết quả cho thấy, đường biểu diễn số cây theo cấp đường kính
và đường biểu diễn số cây theo cấp chiều cao đều có dạng hình chuông, phù hợp với
quy luật phân bố chung của rừng trồng.
- Đặc điểm sinh trưởng về đường kính (D1,3 - A)
Kết quả tính toán cho thấy mối tương quan giữa đường kính (D1,3) và tuổi
(A) được mô tả bằng dạng phương trình y = 1/(a + b/x) với phương trình cụ thể:
D1,3 = 1/(0,036431 + 0,217707/A)
- Đặc điểm sinh trưởng về chiều cao (Hvn - A)
Kết quả tính toán cho thấy dạng phương trình y = a + b/x là phù hợp nhất để
mô tả cho mối tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và tuổi (A) với phương
trình cụ thể sau:
Hvn = 19,6635 - 24,5486/A

iii
 


- Đặc điểm sinh trưởng về thể tích (V/A)
Sau khi tính toán và chọn được dạng phương trình y = exp(a + b/x) để mô tả
cho mối tương quan giữa thể tích (V) và tuổi (A) với phương trình cụ thể như sau:
V = exp(-1,02231 - 6,50602/A)
- Lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3)
Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về đường kính rừng trồng Keo lai giâm
hom trồng tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ có dạng gấp khúc, từ tuổi
1 đến tuổi 2 đường kính tăng 1,5 cm, từ tuổi 2 đến tuổi 4 đường kính tăng khá mạnh
(tăng đến 3,15 cm), qua tuổi 4 thì đường kính tăng chậm lại. Điều này cho thấy,
rừng Keo lai ở các tuổi tiếp theo có lượng tăng trưởng chậm dần. Tăng trưởng bình
quân hàng năm về đường kính id1,3 = 1,85 cm.
- Lượng tăng trưởng về chiều cao (ihvn)
Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao có dạng gấp khúc, từ tuổi 2

đến tuổi 3 ihvn tăng trưởng khá mạnh (tăng 5,17 cm), từ tuổi 3 đến tuổi 4 thì chiều
cao tăng chậm lại, nhưng sau đó lượng tăng trưởng về chiều cao lại tăng nhanh.
Tăng trưởng chiều cao bình quân hằng năm vào khoảng 2,51 m/năm.
- Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3)
Qua kết quả tính toán và chọn lựa cho thấy tương quan giữa chiều cao (Hvn)
và đường kính (D1,3) của rừng trồng Keo lai tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp
Ba Tơ được mô tả bằng dạng phương trình y = exp(a + b/x) với phương trình cụ thể
sau:
Hvn = exp(3,60748 - 11,0633/D1,3)

iv
 


ABSTRACT
Project “Study the characteristic of silviculture plantation forest cuttings
Acacia hybrid (Acacia auriculifomis α mangium) from 2 to 5 years old in the
Company responsibility limited one member Forestry Ba To, Ba To district, Quang
Ngai province” is implemented in the period from February to June 2012 in the
Company responsibility limited one member Forestry Ba To, Ba To district, Quang
Ngai province.
Instructor: Dr. Ba Toan Le
Method implementation: subject used methods investigating in process
foreign enterprises. Collect data from the temporary plots. Then use Excel software,
Statgraphics Plus 3.0 to treatment and calculate the data collected. Processing
results and calculate the data collected are summarized as follows:
- Characteristics of plantation forest silviculture Acacia hybrid cuttings from
2 to 5 years in the Company responsibility limited one member Forestry Ba To, Ba
To district, Quang Ngai province.
- Research on the forest structure Acacia hybrid cuttings from 2 to 5 years

in Company responsibility limited one member Forestry Ba To.
Describe rules distribution of trees by diameter levels (D1,3) and by soaring
flame height levels (Hvn). The results showed that curve number of trees diameter
levels and curve by number tree height levels are bell-shaped, consistent with the
general distribution rules of planted forests.
- Characteristics of growth about the diameter (D1,3 - A)
Calculation results show that the correlation between the diameter (D1,3) and
the age (A) is described by the equation y = 1/(a + b/x) with particular the equation:
D1,3 = 1/(0,036431 + 0,217707/A)
- Characteristics of growth about height (Hvn - A)

v
 


Calculation results showed the equation form y = a + b/x is most suitable to
describe the relationship between the soaring flame height (Hvn) and the age (A)
with the following specific the equation:
Hvn = 19,6635 - 24,5486/A
- Characteristics of the growth in volume (V/A)
After calculating and select the equation form y = exp(a + b/x) is suitable to
describe the relationship between volume (V) and the age (A) with the equation the
following specific:
V = exp(-1,02231 - 6,50602/A)
- The amount of growth in diameter (id1,3)
Lines with a particular of growth about diameter plantation forests Acacia
hybrid cuttings planted in Company responsibility limited one member Forestry Ba
To has folded, from age 1 to age 2 the diameter increase 1,5 cm, from age 2 to age 4
diameter increase sharply (up to 3,15 cm), through the age 4 the diameter is slowing
down. This suggests that, at the age of hybrid acacia forest followed by a slowing of

growth. The average annual growth in diameter id1,3 = 1,85 cm.
- The amount of growth about height (ihvn)
Lines with a particular of growth in height has folded, from age 2 to age 3
ihvn growth quite strong (up by 5,17 cm), from age 3 to age 4, the height growth
slows, but after that the amount of growth has increased quick about height.
Growing annually average height of about 2,51 m/year.
-

The relationship between height and diameter (Hvn - D1,3)

By the results calculation and choice showed the relationship between height
(Hvn) and diameter (D1,3) of Acacia hybrid plantation forests in Company
responsibility limited one member Forestry Ba To as described by the equation y =
exp (a + b/x) with the following specific equation:
Hvn = exp(3,60748 - 11,0633/D1,3)

vi
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục......................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt và kí hiệu ......................................................................... ix
Danh sách các bảng ..................................................................................................... x
Danh sách các hình..................................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 3
2.1.2 Địa hình ....................................................................................................... 3
2.1.3 Khí hậu ........................................................................................................ 4
2.1.4 Thủy văn ...................................................................................................... 4
2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................................... 5
2.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................................. 5
2.2.1 Dân sinh ....................................................................................................... 5
2.2.2 Những đặc điểm về kinh tế xã hội trên địa bàn ........................................... 5
2.3 Giới thiệu về Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ ................................. 7
2.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .................................................................. 7
2.4.1 Nguồn gốc cây Keo lai ................................................................................ 7
2.4.2 Đặc điểm sinh thái loài Keo lai ................................................................... 9
2.4.3 Đặc tính sinh học loài Keo lai ..................................................................... 9
2.5 Kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng rừng Keo lai trên thế giới và Việt Nam10

vii
 


2.5.1 Kỹ thuật tạo hom ....................................................................................... 10
2.5.2 Kỹ thuật trồng ............................................................................................ 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 14
3.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 15
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 16

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá kết quả .................................. 17
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 21
4.1 Đặc điểm lâm học của rừng trồng Keo lai giâm hom từ 2 đến 5 tuổi tại Công
ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Ba Tơ .................................................................... 21
4.2 Kết cấu về đường kính và chiều cao của rừng KL trồng tại KVNC ............... 22
4.2.1 Phân bố % số cây theo đường kính (N – D1,3) rừng Keo lai 4 - 5 tuổi...... 22
4.2.2 Phân bố % số cây theo chiều cao (N – Hvn) rừng trồng Keo lai 4 - 5 tuổi 26
4.3 Đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu ........... 30
4.3.1 Sinh trưởng về đường kính (D1,3 – A) ....................................................... 31
4.3.2 Sinh trưởng về chiều cao (Hvn – A) ........................................................... 34
4.3.3 Sinh trưởng về thể tích thân cây (V - A) ................................................... 36
4.4 Đặc điểm tăng trưởng rừng trồng Keo lai tại KVNC ...................................... 39
4.4.1 Tăng trưởng về đường kính (id1,3) hằng năm ............................................ 39
4.4.2 Tăng trưởng chiều cao (ihvn) hằng năm ..................................................... 41
4.5 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3)................................... 42
4.6 Đề xuất một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng Keo lai ............. 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 47
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 47
5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49
PHỤ LỤC

viii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
TNHH - MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


KVNC

Khu vực nghiên cứu

KL

Keo lai

D1,3

Đường kính thân cây ngang ngực, cm

D1,3bq

Đường kính bình quân thân cây

D1,3tn:

Đường kính thân cây thực nghiệm

D1,3lt

Đường kính thân cây lý thuyết

Hvn

Chiều cao thân cây vút ngọn, m

Hvnbq


Chiều cao vút ngọn bình quân

Hvntn

Chiều cao vút ngọn thực nghiệm

Hvnlt

Chiều cao vút ngọn lý thuyết

G

Tổng tiết diện ngang thân cây (m2/cây)

V

Thể tích thân cây (m3/cây)

M

Trữ lượng rừng

N - D1,3

Phân bố số cây theo đường kính

N - Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn


V-A

Sinh trưởng về thể tích thân cây

D1,3 - A

Sinh trưởng về đường kính

Hvn - A

Sinh trưởng về chiều cao

a, b

Các tham số của phương trình

P_value

Mức ý nghĩa (xác xuất)

Pa, Pb

Mức ý nghĩa (xác xuất) của các tham số a, b

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

4.1:


Số hiệu của bảng hay hình theo chương

(4.1)

Số hiệu của hàm thử nghiệm

 

ix
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Bảng thống kê các chỉ tiêu điều tra lâm phần Keo lai từ 2 đến 5 tuổi ..... 21
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê D1,3 của rừng Keo lai tuổi 4 và 5 ...... 23
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D1,3) rừng Keo lai tuổi 4 ........ 24
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D1,3) rừng Keo lai tuổi 5 ........ 25
Bảng 4.5: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê Hvn của rừng Keo lai tuổi 4 và 5 ...... 27
Bảng 4.6: Bảng phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - Hvn) rừng Keo lai tuổi 4... 28
Bảng 4.7: Bảng phân bố số cây theo cấp chiều cao (N - Hvn) rừng Keo lai tuổi 5...28
Bảng 4.8: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm - Tương quan
giữa đường kính và tuổi (D1,3 - A) ............................................................................ 32
Bảng 4.9: Các số liệu tính toán từ phương trình tương quan D1,3 - A ...................... 32
Bảng 4.10: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm - Tương
quan giữa chiều cao và tuổi (Hvn - A) rừng Keo lai giâm hom ................................. 34

Bảng 4.11: Kết quả tính toán từ phương trình tương quan Hvn - A .......................... 35
Bảng 4.12: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm - Tương
quan giữa thể tích thân cây với tuổi của rừng (V - A) .............................................. 37
Bảng 4.13: Kết quả tính toán từ phương trình tương quan V - A ............................ 38
Bảng 4.14: Bảng tính toán lượng tăng trưởng về đường kính id1,3 .......................... 39
Bảng 4.15: Bảng kết quả tính toán lượng tăng trưởng về chiều cao (ih) hằng năm. 41
Bảng 4.16: Bảng so sánh các chỉ tiêu thống kê từ các hàm thử nghiệm – Tương
quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3) ........................................................ 43

x
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D1,3) rừng KL tuổi 4 . 25
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N - D1,3) rừng KL tuổi 5 . 26
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N - Hvn) rừng KL tuổi 4 .. 29
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N - Hvn) rừng KL tuổi 5 .. 29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện mối tương quan D1,3 - A của loài Keo lai giâm hom tại
khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 33
Hình 4.6: Biểu đồ trương quan Hvn - A rừng trồng Keo lai giâm hom .................... 36
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tương quan V - A rừng trồng Keo lai giâm hom tại khu
vực nghiên cứu .......................................................................................................... 38
Hình 4.8: Đồ thị biểu diễn lượng tăng trưởng id1,3 của rừng trồng Keo lai tại khu
vực nhiên cứu ............................................................................................................ 40
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn tăng trưởng ihvn của rừng trồng Keo lai giâm hom..... 41

Hình 4.10: Đường biểu diễn tương quan Hvn - D1,3 của rừng trồng Keo lai tại khu
vực nghiên cứu .......................................................................................................... 44

xi
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rừng là một tài nguyên rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Rừng cung
cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, ngăn
chặn xói mòn đất, chống lại sự sa mạc hóa,… Tuy nhiên, do sự gia tăng về nhu cầu
sử dụng gỗ rừng, nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở, giao thông, trường, trạm,… đang
làm cho diện tích rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng.
Song song với nạn phá rừng đang diễn ra thì ở nước ta cũng như các quốc gia
khác trên thế giới đang phải gánh chịu những hậu quả của thiên tai từ sự mất rừng
như: lũ lụt, hạn hán, mưa bão làm thiệt hại nặng nề về tiền của và sinh mạng bao
nhiêu người.
Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương hạn chế khai thác tiến
tới đóng cửa rừng tự nhiên. Hơn nữa, nhà nước còn khuyến khích người dân trồng
cây gây rừng nhằm làm tăng độ che phủ chống xói mòn, cải thiện môi trường sinh
thái và giải quyết nhu cầu gỗ củi cho nhân dân.
Ngày nay, cùng với đà phát triển xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, những nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên về các sản phẩm
từ gỗ như ván dăm, gỗ xây dựng, gỗ phục vụ công nghiệp, gỗ dân dụng,… đặc biệt
là gỗ nguyên liệu giấy cũng không ngừng tăng lên theo chiều hướng phát triển của
xã hội.

Để đáp ứng nhu cầu trên, đa số các loài cây mọc nhanh đang được trồng hiện
nay như Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn,… và việc phát hiện ra cây lai tự
nhiên giữa hai loài Keo lá tràm (Acacia auriculifomis) và Keo tai tượng (Acacia

1
 


mangium) được gọi là Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới quan tâm đầu tư.
Xuất phát từ những yêu cầu trên về gỗ nguyên liệu giấy, nhằm đóng góp một
phần nhỏ làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá đúng mức về khả năng sinh trưởng,
tăng trưởng, cũng như tìm hiểu đặc điểm lâm học rừng trồng Keo lai, từ đó đề xuất
những biện pháp nuôi dưỡng rừng phù hợp. Vì vậy, được sự đồng ý và phân công
của Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, dưới sự hướng dẫn
của Thầy TS. Lê Bá Toàn bộ môn Lâm sinh, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm lâm học rừng trồng Keo lai giâm hom (Acacia auriculifomis α
mangium) từ 2 đến 5 tuổi tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ, huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả và phân tích một số đặc trưng lâm học cơ bản như kết cấu, mật độ,
chiều cao, đường kính, tiết diện ngang, trữ lượng, sinh trưởng, tăng trưởng,… của
rừng trồng Keo lai giâm hom từ 2 đến 5 tuổi tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp
Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Xây dựng những mô hình thống kê mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố
điều tra trên cây Keo lai giâm hom được trồng tại khu vực.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được, đề tài góp phần làm rõ đặc tính lâm
học của rừng trồng Keo lai giâm hom từ 2 đến 5 tuổi nhằm làm căn cứ khoa học để
đề ra những biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Keo lai trồng tại khu
vực đạt năng suất và hiệu quả cao.


2
 


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là rừng trồng Keo lai giâm hom do Công ty TNHH –
MTV Lâm nghiệp Ba Tơ trồng và quản lý, địa bàn hành chính tại xã Ba Cung,
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.1 Vị trí địa lý
Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ quản lý 6.752,8661 ha đất lâm
nghiệp và đất phi lâm nghiệp, thuộc phạm vi quản lý hành chính của 9 xã và 01 thị
trấn của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi và có vị trí địa lý:
Từ 14040' đến 14047' vĩ độ Bắc
Từ 108045' đến 108057' Kinh độ Đông
Có ranh giới:
- Phía Đông giáp huyện Đức Phổ
- Phía Bắc giáp huyện Minh Long, Nghĩa Hành
- Phía Tây giáp huyện Kon P'lông, tỉnh Kon Tum
- Phía Nam giáp huyện An Lão, tỉnh Bình Định
2.1.2 Địa hình
Địa hình: Toàn bộ diện tích đất của Công ty quản lý nằm ở sườn Đông của
dãy Trường Sơn; gồm những dãy núi thoải dần về phía Đông, có độ cao trung bình
so với mặt nước biển từ 100 - 400 m. Đồi núi bị chia cắt bởi các khe suối vừa và
nhỏ, có độ dốc trung bình từ 100 - 150.
Địa thế: Vùng đất mà Công ty quản lý có quốc lộ 24A đi qua, nối liền với
quốc lộ 1A và tỉnh Kom Tum, đi nước bạn Lào và Campuchia; cách quốc lộ 1A 30
km về phía Đông, cách khu Công nghiệp Dung Quất 80 km về phía Đông Bắc. Đây


3
 


là con đường huyết mạch chính của huyện để giao thương hàng hóa ra bên ngoài;
đồng thời cũng là con đường chính cho việc vận chuyển gỗ nguyên liệu về các nhà
máy băm dăm Dung Quất. Bên cạnh đó còn có hệ thống giao thông nhánh liên xã,
liên huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ nguyên liệu rừng trồng đi
tiêu thụ.
2.1.3 Khí hậu
Nằm trong khu vực có khí hậu hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô)
- Nhiệt độ trung bình năm: 27,70C
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 38,30C (tháng 4)
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,60C (tháng 1)
- Lượng mưa bình quân năm 4.759 mm
- Số ngày mưa trong năm: 212 ngày
- Mùa mưa từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 1 năm sau
- Mùa khô từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 9
- Tốc độ gió trung bình năm: 1 m/s
- Độ ẩm trung bình năm: 87 %
- Là vùng ít bị áp thấp, bão trực tiếp đổ bộ vào, tuy nhiên thường gặp
gió lốc cục bộ, với tốc độ gió lớn nhất lên tới 14 m/s.
2.1.4 Thủy văn
Chảy qua vùng đất của Công ty quản lý có hai con sông là sông Liên và sông
Vực Liên. Sông Liên gồm hai nhánh sông Liên và sông Tô, là thượng nguồn của
sông Vệ. Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Ba Nam. Sông Tô bắt nguồn từ núi Ba
Tô. Sông Liên chảy qua thị trấn Ba Tơ đến gần chân núi Cao Muôn thì chảy về
hướng Đông Bắc. Khúc sông Liên ở Ba Tơ dài khoảng 30 km. Sông Vực Liên là
thượng nguồn sông Trà Câu, bắt nguồn từ vùng Bàn Thạch, Hồng Thuyền, Vực

Liên xã Ba Trang chảy thẳng về hướng Đông chảy qua các xã phía Bắc huyện Đức
Phổ trước khi đổ vào biển Mĩ Á.
Do địa hình là những dãy núi thoải dần về phía Đông, độ dốc sông suối cao
cho nên về mùa mưa lượng nước lớn và nhanh đổ về sông chính chảy về vùng đồng

4
 


bằng gây lũ lụt. Lượng nước trữ lại các sông suối trong vùng ít, thời gian lượng
nước lưu lại trên sông ngắn (nước thường lớn trong khi mưa và nhanh cạn sau khi
mưa tạnh); chính điều đó đã làm cho vùng thường thiếu nước vào mùa khô.
2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng
Về địa chất: Vùng ít có hoặc gần như không có sạt lở hay chấn động đất lớn;
Về đất đai: Khu vực gồm các loại đất chủ yếu sau:
- Đất đỏ, vàng phát triển trên đá sét và biến chất
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ mác ma bazơ trung tính
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá mác ma axít
- Đất nâu vàng phát triển trên đá Bazan
Tính chất cơ lý của đất: là đất thịt nhẹ, tỷ lệ pha cát trung bình, thoát nước
tốt, độ dày tầng đất dày tầng đất trung bình từ 50 - 100 cm.
2.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1 Dân sinh
- Dân số toàn huyện: 51.538 người
- Số hộ: 13.945 hộ
- Lao động trong độ tuổi: 30.510 người, trong đó:
+ Lao động nông, lâm thủy sản: 28.809 người
+ Lao động phi nông lâm, thủy sản: 1.701 người.
* Những thuận lợi, những thách thức trong thực hiện việc quản lý rừng:
- Thuận lợi: Nhân công tại chỗ dồi dào, thuận lợi cho Công ty thuê mướn lao

động vào các hoạt động sản xuất.
- Khó khăn:
+ Tập quán du canh du cư của người dân địa phương nên gây ra
những áp lực đất đai và thường xảy ra tranh chấp.
+ Nhận thức của người dân về ý nghĩa của rừng đối với đời sống và
về quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế.
2.2.2 Những đặc điểm về kinh tế xã hội trên địa bàn

5
 


Dân cư trong vùng hiện nay vẫn chủ yếu sống nhờ vào canh tác nương rẫy và
sản xuất nông, lâm nghiệp như lúa, ngô, khoai sắn, mía và cây gỗ nguyên liệu từ
vườn rừng năng suất thấp. Lương thực quy thóc đầu người bình quân chỉ đạt
401kg/người/năm là còn thấp so với các vùng đồng bằng. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đạt 4.001.000 đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,93 %.
Nhìn chung đời sống, thu nhập của người dân còn thấp; tập tục canh tác còn
lạc hậu. Đặc biệt Ba Tơ thuộc một trong 62 huyện nghèo của cả nước đang được
hưởng chính sách hỗ trợ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính
phủ, về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Thực tế cho thấy Ba Tơ là
một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt khó khăn trong cả
nước, qua đó người dân rất cần được tiếp tục hỗ trợ bằng các chương trình dự án,
các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao hiệu
quả sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương.
Vấn đề y tế, giáo dục ở địa phương luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu
tư thường xuyên, 100 % các xã đều có trạm y tế và các trường tiểu học. Tuy nhiên,
do điều kiện kinh tế là một huyện miền núi với nền sản xuất nông - lâm nghiệp là
chính, đường xá liên thôn, liên xã chủ yếu là đường đất, vào mùa mưa việc đi lại
còn khó khăn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, do vậy đã làm hạn chế nhiều

mặt trong công tác y tế, giáo dục.
Về văn hóa và thông tin liên lạc: hầu hết các xã đều có nhà văn hóa cộng
đồng, đảm bảo cho việc sinh hoạt cộng đồng phù hợp với phong tục tập quán của
người dân địa phương. Thông tin liên lạc cũng ngày một phát triển, ngoài hệ thống
trạm tiếp sóng truyền hình của huyện, còn có hệ thống sóng truyền hình vệ tinh
cũng được phát triển mạnh mẽ như truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số vệ tinh,
100 % trung tâm các xã đều có mạng điện thoại cố định VNPT, ngoài ra còn có một
số mạng điện thoại di động đã phủ sóng gần hết các xã trong vùng dự án, qua đó tạo
điều kiện cho việc thông tin liên lạc của người dân được nhiều thuận lợi.

6
 


Tóm lại, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực thuận lợi cho tổ
chức sản xuất trồng rừng với quy mô lớn, đủ điều kiện để trồng rừng đạt hiệu quả
kinh tế cao và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.3 Giới thiệu về Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ
Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ có trụ sở tại Km 27, Quốc lộ 24, xã
Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, địa bàn hoạt động trên 09 xã và 01 thị trấn
thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ, tiền thân là Lâm trường Ba Tơ
được thành lập năm 1977. Năm 1999 trở thành viên của Tổng Công ty Lâm nghiệp
Việt Nam theo Quyết định số 06/1999/QĐ - UB ngày 12 tháng 01 năm 1999 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2004 đổi tên thành Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ theo
Quyết định số 3138/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/7/2004 của Bộ Trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Kể từ năm 2009 theo Quyết định số 535/QĐ-BNNĐMDN ngày 21/02/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
được đổi tên thành Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ.
Chức năng chủ yếu của Công ty: Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn
rừng; Sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp; Khai thác gỗ và lâm sản; Trồng rừng

kinh tế, thiết kế các hạng mục lâm sinh; Sản xuất và kinh doanh giống cây lâm
nghiệp; Chế biến, kinh doanh gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản; Cung ứng gỗ nguyên
liệu khai thác rừng trồng.
2.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai giâm hom thuần loài từ 2
đến 5 tuổi tại Công ty TNHH - MTV Lâm nghiệp Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng
Ngãi. Những lâm phần Keo lai giâm hom này được trồng trên 2 loại đất khác nhau:
đất đỏ, vàng phát triển trên đá sét và biến chất; đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ mác
ma bazơ trung tính.
2.4.1 Nguồn gốc cây Keo lai
Khái quát về cây Keo lai:
- Nghành Ngọc lan:

Magnoliophyta

7
 


- Lớp Ngọc lan:

Magnoliophyta

- Bộ Đậu:

Fabales

- Họ Đậu:

Fabaceae


- Họ phụ Trinh nữ:

Mimosoideae

- Tên Latinh:

Acacia auriculifomis α mangium

- Tên Việt Nam:

Keo lai

Cây Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) có nguồn gốc từ sự thụ phấn tự
nhiên giữa Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia mangium),
cả hai loài này đều nằm trong họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu
(Fabaceae) có xuất xứ từ Úc và được nhập vào Việt Nam từ khoảng thập niên 60.
Trên thế giới, loài Keo lai được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1972 ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham
(1976) cũng coi đó là giống lai. Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu
tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queenslans (Ausyralia) được gửi đến từ tháng
1 năm 1977 Pedglay đã xác nhận đó là giống lai từ tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), ngoài ra Keo lai còn
được tìm thấy ở Vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull
1986, Gun et al 1987, Grifin 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds 1987) và
Ulu Kukut (Darus và Rasip 1989) của Malaysia. Ở Thái Lan (KijKar 1992), từ năm
1992 ở Indonesiad đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh,
cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh et al 1993). Song, Keo lai tự nhiên còn
được tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của trạm
nghiên cứu JonPu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al 1988)

và ở Khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Ở Việt Nam, Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) được trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng (viện khoa Lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại các
vùng như Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ, Tân Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh) và rải
rác ở một số nơi khác như Trảng Bom, Sông Mây, Trị An, Nghệ An, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,… Ở nước ta cũng đã

8
 


có những nghiên cứu bước đầu về Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) của Lê
Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn 1993, Lê Quang Phúc 1995,…
2.4.2 Đặc điểm sinh thái loài Keo lai
Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) là giống lai từ sự thụ phấn tự
nhiên giữa hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, nên phạm vi phân bố của chúng
cũng gần với hai loài bố mẹ. Vùng sinh thái thích hợp nhất cho sự phát triển của
Keo lai là:
- Độ cao so với mặt nước biển là 600 m
- Lượng mưa trung bình hằng năm: 1800 – 2000 mm
- Cấp đất: trung bình
- Nhiệt độ bình quân: 26 – 32oC
2.4.3 Đặc tính sinh học loài Keo lai
Keo lai (Acacia auriculifomis α mangium) là loài cây ưa sáng, mọc nhanh,
thừa hưởng những đặc tính tích cực từ bố và mẹ, tuy nhiên vẫn mang những đặc
tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai có các đặc điểm :
- Thân cây: thẳng, đẹp, tròn đều, tỉa cành tự nhiên tốt, phân cành cao, thường
có hai thân mọc lên bắt đầu từ gốc. Thân và cành chịu lực kém, giòn thường hay bị
gãy ngang thân khi gặp bão hay gió mạnh lúc cây còn nhỏ hay lúc cây đã lớn.
- Vỏ thân: khi còn nhỏ vỏ có màu trắng, không nứt, khi lớn vỏ ngã sang màu

nâu, thường nứt thành những rãnh nhỏ và sâu. Nhìn chung, vỏ thân Keo lai có phần
giống Keo lá tràm.
- Lá cây có hình dáng, kích thước trung gian giữa hai loài bố và mẹ, lớn hơn
Keo lá tràm và nhỏ hơn Keo tai tượng:
+ Chiều rộng: 4 – 6 cm
+ Chiều dài: 15 – 20 m
+ Số gân: thường 3 – 4 gân chính
+ Dáng lá: dạng bản

9
 


- Keo lai có hoa màu trắng bạc, hoa tự hình bông, cây ra hoa hai lần trong
một năm, lần thứ nhất vào tháng 3 – 4, quả chin vào tháng 5 – 8, lần thứ hai ra hoa
vào tháng 8 – 9, quả chín vào tháng 12 - tháng 2 năm sau.
- Quả Keo lai mang đặc tính trung gian giữa hai loài Keo tai tượng (quả hình
tròn) và Keo lá tràm (quả hình dẹp), nên quả Keo lai có dạng hình bầu dục. Quả
Keo lai già có màu nâu nhạt, vỏ quả khô xoắn lại, mỗi quả có 5 – 7 hạt.
 Một số đặc điểm khác
Theo kết quả phân tích bột giấy về loài Keo lai (Acacia auriculifomis α
mangium) tại Nhật Bản được T.S TaKaShi Hibino thực hiện như sau:
- Tỉ trọng gỗ: 0,542%
- Trị số Kapp: 21,4
- Hiệu suất bột giấy: 52,2%
- Độ nhớt của bột: 36,6
- Độ trắng theo Hanter: 80,4%
- Chất lượng giấy: tốt
- Tỷ lệ phần trăm xenlulo: 49
- Độ chịu gấp: 159

- Chỉ số xé (mN)/(g/m2): 9,83
Từ các số liệu trên cho ta thấy Keo lai có tiềm năng rất lớn về nguồn nguyên
liệu giấy, khối lượng bột, hàm lượng xenlulo cũng như hiệu suất bột rất lớn.
Ngoài những đặc điểm trên, chúng ta còn nhận thấy ở Keo lai có một số đặt
tính hết sức quan trọng đó là khả năng cải tạo đất rất tốt, hàm lượng đạm trong nốt
sần của rễ cây rất cao. Những nghiên cứu mới tại Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng (1999) cho thấy Keo lai có số lượng nốt sần nhiều gấp 2 – 4 lần so với hai loài
bố mẹ. Điều này chứng tỏ khả năng cải tạo đất của Keo lai là rất tốt.
2.5 Kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng rừng Keo lai trên thế giới và tại Việt
Nam
2.5.1 Kỹ thuật tạo hom

10
 


Hom được lấy từ vườn giống, vườn giống được xây dựng bằng cây hom đời
F1 của những dòng Keo lai tốt nhất đã được đánh giá qua khảo nghiệm dòng vô
tính. Dùng dao hay kéo thật sắc để cắt hom, tránh trường hợp làm dập hom, chiều
dài hom từ 6 – 7 cm, mỗi hom từ 1 – 2 lá, cắt bớt 2/3 diện tích phiến lá, phần gốc
hom cắt vát một góc 45°. Hom sau khi cắt, để tăng tỷ lệ ra rễ ta có thể dùng các loại
thuốc như: thuốc bột TTG, Seradex, IIA hoặc IBA. Tùy thuộc vào mùa trồng cây
mà chúng ta tiến hành giâm hom, theo nguyên tắc hom sau khi giâm được 3 tháng ta
có thể trồng, nếu giâm hom quá sớm thì cần có biện pháp hãm cây.
Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn phải đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
- Tuổi (A) từ 3 tháng trở lên
- Chiều cao (H) từ 25 – 35 cm
- Đường kính cổ rễ từ 2 – 3 mm
Cây con phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, tùy từng khu vực trồng rừng
mà ta có thể huấn luyện cây con ngay trong giai đoạn vườn ươm.

2.5.2 Kỹ thuật trồng
- Thời vụ trồng: từ 15/9 đến 30/11 hằng năm. Tuyệt đối không được trồng
vào những ngày mưa to gió lớn.
- Mật độ trồng: 2000 cây/ha – 2600 cây/ha.
- Xử lý thực bì: phát dọn sạch cây bụi, dây leo ở vị trí đào hố, xử lý thực bì
không quá 31 tháng 8 hàng năm.
- Làm đất: đào hố theo kích thước 30 x 30 x 30 cm, bố tí hàng song song
theo hướng đồng mức.
- Lấp hố và bón lót:
 Lấp hố kết hợp với bón lót bằng cách trộn đều phân với đất mặt, lấp 2/3
hố, sau đó lấp đất đầy miệng hố và phải thực hiện trước lúc trồng 7 – 15
ngày.
 Bón lót: phân vi sinh 200 gram + 100 gram NPK (16:16:8)/hố.
- Cách trồng:

11
 


 Dùng cuốc hoặc bay moi 1 lỗ sâu 14 – 15 cm, rộng 14 – 15 cm ở giữa
hố đã lấp.
 Dùng dao sắc hoặc lưỡi lam rạch túi bầu, gỡ nhẹ túi bầu ra khỏi bầu.
 Đặt bầu ngay ngắn xuống rồi lấp đất ngập 1/2 bầu và ấn chặt cho bầu cố
định sau đó vun đất đầy cao hơn mặt bầu 3 – 4 cm và ấn chặt đất xung
quanh bầu cây.
Các thao tác phải hết sức khéo léo và tuyệt đối tránh làm vỡ bầu.
- Chống mối: sau khi trồng xong 10 – 15 ngày tiến hành kiểm tra nếu phát
hiện có mối hại phải dùng thuốc chống mối cho toàn bộ số cây trồng với liều lượng
5g/hố rắc và trộn đều 1/3 đất đã lấp phần trên của hố.
- Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng:

 Trồng dặm: Tiến hành trồng dặm sau khi trồng chính 8 - 10 ngày, yêu
cầu trong năm đầu tỷ lệ cây sống phải đạt trên 95 %.
 Kỹ thuật chăm sóc: Chăm sóc vào năm 2 và năm 3 sau trồng:
Lần 1: Bón thúc 100 gam NPK (16:16:8)/gốc, bón cách gốc 30 - 35 cm,
kết hợp phát dọn thực bì, làm cỏ vào tháng 2 đến tháng 3.
Lần 2: Bón thúc : 100 gam NPK (16:16:8)/gốc, bón cách gốc 30 - 35
cm, kết hợp phát dọn thực bì, làm cỏ vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
- Phòng trừ sâu bệnh hại và các tác động gây hại:
 Phòng trừ sâu bệnh hại:
Sau khi trồng xong phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại
cây trồng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại phải kịp thời điều tra tuỳ theo mức độ
nhiễm sâu bệnh mà có biện pháp phòng trừ thích hợp.
Nếu nhiễm bệnh với mật độ thấp nên phát dọn những cành nhánh bị
bệnh và đốt cháy sạch.
Nếu nhiễm sâu bệnh hại tập trung phải phun thuốc kết hợp với các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh để phòng trừ.
Những nơi thường xảy ra dịch bệnh phải có kế hoạch theo dõi. Lập dự
tính dự báo, chuẩn bị vật tư nhân lực để tiến hành các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

12
 


 Phòng chống các tác nhân gây hại khác:
Phòng chống gia súc phá hoại cây trồng, con người chặt phá và tác hại
của thiên nhiên đối với rừng đến khi khai thác.
- Thu hoạch:
Sau khi trồng 4 – 5 năm, đường kính cách gốc 1,5 m bình quân 12 –
16 cm, ta bắt đầu tiến hành khai thác thì có hiệu quả nhất.
(Nguồn: Theo tài liệu của Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định)


 

13
 


×