Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU TỪ 4 – 9 TUỔI TẠI NÔNG TRƯỜNG NGHĨA TRUNG HUYỆN BÙ ĐĂNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.3 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
********

TRƯƠNG THỊ GẤM

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU
TỪ 4 – 9 TUỔI TẠI NÔNG TRƯỜNG NGHĨA TRUNG
HUYỆN BÙ ĐĂNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH LÂM NGHIỆP

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
********

TRƯƠNG THỊ GẤM

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CÂY CAO SU
TỪ 4 – 9 TUỔI TẠI NÔNG TRƯỜNG NGHĨA TRUNG
HUYỆN BÙ ĐĂNG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. PHAN MINH XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh
thành nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em
những bài học quý báu trong suốt thời gian học tập tạo trường.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Phan Minh Xuân đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn Ban giám đốc Nông trường Nghĩa Trung cùng các bác, các
chú, các anh chị làm việc tại Ban kỹ thuật của Nông trường đã cung cấp
nguồn số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài.
Xin cảm ơn đến các bạn lớp DH08LN đã giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình học tập tại trường.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác đào tạo.

Sinh viên thực hiện
Trương Thị Gấm

i



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng cây cao su từ 4 – 9 tuổi tại Nông
trường Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”, thời gian từ tháng 2 năm
2012 đến tháng 6 năm 2012. Số liệu thu thập được thông qua ô tiêu chuẩn điều tra lâm
học có diện tích 500 m2lập 18 ô tiêu chuẩn ở những vị trí điển hình và đo đếm các chỉ
tiêu như: Hvn, D1,3, Dt.Kết quả thu được như sau:
Cấu trúc rừng cao su:
 Quy luật phân bố cây theo cấp đường kính (N/D1,3).
Đường phân bố số cây theo đường kính của rừng cao su trồng tại khu vực
nghiên cứu đều có dạng phân bố một đỉnh, đường kính bình quân của lâm phần tăng
đều theo các cỡ tuổi và chỉ tiêu đường kính không có sự biến động mạnh trong cùng
một cỡ tuổi. Hệ số biến động tương đối nhỏ giữa các cấp tuổi (7,36 – 11,4%).
 Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H).
Phân bố số cây theo cấp tuổi có biên độ biến động tương đối nhỏ (4,26 –
9,75%), điều này chứng tỏ rừng phát triển về chiều cao khá đồng đều.
 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt).
Đường phân bố số cây theo đường kính tán đều có dạng một, diện tích tán
của các cá thể cũng rất đồng đều nhau trong từng cấp tuổi, đường kính tán không có
sự biến động mạnh trong cùng một cấp tuổi.
* Sinh trưởng của rừng cao su trồng tại khu vực nghiên cứu
 Mối quan hệ giữa đường kính với tuổi (D – A).
D = 1/(0,027715 + 0,25084/A)

(4.1)

 Mối quan hệ giữa chiều cao với tuổi (H – A).
H = 1/(0,0245704 + 0,374597/A)

ii


(4.2)


 Mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính (H – D).
H = 1/(-0,0081 + 1,3677/D)

(4.3)

 Mối quan hệ giữa trữ lượng với tuổi (M – A).
M = 2,04209*A^1,87178

iii

(4.4)


ABSTRACT
Study name is: "Research on grown of rubber plantation from 4 – 9 years at
Nghia Trung Ward, Bu Dang District, Binh Phuoc province," the period from
February 2012 to June 2012. Data collected through the forest survey plots covering
an area of 500 m2, the study was established 18 plots in the typical location and
measurement of indicators such as Hvn, D1.3, Dt. The results were as follows:
* Forest structure:
- Distribution of trees by diameter at 1.3 meter (N/D1.3): distribution of forest of
rubber plantation in this area are distributed as a slope diameter of the average
forest age increased steadily as the target diameter no volatility in the same age.
Coefficient of variation is relatively small between age levels (7.36 to 11.4%).
- Distribution by level of tree height (N/H): distribution of trees by age level
fluctuations are relatively small (4.26 to 9.75%), which showed the height of forest
development is relatively stable.

- Distribution of canopy cover class (N/Dt): A large number of tree have
covered of leaf’s canopy in the same.
* Growth of rubber trees in the study area
Relation of diameter and age (D1.3 – A).
D1.3 = 1/(0.0277 + 0.2508/A)

(4.1)

Relation between height and age (H – A).
H = 1/(0.0246 + 0.3746/A)

(4.2)

Relation of height and diameter (H – D1.3).
H = 1/(-0,0081 + 1,3677/D)

(4.3)

The relation between volume with age (M – A).
M = 2,04209*A^1,87178

(4.4)

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................................... ii

ABSTRACT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG........................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................. ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................... 3
2.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới ....................... 3
2.2. Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam........................... 6
2.3. Tình hình phát triển cây cao su trong nước ......................................................... 9
2.4. Tình hình phát triển cây cao su thế giới ............................................................ 10
2.5. Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu ...................................................... 11
2.5.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 11
2.5.2. Địa hình........................................................................................................ 12
2.5.3. Khí hậu ......................................................................................................... 12
2.5.4. Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................... 13
2.5.5. Môi trường sinh thái .......................................................................................... 14
2.6. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.6.1. Đặc tính thực vật học của cây cao su ......................................................... 14
2.6.2. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su ..................................................... 16
2.6.3. Tiêu chuẩn cây đưa vào cạo mủ ................................................................. 18

v


Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 19
3.1. Nội dung .......................................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 19
3.2.1. Ngoại nghiệp ............................................................................................. 19
3.2.2. Nội nghiệp................................................................................................. 20

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 23
4.1. Quy luật phân bố của rừng cao su trồng ........................................................... 23
4.1.1. Quy luật phân bố cây theo cấp đường kính (N/D1,3) ................................... 23
4.1.2. Quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao (N/H) ......................................... 27
4.1.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt) ......................................... 30
4.2. Quy luật sinh trưởng của rừng trồng cao su ................................................... 34
4.2.1. Mối quan hệ giữa đường kính với tuổi (D1,3 – A) .................................... 35
4.2.2. Mối quan hệ giữa chiều cao với tuổi (H – A) ............................................ 36
4.2.3. Mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính (H – D1,3).............................. 38
4.2.4. Mối quan hệ giữa trữ lượng với tuổi (M - A) ............................................. 39
4.2.5. Lượng tăng trưởng bình quân đường kính (id - A) và chiều cao (ih - A) của
rừng cao su trồng 4 – 9 tuổi tại khu vực nghiên cứu ............................................ 41
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 43
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 45

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

:

tuổi

Cv% :

hệ số biến động


Dt

:

đường kính tán.

Dtlt

:

đường kính tán lý thuyết

Dttn

:

đường kính tán thực nghiệm

D1,3

:

đường kính thân cây tại tầm cao 1,3m

D1,3lt :

đường kính thân cây lý thuyết tại tầm cao 1,3m

D1,3tn :


đường kính thân cây thực nghiệm tại tầm cao 1,3m

H

:

chiều cao vút ngọn

Hlt

:

chiều cao vút ngọn lý thuyết

Htn

:

chiều cao vút ngọn thực nghiệm

N

:

số cây

N%

:


tần suất

M

:

trữ lượng

V

:

thể tích

R

:

biên độ biến động

r

:

hệ số tương quan

S

:


độ lệch chuẩn

S2

:

phương sai

Sy/x

:

sai số phương trình

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo địa hình ............................................................. 12
Bảng 4.1: Phân bố số cây theo cấp đường kính từ 4 – 9 tuổi ................................... 24
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao từ 4 – 9 tuổi ...................................... 29
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán từ 4 – 9 tuổi ............................. 31
Bảng 4.4: Hàm số mô tả mối tương quan giữa đường kính với tuổi (D1,3 – A) ....... 35
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu tương quan giữa D1,3 và A................................................... 35
Bảng 4.6: Hàm số mô tả mối tương quan giữa chiều cao với tuổi (H– A) .............. 36
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu tương quan giữa H và A...................................................... 37
Bảng 4.8: Hàm số mô tả mối tương quan giữa D1,3 và H ......................................... 38
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu tương quan giữa D1,3 và H................................................... 38

Bảng 4.10: Hàm số mô tả mối tương quan giữa trữ lượng với tuổi (M – A) ........... 40
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tương quan giữa M và A ................................................... 40

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính tại khu vực nghiên cứu .... 26
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao tại khu vục nghiên cứu ........ 30
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp tán tại khu vục nghiên cứu .................. 33
Hình 4.4: Biểu đồ mô tả sinh trưởng D1,3 – A tại khu vực nghiên cứu .................... 36
Hình 4.5: Biểu đồ mô tả sinh trưởng H – A tại khu vực nghiên cứu ....................... 37
Hình 4.6: Biểu đồ mô tả sinh trưởng H – D1,3 tại khu vực nghiên cứu.................... 39
Hình 4.7: Biểu đồ mô tả sinh trưởng M/A tại khu vực nghiên cứu ......................... 40
Hình 4.8: Lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao ............................................. 41
Hình 4.9: Lượng tăng trưởng bình quân về đường kính .......................................... 41

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae)
có nguồn gốc từ Amazon (Nam Mỹ). Được du nhập vào Châu Á vào năm 1876, đây là
loại cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm chính của nó là mủ có giá trị kinh tế cao, ổn
định. Mủ cao su làm ra nhiều sản phẩm, nguyên liệu dùng để phục vụ sản xuất và đời
sống con người. Hiện nay ngoài sản phẩm chính của cây cao su là mủ, người ta còn
quan tâm đến sản lượng gỗ, dầu hạt.
Cây cao su có khả năng sống và phát triển trên vùng đất kém dinh dưỡng, đất

dốc, thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam và đem lại lợi ích rất lớn về nhiều
mặt nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
Để đảm bảo cho việc phát triển và đạt kết quả như mong muốn, việc lựa chọn dòng
cao su, điều kiện lập địa, địa hình và vùng khí hậu cũng như trong quá trình khai
thác đóng vai trò hết sức quan trọng, đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng của cây cao su cũng như sản lượng mủ của chúng. Mục tiêu nghành
cao su trong thế kỷ 21 là đáp ứng nhu cầu sản phẩm của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hướng đến phát triển bền vững bằng các biện pháp tăng năng suất và giá trị
chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đa dạng hóa sản phẩm từ cây cao su trên vùng
truyền thống cũng như trên vùng ít thuận lợi.
Cây cao su đã góp phần giúp giải quyết việc làm cho người dân lao động. Thu
nhập của công nhân và người trồng cao su được cải thiện rõ rệt trong những năm gần
đây. Lợi nhuận từ cây cao su không chỉ làm tăng kim nghạch xuất khẩu mà nó còn làm
tăng thu nhập cho người trồng và phát triển nhiều nghành nghề khác nhau, tạo công ăn
việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập quốc gia.
Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở tỉnh Bình Phước nói riêng, tài
nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, do các nguyên nhân chủ yếu như:

1


khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng và mất rừng do thiên tai lũ lụt, đặc biệt là do nhu cầu
các sản phẩm rừng ngày càng tăng. Ngoài ra, sự gia tăng dân số, dân di cư,… làm cho
diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ rừng ngày càng thấp dẫn đến tình trạng
đất đai ngày càng bị thoái hóa, mất khả năng phục hồi,… Trong bối cảnh đó, năm 2008
cây cao su được xếp vào danh sách cây lâm nghiệp góp phần nâng cao độ che phủ,
chống xói mòn rửa trôi đất, cải thiện khí hậu và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc trồng rừng cao su chủ yếu được chuyển rừng tự nhiên trước đây
hoặc chuyển đổi rừng trồng các loài cây khác hoặc cây nông nghiệp sang trồng cao su
và việc chuyển đổi này chủ yếu khắc phục độ che phủ và lợi ích kinh tế mà cây cao su

đem lại, do đó việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng tại khu
vực (Nông trường Nghĩa Trung) chưa được quan tâm, nghiên cứu nên đề tại nghiên
cứu về sinh trưởng được đặt ra với tên đề tài: “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng cây
cao su từ 4 – 9 tuổi tại nông trường Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước”.
Giới hạn đề tài:
Do bởi thời gian có giới hạn và dung lượng của một khóa luận tốt nghiệp đại học
nên tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu ở 6 cấp tuổi và kết quả sinh trưởng cây cao su chỉ
dừng lại từ 4 đến 9 tuổi tại nông trường Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng là một vấn đề được rất nhiều
nhà lâm nghiệp quan tâm. Việc thành lập những ô định vị từ thế kỷ XIX đã tìm ra được
những hệ thống các biểu sinh trưởng phục vụ đắc lực trong việc quản lý, dự đoán, lập
kế hoạch trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy luật vận động nội tại cũng như mối
quan hệ giữa các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng và
là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu
quả của các biện pháp đã áp dụng.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành quy luật sinh trưởng và sản lượng
rừng. Vì vậy, muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể rừng trước hết phải
bắt đầu từ việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể.
Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của cây và quần thể rừng nào đó là tìm hiểu
và nắm bắt được những quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh

trưởng như: D1,3, Hvn, Dt,... theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây rừng). Những
quy luật này được mô tả và trình bày bằng phương trình toán học cụ thể và chúng được
gọi là các hàm sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng.
2.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Theo Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thong qua sự đồng
hóa. Như vậy, sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là kết quả của quá trình đồng hóa
những nguồn năng lượng của môi trường ngoài hoàn cảnh sinh thái rừng, dưới ảnh
hưởng của các quy luật nội tại cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài của nó.

3


Về phương diện toán học, sinh trưởng của rừng được hiểu như một hàm số phụ
thuộc vào nhiều biến số: tuổi cây (A), các đặc trưng về nghiệt độ (TT), ẩm độ (W),
lượng mưa (VL), lượng bức xạ (BX), dinh dưỡng khoáng trong đất (NPK), mật độ của
rừng (N),… và được biểu diễn dưới dạng phương trình:
Y = f(A,TT,VL,W,BX,NPK,N,…)
Trong đó, f là dạng phương trình toán học thích hợp được xác định bởi các
phương pháp thống kê và phù hợp với các đặc tính sinh học của cây rừng. Nếu như
đồng nhất các yếu tố hoàn cảnh thì hàm số trên chỉ còn phụ thuộc vào tuổi A.
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu
với sự ứng dụng rộng rãi thống kê toán học, để tìm ra các hàm toán học tích hợp cho
việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng sinh thái khác nhau
trên các châu lục.
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp
với một số loài cây ở một vùng sinh thái cụ thể nào đó. Với các loài cây khác nhau ở
những nghiên cứu ứng dụng và kết luận về mức độ phù hợp của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng được
công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên tác giả như:
Hàm Gompertz:


Y=m.e-e-ao

Hàm Backmann:

Lg(Y) = a0 + a1.Lg(A) + a2.Lg2(A)

Hàm Korsun:

Y = a0.e(a1.ln(A)-a2.ln2(A))

Hàm Thomasius:

Y = a0.[1 – e-a1.a(1-e-a2.A)]

Hàm Mirscherlich:

Y = a0.[1 – e(-a1.A)a2]

Trong đó:

Y: là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính…).
m: là giá trị cực đại có thể đạt được của Y.
a0, a1, a2: là các tham số của phương trình.
A: là tuổi cây rừng hay lâm phần.
e: là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…).

Trong các hàm sinh trưởng đã trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompertz là hàm
cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.


4


Bên cạnh đó, sinh trưởng cây rừng cũng được thể hiện thong qua mối tương quan
và ảnh hưởng tương hỗ với nhau. Cụ thể hóa vấn đề này Keay (1961) đã nhận thấy
tương quan giữa đường kính tán (Dt) và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (iD) có
mối tương quan chặt chẽ với nhau ở loài cây Sterculiar hiropetala tại Nigeria.
Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi theo thời
gian của mật độ cây rừng cũng được chú trọng vì nó là một nhân tố quan trọng tạo nên
trữ lượng rừng. Từ đó, Thomassius (1972) đã đề hướng học thuyết không gian sinh
trưởng tối ưu cho mỗi loại cây rừng thông qua phương trình:
K=lg(N).lg(D).ec.A
Trong đó:

N: là mật độ cây rừng ở tuổi A.
K: là không gian sinh trưởng tối ưu.
D: là kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c: là tham số của phương trình.

Meyer sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra công thức khác đơn giản hơn:
N = a.Db
Trong đó:
N: là mật độ cây rừng tối ưu với kích thước bình quân lâm phần (D).
a,b: là tham số của phương trình.
Như vậy, khi không gian sinh trưởng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về mật độ
cho phù hợp nhu cầu sống cây rừng. Nếu nhu cầu này không được giải quyết, nói cách
khác mật độ cây không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và
phát triển của rừng.
Bên cạnh quá trình sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng tăng
trưởng của cây rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa

quá trình tăng trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
Hàm Gompertz:

Y’ = a0.e-a.A

Hàm Korf:

Y’ = a0.A-a1

Trong đó:

Y’: là lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng.
A: là tuổi.

5


e: là số mũ tự nhiên Neper (e= 2,7182).
A0, a1: là tham số phương trình.
Theo Buson (1789), lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào
đó lại giảm xuống.
Theo Prodan, khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và đường
cong lượng tăng trưởng, ông thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là điểm
cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều
cao, đường kính tán, thể tích… đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu về
sinh trưởng trên thế giới. Qua đó, người ta đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác
nhau để mô tả một cách chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây rừng khác
nhau ở từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học
rất quý giá cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng của cây rừng trên thế giới.

2.2. Nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam 
Theo giáo trình điều tra rừng của Giang Văn Thắng (2002), tăng trưởng là hiệu số
của một nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau:
y∆t = yt – yt-∆t
Trong đó:

y: là nhân tố sinh trưởng nào đó.
t: là thời điểm điều tra.

Về mặt toán học, tăng trưởng còn gọi là tốc độ tăng trưởng, là đạo hàm bậc nhất
của một nhân tố sinh trưởng nào đó theo thời gian.
Y’ = F’(t) = dy/dt
Trong đó:

Y’: là lượng tăng trưởng.

Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách
quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (như điều kiện tự nhiên, biện pháp tác
động) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có được những biện pháp kỹ
thuật thích hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng nhằm đưa rừng đạt được chất
lượng tốt và năng suất cao nhất phù hợp với mục đích kinh doanh.

6


Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng, là
căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích hợp
với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của
lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật và cá thể cây rừng là hai vấn đề khác
nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau.Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất lớn đối với sự

phát triển của rừng.
Ở nước ta, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đã nghiên cứu, ứng dụng và đề nghị
một số dạng phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số loại hình
rừng cũng như quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng của chúng với nhau trong quá
trình sinh trưởng của rừng.
Theo Đồng Sĩ Hiền (1973), trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa
ra một dạng phương trình toán học bậc đa thức để biểu thị mối quan hệ đường kính và
chiều cao ở các vị trí khác nhau của cây, qua đó mô tả được quy luật phát triển hình
dạng thân cây của cây rừng, đặc biệt là cây rừng tự nhiên.
Y = b0 + b1.X + b2.X2 + b3.X3 + ... + bk.Xk
Sau đó, ông dùng phương trình này làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và biểu
độ thon cây đứng, nhằm để xác định trữ lượng rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn
một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc ngoại nghiệp và nội nghiệp trong công tác
điều tra rừng.
Theo Vũ Đình Phương và ctv. (1973) khi nghiên cứu về quy luật sinh trưởng rừng
bồ đề (Stryrax tonkinensisPierre) trồng thuần loại đều tuổi, bằng phương trình:
AHbq = a0 + a1.A + a2.A2
Trong đó:

A: là tuổi của cây hay lâm phần.
AHbq: là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần.
a0, a1,a2: là tham số của phương trình.

Theo Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy
luật sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng hàm khác nhau (hàm logarit, hàm
mũ) cho các lâm phần bồ đề thuần loại đều tuổi vùng trung tâm ẩm bắc Việt Nam. Tác

7



giả nhận thấy rằng: hàm Schumacher có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố
đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Y = a0.e
Trong đó:

Y: là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
X: là tuổi cây hay lâm phần.
a0,a1: là tham số của phương trình.
e: là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182).

Viện nghiên cứu lâm nghiệp và điều tra quy hoạch rừng đã xây dựng các biểu quá
trình sinh trưởng cho một số loài như:
 Biểu quá trình sinh trưởng rừng bồ đề trồng.
 Biểu quá trình sinh trưởng rừng tràm.
 Biểu quá trình sinh trưởng rừng sa mu.
 Biểu quá trình sinh trưởng lâm phần chuẩn thông ba lá.
Trong những năm gần đây, một số sinh viên trường đại học Nông Lâm Tp.HCM
đã có những nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng, sản lượng mủ của loài cao su trồng
như:
Xây dựng phương pháp trữ lượng gỗ của các giống cao su phổ biến tại Đông Nam
Bộ (luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp của Vũ Văn Trường –2004).
Khảo sát chi tiết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su tại trang trại Hoàng Việt –
Bình Long – Bình Phước (tiểu luận tốt nghiệp của Mã Hoàng Vũ – 2007).
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng mủ cao su tại công ty cao
su Chư Pah – huyện Chư Pah – tỉnh Gia Lai (luận văn tốt nghiệp của Lê thị Mai Trang
– 2009).
Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng mủ cây cao su trồng tại công ty 74 – huyện
Đức Cơ – tỉnh Gia lai (luận văn tốt nghiệp của Vũ Minh Đức – 2011).
Để có được những nhận xét cụ thể, góp phần vào việc tìm kiếm và xác định
những biện pháp lâm sinh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh rừng cao su trồng

hiện tại, tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích loài cây này trên những dạng lập địa phù
hợp tại khu vực nghiên cứu cũng như những khu vực khác tương tự, đề tài đã tiến hành

8


nghiên cứu và đánh giá tình hình sinh trưởng loài cao su trồng tại nông trường Nghĩa
Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Việc xây dụng biểu quá trình sinh trưởng cho loài cao su trồng và đặc biệt là việc
áp dụng những hàm toán học để mô phỏng các mối tương quan giữa một số chỉ tiêu
sinh trưởng với tuổi của cây trồng đã được áp dụng đối với nhiều loài cây rừng tự nhiên
cũng như rừng trồng. Đối với một số loài cây mọc nhanh và một số loài cây khác đã
được nhiều tác giả đề cập đến, riêng đối với loài cao su trồng thì chưa có những kết quả
nghiên cứu thỏa đáng. Do vậy, việc dùng các hàm toán học thong qua các phần mềm
Excel, stargraphic,…để nghiên cứu sinh trưởng cho loài cao su trồng từ 4 đến 9 tuổi tại
nông trường Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, những kết
quả đạt được sẽ bổ sung thêm lượng thông tin về sinh trưởng của loài cao su trồng, góp
phần phục vụ cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Tình hình phát triển cây cao su trong nước
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài
Gòn năm 1878 nhưng không sống.Đến năm 1897, mới được công nhận là đã du nhập
vào Việt Nam. Sự phát triển cây cao su ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn sau:
Từ 1900 – 1920, cây cao su được nhân trồng tại Việt Nam với tính chất thí
nghiệm và được trồng tại Công ty Nông Nghiệp Suzananh.
Từ 1920 – 1945, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cây cao su ở Việt Nam, địa bàn
phát triển là vùng đất đỏ tại vùng Đông Nam và vùng đất xám tỉnh Sông Bé nay là tỉnh
Bình Dương, Bình Phước.
Từ 1945 – 1960, là giai đoạn đình trệ và khôi phục. Trong khoảng 1945 – 1954,
diện tích cao su không phát triển do chiến tranh, thực dân Pháp dần chuyển sang
Campuchia, Indonesia, Châu Phi nên diện tích cao su ngừng phát triển và thu hẹp lại.

Từ 1961 – 1975, là thời kỳ tiếp tục khủng hoảng do ảnh hưởng của cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, một lần nữa Pháp thu hẹp diện tích cao su ở Việt Nam.
Từ 1975 – 1995, sau khi tiếp quản cây cao su (năm 1975) nhận thức được tầm
quan trọng của cây cao su nên Nhà nước đã triển khai chương trình khôi phục và phát
triển cao su thành nghành kinh tế quan trọng. (Nguyễn Thị Huệ, 1997)

9


Đến nay đã có 20 giống do Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam lai tạo và 11
giống nhập nội được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận cho sản xuất
diện rộng hoặc khu vực hóa. Trong đó một giống được Tổng Công ty đưa vào bộ giống
khuyến cáo trồng trong giai đoạn 1999 – 2001.
Kết quả nghiên cứu đến năm 2000 trên mạng lưới khảo nghiệm giống ở Đông
Nam Bộ (34 thí nghiệm), Tây Nguyên (16 thí nghiệm) và miền trung (13 thí nghiệm)
đã tiếp tục khẳng định thành tích của một số giống ưu tú trong bộ giống 1999 – 2001.
Trong đó một số giống năng suất cao và sinh trưởng tốt hơn (PB 235), triển vọng là
giống đáp ứng sản xuất mủ, gỗ và thích nghi được những vùng khó khăn ở Tây
Nguyên và miền Trung (Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, 3/2001).
Định hướng phát triển cao su từ 2005 – 2010 là thâm canh các diện tích có sẵn,
đồng thời tích cực phát triển diện tích tại các địa bàn có điều kiện sinh thái thích hợp
cho cây cao su.
2.4. Tình hình phát triển cây cao su thế giới
Cây cao su phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 từ
vùng nguyên quán Amazon và phát triển nhất là vùng Đông Nam Á. Đến nay sau hơn
100 năm du nhập và phát triển, cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu thế giới.
Diện tích cao su trồng phát triển mạnh trong những năm đầu thế của thế kỷ
20.Năm 1905 cả thế giới trồng được 53.000 ha, đến 1910 được 455.000 ha. Các nước
đi tiên phong trong việc trồng cao su là Malaysia, Ấn Độ, các nước thuộc địa Hà Lan,
Srilanka.

Giai đoạn 1914 -1945 là thời kỳ hoàng kim của cây cao su, mức sản xuất cao su
thiên nhiên tăng rất nhanh từ 125.000 tấn vào năm 1914 đã đạt 1.504.000 tấn tăng 12
lần sau 27 năm phát triển.
Giai đoạn 1960 – 1980, sản lượng cao su thiên nhiên đã tăng khoảng 8.000 tấn
đến 1.000.000 tấn cho mỗi thập niên (bình quân 80.000 – 100.000 tấn cho mỗi năm).

10


Ở Malaysia năm 1972 đã chia ra 17 vùng tiểu khí hậu khác nhau để khuyến cáo
trồng cây cao su. Năm 1974 đã xây dựng thành công hệ thống Enviromax (hệ thống
phân bố giống cao su theo từng vùng sinh thái).
Năm 1976, Thái Lan đã chia ba vùng sinh thái để khuyến cáo trồng các giống
cao su khác nhau.
Srilanka chia ba vùng theo cao trình và lượng mưa để khuyến cáo trồng cao su.
Ho Chai Yee (RRIM, 1978) xác định các nhân tố quyết định năng suất của cây cao su
và vành thân, số vòng ống mủ và chỉ số bít mạch mủ (PI), ba yếu tố này giải thích cho
75% sự biến động về năng suất của các dòng vô tính.
Năm 1987, Hội đồng nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế tổ chức một đợt
sưu tập các kiểu gen cao su ở vùng nguyên quán Nam Mỹ và đã tạo ra nguồn tư liệu
phong phú, đa dạng cho công tác tạo chuyển giống mới.
2.5. Điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lý
Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước, được thành
lập tháng 7/1998 (Quyết định số 112/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). Có diện tích
tự nhiên là 150.462 ha, gần bằng 22% diện tích cả tỉnh và bằng khoảng 0,45 diện
tích toàn quốc. Với dân số năm 2005 là 122.859 người, mật độ dân số là khoảng 82
ng/km2.
Huyện Bù Đăng nằm cách trung tâm tỉnh (thị xã Đồng Xoài) 54 km, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Nam, có địa hình chuyển tiếp từ cao

nguyên xuống đồng bằng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Về hành chính,
huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 01 thị trấn.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đaklak.
- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây và Tây Bác giáp huyện Bù Gia Mập.
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đồng Phú.
- Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai.

11


2.5.2. Địa hình
Tuy là một huyện miền núi, nhưng Bù Đăng có địa hình tương đối bằng
phẳng so với các huyện miền núi khác trong cả nước.
Bảng 2.1 Thống kê diện tích theo địa hình
Độ dốc

Diện tích (ha)

(%)

16,382

11,0

29,517

19,8

42,376


28,5

IV (15 - 20 )

25,352

17,0

0

35,206

23,7

0

I (<3 )
0

II (3 - 8 )
III (8 - 1500)
0

V (> 20 - 25 )

Địa hình có độ dốc < 150 thuận lợi cho sử dụng đất nông nghiệp và các sử
dụng khác chiếm tới 59,3 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh (toàn yinhr là 71,7 %),
trong đó địa hình < 30 có 16.382 ha (11,0 %), độ dốc 3 – 80 có 29.517 ha (19,8%),
độ dốc 8 – 150 có 42.376 ha (28,5%). Độ dốc 15 – 200 khó khăn cho sử dụng đất có

25.352 ha (17%). Độ dốc cao > 200 không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp
35.206 ha (23,7%).
2.5.3. Khí hậu
Huyện Bù Đăng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có
cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt 300 – 400 calo/cm2/ngày.
Nhiệt độ cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm khoảng 26,60C. Nhiệt độ
trung bình tối cao không quá 330C và nhiệt độ tối thấp không dưới 200C. Thời gian
nắng nhiều nhất vào các tháng 2, 3, 4 và mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9.
Có hai mùa trái ngược nhau: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài trong 6
tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, 6 tháng còn lại là mùa mưa.

12


2.5.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nước:
Trên địa bàn huyện Bù Đăng chỉ có: một con sông lớn chảy qua là sông
Đồng Nai, chiều dài chảy qua huyện là 45 km và 4 hồ chứa nước: Hồ Thác Mơ, Hồ
Bramang, Hồ Sơn Hòa và Hồ Sơn Hiệp.
Nguồn nước mặt của huyện Bù Đăng rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhỏ
nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Tài nguyên đất:
Theo tài liệu điều tra chỉnh lý bản đồ đất do Phân viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp thực hiện năm 2002 trên bản đồ của toàn tỉnh Bình Phước, điều tra bổ
sung bản đồ đất huyện Bù Đăng, toàn huyện có 3 nhóm đất chính: đất đỏ vàng có
132.451 ha (chiếm 88,03 %), đất phù sa có 892 ha (chiếm 0,59 %), đất dốc tụ có
5.289 ha (chiếm 3,52 %).
Huyện Bù Đăng có tài nguyên đất khá phong phú, với chất lượng tốt đặc biệt

là đất đỏ bazan chiếm 71,63 %. Do vậy, Bù Đăng được đánh giá là huyện có tiềm
năng khai thác sử dụng đất phát triển nông – lâm nghiệp.
- Tài nguyên rừng:
Bù Đăng là một trong hai huyện có diện tích rừng lớn nhất so với các huyện
khác trong tỉnh Bình Phước nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung, vốn là nơi có
quỹ rừng rất phong phú, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ, môi trường cho cả vùng
Đông Nam Bộ nhưng hiện nay đã và đang bị khai thác, tàn phá mạnh mẽ.
Theo số liệu kiểm kê năm 2006, đất lâm phần của huyện là 95.624 ha, chiếm
gần 64 % diện tích tài nguyên toàn huyện. Trong đó, rừng tự nhiên chỉ có 36.702 ha
(chiếm 39 % đất lâm phần). Trong rừng tự nhiên phần nhiều là rừng non tái sinh,
rừng hỗn giao và rừng lồ ô. Còn lại gần 60.000 ha là đất trồng cây nông nghiệp, chủ
yếu là điều, một số ít là cao su, tiêu, cà phê, cây ăn quả và các loại hoa màu.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Bù Đăng có các loại khoáng
sản sau:

13


Trong vỏ phong hóa bazan tồn tại quặng Boxit dọc theo Quốc lộ 14 với trữ
lượng gần 250 triệu tấn, song mức độ tập trung quặng không cao, hàm lượng nhôm
và hiệu quả khai thác thấp.
Khoáng sản phi kim loại: trên địa bàn huyện có nhiều điểm sét với quy mô
nhỏ, phù hợp vói các lò gang quy mô từ 0,5 – 1 triệu viên/năm.
Đá xây dựng: đá bazan lộ dọc theo các triền đồi thành từng dãy nhỏ hoặc
dạng tàn tích hòn tảng, đá có cường độ cao đảm bảo yêu cầu của vật liệu xây dựng.
2.5.5. Môi trường sinh thái
Bù Đăng nằm trong vùng có không khí trong lành, mang đặc trưng của vùng
miền núi, trong quá trình khai thác và sử dụng đất hoang hóa vào phát triển sản xuất có
tác động ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là rừng đầu nguồn bị cạn kiệt làm gia
tăng tình hình hạn hán về mùa khô và lũ quét mùa mưa.

Tỷ lệ che phủ của rừng và cây lâu năm ở huyện cao (chiếm 79,8 % năm 2004).
Đây là huyện có diện tích rừng lớn, mặt khác diện tích cây cao su, điều cũng rất lớn
nên tạo lớn tạo nên lớp phủ xanh có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
2.6. Đối tượng nghiên cứu
2.6.1. Đặc tính thực vật học của cây cao su 
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc nghành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp
Ngọc lan (Magnoliopsida), bộ Thầu dầu (Euphorbiales), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae),
mọc hoang dại chủ yếu ở vùng phía Nam của sông Amazon trải rộng đến vùng Acre,
Matto Grosso và Panama của Brasil và một phần của Bolivia và Peru. Cây cao su cũng
được thấy ở phía bắc sông Amazon về phía Tây Nam của Manaus cũng như cực nam
của Columbia.
* Hình dạng thân:
Cây cao su là cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ màu xám và tương đối láng, đây là
cây cao nhất trong giống cây cho mủ, cây cao su trưởng thành cao khoảng 20 – 25 m,
có thể cao đến 40 m, sống trên 100 năm. Tuy nhiên, các đồn điền thì cây chỉ có thể cao
đến 25 m vì sinh trưởng giảm do cạo mủ và cây thường tái canh sau 25 – 30 năm.

14


×