Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ XUÂN TÂN, THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

****************

VÕ CHÍ LINH

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ
XUÂN TÂN, THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

****************

VÕ CHÍ LINH

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ
XUÂN TÂN, THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GVHD: Th.S ĐẶNG HẢI PHƯƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/ 2012

i
 


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn thầy cô khoa lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiễn thức quý báu suốt bốn năm trên giảng
đường đại học.
Tôi chân thành cảm ơn thầy Đặng Hải Phương người đã tận tình hướng
dẫn tôi suốt quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các cán bộ đang làm việc tại UBND xã Xuân Tân, thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn anh nguyễn phùng thiện ( cán bộ địa chính) đã trực tiếp hướng
dẫn và cung cấp thông tin cho tôi trong đợt phỏng vấn.
Cảm ơn tập thể lớp DH08NK đã động viên giúp đỡ tôi suốt thời gian tôi làm
khóa luận.
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ tôi đã dạy dỗ, lo lắng cho tôi đến
ngày hôm nay.
Võ Chí Linh
TP. Hồ Chi Minh, tháng 06/ 2012

ii

 


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu các mô hình Nông Lâm Kết Hợp tại xã Xuân Tân, thị xã
Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ 15/3/2012 đến 15/6/2012.
Khóa luận tìm hiểu các mô hình NLKH tại địa phương thông qua phỏng vấn
và điều tra các vườn hộ, nội dung là phân tích các thuận lợi và khó khăn các mô
hình NLKH, sau đó đề xuất một số biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác trong
các mô hình NLKH chưa đem lại hiệu quả cao của người dân địa phương để tăng
thêm thu nhập.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy ở địa phương trên 60% là sống dựa vào nông
nghiệp trong đó chủ yếu là trồng các loại cây ăn trái, cây công nghiệp…qua điều tra
40 hộ rút ra được 8 mô hình sử dụng đất cơ bản của người dân, tất cả các mô hình
đều có những điểm yếu và thách thức riêng nhưng các mô hình đều mang lại hiệu
quả, trong đó mô hình 6 là mang lại hiệu quả cao nhất và được nhiều hộ áp dụng
nhất trong 40 hộ phỏng vấn, khuyến khích nhân rộng trồng nấm mèo, sầu riêng,
chôm chôm thái là những cây trồng mang lại thu nhập cao cho hộ.
Những thách thức chung hiện nay các mô hình đang gặp phải là giá vật tư
tăng quá cao, giá các loại nông sản lên xuống bất thường làm người dân khó nắm
bắt, thời tiết thay đổi đột ngột…làm cho các vườn giảm đi năng suất đáng kể, vì vậy
sự quan tâm của chính quyền địa phương hết sức quan trọng giúp người dân giảm đi
rủi ro về nắm bắt thị trường giá cả trong sản xuất kinh doanh.
Sau khi phân tích những thuận lợi và khó khăn của các mô hình NLKH đề tài
đã đề xuất hướng phát triển chung cho các mô hình: các hộ nên tập trung phát triển
các giống cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm thái, măng cụt), vì những giống cây
này đem lại thu nhập cao, phù hợp với điều kiện diện tích đất của các hộ đang có.

iii
 



SUMMARY
Thread “Learn the agroforestry model in Xuan Tan, Long Khanh town, Dong
Nai province” be done from 03.15.2012 to 15.06.2012.
Thesis explore the local agroforestry through interviews and surveys the
garden, content analysis the advantages and disadvantages  of agroforestry model,
then proposed some measures to improve improvement measures in agroforestry
models not bring hightly effective of local people to increase their incomes.
From research results show that over 60% locally is dependent on agriculture
which is mainly planted with fruit trees, cash crops… Survey 40 households drawn
eight land-use patterns of people's basic, all models have their own weaknesses and
challenges but the models are bringing efficiency, which model 6 is to bring the
most effective and many households are most applicable in 40 households
interviewed, encourage replication mushrooms growing, durian, rambutan Thailand
These plants bring higher income households.
The current common challenges models are encountering materials prices
rise too high, up prices of agricultural products fluctuate as people elusive, sudden
weather changes… Make the gardens significantly reduced productivity, so the
interest of local government  very important help people reduce risk to capture the
market prices in the business production.
After analyzing the advantages and disadvantages of agroforestry models
thread proposed for the general development model: households should focus on
developing varieties of fruit trees (durian, rambutan thailand, mangosteen), because
of this plant provide high income, consistent with the conditions of the area they
are.

 

iv

 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
SUMMARY .......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN................................................................................................. 3

2.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 3
2.1.1.1 vị trí địa lý ............................................................................................. 3
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo ................................................................................. 4
2.1.1.3 Khí hậu .................................................................................................. 4
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên............................................................................ 5
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 8
2.1.2.1 Về kinh tế .............................................................................................. 8
2.1.2.2 Về xã hội .............................................................................................10
2.2 Một số nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam.......................................................12
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 14

3.1 Mục tiêu ...........................................................................................................14
3.2 Nội dung ..........................................................................................................14
3.3 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................15

3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................15

v
 


3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp ..........................................................................15
3.3.3 Sử dụng công cụ kết hợp trong bộ công cụ PRA ......................................15
3.3.4 Xử lý thông tin và khảo sát thu nhập. .......................................................16
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 18

4.1 Các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) tại địa phương .................................18
4.1.1 Các mô hình sử dụng đất nông lâm kết hợp tại địa phương......................18
4.1.1.1 Mô hình 1: CAT – Cây công nghiệp (Điều). ......................................21
4.1.1.2 Mô hình 2: CAT – Cây công nghiệp (điều, tiêu) ................................22
4.1.1.3 Mô hình 3: CAT – Cây công nghiệp (Tiêu, Cà phê) ..........................23
4.1.1.4 Mô hình 4: CAT – Cây công nghiệp (điều) – Vật nuôi (dê)...............24
4.1.1.5 Mô hình 5: CAT – Cây công nghiệp (điều) – Vật nuôi (gà)...............24
4.1.1.6 Mô hình 6: CAT – Cây gỗ ..................................................................25
4.1.1.7 Mô hình 7: CAT – Cây gỗ – Nấm mèo...............................................26
4.1.1.8 Mô hình 8: CAT – Cây công nghiệp (điều) – Cây gỗ – Nuôi gà ........26
4.2 Xác định các thuận lợi (ưu điểm) và khó khăn (nhược điểm) của 8 mô hình sử
dụng đất của bảng 4.1. ...........................................................................................28
4.2.1 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (Điều)..................................................29
4.2.2 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (điều, tiêu) ..........................................30
4.2.3 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (Tiêu, Cà phê) .....................................31
4.2.4 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (điều) – Vật nuôi (dê) .........................32
4.2.5 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (điều) – Vật nuôi (gà) .........................33
4.2.6 Mô hình CAT – Cây gỗ .............................................................................33
4.2.7 Mô hình CAT – Cây gỗ – Nấm mèo .........................................................34

4.2.8 Mô hình CAT – Cây công nghiệp (điều) – Cây gỗ – Nuôi gà ..................35
4.3 Hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH của xã trong 3 năm vừa rồi ......36
4.3.1 khảo sát hiệu quả kinh tế mô hình 3: CAT – Cây công nghiệp (Tiêu, Cà
phê) .....................................................................................................................36
4.3.2 khảo sát hiệu quả kinh tế mô hình 6: CAT – Cây gỗ ................................37
4.3.3 khảo sát hiệu quả kinh tế mô hình 7: CAT – Cây gỗ – Nấm mèo ............38

vi
 


4.4 Đề xuất một số biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác trong các mô hình
NLKH tại địa phương ............................................................................................39
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 42

5.1 Kết luận ............................................................................................................42
5.1.1 Các mô hình NLKH tại địa phương ..........................................................42
5.1.2 Xác định thuận lợi và khó khăn của các mô hình sử dụng đất ..................43
5.1.3 khảo sát hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH của xã trong 3 năm
vừa rồi.................................................................................................................43
5.1.4 Đề xuất một số biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác trong các mô
hình NLKH tại địa phương.................................................................................43
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 45
PHỤ LỤC

 

vii
 



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH

Nông Lâm Kết Hợp

CAT

Cây Ăn Trái

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

PRA

Participatory Rural Appraisal

SWOT:

S (Strengths), W (Weakness), O (Opportunities),
T (Threats)

CEC

Cation Exchange Capacity

CBA


Cost Benefit Analysis

BPV

Benefit Present Value

CPV

Cost Present Value

NPV

Net Present Value

BCR

Benefit Cost Rate

 

viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Các thông số khí hậu .................................................................................. 5 

Bảng 2.2 Phân loại đất ................................................................................................ 7 
Bảng 2.3: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp................................................................ 8 
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người .................................................................. 9 
Bảng 2.5: Cơ cấu chuyển dịch kinh tế ........................................................................ 9 
Bảng 2.6: Dân số ......................................................................................................10 
Bảng 2.7: Tỷ lệ tăng dân số ......................................................................................11 
Bảng 2.8: Hiện trạng giao thông xã Xuân Tân .........................................................11 
Bảng 4.1: Mô hình sử dụng đất NLKH tại địa phương ............................................18 
Bảng 4.2: Bảng tổng thu và tổng chi của mô hình CAT – Tiêu và Cà phê .............36 
Bảng 4.3: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình CAT – Tiêu và Cà phê .....36 
Bảng 4.4: Bảng tổng thu và tổng chi của mô hình CAT – Cây gỗ ...........................37 
Bảng 4.5: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình CAT – Cây gỗ ..................37 
Bảng 4.6: Bảng tổng thu và tổng chi của mô hình CAT – Cây gỗ – Nấm mèo .......38 
Bảng 4.7: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của CAT – Cây gỗ – Nấm mèo .............38 

ix
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai .................... 3
Hình 4.1: Phần trăm các hộ áp dụng mô hình NLKH ..............................................20
Hình 4.2: Sơ đồ biểu hiện cấu trúc tầng tán của các mô hình NLKH ......................21 
Hình 4.3: Sơ đồ mô tả thành phần cây chủ yếu trong các vườn hộ canh tác NLKH
...................................................................................................................................28 


 

x
 


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới nông lâm kết hợp (NLKH) đã xuất
hiện tại Việt Nam từ lâu đời và đã phát triển vào năm 1960. Nông lâm kết hợp là
phương thức sản xuất của người dân như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền
thống của người đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, các mô hình vườn ao chuồng
(VAC) được người dân ở các tỉnh miền bắc và miền trung phát triển mạnh mẽ và
lan rộng khắp cả nước cùng những thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm địa lý của
từng vùng địa phương, nó còn là giải pháp tốt đem lại sinh kế ổn định cho người
dân, tránh trình trạng du canh du cư của các đồng bào dân tộc miền núi. Do đó
NLKH đã cho thấy tầm quan trọng của nó không chỉ đem lại lợi ích tăng thu nhập
cho người dân mà còn ổn định được công ăn việc làm cho họ, tạo ra môi trường
cảnh quan xung quanh mát mẽ và thoáng mát, trong vườn có nhiều cây gỗ lâu năm
sẽ chống xói mòn đất rất hiệu quả, tăng độ mùn cho đất làm cho đất ngày càng phì
nhiêu cung cấp nhiều dinh dưỡng cho các loài cây trong vườn sinh trưởng tốt đem
lai năng suất cao và ổn định.
Mỗi mô hình NLKH có những ưu điểm, nhược điểm và cách thức phát triển
khác nhau, một số mô hình NLKH xuất hiện trong những năm gần đây đã cho thấy
nhiều mặt hạn chế, đem lại hiệu quả và tính chấp nhận của người dân địa phương
chưa cao.


 



Xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên
là 1.060,27 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích 833 ha chiếm tỷ lệ
83,27%. Dân số có 1867 hộ với 9358 người, trong đó hộ dân làm nông nghiệp vẫn
chiếm khá đông trên 60%.
Xuân Tân có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là
phát triển đa dạng các thành phần loài cây như: các cây gỗ lớn (sao, dầu, cẩm
lai…), cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao ( Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… ),
một phần là cây công nghiệp ( Điều, cà phê, tiêu ) và còn nhiều loại cây ăn trái
khác, không những thế Xuân Tân còn phát triển các hình thức chăn nuôi nhỏ như:
dê, gà, trồng nấm... Như vậy với tất cả các thành phần trên sẽ được người dân bố trí
như thế nào sao cho phù hợp với vườn của mình và ứng với điều kiện của nông hộ,
để họ lựa chọn các thành phần cây, con vào trong hệ thống vườn nhà sao cho phù
hợp để đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế có thể.
Để hoàn thành khóa luận cuối khóa kỹ sư của ngành lâm nghiệp với chuyên
ngành Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội, được sự chấp nhận của ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội
cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Hải Phương, tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
các mô hình Nông Lâm Kết Hợp tại xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai”.


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 vị trí địa lý

Xã Xuân Tân nằm về phía Tây Bắc
thị xã Long Khánh, trải dài từ 107012’12”
vĩ bắc đến 107016’40” kinh đông.
Tiếp giáp với :
Phía Đông: huyện Xuân Lộc
Phía Tây: xã Bàu Xen
Phía Nam: xã Hàng Gòn
Phía Bắc: phường Xuân Bình, Xuân
Hòa.
Xã Xuân Tân cách Thị Xã Long
Khánh 2km, cách TP. Biên Hòa 50km, cách
TP. Hồ Chí Minh 80km. Trên địa bàn xã có
tuyến quốc lộ 1A đi qua, với vị trí này xã
Xuân Tân có rất nhiều thuận lợi trong việc
giao thương về kinh tế - văn hóa với các
thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP.
Biên Hòa và các tỉnh miền trung như TP.

(Nguồn: UBND xã)
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí xã Xuân Tân, thị xã

Phan Thiết, TP. Nha Trang.

Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

3


 


2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Xuân Tân có địa hình dốc thoải, hơi lượn sóng và có chiều hướng hơi
nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Độ cao trung bình vào khoảng 140160m (so với mặt nước biển) độ dốc tương đối nhỏ vào khoảng từ 3-80.
Với đặc điểm địa hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã trong việc bố trí
cơ sở hạ tầng, xây dựng các điểm khu dân cư, các công trình công cộng cũng như
giao thông đi lại dễ dàng. Tuy nhiên một số vùng ven suối Gia Trấp có độ dốc
tương đối lớn, cần có những biện pháp tránh xói mòn rửa trôi.
2.1.1.3 Khí hậu
Xã Xuân Tân nói riêng và thị xã Long Khánh nói chung nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang đặc trưng của vùng khí hậu Đông Nam
Bộ, được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm
sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 250 đến 260 nhiệt độ tối cao đạt 340
đến 350 và tối thấp đạt từ 190 đến 200.
Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 85 đến 90%, độ ẩm tối cao đạt 96% và
tối thấp đạt 70%.
Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2000 đến 2600 giờ/năm, mùa khô chiếm
55 – 60% tổng số giờ nắng cả năm.
Gió trong năm có hai hướng chính, Đông Bắc vào mùa khô và Tây Nam vào
mùa mưa, tốc độ gió trung bình từ 2 – 3m/s, nhìn chung xã ít bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi gió bảo. Với khí hậu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
đặc biệt là phát triển cây trồng.


 


 


Bảng 2.1 Các thông số khí hậu
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ

24,00


25,3

26,9

27,9

27,6

26,1

25,7

25,4

25,4

25,1

24,6

24,3

Mưa(cm)

4,4

12

10,8


62,9

124,4

341,7

436,3

387,9

387,9

228,7

87,9

6,35

Độ ẩm%

73,00

74

72

74

81


87

88

89

89

88

84

80

Số giờ

260,5

249,7

287

260,5

217,6

165,5

109,5


141,6

141,6

180

200,4

240,4

nắng

(Nguồn: UBND xã)
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
Trên cơ sở đất thị xã Long Khánh được chỉnh lý bổ sung năm 1997 ở tỷ lệ
1/25000 đưa về tỷ lệ 1/10000 trong phạm vi ranh giới hành chính xã Xuân Tân sau
khi các cán bộ xã điều tra đã thu được kết quả như sau:
Nhóm đất đỏ: có diện tích là 613,4859 ha, chiếm 59,05% tổng diện tích toàn
xã. Loại đất này phân bố ở những vùng ít dốc và đồi núi thấp, được hình thành trên
đá mẹ bazan hoặc trung tính, quá trình phong hóa và biến đổi khoáng xét xãy ra
nhanh và kiệt, không còn có các khoáng sét có khả năng phong hóa.
 Tính chất lý hóa học của đất đỏ
Thành phần cơ giới: đất đỏ nhìn chung có thành phần cơ giới nặng cấu tường
viên hạt tươi xốp.
Tính chất lý hóa học: đất đỏ thường chua, CEC (khả năng trao đổi ion+ của
các loại chất khoáng hoặc đất) và cation kiềm trao đổi và độ no base thấp.
Tính nông học: đất đỏ giàu mùn, lân đạm nhưng nghèo kali. Nhìn chung đất
có độ phì tương đối cao thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như

cao su, cà phê, tiêu và cây ăn trái.
Nhóm đất đen: có diện tích 446,98 ha chiếm 42,15% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã, phân bố thành các vùng rộng lớn, có địa hình thay đổi từ bằng phẳng đến
dốc vừa. Loại đất này hình thành trên đá mẹ bazan hoặc mẫu chất giàu kiềm, phân


 


 

bố ở vành đai nhiệt đới ẩm đã có những biểu hiện khá rõ của quá trình rữa trôi và
tích tụ sét vẫn còn ở mức thấp.
Căn cứ vào đặc tính Gley, vertic, ferric và màu sắc của tầng tích tụ, mức độ
và độ sâu của tầng kết von chúng ta chia nhóm đất đen thành hai đơn vị.
Đất nâu thẩm tầng đá nông: có diện tích là 212,6792 ha chiếm 20,46% tổng
diện tích tự nhiên.
Đất nâu thẩm tầng đá sâu: có diện tích là 201,1305 ha chiếm 19,35% tổng
diện tích tự nhiên.
 Tính chất lý hóa học của đất đen:
Thành phần cơ giới: đất đen có thành phần cơ giới trung bình từ thịt pha cát
mịn đến thịt pha cát xét riêng đất đen Gley có thành phần cơ giới nặng hơn.
Tính chất lý hóa học: đất đen hơn hẳn các loại đất khác về tính chất lý hóa
học, thường ít hoặc không bị chua, dung lượng cation trao đổi cao, giàu các cation
kiềm trao đổi đặc biệt là Ca++ và Mg++. Vì vậy đất đen có độ phì nhiêu rất cao.
Đặc tính hóa học: đất đen có độ mùn và giàu đạm đạt khoảng 2 – 4% 0C và
0,12 – 0,15%N. Khả năng sử dụng loại đất này phụ thuộc vào tình trạng thoát nước
và giữ nước.
Đất đen có địa hình cao có thể trồng nhiều loại cây như: đậu, bắp và cây dài
ngày như: cà phê, tiêu, điều…

Đất đen có địa hình thấp có khả năng trồng lúa nước vào mùa mưa hoặc mùa
khô ở những vùng có khả năng tưới tiêu tốt.
 


 


 

Bảng 2.2 Phân loại đất
KÝ HIỆU

TÊN VIỆT

DIỆN TÍCH

NAM

(ha)

Acri-Rhodic

Đất đỏ thẩm

613.8459

57,88

Ferrasl


tích tụ sét

Epilithi-

Đất đỏ thẩm

212.6792

20,06

Xanthic

tầng đá nông
222.0346

20,94

DIỆN TÍCH SÔNG SUỐI

11.9407

1,13

TỔNG DT TỰ NHIÊN

1060.47

100


FRr.ac

TÊN PHAO

LVx.li1

TỶ LỆ (%)

Luvisols
LVx.li2

Endohyp

Đất nâu

Erferric-

thẩm tầng đá

Luvisols

sâu

(Nguồn: UBND xã)
 Tài nguyên nước
Nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn xã Xuân Tân chủ yếu là một số các
con suối , như suối Gia Liêu, suối Gia Trấp. Nhìn chung hệ thống suối trên địa bàn
xã thường cạn vào mùa khô, do đó việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
còn nhiều hạn chế.
Nước ngầm: nằm trong khối cao nguyên Đông Nam Bộ trên nền đá bazan

nên nguồn nước ngầm rất phong phú và có chất lượng tốt. Tuy nhiên nguồn nước
hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, không theo quy định làm ảnh hưởng rất lớn đến
trữ lượng và nguồn nước chung.
 Tài nguyên rừng
Trước năm 1975, xã Xuân Tân vẫn có diện tích rừng che phủ, nhưng sau
1975 cùng với việc di dân tự do và di dân đi vào vùng kinh tế mới vào xã và những
hoạt động khai hoang lập ấp mà kết quả của hoạt động này cho đến bây giờ diện
tích rừng của xã không còn. Bù lại xã chủ yếu là chuyên canh cây công nghiệp dài
ngày nên độ che phủ bề mặt vẫn được bảo đảm.


 


 

 Thực trạng nôi trường
Đặc thù của xã Xuân Tân là chuyên canh cây lâu năm và các hoạt động sản
xuất còn chưa phát triển, nhất là các ngành thải ra chất thải độc hại chưa có. Do đó
xã xuân tân có không khí khá trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất là các
vườn cây ăn trái xanh tươi thoáng mát. Đây cũng chính là tiềm năng cho ngành du
lịch vườn và du lịch sinh thái phát triển.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
Xuân Tân là xã có nền kinh tế đa dạng về ngành nghề, tuy nhiên chiếm vị trí
chủ đạo vẫn là nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế vẫn là nông nghiệp – thương nghiệp
dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Ước tính tổng sản phẩm quốc dân năm 2005 đạt
khoảng 41,52 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng các ngành là:
Bảng 2.3: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp
Nông nghiệp


46,7%

Trồng trọt

73,4%

Chăn nuôi

26,6%

Thương nghiệp dịch vụ

32,9%

Tiểu thủ công nghiệp

20,4%
(Nguồn: UBND xã)

Thu nhập bình quân đầu người đạt 5,64 triệu đồng/năm. Nhưng sức sống
không đồng đều trong xã, sự chênh lệch giàu nghèo còn ở mức cao.
Là xã có vị trí thuận lợi về giao thông và có những chính sách ưu đãi nên đã
thu hút được các nhà đầu tư vào xã. Đến nay trên địa bàn xã đã hình thành các công
ty xí nghiệp như công ty xuất nhập khẩu Đồng Nai, xưởng chế biến hạt điều, công
ty cao su Đồng Nai và một số cơ sở chế biến nhỏ khác. Song song với phát triển
công nghiệp, ngành thương mạị dịch vụ cũng phát triển, tạo nên sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hợp lý. Ngành nông nghiệp tuy tạo ra giá trị sản phẩm không cao nhưng
phần lớn dân số trên địa bàn xã sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.



 


 

Sự phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ kéo theo
nhu cầu sử dụng đất mới, nhằm đảm bảo sự hài hòa trong quá trình phát triển kinh
tế và xã hội.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xuân Tân là một xã có nền kinh tế tổng hợp với dự đa dạng hóa về
ngành nghề, tuy nhiên chiếm vị trí chủ đạo vẫn là nông nghiệp. cơ cấu kinh tế vẫn
là nông nghiệp – thương nghiệp, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người
Năm

Thu nhập bình quân đầu người (triệu
đồng)
2,5
3,0
6,0

2001
2004
2005

(Nguồn: UBND xã)
Điều này cho thấy mức sống của nhân dân trong xã đang dần được cải thiện
về nhiều mặt.
Bộ mặt kinh tế xã hội của xã luôn được đổi mới, đời sống của nhân dân

không ngừng tăng lên. Với những tiến bộ và những thành quả mà địa phương đã đạt
được như: năng suất cây trồng ngày càng được tăng lên năm sau cao hơn năm trước,
điều kiện y tế giáo dục, thông tin văn hóa ngày càng tốt đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân. Giao thông, điện, đường, trường, trạm đáp ứng được nhu cầu của người
dân.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp năm 2011:
Bảng 2.5: Cơ cấu chuyển dịch kinh tế
Nông nghiệp

25,68%

Tiểu thủ công nghiệp

35,18%

Thương mại – dịch vụ

39,14%
(Nguồn: UBND xã)


 


 

 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Hiện trạng về nông nghiệp
Trồng trọt: trong những năm qua do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận

lợi cho sản xuất nông nghiệp như nắng hạn, sâu bệnh,… làm cho năng suất một số
loại cây trồng giảm sút, bên cạnh đó giá vật tư nông nghiệp tăng cao nên tạo ra
những khó khăn cho người sản xuất.
Xã đã chuyển đổi được 66,6 ha vườn tạp, già cỗi sang các loại giống mới giá
trị kinh tế cao, thành lập được câu lạc bộ năng suất cao với 37 hộ viên (78 ha).
Chăn nuôi: tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã có những chuyển biến tích
cực. Mặc dù trong nhũng năm qua dịch cúm da cầm xãy ra gây thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành chăn nuôi trên địa bàn xã.
Năm 2003 có 5.664 con heo, đến nay có 7.220 con. Ngoài ra nhiều hộ nuôi
dê, gà, ba ba, trồng nấm mèo.
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Với vị trí khá thuận lợi xã Xuân Tân có tốc độ phát triển tiểu thủ công
nghiệp trong những năm qua nhìn chung là tương xứng với tiềm năng sẵn có của
địa phương.
Xã hiện có 19 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 83 cơ sở kinh doanh thương mại –
dịch vụ, 220 cơ sở môn bài bậc 5, bậc 6. Như vậy so với năm 2004 cơ sở thương
mại dịch vụ tăng 43 hộ. trên địa bàn có 11 doanh nghiệp tư nhân và 2 doanh nghiệp
nhà nước thu hút 1.500 lao động tại địa phương góp phần giải quyết việc làm cho
người lao động.
2.1.2.2 Về xã hội
 Dân số
Theo số liệu của phòng thống kê thị xã, dân số của xã được phân bổ như sau:
Bảng 2.6: Dân số
Năm
2005
2011

Số hộ
1673
2013


Số khẩu (người)
9697
9730
(Nguồn: UBND xã)
10 

 


 

Bảng 2.7: Tỷ lệ tăng dân số
Năm
2004
2005
2010

Tỷ lệ tăng dân số (%)
1,41
1,3
<1
(Nguồn: UBND xã)
Dân cư phân bố tập trung ở khu vực trung tâm ấp Cẩm Tân, Tân Phong, dọc

theo tuyến đường quốc lộ 1A ngoài ra còn có một số hộ sống rãi rác trong các
nương rẫy dưới dạng các nhà vườn.
 Giao thông
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn thiện, ngoài QL 1A
và Quốc lộ 56 xã còn có mạng lưới giao thông rãi đều ở các ấp phục vụ việc đi lại

và vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn xã.
Bảng 2.8: Hiện trạng giao thông xã Xuân Tân
Tên đường

Cấp đường

Chiều dài (m)

Chiều rộng (m)

Quốc lộ 1A

Nhựa

3750

30

Quốc lộ 56

Nhựa

1000

20

Cầu Thầy Tư

Đường đất đỏ


850

15

1800

10

1600

15

Tân

Phong

– Đường đất đỏ

Nông Doanh
Cẩm Tân - Nông Nhựa
Doanh
Nông Doanh

Nhựa

1530

15

Tân Phong


Đường đất đỏ

600

10

Cẩm Tân

Đường đất đỏ

1000

10
(Nguồn: UBND xã)

11 
 


 

 Giáo dục và đào tạo
Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm (cấp I còn 0,1%, cấp II còn 1,2%), tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp cấp I đạt 98%, cấp II đạt 91,03%.
 Y tế
Hiện tại trạm y tế xã có 5 cán bộ y tế và 1 bác sỹ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
còn 16,41%, hiện nay trạm y tế đã có tổ chẩn trị y học cổ truyền.
 Văn hóa
Có 98% gia đình đăng ký gia đình văn hóa, kết quả bình xét 96,42% hộ gia

đình đạt văn hóa, thành lập được câu lạc bộ thơ ca, cầu lông, bóng đá.
2.2 Một số nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam.
 Huỳnh Văn Dũng (2011) với đề tài: “Tìm hiểu một số mô hình nông lâm
kết hợp ở Ấp 3 xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai” kết luận trong các
mô hình đã điều tra thì những mô hình có cây tiêu và cây ăn trái hay chăn nuôi thì
thường được bố trí ở gần nhà với diện tích canh tác thường không lớn (biến thiên
trong khoảng từ 0,06-0,7 ha).
 Đinh Văn Đức (2011) đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các mô hình nông lâm kết hợp tại ấp 3, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng
Nai” có kết luận tại ấp 3 có 6 hình thức sử dụng đất theo phương thức NLKH. Bao
gồm: Xoài-Mì-Nuôi gà, Xoài-Mì-Điều-Nuôi gà, Xoài-Điều-Tiêu-Nuôi gà, Xoài-Ớt,
Xoài-Điều-Ớt và Xoài-Mít-Rau màu. Trong các mô hình NLKH trên cây xoài là cây
trồng chính, các loại cây trồng khác chỉ là cây trồng phụ trồng kết hợp để tăng thêm
thu nhập.
Xoài là cây trồng chủ yếu và cho thu nhập chính ở địa phương giống xoài
dùng để trồng là xoài ba mùa hay xoài thái lan, cho năng suất cao nên được nhiều
hộ dân áp dụng. Vì điều kiện khí hậu ở địa phương phù hợp làm các giống xoài phát
triển tốt đạt năng suất cao nên các hộ đã tập trung phát triển xoài.
 Đoàn Thị Mỹ Linh (2011) với đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sản xuất của các
hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai” với kết luận các hệ thống NLKH đã nghiên cứu là sự kết hợp các thành phần

12 
 


 

cây gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả, vật nuôi, cá, nấm trên một diện tích đất. Tùy
theo điều kiện của mỗi nông hộ làm nên tính đa dạng của các hệ thống NLKH ở địa

phương. Là những hệ thống có sản phẩm đa dạng, đảm bảo tính bền vững và thỏa
mãn tiêu chí của NLKH: bảo vệ môi trường, tăng thu nhập và giảm rủi ro.
Các hệ thống đều là sự kết hợp của cây công nghiệp với cây ăn quả, cây công
nghiệp với vật nuôi, trong đó thu nhập chính ở địa phương là cây công nghiệp và
vật nuôi còn cây ăn quả chỉ là thu nhập phụ thêm không giống như ở xã Xuân Tân
thu nhập chính của các vườn phần lớn là từ CAT.
Các hệ thống NLKH đều đem lại sản phẩm đa dạng và phong phú như sản
phẩm từ gỗ, cây ăn quả, cây công – nông nghiệp, lương thực thực phẩm…nhưng
dòng thị trường để tiêu thụ các sản phẩm còn hạn chế chưa được phát triển mạnh ở
địa phương.
 Đào Thị Thúy Nga, 2009: “Phân tích sự thay đổi các thành phần trong hệ
thống nông lâm kết hợp tại ấp Bầu Phụng, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai”. Cho ta thấy được các yếu tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi các thành phần
trong hệ thống NLKH vì do hiệu quả kinh tế của cây trồng, dòng thị trường của sản
phẩm và điều kiện thời tiết ở địa phương đã kéo theo sự thay đổi các thành phần
trong hệ thống NLKH.
Các nghiên cứu trên đều đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về việc lựa chọn các
mô hình NLKH của từng địa điểm nghiên cứu là: Hiệu quả về kinh tế, dòng thị
trường và nhu cầu xã hội, diện tích đất canh tác, khoảng cách từ nhà đến diện tích
đất canh tác. Trong đó hiệu quả về kinh tế và ổn định giá cả là nhân tố quyết định
ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn các mô hình và các nghiên cứu đều rút ra được
những điểm mạnh, điểm yếu bên trong và bên ngoài của từng mô hình.
Các nghiên cứu được thực hiện ở Đồng Nai đã cho thấy những điểm tương
đồng khi các đề tài làm về khía cạnh NLKH đều có những mặt hạn chế bên trong
(thị trường, diện tích đất...) và bên ngoài (vốn, tiếp cận kỹ thuật canh tác…) là như
nhau từ đó có thể rút ra nhận xét các hộ đang sản xuất dựa trên mô hình NLKH ở
Đồng Nai đều giống nhau một phần cơ hội và thách thức trong phát triển NLKH.

13 
 



 

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
Mô tả các mô hình NLKH tại địa điểm nghiên cứu.
Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của các kỹ thuật NLKH
tại địa điểm nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác trong các mô hình
NLKH chưa đem lại hiệu quả cao của người dân địa phương để tăng thêm
thu nhập.
3.2 Nội dung
 Tài liệu hóa các kỹ thuật NLKH tại địa điểm nghiên cứu
Xác định tên của các mô hình NLKH tại xã Xuân Tân
Tóm lược về lịch sử hình thành các mô hình NLKH tại địa phương
Mô tả các tác động qua lại giữa các thành phần của kỹ thuật NLKH
 Xác định các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất NLKH
Đặc điểm tự nhiên làm tác động đến sản xuất NLKH.
Các thành phần kinh tế của địa phương.
Tình hình về xã hội ảnh hưởng đến sản xuất NLKH.
 Đề xuất một số biện pháp cải thiện các biện pháp canh tác trong các mô hình
NLKH chưa đem lại hiệu quả cao của người dân địa phương để tăng thêm thu nhập.

14 
 



×