Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.75 KB, 87 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm
và mưa nhiều.Tổng diện tích đất tự nhiên là 330.910 km
2
(2013) Diện tích đất
đồi núi chiếm khoảng ¾ diện tích cả nước [3]. Với điều kiện khí hậu thuận lợi
làm cho thảm thực vật rừng ở Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại và
đa dạng sinh học cao, đặc biệt đối với cây trồng, vật nuôi có điều kiện để sinh
trưởng và phát triển tốt. Đây có thể coi là một tiềm năng lớn cho phát triển
nông – lâm nghiệp ở nước ta.
Bên cạnh những thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, cũng có nhiều khó
khăn như: Tài nguyên bị suy thoái, thiên tai, dịch bệnh phát sinh nhanh, trình
độ khoa học kỹ thuật của người lao động còn thấp, chủ yếu là lao động thủ
công, đặc biệt là người dân miền núi, trung du, dẫn đến khả năng sử dụng đất
chưa hợp lý, nhất là canh tác trên đất dốc. Nhiều nơi người dân vẫn còn chủ
yếu sản xuất theo phương thức du canh, du cư hay canh tác độc canh làm cho
nhiều nguồn tài nguyên đất bị suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến các hiện tượng
xói mòn, rửa trôi… Nhiều diện tích đất lâm nhiệp và đất sản xuất nông nghiệp
bị thoái hóa, giảm độ phì dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng suy giảm.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm qua, nhà nước đã hoàn
thành công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn nông thôn miền núi và đưa
ra được một số chủ trương chính sách như : chính sách giao đất giao rừng,
đầu tư vốn, kỹ thuật giúp phát triển nông – lâm nghiệp thông qua các chương
trình dự án của nhà nước.
Để sử dụng tài nguyên đất đai, khí hậu và phát huy vai trò của các cây
trồng, vật nuôi ngày càng một hiệu quả cao thì có nhiều giải pháp và thách
1
thức, trong đó phải kể đến các dạng mô hình sản xuất nông – lâm nghiệp. Một
trong những dạng mô hình sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tận


dụng đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững phổ biến hiện nay là thiết kế và
xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (NLKH). Đây là phương thức sử dụng
đất tổng hợp giữa lâm nghiệp với ngành nông nghiệp (gồm: trồng trọt, chăn
nuôi và thủy sản). Phương thức sản xuất này có nhiều ưu điểm đảm bảo việc
sử dụng đất một cách tốt nhất đem lại nguồn thu nhập cho người dân, đảm
bảo tính an toàn về môi trường được người dân các vùng chấp nhận. Tuy
nhiên, vẫn phải có đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của mô hình
NLKH để có cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch phát
triển NLKH bền vững.
Dân Tiến là một xã vùng cao, nằm ở phía đông nam của huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên. Trong nhiều năm trở lại đây được sự quan tâm của
Đảng, Nhà Nước và sự cố gắng của người dân, đã đưa ra và áp dụng các hệ
thống NLKH trên diện tích đất của xã. Bước đầu hệ thống NLKH đã có thu
nhập, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phải xem xét, cần có hướng
phát triển để tạo ra được hệ thống sản xuất có hiệu quả cao và bền vững về cả
3 mặt : kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Để giúp người dân tại xã có những giải pháp để thiết kế xây dựng các
hệ thống NLKH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần nâng cao đời
sống cho người dân tại địa phương là việc làm cần thiết. Xuất phát từ những
lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp
phát triển mô hình NLKH tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên”. Để từ đó nhằm đánh giá được hiệu quả các mô hình và nhân rộng,
đề xuất các giải pháp phát triển mô hình NLKH trong toàn xã, đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tại địa phương.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xây dựng nhằm đề xuất giải pháp để phát triển các mô hình
NLKH từ đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống góp phần bảo vệ môi
trường cho người dân tại xã Dân Tiến.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng phát triển mô hình NLKH tại xã Dân Tiến,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
NLKH trên địa bàn xã
- Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình NLKH nhằm nâng cao hiệu
quả, tính bền vững và nhân rộng mô hình NLKH.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu
khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công
việc để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở để
củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt động
thực tiễn.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển NLKH để phát huy
tiềm năng, hạn chế và đáp ứng được mong muốn của người dân, từ đó góp
phần cho các cấp chính quyền trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ
phát triển những hệ thống NLKH có hiệu quả cao nói riêng và phát triển
khinh tế xã hội chung của địa phương.

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được đề xuất vào thập
niên 60 bởi King (1979). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm được phát triển để
diễn tả hiểu rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là một khái niệm khác nhau
được phát triển cho đến hiện nay :
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai bền vững làm gia
tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể

cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau
trên một diện tích đất và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tương ứng với các
điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương [11].
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây
lâu năm với hoa màu và/ hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh
thái xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian để gia tăng sức
sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên đơn
vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kĩ thuật thấp và trên các vùng
đất khó khăn (Nair, 1987)[16].
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản
phẩm rùng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện
tích thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng
dân cư địa phương[11].
Nông lâm kết hợp là tên chung của hệ thống sử dụng đất trong đó các
cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp…)
được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa
màu và/ hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian.
4
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt
sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lundgren và Raintree,1983)
[9].
Những khái niệm trên mô tả đơn giản hệ thống NLKH như một loạt các
hướng dẫn cho hoạt động sử dụng đất liên tục. Ngày nay nó được xem như là
một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự
đa dạng của quản lý tài nguyên một cách bền vững.
Trong các văn bản của ICRAF định nghĩa về NLKH như sau: “NLKH
bao gồm các hệ thống canh tác sử dụng đất khác nhau trong đó loài cây thân
gỗ lâu năm (bao gồm cả các cây bụi thân gỗ, các loài cây họ dừa và họ tre
nứa) được trồng với cây nông nghiệp hoặc vật nuôi cùng đơn vị diện tích đất
canh tác đã được quy hoạch sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp,chăn

nuôi thủy sản. Chúng được kết hợp với nhau đồng thời hay kế tiếp nhau về
mặt không gian và thời gian. Mặt khác có loại hệ thống NLKH cả hai yếu tố
sinh học và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau với các bộ phận hợp thành hệ
thống đó”[11].
2.2 Đặc điểm của mô hình NLKH
2.2.1 Đặc điểm NLKH
2.2.1.1 Theo ICRAF
Với định nghĩa trên, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là NLKH
khi nó có các đặc điểm sau:
- Có ít nhất hai loại thực vật (hay thực vật và động vật), trong đó phải
có ít nhất một loại cây gỗ lâu năm.
- Một hệ thống NLKH có ít nhất hai hoặc nhiều sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ sản xuất hệ thống NLKH thường dài hơn một năm.
- Đa dạng về phương diện kinh tế và sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc
và chức năng sinh thái học) so với canh tác độc canh.
5
- Có mối quan hệ tương hỗ giữa thành phần cây thân gỗ và thành phần
khác trong hệ thống.
2.2.1.2 Theo Nair
- NLKH là khái niệm chung để chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm
việc trồng các cây lâu năm kết hợp với cây hoa màu và gia súc trên cùng đơn
vị diên tích.
- Phối hợp giữa tự sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn nguồn
tài nguyên cơ bản của hệ thống.
- Chú trọng sử dụng các loại cây địa phương, bản địa đa tác dụng.
- Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa
và đầu tư thấp.
- Quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội.
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống phong phú, đa dạng hơn so với
canh tác độc canh.

2.2.2 Phân loại hệ thống NLKH
Theo Nair (1989), có bốn nguyên tắc đặt cơ sở cho việc phân loại đó là:
- Cơ sở cấu trúc: Cấu trúc thành phần và sự phối hợp theo không gian
hay thời gian.
- Cơ sở chức năng: Dựa trên vai trò chủ yếu của thành phần cây thân gỗ.
- Cơ sở sinh thái: Dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh
thái của hệ thống.
- Cơ sở kinh tế, xã hội: Dựa vào mức độ đầu tư trình độ quản lý nông
trại, mục đích thương mại.
Các nguyên tắc trên có mối quan hệ với nhau, ngoài ra còn có các
nguyên tắc khác như: dân sinh kinh tế và vùng sinh thái được sử dụng và làm
nền tảng chia theo nhóm mục đích[16].
6
Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH trên thế giới, chúng ta
biết được rằng NLKH đã được phát triển từ rất sớm và đã được các nước chú
trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô và phương thức kết
hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao.
2.3 Tình hình nghiên cứu NLKH trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu NLKH trên thế giới
Theo ước tính của (FAO,1994), du canh là nguyên nhân tạo ra hơn
70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở Châu Phi, diện tích đất rừng
bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở Châu Phi
khoảng 16% Châu Mỹ La Tinh và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của Châu
Á[12].
Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một
tập quán phổ biến là "chặt và đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng
với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác
này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX, và vẫn còn ở một số
vùng của Đức đến tận những năm 1920[13].
Sau du canh là sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt

đới.Theo Blafozd 1958, nguồn gốc của tên gọi phương thức này là từ địa
phương của ngôn ngữ Myanma. “Taung” nghĩa là canh tác, “Ya” là đồi núi.
Taungya nghĩa là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng
nghĩa với phương thức canh tác trên đất dốc[6].
Vào cuối thế kỷ XIX hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở
Myanma dưới sự bảo về của thực dân Anh trong các đồn điền trồng gỗ Tếch
(Tectona Grandis). Người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các
hàng cây chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm, phương
thức này sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi, những nghiên
cứu phát triển các hệ thống kết hợp này thường hướng vào mục đích sản xuất
7
lâm nghiệp được thực hiên bởi các nhà lâm nghệp với việc luôn cố gắng bảo
đảm các nguyên tắc:
+ Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây trồng là đối
tượng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống.
+ Sinh trưởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp.
+ Tối ưu hóa về thời gian canh tác từ cây trồng nông nghiệp sẽ bảo đảm
tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng nhanh của cây trồng thân gỗ.
+ Loại cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loại cây nông nhiệp.
+ Tối ưu hóa mật độ để đảm bảo sinh trưởng liên tục của cây trồng thân
gỗ. Chính vì vậy mà các hệ thống này chưa được xem xét như một hệ thống
quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair,1987)[16].
Nhiều phương thức canh tác truyền thống ở châu Á, Châu Phi và khu
vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để
nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản
phẩm phụ khác nhau như: gỗ, củi, đồ gia dụng,
Thông qua sự phát triển những hệ thống NLKH ở các nước trên thế
giới, chúng ta biết được rằng NLKH đã được phát triển từ rất sớm và đã được
các nước chú trọng áp dụng để có được hệ thống NLKH với quy mô và
phương thức kết hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao.

2.3.2 Tình hình nghiên cứu NLKH trong nước
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác
NLKH đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Với hệ thống canh tác nương rẫy truyền
trống của đồng bào dân tộc ít người.
Hệ thống sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả
nước, làng truyền thống của người Việt cũng có thể xem là một hệ thống
NLKH bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chuyển vật
chất và năng lượng (Nguyễn Văn Sở và cs, 2002)[9].
8
Từ thập niên 60,song song với phong trào thi đua sản xuất hệ sinh thái
Vườn – Ao – Chuồng (V.A.C) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển
mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều biến thế khác nhau thích hợp
cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng
(R.V.A.C) và vườn đồi được phát triển mạnh ở các khu vực dân cư miền núi.
Các dự án được tài trợ của các tổ chức Quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh
tác trên đất dốc theo đường đồng mức SALT(Sajjapongse,1982)[5].
Trong 2 thập niên gần đây phát triển nông thôn miền núi theo phương
thức NLKH ở các khu vực tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước, những hệ thống NLKH đang ngày càng phát triển và nó thực sự
mở ra hướng đi mới trong nền sản xuất NLN nước nhà.Đặc biệt từ sau khi có
các nghị định của Thủ tướng chính phủ như: Nghị định 327/CP tháng 9 năm
1992 về chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt
nước (Nghị định 327, năm 1992).
Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/07/1994 quy định về việc giao đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
đã thúc đẩy hoạt động NLKH phát triển rộng rãi thêm một bước nữa hệ thống
NLKH đang tồn tại ở Việt Nam như : R.V.A.C, V.Rg, V.A.C, R.V.C, R
Đang ngày càng phát huy hiệu quả bảo vệ đất nước, tăng năng suất cây
trồng góp phần ổn định cuộc sống của người dân trung du, miền núi, nhiều hộ
gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ thực hiện NLKH.

Theo Vũ Biệt Linh và cộng sự (1995) canh tác NLKH tạo năng suất
cao với nhiều sản phẩm hàng hóa, bảo vệ được tính đa dạng sinh học của
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm[8].
Báo cáo kết quả thực hiện dự án (1997) tại huyện Na Rì Bắc Kạn
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chủ trì dự án. Xây dựng mô hình áp
dụng tiến bộ KHKT nhằm góp phần ổn định phát triển nông thôn vùng cao.
9
Dự án đã thiết kế 26 mô hình SALT đưa các giống cây ăn quả và đặc sản có
giá trị kinh tế cao như vải, nhãn, hồng không hạt, cam Cây lâm nghiệp
trồng xen với cây họ đậu và cây lương thực . Kết quả cho thấy cây ăn quả vải,
nhãn có tỷ lệ sống 55%, các cây khác có tỷ lệ sống 80- 83% sinh trưởng phát
triển tốt. Qua kết quả đánh giá sơ bộ các hệ thống canh tác NLKH là thành
công , việc chuyển giao tiến bộ KHKT bằng xây dựng mô hình trình diễn là
hướng đi đúng cần được nhân rộng[2].
Các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO
và IRR năm 1995.
Các chương trình nghiên cứu để phát triển các hệ thống NLKH được
thực hiện trên quan điểm dựa vào người dân, có người dân tham gia, coi trọng
kiến thức bản địa của người dân địa phương, từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các
hệ thống NLKH đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng
phát huy hiệu quả sử dụng đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng suất cây
trồng góp phần ổn định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế người dân tham
gia[7].
Các tác giả Hoàng Hòe, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã
phân hệ thống canh tác NLKH ở nước ta thành 8 hệ thống chính gọi là “hệ
canh tác” là đơn vị cao nhất. Dưới hệ canh tác là “phương thức” hay “kiểu”
canh tác, cuối cùng là hệ thống.
Theo nguyên tắc phân loại này, hệ canh tác NLKH ở Việt Nam được chia
thành 8 hệ sau: hệ canh tác N – L, hệ L – Ng, hệ N – L – Ng, hệ O – CLG, hệ
L – S, hệ cây lấy gỗ đa tác dụng, hệ N – Ng, hệ N – L – S. Các hệ này được

chia làm 27 kiểu canh tác khác nhau tùy theo vùng sinh thái. Cuối cùng là mô
hình NLKH hộ gia đình[5].
10
2.4 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Dân Tiến là một xã miền núi vùng cao có vị trí địa lý nằm ở phía
Đông Nam của huyện Võ Nhai cách trung tâm huyện 16km.
- Phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp với xã Tràng Xá.
- Phía Đông, Đông Bắc giáp với xã Phương Giao.
- Phía Đông, Đông Nam giáp với xã Bình Long.
- Phía Nam giáp với xã Đồng Vương, Canh Mậu, Xuân Lương huyện
Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây, Tây Nam giáp xã Liên Minh.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 5.473.83 ha, có 1.560 hộ 6.576 khẩu
(2013) được phân thành 12 xóm.
2.4.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu
Địa hình xã có tính đặc thù dãy núi đã vôi dốc đứng bị chia cắt bởi các
khe nước ngầm là nguồn nước khá phong phú phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Hướng dốc chính của địa hình: Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và
từ các sườn núi dốc về Lạng Sơn chạy dọc theo tuyến quốc lộ ĐT 265.
Dân Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ.
Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông ít mưa, khô và giá lạnh, nhiều sương
mù, sương muối ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp[3].
- Nhiệt độ trung bình : 24,5
0
C.
- Độ ẩm trung bình : 81,5%.
11

- Lượng mưa trung bình trong năm: 2.000 mm, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, mưa tập trung nhiều vào tháng 6,7 và tháng 8. Tổng lượng mưa
chiếm đến 75% lượng mưa cả năm.
- Nắng : Số giờ nắng bình quân trong năm 1200h/ năm, phù hợp với
một số cây trồng như: cây lương thực, lúa, khoai, ngô , cây lâm nghiệp: keo,
mỡ , cây ăn quả: vải, na, nhãn, quýt , cây nông nghiệp ngắn ngày: cây
thuốc lá
- Chế độ gió: Theo hai hướng chính: Hướng Đông Nam vào mùa mưa
và hướng Đông Bắc vào mùa khô tương đối ổn định. Vận tốc gió trung bình
theo hướng Đông Bắc đạt 1,2 m/s.
2.4.1.3 Các nguồn tài nguyên, khoáng sản
* Đất đai :
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.473,83 ha, gồm đất nông nghiệp
4.123,49ha, đất phi nông nghiệp: 281,51ha, đất chưa sử dụng: 1.070,84 ha.
Trong đó:
+ Đất trồng lúa: 414,8ha
+ Đất trồng cây hàng năm: 1.088,98ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 209,39ha
+ Đất chuyên dùng: 85,21ha
+ Đất ở: 49,36ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,07ha
+ Đất sông suối: 144,86ha
Mật độ dân cư: 59 người/ km
2
.
* Tài nguyên rừng:
Dân Tiến có tổng diện tích đất rừng là 2.807,17ha. Trong đó
828,68ha là rừng sản xuất, 1.929,49 là rừng phòng hộ, đây là diện tích rừng
12
cần được bảo vệ chặt chẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng

môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn cho lòng hồ Quán Chẽ để phục vụ
nước tưới cho nông nghiệp, hạn chế xói mòn rửa trôi.
13
* Tài nguyên nước:
Diện tích ao hồ, sông suối trên địa bàn xã là: 152,32 ha, trong đó diện
tích đang nuôi trồng thủy sản là 47,10 ha , diện tích có khả năng để nuôi trồng
thủy sản là 17,95ha.
Nguồn nước mặt trên địa bàn xã khá phong phú với hệ thống khe, suối, ao,
hồ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với lượng mưa trung bình/ năm
khá lớn đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Nguồn nước ngầm do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi nên
ngoài phần nước mặt từ sông, suối, trên địa bàn xã còn có các nguồn nước
ngầm từ trong núi đá vôi chảy ra với trữ lượng lớn.
* Khoáng sản:
Nguồn tài nguyên về đá vôi của xã rất phong phú thuận lợi cho phát
triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành mỹ nghệ. Bên cạnh đó xã còn
có nguồn đất sét khá dồi dào thuận lợi cho sản xuất gạch nung, lượng cát sỏi
trên dòng sông rong tương đối rất thuận lợi cho công tác xây dựng tận dụng
nguồn tài nguyên tại chỗ cho công tác xây dựng các công trình tại địa
phương.
2.4.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
2.4.2.1 Dân số
Dân Tiến là xã có dân số đông, phân bố chưa đồng đều. Hiện trạng
dân số của từng thôn, xóm được thể hiện ở bảng 2.1

14
Bảng 2.1 Hiện trạng dân số xã Dân Tiến năm 2013
STT Tên các thôn Số hộ Số khẩu
1 Đồng Rã 171 687
2 Bắc Phong 100 411

3 Tân Tiến 223 962
4 Đồng chuối 123 570
5 Đoàn kết 187 643
6 Ba Phiêng 44 170
7 Đồng Vòi 66 299
8 Làng Chẽ 197 861
9 Đồng Quán 152 651
10 Làng Mười 174 665
11 Phương Bá 70 290
12 Thịnh Khánh 83 345
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của xã Dân Tiến, 2013)
2.4.2.2 Lao động
Theo kết quả điều tra dân số tính đến năm 2013, dân số toàn xã là
6.500 người với 1513 hộ, tổng số lao động là 3.277 người chiếm 50% dân số
toàn xã. Trong những năm qua, công tác dân số thu được những kết quả nhất
định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,4%. Nguồn lao động tuy đông
nhưng thiếu về chất lượng, số lượng lao động trong nông nghiệp chiếm số
lượng lớn.
Bảng 2.2 Tổng hợp cơ cấu lao động xã Dân Tiến năm 2013
Cơ cấu Số lượng ( người) Tỷ trọng %
Trong độ tuổi LĐ 3.277 100
LĐ nông nghiệp 2.294 70%
LĐ dịch vụ thương mại 983 30%
LĐ khác
(Nguồn: Theo số liệu thống kê xã Dân Tiến năm 2013)
15
2.4.2.3 Cơ sở hạ tầng
* Giao thông :
Toàn xã hiện có 22 tuyến giao thông nông thôn, tổng chiều dài
100,8km, trong đó rải nhựa mặt đường 12km và bê tông hóa là 3,2 chiếm tỷ lệ

26,6%, 45 tuyến giao thông ngõ xóm và nội đồng với tổng chiều dài là
30,7km, trong đó ngõ xóm là 24,9km, nội đồng 5,8km đường nội đồng (đều là
đường đất chưa được bê tong hóa).
Cầu giao thông có 4 cầu : trong đó cầu bê tông cốt thép 3 cầu, cầu sắt
nông thôn 1 cầu.
* Thủy lợi :
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất trên địa bàn xã:
- Đập thủy lợi : Toàn xã có 6 đập do xã quản lý (bao gồm cả các đập
nhỏ lẽ), trong đó đã kiên cố được 2 đập đã được đầu tư xây dựng.
- Hệ thống kênh mương : có 14,3km kênh mương do xã quản lý, trong
đó đã kiên cố được 4,3km.
* Hệ thống cấp điện:
Toàn xã có 6 trạm biến áp 35/0,4KVA và 20km đường dây hạ thế
(trong đó có 20km đạt chuẩn); số hộ sử dụng điện thường xuyên là 1.560 hộ
đạt 100%.
* Hệ thống trường học :
Hiện tại xã có 6 trường học các cấp : 2 trường mầm non, 2 trường tiểu
học, 2 trường trung học cơ sở.
Khối trường mầm non có 23 phòng trong đó có 20 phòng học, khối
trường tiểu học có 37 phòng trong đó 26 phòng học, khối trường trung học cơ
sở có 16 phòng trong đó có 13 phòng học.
Tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 51,36%, bán kiên cố 40,82%, phòng
tạm chiếm 7,81%. Hiện tại xã có ¾ trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.
16
* Cơ sở vật chất văn hóa:
Hiện nay xã vẫn chưa có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn, trên
địa bàn xã có 12/12 xóm đã có nhà văn hóa nhưng chưa đạt chuẩn và các xóm
đều chưa có khu thể thao.
* Chợ:
Hiện nay xã vẫn chưa có chợ đạt tiêu chuẩn, chỉ có chợ họp tạm hàng

ngày và chợ phiên.
* Bưu điện :
Hiện nay đã có 1 bưu điện văn hóa xã. Số máy điện thoại cố định năm
2010 đạt 420 máy, mật độ đạt 40 máy/ 100 hộ dân.
Xã đã có tủ sách pháp luật đặt tại Trụ sợ UBND xã, song số lượng
người dân đến tìm đọc còn hạn chế.
Mạng đường truyền internet trên địa bàn xã đã đến 12/12 xóm, có 40
hộ sử dụng mạng internet (số liệu năm 2013).
* Hiện trạng nhà ở nông thôn:
Hiện trên địa bàn xã có 956 hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt tỷ lệ
61,28% so với tổng số hộ, có 30 hộ có nhà tạm (chiếm tỷ lệ 1,92 so với tổng
số hộ).
Trong những năm qua, huyện Võ Nhai cùng với các xã đã tập trung đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như kiên cố hóa
kênh mương, đập chứa nước, tăng cường việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật chọn cây giống, con phù hợp có
năng suất cao, chất lượng tốt. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 5452
tấn/năm, trong đó thóc 2.240 tấn/năm.

17
Bảng 2.3 Hiện trạng kinh tế xã Dân Tiến năm 2013
STT Thành phần Số lượng ( hộ) Tỷ trọng (%)
1 Hộ làm nông nghiệp 1.113 70
2 Hộ làm dịch vụ, thương mại 477 30
3 Hộ phi nông nghiệp
Tổng 1.590 100
(Nguồn: Theo số liệu thống kê xã Dân Tiến năm 2013)
2.4.3 Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất xã Dân Tiến năm 2013
STT Mục đích sử dụng đất Mã Diệc tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng 5.475,84 100%
1 Đất nông nghiệp NNP 4.123,02 75,3%
1.1 Đất trồng lúa LUA 414,48 7,6%
1.2
Đất trồng cây hàng năm
khác
HNK 674,03 12,3%
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 209,39 3,8%
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1924,49 35,1%
1.5 Đất rừng sản xuất RSX 882,68 16,1%
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 17,95 0,3%
2 Đất phi nông nghiệp PNN 281,98 5,1%
2.1 Đất khu dân cư nông thôn DNT 49,35 0,9%
2.2
Đất xây dựng trụ sở cơ
quan, công trình sự nghiệp
CTS 0,52
2.3
Đất cơ sở sản xuất kinh
doanh
SKC 0.93
3 Đất chưa sử dụng DCS 1070,84 19,6%
( Nguồn: Theo số liệu thống kê của xã Dân Tiến 2013)
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
18
Đối tượng nghiên cứu là những hệ canh tác NLKH tại xã Dân Tiến,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2 Điạ điểm tiến hành nghiên cứu
Xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài nghên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu
những nội dung sau :
- Điều tra hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu
vực nơi tiến hành nghiên cứu.
- Khảo sát đánh giá chung tình hình sản xuất, thống kê phân loại hệ
thống NLKH tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu hiện trạng những hệ canh tác NLKH đang có trên địa
bàn khu vực nghiên cứu.
- Xác định những tiềm năng và hạn chế trong việc phát triển những
hệ canh tác NLKH hiện có trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển những hệ canh tác
NLKH tại xã Dân Tiến.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thu thập số liệu và giải quyết những vấn đề trong nội
dung đề tài đưa ra, tôi áp dụng những phương pháp sau:
3.3.1 Công tác ngoại nghiệp
3.3.1.1 Phương pháp kế thừa tài liệu có chọn lọc
Thu thập những số liệu có sẵn ở địa phương liên quan đến khóa luận
tốt nghiệp như : Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất đai,
các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tế về sử dụng đất và tài liệu NLKH đã
19
được công bố, các báo cáo về hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại địa bàn
điều tra.
Để tìm hiểu thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
xã Dân Tiến. Cần đến liên hệ với cán bộ chuyên trách về mảng NLKH tại

phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn(NN & PTNT) xã Dân Tiến, kế
thừa số liệu từ phòng NN & PTNT, phòng Địa chính và Thống kê của xã.
3.3.1.1 Phương pháp điều tra quan sát thực tế
Quan sát trực tiếp các hệ thống NLKH có trên địa bàn nghiên cứu. Từ
đó xây dựng sơ đồ lát cắt, sơ đồ hiện trạng
3.3.1.3 Phương pháp PRA và RRA
* Chọn mẫu điều tra: chọn hộ, chọn thôn
+ Chọn thôn:Chọn ra 3 thôn có nhiều hộ canh tác NLKH nhất, có tính
đại diện để tiến hành chọn một số hộ trong thôn nghiên cứu.
+ Phương pháp chọn hộ điều tra :
- Lập danh sách các chủ hộ có mô hình / hệ thống NLKH (dựa vào
thông tin cung cấp của chính quền địa phương kết hợp quan sát).
- Chọn hộ: Liệt kê tên các hộ theo thứ tự 1,2,3 Lấy tổng số hộ/35= x
(bước nhảy là x), vậy cứ “x” hộ ta chọn một hộ, dùng bảng số ngẫu nhiên ta
chọn hộ đầu tiên và tiếp tục chọn được 35 hộ để điều tra.[4] (số hộ cần điều
tra phải lớn hơn hoặc bằng 30 hộ gồm đủ các thành phần dân tộc, nhóm hộ).
+ Sử dụng bộ câu hỏi mở để đi phỏng vấn hộ gia đình về thông tin
chung tình hình sử dụng đất về thu nhập và chi phí hộ điều tra.
+ Phỏng vấn: Sử dụng các công cụ như phỏng vấn định hướng, phỏng
vấn bán định hướng (tạo điều kiện tiếp cận với người phỏng vấn để không
những thu được thông tin cần thiết mà còn tạo ra sự đồng cảm khuyến khích
sự thảo luận, trao đổi thông tin hai chiều phỏng vấn định hướng và phỏng vấn
bán định hướng).
20
+ Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng và
hạn chế trong phát triển NLKH của các hộ gia đình tiến hành các bước sau:
Bước 1: Đến điều tra trực tiếp tại từng hộ gia đình để xác định hệ
thống NLKH mà hộ đang sản xuất.
Bước 2 : Thu thập đầy đủ các thông tin trong phiếu điều tra hộ thông
qua quá trình phỏng vấn.

Để thu thập một số thông tin cần thiết trong quá trình điều tra, nghiên
cứu tôi tiến hành họp với một số chủ hộ, trưởng thôn, phụ nữ, cán bộ KNKL
trong xã cũng như trong thôn. Thông qua quá trình này có thể thu thập các
thông tin như hoàn thành sơ đồ VENN về vai trò của các tố chức xã hội tại
địa phương, phân tích sơ đồ SWOT, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, dự
kiến hoạt động, đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã.
3.3.2 Công tác ngoại nghiệp
* Tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin thu thập vào bảng biểu.
* Nghiên cứu và thiết kế bảng một cách khoa học để tỏng hợp số liệu.
* Phân nhóm các hệ thống theo mức thu nhập/ha bằng phương pháp
chia nhóm, ghép tổ theo công thức kinh nghiệm của Brook Caruther.
Số tổ: m=5lgn
Cự ly tổ: K=(X
max
– X
min
)/m
Trong đó m là số tổ
n là số hộ điều tra
K là cự ly tổ
X
max
, X
min
lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của
mức thu nhập hộ điều tra.
+ Hiệu quả của hệ thống NLKH/Năm (H)
H = A+B+C+D
Trong đó :
21

- A : thu nhập từ cây hàng năm
A= Tổng chi phí sản phẩm/năm – chi phí trung gian/năm.
- B : Thu nhập từ cây ăn quả
B = Tổng giá trị sản phẩm/năm (giai đoạn kinh doanh) – chi phí
trung gian/năm (giai đoạn kinh doanh) – tổng chi phí giai đoạn
KTCB/chu kỳ kinh doanh dự kiến(năm).
- C : Thu nhập từ cây lâm nghiệp
Tổng giá trị sản phẩm cả chu kỳ - chi phí vật chất cả chu kỳ
C =
Số năm của chu kỳ
- D: Thu nhập từ chăn nuôi
D = Tổng giá trị sản phẩm/năm – chi phí trung gian/năm.
22
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1 Khảo sát và đánh giá tình tình phát triển NLKH tại xã Dân Tiến
Qua quá trình điều tra và nghiên cứu trên địa bàn xã Dân Tiến về các
dạng hệ thống NLKH tôi nhận thấy:
Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước và các cấp, các ban nghành đoàn thể trong huyện, xã người dân đã mạnh
dạn tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh sang phương
thức sản xuất NLKH là sự kết hợp các loại cây trồng vật nuôi lại với nhau dựa
trên nền tảng việc canh tác truyền thống cùng với sự áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Đây là một phương thức sản xuất kết hợp được nhiều thành
phần như nông – lâm – ngư nghiệp. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
và đổi mới phương thức canh tác đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân.Và đồng thời cũng tận dụng được những tiềm năng sẵn có về các nguồn
tài nguyên địa phương nói chung và từng hộ gia đình nói riêng như đất đai,
cây trồng, vật nuôi, nguồn nước, khoáng sản
Phần lớn người dân đã nhận thấy sản xuất theo hình thức NLKH vừa

mang lại hiệu quả cao, tận dụng được khả năng của đất đai và còn tạo được
công ăn việc làm, giải quyết cho số lao động dư thừa. Đồng thời hệ thống sản
xuất còn có tác dụng bảo vệ đất và môi trường. Mặc dù mới chỉ thật sự phát
triển từ mấy năm trở lại đây nhưng hệ mô hình NLKH bước đầu đã mang lại
hiệu quả kinh tế đáng kể làm đổi mới bề mặt kinh tế của xã và cải thiện đời
sống của bà con nhân dân.
Trước tình hình sản xuất của người dân như vậy, cán bộ xã cũng đã
thấy rõ đây là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nên họ đã chú trọng và
thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm,
23
tuyên truyền, truyền đạt tiến bộ KHKT đã được học cho người dân ứng dụng
vào thực tiễn sản xuất.
Tại địa bàn xã Dân Tiến hiện nay có rất nhiều mô hình NLKH và phát
huy hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế nên các hệ thống
được xây dựng chưa hoàn thiện, việc quản lý hệ thống còn tồn tại một số bất
cập VÌ vậy cần có những giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy các mô hình
NLKH ngày càng mở rộng và phát triển.
Qua quá trình điều tra, phỏng vấn 35 hộ gia đình tôi có kết quả sau:
(xem phụ lục 01)
Qua bảng ta thấy mô hình Rừng- Vườn- Chuồng- Ruộng có số tham gia
nhiều nhất, với tổng thu nhập ở mức trung bình từ 40-65 triệu đồng/năm. Vì
mô hình này có nhiều nguồn thu nhập khác nhau như từ rừng, vườn đồi, vườn
nhà, chuồng, cây ăn quả và ruộng. Mô hình này có các thành phần liên kết
chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời được nhiều người dân áp
dụng và phát huy sản xuất, chọn làm mô hình chính cho kinh tế hộ gia đình.
Dạng mô hình Rừng – Vườn – Ruộng cũng khá phổ biến ở địa bàn xã.
Đây là hệ thống mô hình mà người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Phần lớn
thời gian đầu tư và đầu tư của họ cho sản xuất lâm nghiệp và sản phẩm thu
nhập chính là gỗ, ngoài ra có cây hoa màu, lúa gạo và cây công nghiệp như
chè không có nhiều vốn đầu tư cho chăn nuôi.

Dạng mô hình Vườn - Chuồng – Ruộng được áp dụng ở những gia đình
không có diện tích đất trồng cây lâm nghiệp. Trong hệ thống mô hình này có
cây công nghiệp, cây ăn quả, gia súc, gia cầm và lúa. Vì vậy, nguồn thu nhập
chính của hộ gia đình là từ chăn nuôi và cây công nghiệp,sản phẩm từ cây ăn
quả hay lúa để cung cấp cho gia đình.
Các mô hình còn lại có số hộ tham gia ít hơn, nhưng nguồn thu nhập
của hộ cũng không kém các hệ thống mô hình trên. Mỗi loại hệ thống mô
24
hình có kiểu đầu tư, chăm sóc khác nhau, để tạo ra các sản phẩm tốt và có giá
trị trong mỗi hệ thống đó.
Nhìn chung, các hộ gia đình đó có quy mô sản xuất chưa lớn, tổng thu
nhập và tổng chi phí đạt mức trung bình và nhỏ. Vì vậy, thu nhập/ năm chưa
cao, giá trị/CLĐ còn thấp, chưa có hiệu quả kinh tế nổi bật giúp các hộ có cơ
sở và thế mạnh để làm giàu nhanh chóng từ các hoạt động sản xuất trên các
mô hình NLKH này. Cụ thể như sau (xem phụ lục 02).
Qua bảng ta thấy giá trị gia tăng của các hộ có sự chênh lệch tương đối.
Nhìn chung mô hình Rừng - Vườn - Chuồng - Ruộng vẫn chiếm ưu thế với
mức các giá trị gia tăng tương đối ổn định, có sự chênh nhưng không nhiều
lắm giữa các hộ.Tuy cùng một hệ canh tác nhưng ở mỗi hộ gia đình khác
nhau thì các chỉ số này cũng có chênh lệch vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như địa hình, diện tích, loài cây trồng, trình độ sản xuất
Sau khi phân tích hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ, tôi tiến hành phân
tích và nghiên cứu hiệu quả kinh tế mà 7 loại mô hình NLKH chính đang tồn
tại và phát triển trong 35 hộ được điều tra tại xã Dân Tiến. Để thấy rõ được
hiệu quả kinh tế mà mô hình NLKH trên đem lại cho các hộ gia đình, tôi đã
tiến hành phân tích tìm hiểu tình hình thu, chi của các loại hệ thống đó. Kết
quả thu được như sau (Xem phụ lục 03).
Thông qua bảng ta nhận thấy rằng trong tổng số 7 mô hình điển hình tại
xã Dân Tiến, tỷ lệ thu và chi từ các thành phần của mô hình là không đồng
đều và có sự chênh lệch rõ rệt. Tỷ lệ chi cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp là

lớn hơn nhiều so với các thành phần khác, chi phí cho làm vườn và ruộng là ít
và chiếm tỷ lệ nhỏ.
25

×