Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

TÌM HIỂU SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÂY BỜI LỜI VÀO THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÔN 2, THỊ TRẤN PHÚ HÒA, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.85 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
***************

VÕ TRẦN THẮNG

TÌM HIỂU SỰ ĐĨNG GĨP CỦA CÂY BỜI LỜI VÀO
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÔN 2,
THỊ TRẤN PHÚ HÒA, HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
***************

VÕ TRẦN THẮNG

TÌM HIỂU SỰ ĐĨNG GĨP CỦA CÂY BỜI LỜI VÀO
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÔN 2,
THỊ TRẤN PHÚ HÒA, HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn
TH.S NGUYỄN QUỐC BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học
Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh đã hết lịng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
cho tôi trong suốt q trình tơi học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Bình đã tận tình
chỉ dạy và hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tồn thể các anh chị của Phịng Nơng
Nghiệp Và Phát Triển Nơng Thơn Huyện Chư Păh đã hết lịng hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi làm để tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các hộ gia đình tại thơn 2, Thị Trấn Phú Hịa
đã ln tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn
này.
Tơi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và người thân trong gia đình
đã ln động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được học tập. Tôi cũng

xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè và những người đã ln giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên Võ Trần Thắng

ii


 

TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu sự đóng góp của cây Bời Lời vào thu nhập của
người dân tại thơn 2, Thị Trấn Phú Hịa, Huyện ChưPăh, Tỉnh Gia Lai” được tiến hành
tại thơn 2. Thị Trấn Phú Hịa, Huyện ChưPăh, Tỉnh Gia Lai thời gian từ tháng đến
tháng 2012. Thơng tin được tổng hợp qua q trình điều tra và phỏng vấn, được xử lý
chọn lọc, tổng hợp, thể hiện theo bảng hoặc được so sánh và phân tích nhằm làm sáng
tỏ các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Bời Lời là loài cây lâm nghiệp, ngoài tác dụng che phủ, chống xói mịn, bảo vệ
đất, cây Bời Lời cịn góp phần cải thiện cuộc sống, tạo cơng ăn việc làm và mang lại
thu nhập cho người dân. Đây là loài cây rừng nên dễ trồng, đầu tư ít, yêu cầu kỹ thuật
thấp và phù hợp với tập quán nghề rừng của người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số có đời sống kinh tế khó khăn. Với những đặc tính trên Bời Lời đã và đang
trở thành loài cây chiếm ưu thế trong quá trình canh tác của những người dân trên địa
bàn Huyện Chư Păh nói chung và bà con tại thơn 2 nói riêng.
Đề tài tìm hiểu q trình canh tác cây Bời Lời tại các nhóm hộ được nghiên cứu
nhằm phát hiện ra những thuận lợi và khó khăn cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây Bời Lời tại địa phương. Bên cạnh đó, cịn tiến hành tìm hiểu vai
trị và hiệu quả kinh tế của cây Bời Lời trong đời sống của người dân nơi đây.
Sau khi điều tra, thu thập số liệu kết quả thu được là tìm hiểu được thực trạng
gây trồng, chăm sóc và khai thác tại các nhóm hộ, đồng thời cũng phân tích được các

yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển cây Bời Lời tại địa phương. Qua quá
trình tìm hiểu cho thấy các hộ nghiên cứu đã khai thác được tiềm năng sẵn có để chủ
động trong sản xuất và gia tăng sản lượng tại hộ gia đình, đồng thời cũng thấy được giá
trị đóng góp của cây Bời Lời vào thu nhập của người dân, góp phần nâng cao đời sống
của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh những thuận lợi, những ưu thế về giá cả, khả năng
chống chịu thì các hộ nghiên cứu cũng gặp những khó khăn do nguồn đất sản xuất ít,
các biện pháp kỹ thuật canh tác còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.

iii


 

ABSTRACT
Research project “ Understanding the contribution of Boi Loi incomes of people
in village 2, Phu Hoa town, Chu Păh district, Gia Lai province” was conducted in
village 2, Phu Hoa town, Chu Păh district, Gia Lai province from January to march
period in 2012. Information is synthesized through the process of investigation and
interview, the selection process, synthesis, show in the table or be compared and
analyzed to elucidate the subject matter which poses.
Boi Loi is a forestry species, in addition to effects cover, erosion control, soil
conservation, Boi Loi also contribute to improving the lives, create jobs ang provide
income for people. This is so easy to grow forestry species, low investment, low
technical requirements, and in accordance with the forestry practices of the people,
especially in ethnic minority economic life difficult. With these attributes Boi Loi has
become the dominant species in the process of cultivation of the people in Chu Pah
District in general and the people in villages 2 in particular.
Subject to understand process cultivation Boi Loi at farming household groups
have been studies to discover the advantages and disadvantages as well as the factors
affecting the develovement of Boi Loi in the local. Besides, also conducted to

understand the role and economic effects of Boi Loi in the life of the people here.
After investigation, data collection results is an understand planting situation
care and exploitation in household groups, also analyzed factors affecting the
maintenance and develovement of Boi Loi at the local. Through the process of
understanding research shows that household have been exploiting the available
potential to be active in production and increase production at the household, and see
also the value contribute of Boi Loi to incomes people, contribute to improving the
lives of many household. Besides advantages and advantages of price, resistant, the
study household also difficultives due to less productive land resoursces the technicalis
limited affecting production results.

iv


 

MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vi

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Phạm vi nghiên cứu

3

Chương 2. TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


4

2.1. Tổng quan nghiên cứu

4

2.2. Địa điểm nghiên cứu

5

2.2.1. Vị trí địa lý

7

2.2.2. Địa chất và thỗ nhưỡng

7

2.2.3. Khí hậu, thời tiết

7

2.2.4. Nguồn nước, thủy văn

8

2.2.5. Tài nguyên khoáng sản

8


2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

8

2.3.1. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội

8

2.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp

9

2.3.2.1. Trồng trọt

9

2.3.2.2. Chăn nuôi

9

2.3.3. Thực trạng sản xuất ngành nghề và dịch vụ

9

2.3.3.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

9

v



 

2.3.3.2. Thương mại và dịch vụ

10

2.3.4. Thực trạng xã hội

10

2.3.4.1. Tình hình dân số

10

2.3.4.2. Tình hình văn hóa – xã hội

10

2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

11

2.4.1. Những thuận lợi

11

2.4.2. Những khó khăn, hạn chế

11


Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

13

3.1. Mục tiêu

13

3.2. Nội dung

13

3.3. Phương pháp

14

3.3.1. Thu thập thơng tin

14

3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

15

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17


4.1. Lịch sử du nhập và trồng cây Bời Lời tại địa phương

17

4.2. Thực trạng trồng, khai thác, quản lý và sử dụng cây Bời Lời
của người dân tại thôn 2, Thị Trấn Phú Hịa, Huyện Chư Păh

19

4.2.1. Tình hình chung của việc trồng Bời Lời

19

4.2.2. Thực trạng trồng, khai thác và sử dụng cây Bời Lời
của nhóm hộ được nghiên cứu

26

4.2.2.1. Nguồn nhân lực của hộ

26

4.2.2.2. Nguồn đất sản xuất của hộ

26

4.2.2.3. Tình hình khai thác và sử dụng cây Bời Lời tại nhóm hộ nghiên cứu

28


4.2.2.4. Về chi phí trồng Bời Lời

33

4.3. Vai trò và giá trị của cây Bời Lời trong cuộc sống của người dân

34

4.3.1. Thu nhập từ cây Bời Lời trong tổng thu nhập cảu người dân

34

vi


 

4.3.2. Thu nhập từ cây Bời Lời so với thu nhập từ nghề rừng

35

4.3.3. Thời vụ, lao động trong canh tác cây Bời Lời so với các công việc khác 36
4.4. Thị trường tiêu thụ tại địa phương

37

4.5. Thuận lợi và khó khăn trong canh tác, thu hoạch và mua bán

40


4.5.1. Thuận lợi

40

4.5.2. Khó khăn

41

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển cây Bời Lời
tại địa phương

42

4.7. Một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển

44

4.7.1. Biện pháp kỹ thuật

45

4.7.2. Biện pháp khuyến nông

45

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

45

5.1. Kết luận


45

5.2. Kiến Nghị

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48

PHỤ LỤC

A

vii


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LSNG:

Lâm sản ngoài gỗ

UBND:

Uỷ ban nhân dân

NN & PTNT:


Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

BQ:

Bình qn

DT:

Diện tích

TN:

Thu nhập

LĐGĐ:

Lao động gia đình

LĐ:

Lao động

ĐVT:

Đơn vị tính

HTPM:

High Temperature and Pressured Methanol


viii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 4.1. Loại sản phẩm được số hộ sử dụng năm 2011

32

Hình 4.2. Dịng thị trường vỏ Bời Lời tại thơn 2

39

Hình 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển
cây Bời Lời của số hộ điều tra

43

ix


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1. Lịch sử du nhập cây Bời Lời tại địa phương


17

Bảng 4.2. Bảng thống kê diện tích Bời Lời phân theo xã của Huyện Chư Păh 20
Bảng 4.3. Bảng thống kê diện tích Bời Lời phân theo thơn của
Thị Trấn Phú Hịa

21

Bảng 4.4. Bảng thống kê thu nhập từ cây Bời Lời của các thôn trong Thị Trấn22
Bảng 4.5. Diện tích trồng Bời Lời tại Thị Trấn Phú Hòa từ năm 2009 – 2011 23
Bảng 4.6. Năng suất, sản lượng Bời Lời tại Thị Trấn Phú Hịa
từ năm 2009 - 2011

25

Bảng 4.7. Tình hình nhân lực của hộ

26

Bảng 4.8. Diện tích đất phân theo lồi cây ở nhóm hộ nghiên cứu

27

Bảng 4.9. Sản lượng vỏ Bời Lời khai thác tại nhóm hộ

29

Bảng 4.10. Sản lượng và giá bán các sản phẩm từ cây Bời Lời

30


Bảng 4.11. Diện tích, sản lượng Bời Lời tại nhóm hộ nghiên cứu

31

Bảng 4.12. Chi phí trung bình cho việc trồng 1 ha Bời Lời

33

Bảng 4.13. Mức thu nhập của nhóm hộ

34

Bảng 4.14. Thu nhập từ nghề rừng

36

Bảng 4.15. Lịch thời vụ và phân công lao động trong canh tác
một số loại cây trồng tại địa phương

37

Bảng 4.16. Tiêu chí và giá bán các sản phẩm từ cây Bời Lời
được thương lái bán ra thị trường tại thành phố Pleiku

x

38



 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Mơ hình nơng lâm kết hợp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế trong sử dụng
đất, mà còn đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường như bảo vệ, cải thiện đất, giữ
nước và hấp thụ lưu giữ khí CO2 trong hệ thống, giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính
trong khí quyển, đóng góp vào việc giảm thiểu sự biến đổi khí hậu. Đối với ngành
nơng nghiệp, lựa chọn lồi cây trồng phù hợp đạt được cả hai lợi ích kinh tế và môi
trường đang là vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm để thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững.
Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ (LSNG) được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác
nhau, chúng có giá trị đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường
và đa dạng sinh học. Giá trị về mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng
đồng sống gần rừng. Bời Lời, một loại LSNG có giá trị được coi là đặc sản và là loại
cây xố đói giảm nghèo mang lại hiệu quả cao cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây
Nguyên. Về giá trị xã hội, LSNG nói chung và Bời Lời nói riêng cịn là nguồn sinh kế
của một bộ phận dân cư giúp ổn định và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào
rừng, tạo việc làm, bảo tồn diện tích rừng làm cho người dân yên tâm làm ăn mà hạn
chế việc khai phá rừng bừa bãi. Về giá trị mơi trường, LSNG trong đó có Bời Lời, góp
phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mịn, bảo vệ mơi trường, tạo cảnh quan,
bảo tồn đa dạng sinh học.

1


 


Huyện Chư Păh là địa phương có diện tích trồng cây Bời Lời nhiều nhất trong
Tỉnh Gia Lai, với diện tích khoảng 1.000 ha, là vùng đất rất thích hợp để trồng cây Bời
Lời. Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề rừng nên tình trạng chặt phá rừng
để lấy đất để trồng lúa rẫy, sắn và những cây nơng nghiệp khác làm giảm diện tích và độ
che phủ của rừng. Vì vậy, việc giúp cho người dân có thu nhập ổn định nhưng vẫn đảm
bảo được diện tích và chất lượng rừng và bảo vệ được môi trường sinh thái là một việc
làm cần được quan tâm một cách đúng mức.
Bời lời là loài cây là loài cây lâm nghiệp, ngoài tác dụng tăng độ che phủ, hạn
chế xói mịn đất, có khả năng hấp thụ CO2, cịn có khả năng mang lại thu nhập cho
người dân. Cây Bời Lời trước đây chưa được người dân trồng nhiều, ban đầu họ
thường vào rừng để lấy vỏ cây về bán, sau đó khi giá Bời Lời cao thì họ đã lấy hạt
giống và cây con về ươm và gieo trồng trong vườn nhà. Hiện nay, cây Bời Lời đã và
đang được người dân ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai trồng rất nhiều.
Bây giờ, nó đã trở thành loại cây trồng xóa đói giảm nghèo cho bà con huyện Chư Păh
và cả những vùng nông thơn trong tỉnh Gia Lai.
Do tình hình rừng tại địa phương hiện nay là không nhiều, để hạn chế việc phá
rừng làm nương rẫy của bà con thì địa phương cũng đã có những chính sách khuyến
khích trồng cây Bời Lời. Cây được trồng ở huyện Chư Păh thì chất nhựa và độ thơm rất
tốt so với cây Bời Lời trồng ở nơi khác. Đây là loại cây dễ trồng , đầu tư ít, yêu cầu kỹ
thuật thấp và phù hợp với tập quán nghề rừng của người dân nơi đây và đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Cây Bời Lời sau khi trồng khoảng 5-7 năm sẽ cho thu hoạch, cây Bời
Lời tái sinh bằng chồi mạnh nên không tốn công trồng lại.
Đối với người dân ở huyện Chư Păh, do cuộc sống cịn nhiều khó khăn, ở một
số vùng đất canh tác xấu bạc màu, không thể trồng được các loại cây nơng nghiệp thì
việc trồng cây Bời Lời là một lợi thế vì nó khơng phụ thuộc vào mùa vụ nên khơng bị
ép giá. Vì vậy, việc tìm hiểu sự đóng góp của của cây Bời Lời vào đời sống của người

2



 

dân để xác định mức độ quan trọng của loài cây này trong việc xố đói giảm nghèo đói
với một bộ phận người dân huyện Chư Păh là cần thiết.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tồn bộ hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, khai thác và những đóng
góp của cây Bời Lời đối với đời sống của các hộ dân tại thơn 2, Thị Trấn Phú Hịa,
Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai.
Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng phỏng vấn: các hộ gia đình tại thơn 2, Thị Trấn Phú Hòa, Huyện
Chư Păh, Tỉnh Gia Lai.
- Đối tượng nghiên cứu: sự đóng góp của cây Bời Lời vào thu nhập của người
dân Thơn 2, Thị Trấn Phú Hịa, ChưPăh, Gia Lai.

3


 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan nghiên cứu
Bời Lời là cây rừng nhiệt đới, lá xanh quanh năm, phân bố tự nhiên trong rừng,
mọc được trên nhiều loại đất, chịu hạn giỏi, chịu được nóng, có thể sinh trưởng và phát
triển ở độ cao từ 50 - 1.200m so với mực nước biển.
Bời Lời là cây gỗ trung bình, có thể cao tới 10m. Vỏ có màu nâu hoặc xám,
trong có chất nhớt. Cành trưởng thành hình trụ, nhẵn, cành non có nhiều cạnh, nhiều
lơng. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, dài 7-20cm, rộng 4-10cm hình
bầu dục hay thn dài, phía đáy lá tròn hay nhọn, đầu nhọn hay tù, cuống lá có lơng,

phiến lá dai, khó vị, khó giã nát, khi vò tiết ra chất nhớt. Hoa mọc thành cụm, đơn tính
cùng gốc màu vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu màu xanh khi chín chuyển sang màu
đen. Ở miền Nam và Tây Nguyên, Bời Lời ra hoa vào tháng 5 – 6, thu quả vào tháng
10 – 11. Khi còn non ( dưới 4 tuổi ) Bời Lời ưa bóng nhẹ, khi lớn ( trên 4 tuổi ) thì ưa
sáng hồn tồn.
Bời Lời có nhiều loại khác nhau như: Bời Lời Ba Vì, Bời Lời nhiều hoa, Bời
Lời hao tán, Bời Lời hoa vịng. Tại Gia Lai có 02 loại phổ biến: Bời Lời đỏ và Bời Lời
xanh theo màu sắc vỏ cây.
Bời lời xanh: có vỏ mỏng, trơn, màu xám tro. Loại này giá trị kém vì tỉ lệ nhớt
chiết từ vỏ thấp

4


 

Bời Lời đỏ: có vỏ màu nâu, dày, xù xì, nhám. Loại này có giá trị cao cả về năng
suất và tiêu thụ. Hiện nay tại địa phương chủ yếu trồng Bời Lời đỏ vì có giá trị kinh tế
cao.
Hiện nay, trên địa bàn Huyện Chư Păh, Bời Lời đóng vai trò quan trọng đối với
đời sống của người dân nơi đây và trở thành lồi cây xố đói giảm nghèo nhanh chóng
và hiệu quả.
Mơ hình trồng Bời Lời xen canh cây sắn: do Gia Lai là vùng đất cao, đất canh
tác tập trung trên vùng có địa hình dốc, vì vậy các phương thức độc canh sẽ mang lại
nhiều rủi ro và thiếu bền vững. Độc canh cây sắn mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế
nhưng cũng chỉ được 1 vài vụ là đất sẽ bị bạc màu, khơng thể canh tác tiếp tục. Cây
Bời Lời thì đất bạc màu cũng tươi tốt mà gặp hạn hán vẫn xanh rì, khả năng tái sinh
cao. Trong những năm đầu khi Bời Lời chưa khép tán người dân trồng thêm Sắn để
tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài, đem lại thu nhập ổn định và hiệu quả kinh tế cao, từ
đó cây Bời Lời trở thành loại cây xố đói giảm nghèo.

+ Ưu điểm: mơ hình đem lại lợi ích cho việc sử dụng đất bền vững, mang lại thu
nhập ổn định và cho hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
+ Nhược điểm: cần phải thiết kế cây trồng hợp lí (kỹ thuật canh tác) để tạo điều
kiện cho Bời Lời phát triển. Do cây Sắn cho thu nhập hằng năm mà Bời Lời thi khoảng
5 năm mới cho thu hoạch nên nếu thiết kế cây trồng khơng hợp lí người dân sẽ chỉ thấy
được lợi ích trước mắt của cây Sắn. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của mơ hình.
Thơng qua cuộc thi “Ý tưởng kinh tế xanh 2011” người ta hoàn toàn có thể sản
xuất dầu diezel từ cây Bời Lời. Tác giả đề án “ Công nghệ sinh học từ cây Bời Lời”
cho rằng xăng, dầu được sản xuất từ quả cây Bời Lời sẽ có giá thành rẻ hơn do sẵn có,
mặt khác khí thải sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ sạch hơn giảm ô nhiễm môi trường
.Ý tưởng này được tác giả đưa ra thông qua những câu chuyện mà bà của tác giả đã kể.
Đó là những ngày khó khăn, nhà khơng có dầu thắp sáng, bà đã lấy chất nhớt từ cây
Bời Lời để thắp sáng.Việc sản xuất dầu diezel từ quả của cây Bời Lời ở Việt Nam là

5


 

hợp lý vì loại cây này rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Dầu diezel được ép
ra từ quả của cây Bời Lời , theo tính tốn của tác giả thì 150kg quả sẽ thu được hơn
100 lít dầu tương ứng với 2 triệu đồng (đã trừ chi phí sản xuất). Tác giả chọn cơng
nghệ HTPM (High Temperature and Pressured Methanol) dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Ưu điểm của công nghệ này là không gây ô nhiễm liên quan đến nguồn nguyên liệu
đầu vào, hơn nữa khơng cần tinh lọc hay este hóa axit trong q trình xử lý sơ bộ. Qua
cơng nghệ sản xuất dầu diezel từ lượng dầu trên thì những lít xăng bằng Bời Lời đầu
tiên ở Việt Nam sẽ ra đời. Bên cạnh đó, tác giả cịn cho biết thêm, quả của cây Bời Lời
được rất nhiều lồi chim ưa thích( chim chào mào), khi tăng diện tích trồng sẽ thu hút
được nhiều loại chim đến làm tăng đa dạng hệ sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc và
tăng thu nhập cho người dân.

+ Ưu điểm: cây Bời Lời phù hợp với điều kiện Việt Nam, đặc biệt là Huyện
Chư Păh. Trồng cây Bời Lời góp phần phủ xanh diện tích đất trống, đồi trọc, giải quyết
công ăn việc làm cho những hộ gia đình nghèo, nâng cao đời sống của họ. Chi phí
trồng cây Bời Lời thấp, giá thành các sản phẩm từ cây Bời Lời cao. Từ nghiên cứu trên
người dân sẽ có thêm thu nhập từ bán quả Bời Lời mà từ trước giờ hầu như quả không
được sử dụng.
+ Nhược điểm: khó khăn lớn nhất là kinh phí đầu tư cơng nghệ HTPM.
Việc tìm hiểu sự đóng góp của cây Bời Lời vào thu nhập của người dân, phản
ánh tầm quan trọng của cây Bời Lời, như vậy đối với mơ hình trên thì người dân sẽ
phải chú trọng hơn trong việc chăm sóc cả 2 loại cây để mơ hình đạt hiệu quả cao hơn
chứ khơng tập trung vào thu nhập cây Sắn.

6


 

2.2. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Chư Păh được thành lập theo nghị định số 70/CP ngày 11/11/1996 của
Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/01/1997.
Thị Trấn Phú Hịa thuộc Huyện Chư Păh – Tỉnh Gia Lai, có 8 thôn, làng, tổ dân
phố với 1.207 hộ /5.257 nhân khẩu, thành phần dân tộc đa dạng: dân tộc kinh có 1072
hộ với 4597 nhân khẩu, dân tộc Jrai có 118 hộ với 592 nhân khẩu, dân tộc Banar có 03
hộ với 14 nhân khẩu, dân tộc tày có 07 hộ với 38 nhân khẩu, dân tộc Mường có 03 hộ
với 10 nhân khẩu và dân tộc Hoa có 03 hộ với 13 nhân khẩu.
2.2.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phú Hịa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
Cách thành phố Pleiku 18km, thị xã Kon Tum 30km, thủy điện Yaly 30km, giáp với
các xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Hòa Phú. Địa bàn Thị Trấn có quốc lộ 14 và tỉnh lộ
661 đi qua.

2.2.2. Địa chất và thỗ nhưỡng
Theo kết quả điều tra của Huyện, Thị Trấn Phú Hịa có 3 nhóm đất chính, phân bố như
sau:
Nhóm đất xám: được hình thành trên nền phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ,
dễ thốt nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo chất dinh dưỡng. Đất
thích hợp trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất.
Nhóm đất đỏ vàng: đây là nhóm đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại
đất đỏ trên đá bazan, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cao su, cà
phê và các loại cây ăn quả.
Nhóm đất đen dốc tụ: nhóm đất ở độ cao 300 – 700m, độ dốc 3 0- 8 0 , thích
nghi cho trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bảo vệ mặt đất.

7


 

2.2.3. Khí hậu, thời tiết
Thị trấn Phú Hịa nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa cao ngun. Nhiệt
độ trung bình tháng cao nhất 24,60C (tháng 5), trung bình tháng thấp nhất là 190C
(tháng 12). Biên độ giao động nhiệt trung bình của tháng cao nhất và tháng thấp nhất là
5-60C, giữa 2 tháng liền kề là 1-20C.
Độ ẩm trung bình năm là 80%, mùa khơ 72%, mùa mưa 92%. Tổng lượng mưa
trung bình cả năm là 2.100mm, mùa mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa hàng năm( từ
tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,8,9), có tháng mưa tới 760mm. Hướng
gió chính là Đơng Bắc và Tây Nam. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa: mùa khô
hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, mùa mưa hướng Tây Nam chiếm ưu thế.
2.2.4. Nguồn nước, thủy văn
Trên địa bàn Thị Trấn có nhiều suối và ao hồ cho nên khí hậu cũng tương đối dễ
chịu và nhờ vào mạng lưới thủy văn này đã cung cấp nước tưới cho sản xuất nông lâm

nghiệp.
Tài nguyên nước ngầm: tổng trữ lượng nước tương đối lớn. tiềm năng nước
ngầm của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu trong phức
hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
2.2.5. Tài ngun khống sản
Trên địa bàn Thị Trấn có 2 mỏ khoáng sản đá Granit với trữ lượng lớn và giá trị
kinh tế cao. Ngồi ra Thị Trấn cịn có đá vơi, các khống sản làm vật liệu thuận lợi cho
việc phát triển một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng.

8


 

2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.3.1. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nhìn chung có tăng trưởng, đời sống
người dân tương đối ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 14 triệu đồng/
năm, đời sống người dân có phần được nâng cao.
Cơ cấu kinh tế của Thị trấn từ nay đến 2015 là thương mại dịch vụ- tiểu thủ
công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn Thị Trấn người dân chủ yếu sống bằng nghề nơng
nhưng nhìn chung thu nhập kinh tế gia đình tương đối ổn định, đủ khả năng đáp ứng
nhu cầu khi chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
2.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp
2.3.2.1. Trồng trọt
Chủ yếu là sản xuất cây lương thực và cây có bột khác để đáp ứng nhu cầu tại
chỗ, bên cạnh đó cịn phát triển các loại cây cơng nghiệp và cây lâu năm. Nhìn chung
cơ cấu cây trồng ổn định và phát triển vững chắc, diện tích cây trồng có sự gia tăng qua

các năm. Sản lượng lương thực bình quân năm 2010 là 537,3 tấn / năm, bình quân
lương thực đầu người là 105,4 kg/người/năm. Kỹ thuật canh tác và trồng trọt có chuyển
biến và được chú trọng làm cho năng suất cây trồng có sự gia tăng đáng kể.
2.3.2.2. Chăn Ni
Ngành chăn ni có sự tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng lợi thế sản xuất
là phát triển đàn gia súc có sừng (trâu, bò). Số lượng đàn gia súc năm 2011 như sau:
- Đàn Trâu: 180 con
- Đàn Bò: 1.135 con
- Đàn Heo: 2.746 con
2.3.3. Thực trạng sản xuất ngành nghề và dịch vụ
2.3.3.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Huyện Chư Păh được thành lập chưa lâu nên các cụm cơng nghiệp chỉ mới được
hình thành, nên đang trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi các nhà

9


 

đầu tư từ nơi khác đến. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Phú Hịa có 2 doanh nghiệp sản
xuất là: nhà máy cán tôn, thép Thiên Phúc Lộc và Nhà máy chế biến mủ cao su thuộc
công ty cao su Chư Păh. Theo quyết định của ủy ban nhân dân(UBND) huyện về việc
ban hành đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa
bàn huyện giai đoạn 2011-2015, danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện
thì thị trấn Phú Hịa có thể hình thành: nhà máy chế biến cà phê với công suất 5.000
tấn/năm; nhà máy chế biến thức ăn gia súc với công suất 500 tấn sản phẩm/năm; nhà
máy sản xuất, gia cơng cơ khí, lắp ráp máy nơng nghiệp với cơng suất 5-10 nghìn sản
phẩm/năm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công suất 1.000 tấn/năm.
2.3.3.2. Thương mại và dịch vụ
Trung tâm thương mại huyện nằm trên địa bàn thị trấn nên cũng là đầu mối tiếp

nhận, phân phối hàng hóa trong và ngoài địa bàn gắn với sắp xếp, xây dựng mới chợ
nông thôn của các xã lân cận, kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, thu mua nơng
sản. Hình thành hệ thống phân phối lưu thông, trao đổi hàng hóa đa chiều, đa dạng các
mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt, thúc đẩy lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển. Thị
Trấn Phú Hịa là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của huyện nên để xứng tầm thì
UBND tỉnh và tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam đã chấp nhận cho thu hồi 25
hecta cao su của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Chư Păh để làm
đường xá, mở rộng trung tâm thương mại đây là điều kiện để phát triển trong tương lai
của thị trấn Phú Hòa.
2.3.4. Thực trạng xã hội
2.3.4.1. Tình hình dân số
Tồn Thị Trấn hiện có 8 thơn, làng, tổ dân phố với 1.207 hộ gia đình và 5257
nhân khẩu, trong đó dân tộc kinh có 1.072 hộ với 4.597 nhân khẩu, dân tộc Jrai có 118
hộ với 592 nhân khẩu, dân tộc Banar có 03 hộ với 14 nhân khẩu, dân tộc Tày có 07 hộ
với 38 nhân khẩu, dân tộc Mường có 03 hộ với 10 nhân khẩu, dân tộc Hoa có 03 hộ với
13 nhân khẩu. Trong sinh hoạt cộng đồng luôn giữ mối quan hệ đoàn kết, tương thân,

10


 

tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong kinh doanh mua bán cũng như lao động sản xuất và
các hoạt động văn hóa.
2.3.4.2. Tình hình văn hóa – xã hội
Giáo dục: hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 1 trường trung học phổ thông, 1
trường trung học cơ sở, 1 trường trung hoc phổ thông dân tộc nội trú, 1 trường tiểu
học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường mần non và mầm non tư thục. Như vậy,
tình hình giáo dục cũng có nhiều tiến bộ, hệ thống các cấp học, bậc học đã được mở
rộng, số học sinh bậc mầm non, tiểu học tăng, tỉ lệ bỏ học, lưu ban giảm rõ rệt cơng tác

xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.
Y tế: Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được quan
tâm. Trên địa bàn thị trấn có trung tâm y tế huyện được đầu tư hình thành các khoa,
phịng chun sâu. Thị trấn cịn có trạm y tế được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
thuốc men để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
Văn hóa – Thể thao: Sự nghiệp văn hóa- thể thao cũng được quan tâm phát triển
đa dạng. Các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính
sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cũng luôn được quan tâm thực hiện.
Phong trào thể dục, thể thao cũng phát triển mạnh, các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu
lơng…vẫn được tổ chức thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe cũng như rèn luyện
thân thể cho người dân.
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương
2.4.1. Những thuận lợi chính
Thị trấn Phú Hịa là cửa ngõ vào thành phố Pleiku và phía Bắc của tỉnh Gia Lai
nối liền với thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng các loại cây cơng nghiệp có
giá trị kinh tế cao, thâm canh, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, các loại cây trồng,
vật ni.

11


 

Nền kinh tế có bước phát triển tương đối tồn diện và đã đạt được những thành
tựu đáng kể.
Hệ thống hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư
tương đối thuận lợi.
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế
Chưa có nhiều mơ hình sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển chưa tương xứng

với khả năng, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Xuất phát điểm của nền kinh tế cịn thấp, cơng nghiệp chưa phát triển, nguồn lao
động có tay nghề cịn thấp.
Sản xuất hàng hóa phát triển chưa mạnh, tình trạng sản xuất hàng hóa tự cung tự
cấp ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được xóa bỏ. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế chậm chưa theo kịp xu thế phát triển của một số nơi khác.
Tiềm năng sản xuất Nông – Lâm chưa được khai thác tốt. Công tác quy hoạch,
quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn
cịn. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí cịn thấp, cơng cụ sản xuất cịn thơ
sơ. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni cịn chậm.
Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng giữa các tầng lớp nhân dân ở các
vùng trên địa bàn. Một bộ phận dân cư có khả năng tái nghèo do sản xuất phần lớn phụ
thuộc vào thiên nhiên. Một bộ phận dân cư vẫn trông chờ sự ỷ lại từ sự hỗ trợ của nhà
nước.

12


 

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu
+ Mơ tả sự đóng góp từ cây Bời Lời trong sự so sánh với cá nguồn thu nhập
khác của người dân tại thơn 2, thị trấn Phú Hịa huyện Chư Păh.
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo nên thu nhập từ cây Bời
Lời của người dân tại thơn 2, thị trấn Phú Hịa, huyện Chư Păh.

+ Xác định những yếu tố làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí và
định hướng phát triển sản phẩm từ cây Bời Lời mang tính ổn định và lâu dài tại địa
phương.
3.2. Nội dung
- Mơ tả sự đóng góp từ cây Bời Lời trong sự so sánh với các nguồn thu nhập
khác của người dân tại thơn 2, thị trấn Phú Hịa, huyện Chư Păh
+ Lịch sử du nhập và trồng cây Bời Lời tại địa phương
+ Thực trạng trồng, khai thác, quản lý và sử dụng cây Bời Lời của người dân tại
thôn 2, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
+ Vai trò và giá trị của cây Bời Lời trong đời sống của người dân.
 Thu nhập từ cây Bời Lời so với tổng thu nhập của người dân
 Thu nhập từ cây Bời Lời so với thu nhập từ nghề rừng

13


 

 Lịch thời vụ, lao động trong canh tác cây Bời Lời so với các công việc
khác.
+ Thị trường tiêu thụ tại địa phương
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo nên thu nhập từ cây Bời
Lời của người dân tại thôn 2, thị trấn Phú Hịa.
 Thuận lợi
 Khó khăn
- Xác định những yếu tố làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí và
định hướng phát triển sản phẩm từ cây Bời Lời mang tính ổn định và lâu dài tại địa
phương.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển cây Bời Lời tại địa
phương.

 Một số biện pháp quản lý và định hướng phát triển cho cây Bời Lời.
3.3. Phương pháp
3.3.1. Thu thập thông tin
Trong quá trình nghiên cứu thơng tin sẽ được thu thập như sau:
+ Dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu điều tra: mẫu điều tra được chọn
ngẫu nhiên từ các hộ gia đình tại thơn 2, thị trấn Phú Hịa, huyện Chư Păh để điều tra,
phỏng vấn. Thơn 2 có tất cả 120 hộ gia đình, số hộ cần lấy mẫu điều tra là 30% trên
tổng số hộ. Như vậy, số hộ điều tra là 36 hộ tại địa phương.
+ Thông tin thứ cấp: thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu được thu thập từ ủy ban nhân dân (UBND) thị trấn Phú Hịa, những thơng
tin liên quan đến LSNG và cây Bời Lời tại địa phương, kể cả các kết quả nghiên cứu
trước đó, sách báo, báo cáo hàng năm và các báo cáo điều tra, nhũng thông tin này
được thu thập từ phịng nơng nghiệp huyện Chư Păh, trung tâm khuyến nông khuyến
lâm huyện Chư Păh.

14


×